You are on page 1of 4

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ
trước Nhà nước và xã hội theo qui định của pháp luật. Quyền của công dân không
tách rời nghĩa vụ của công dân.
- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí: là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo qui định
của pháp luật.

BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI
1. Bình đẳng trong hôn nhân, gia đình
- Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình: là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ,
chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công
bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm
vi gia đình và xã hội
a) Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
- Bình đẳng giữa vợ và chồng:
 Trong quan hệ nhân thân: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong việc lựa chọn nơi cư trú, tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm và
uy tín của nhau, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, giúp
đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. Vợ chồng bình đẳng với
nhau trong việc bàn bạc quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế
hoạch hóa gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo
qui định của pháp luật
 Theo quan hệ tài sản: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở
hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung, có giá trị lớn hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh
doanh phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng.
 Tạo cơ sở để vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của hạnh
phúc gia đình, phát huy truyền thống dân tộc, khắc phục tư tưởng phong
kiến lạc hậu ( trọng nam khinh nữ)
- Bình đẳng giữa cha mẹ và con
- Bình đẳng giữa ông bà và cháu
- Bình đẳng giữa anh chị em
b) Trách nhiệm nhà nước:
- Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân
tự nguyện
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân gia đình, vận
động nhân dân xóa bỏ tập tục lạc hậu
- Phát huy truyền thống, phong tục tốt đẹp
- Xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ
2. Bình đẳng trong lao động
- Bình đẳng trong lao động: là bình đẳng giữa mọi công dân trong việc thực hiện
quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động
và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam va
lao động nữ trong từng cơ quan, doang nghiệp và trong phạm vi cả nước.
a) Nội dung của bình đẳng lao động
- Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
- Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
- Bình đẳng lao động giữa lao động nam và lao động nữ
b) Trách nhiệm nhà nước
- Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất
thấp để mọi người lao động đều có việc làm hoặc tự tạo việc làm
- Khuyến khích việc quản lí lao động theo qui tắc dân chủ, công bằng doanh
nghiệp; có chính sách, chủ trương để người lao động được mua cổ phần, góp vốn
vào phát triển doanh nghiệp
- Khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho người lao động có trình độ chuyên
môn, kĩ thuật cao.
- Có chính sách giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc
thiểu số
- Ban hành qui định để bảo đảm cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lao
động: có quy định ưu đãi, xét giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động nữ, mở nhiều loại hình đào tạo cho lao động nữ
3. Bình đẳng trong kinh doanh
- Bình đẳng trong kinh doanh: là mọi cá nhân tổ chức khi tham gia vào các quan hệ
kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điềm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ
chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều
bình đẳng theo qui định của pháp luật
a) Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh
- Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh
- Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh
- Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được
bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, cạnh tranh lành mạnh, đều
là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước nhà
- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng qui mô và ngành,
nghề kinh doanh
- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh
doanh
b) Trách nhiệm nhà nước:
- Thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp
- Qui định quyền và nghĩa vụ
- Bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp
- Qui định nam nữ bình đẳng
BÀI 5: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
1. Bình đẳng giữa các dân tộc:
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc: là các dân tộc trong một quốc gia không phân
biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da…
đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển
a) Nội dung
- Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về chính trị
 Tham gia quản lí nhà nước và xã hội, thảo luận đóng góp ý kiến
 Được thực hiện theo 2 hình thức: dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp
- Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về kinh tế
- Các dân tộc ở VN đều được bình đẳng về giáo dục văn hóa
 Cơ sở: văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới phát
triển
 Củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc
b) Chính sách Nhà nước
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các
dân tộc
- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng đồng bằng dân tộc
- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc
c) Ý nghĩa
- Cơ sở của đại đoàn kết dân tộc
- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
- Góp phần thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh”.
2. Bình đẳng giữa các tôn giáo
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: các tôn giáo ở VN đều có quyền hoạt động
tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những
nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ
a) Nội dung
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền
hoạt động tôn giáo theo qui dịnh của pháp luật
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo
đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp đc pháp luật bảo hộ
b) Chính sách nhà nước:
- Bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo qui định pháp luật
- Thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng
mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân
- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không
theo tôn giáo
- Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân
tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật
c) Ý nghĩa
- Là cơ sở của khối đoàn kết dân tộc
- Thúc đẩy tình đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong công
cuộc xây dựng đất nước

You might also like