You are on page 1of 4

SOẠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDKT-PL

Nguyễn Lê Phương Nguyên – 11D5

BÀI 9: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT
I. Về quyền và nghĩa vụ:
- Không bị phân biệt: giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội…
(Công dân bình đẳng: Nam – nữ, thiểu số - đa số, theo tôn giáo – không theo tôn giáo, nghề
nghiệp, giàu nghèo,…)
- Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý,..)
+ Bình đẳng trong hưởng quyền: ~Chính trị (quyền được bầu cử…)
~Kinh tế (quyền được tự do kinh doanh…)
~Văn hóa, xã hội (quyền được đi du học…)
+ Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ: ~Bản thân, gia đình (kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ…)
~Xã hội, đất nước (bảo vệ tổ quốc…)
II. Về trách nhiệm pháp lý:
- Bất cứ ai vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lí (chịu trách nhiệm pháp lí)
- Biện pháp xử lí: Công bằng, nghiêm minh
VD: Vụ án chuyến bay giải cứu, vụ án kit test Việt Á, vụ án ông Nguyễn Đức Chung – nguyên
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, vụ án ông Trịnh Văn Quyết (FLC), Tập đoàn Tân Hoàng
Minh, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (Đại Nam), AIC (Đồng Nai),
vụ án bạo hành bé Vân An,…
III. Ý nghĩa:
- Đối với mỗi cá nhân: Không bị phân biệt đối xử trên các lĩnh vực => tạo điều kiện thuận lợi
vươn lên phát triển toàn diện bản thân
- Đối với xã hội: Tạo ra sự công bằng trong xã hội (đặc biệt đối với những người yếu thế)
IV. Minh họa một số tình huống:
VD1: Anh H và anh K bị bắt quả tang về hành vi trộm cắp tài sản của người dân. Khi đưa ra xét
xử toà án thấy hai người cùng thực hiện hành vi, cùng hỗ trợ cho nhau vì mục đích trộm cắp nên
cả hai phải chịu mức án như nhau. Hơn nữa cả hai phải bồi thường cho người thiệt hại.
VD2: Anh A là con trai của chủ tịch tỉnh H, anh A cùng với chị D có hành vi cố ý gây thương
tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh A có tính chất dã man, còn chị D là
đồng phạm. Vì thế toà tuyên án anh A là 2 năm 4 tháng tù còn chị D với mức án là 1 năm 7
tháng tù.
- Như vậy có thể thấy toàn án căn cứ vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm để xác định hình
phạt. Dù anh A là con trai chủ tịch tỉnh thì vẫn phải chịu mức án về hành vi của mình.
VD3: Doanh nghiệp T có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp T đã cấu
kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện được các hành vi trốn thuế trót lọt. Cơ quan
điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người
cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý nghiêm minh.
VD4: N là thanh niên 19 tuổi nghiện ngập và A 17 tuổi là người quen của N và bỏ học lang
thang tại bến xe. Do N không có tiền để mua thuốc hút nên đã nảy ý định cướp xe máy và cùng
bàn bạc kế hoạch với A. Hai người đã thuê xe ôm chở đến chỗ vắng và tiến hành âm mưu cướp
xe của người xe ôm và khiến người lái xe ôm bị thương tật đến 70%. Sau khi đưa ra xét xử thì
tòa tuyên án với N là tù chung thân và A là 17 năm tù giam. Gia đình N thấy vậy là không công
bằng khi N và A cùng độ tuổi mà N lại có mức án cao hơn A.
- Thắc mắc của gia đình N là sai bởi vì:
+ Về mức án của A thì theo độ tuổi của A thời điểm gây án là 17 tuổi, chưa đủ 18 tuổi nên sẽ
được căn cứ theo nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi là không xử phạt tù chung thân và
tử hình với người dưới 18 tuổi. Vì thế nên mức án của A 17 tuổi sẽ khác với mức án của N 19
tuổi.
+ Hơn nữa trong vụ án thì hai người đã gây thương tích cho bị hại là 70%. Với mức tổn thương
cho bị hại như vậy đã thuộc mức hình phạt cao nhất đối với tội cướp giật tài sản theo điều 171
Bộ luật hình sự quy định. Mức hình phạt dành cho bị cáo là từ 12 đến 20 năm tù hoặc chung
thân. Vì N phạm tội kế hoạch từ trước và theo thiệt hại của bị hại nên N đã bị phạt tù chung thân
là mức phạt thích đáng.
- Để N được giảm án thì trong quá trình chấp hành án phạt tù thì N cần biết học tập, ăn năn, hối
cải để nhà nước xem xét khoan hồng với mức án nhẹ hơn.
=> Bài học dành cho học sinh hiện nay là cần chăm chỉ học tập, biết cái sai, cái đúng để tránh xa
những điều xấu trong xã hội, để không vì suy nghĩ nông cạn mà vướng vào vòng lao lý.
VD5: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, A vào Đại học, còn B thì làm công nhân nhà máy,
nhưng cả hai vẫn bình thường với nhau. Đây là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
VD6: Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn
giao thông, bất kể người đó là ai là bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý
VD7: M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông
yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể
hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý
BÀI 10: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÁC LĨNH VỰC
I. Lĩnh vực chính trị:
- Nam – nữ bình đẳng trong các quyền về chính trị:
+ Quyền bầu cử, ứng cử
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
+ Là thành công trong lĩnh vực chính trị
II. Lĩnh vực kinh tế:
- Nam nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp
- Bình đẳng trong tự chủ kinh doanh (hoạt động sản xuất, quản lí, tiếp cận)
III. Lĩnh vực lao động:
- Bình đẳng về tiêu chí tuyển dụng (tiêu chuẩn, độ tuổi)
- Được đối xử bình đẳng ở nơi làm việc:
+ Việc làm
+ Tiền công, thưởng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội,…
+ Chế độ tham quan, học tập
- Bình đẳng trong việc bổ nhiệm các chức danh
IV. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo:
- Bình đẳng trong thực hiện quyền học tập
- Bình đẳng trong lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề theo học
V. Lĩnh vực hôn nhân, gia đình:
- Vợ chồng bình đẳng: có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt
+ Quan hệ tài sản
+ Quan hệ thân nhân
=> Là cơ sở, tiền đề để tiến tới bình đẳng giới trong xã hội
VI. Ý nghĩa đối với đời sống con người, xã hội:
- Tạo ra tiếng nói chung giữa nam – nữ
- Mang lại những thay đổi tích cực cho xã hội
BÀI 11: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC
I. Khái quát:
- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc
- Quan điểm: “Tất cả các dân tộc đều có chung nguồn gốc: Lạc Hồng”
II. Nội dung:
a) Về chính trị:
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là như nhau
- Dẫn chứng: Quốc hội khóa XV có 89/499 đại biểu trúng cử là người dân tộc thiểu số
b) Về kinh tế:
- Các dân tộc được Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
- Đặc biệt, Nhà nước luôn quan tâm, ưu tiên đầu tưu phát triển cho bà con dân tộc thiểu số
- Dẫn chứng: Dự án đường cao tốc; Chương trình 135, 137 (hỗ trợ kinh tế cho đồng bào người
dân tộc thiểu số)
c) Về văn hóa, giáo dục:
- Các dân tộc đều được Nhà nước cho phép giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa
- Đều hưởng thụ chính sách của nền giáo dục
- Dẫn chứng: Được giữ ngôn ngữ riêng của dân tộc; nhiều lễ hội dân tộc được tổ chức và hưởng
ứng nhiệt tình
III. Ý nghĩa:
- Tạo ra sự bình đẳng giữa các dân tộc
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc
BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO
I. Khái quát vấn đề tôn giáo:
- Tôn giáo: ~Tổ chức
~Giáo lý (chính thống)
~Nghi lễ
- Tín đồ tôn giáo phải có đức tin. Chiếm gần 20% dân số Việt Nam
- Tôn giáo gồm:
+ Tôn giáo du nhập: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Tin Lành,…
+ Tôn giáo bản địa: Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo,…
II. Nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo:
- Các tôn giáo bình đẳng về quyền:
+ Trong hoạt động tôn giáo (có tổ chức, nghi lễ, hệ thống giáo lý)
+ Được pháp luật bảo hộ các cơ sở tôn giáo
- Các tôn giáo bình đẳng về nghĩa vụ:
+ Phải tuân thủ pháp luật, giáo luật
+ Phải giáo dục tín đồ của mình sống thiện, yêu nước kính chúa => “Tốt đời, đẹp đạo”
- Các tôn giáo bình đẳng về trách nhiệm pháp lý:
+ Bất kì tổ chức tôn giáo/tín đồ nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
+ Biện pháp: Công bằng, nghiêm minh
+ Dẫn chứng: Vụ án “xá lợi tóc Đức Phật” ở chùa Ba Vàng, Hội Thánh Đức Chúa Trời,…
III. Ý nghĩa:
- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
- Phát huy văn hóa tôn giáo/văn hóa dân tộc
IV. Minh họa một số tình huống:
VD1: Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là
ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo
đạo Phật. Hành vi của ông K là biểu hiện phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo
VD2: Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, bố chị là ông K đã kịch liệt ngăn cản chị H lấy
chồng khác tôn giáo với gia đình mình. Hành vi ngăn cản này của ông K đã xâm phạm quyền
bình đẳng
VD3: Xã Q là một xã miền núi có đồng bảo thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm,
tạo điều kiện ưu đãi để các daonh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh
tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc về điều kiện kinh tế
VD4: Anh P và chị Q thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố anh P là
ông H không đồng ý và đã cản trở hai người vì anh P theo đạo phật, còn chị H lại theo đạo thiên
chúa. Hành vi của ông H là biểu hiện phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo
VD5: Khi biết con mình là G có tình cảm yêu đương với L, mẹ G đã kịch liệt phản đối vì gia
đình L có tôn giáo khác với gia đình mình. Hành vi của G là đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa
các tôn giáo
BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG THAM GIA
QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI
I. Một số quy định cơ bản:
a) Quyền: Tất cả các quyền đều phải thực hiện trong khuôn khổ
- Quyền bình đẳng (bài 10, 11, 12)
- Quyền bầu cử, ứng cử
- Quyền biểu thị khi Nhà nước trưng cầu (Hội nghị Diên Hồng)
- Khiếu nại, tố cáo
- Tự do ngôn luận, báo chí
b) Nghĩa vụ:
- Phải thực hiện các quyền theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật
- Trung thành với Tổ quốc
- Tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
- Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an sinh toàn xã hội
II. Hậu quả của các hành vi vi phạm:
- Đối với xã hội:
+ Ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước
+ Xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính
- Đối với cá nhân:
+ Cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý
+ Gây tổn hại tinh thần, vật chất, công việc
- Biện pháp xử lý: Tùy theo tính chất và mức độ (kỉ luật, hành chính, dân sự, hình sự)

You might also like