You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG MÔN GDKT VÀ PHÁP LUẬT 11

Câu 1. Theo quy định của pháp luật: Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ
trước Nhà nước và xã hội. Quyền của công dân
A. luôn tách rời với nghĩa vụ công dân.
B. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.
C. không tách rời với nghĩa vụ công dân.
D. không có mối liên hệ với nghĩa vụ công dân.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân?
A. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử và ứng cử.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ làm từ thiện.
D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ học tập.
Câu 3. Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội
khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách
nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 4. Bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và
phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền và nghĩa vụ.
C. trách nhiệm trước pháp luật. D. trách nhiệm và nghĩa vụ.
Câu 5. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là
A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 6. Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế là thể hiện
công dân bình đẳng về
A. danh dự cá nhân. B. phân chia quyền lợi C. địa vị chính trị. D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 7. Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
trong lĩnh vực kinh tế?
A. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm.
B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp.
C. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế.
D. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc.
Câu 8. Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục?
A. Đảm bảo nam, nữ có cơ hội như nhau trong học tập và đào tạo.
B. Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.
C. Nữ cán bộ mang theo con nhỏ khi tham gia đào tạo được hỗ trợ theo quy định.
D. Việc tiếp cận, hưởng thụ chính sách về nghiệp vụ bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?
A. Các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.
B. Các dân tộc được tham gia vào bộ máy nhà nước.
C. Các dân tộc được sử dụng ngôn ngữ của mình.
D. Các dân tộc có cơ hội lựa chọn hình thức học tập
Câu 10. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. tôn giáo nào được Nhà nước công nhận sẽ được hưởng quyền nhiều hơn.
B. các tôn giáo khác nhau chỉ bình đẳng khi được thực hiện nghi lễ của mình.
C. mọi tôn giáo đều được công nhận và được bảo vệ quyền thực hành tôn giáo.
D. tất cả các tôn giáo sẽ được tự do thực hành nghi lễ và giáo lí của mình.
Câu 11. Quyền nào dưới đây là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Quyền của công dân có nơi ở hợp pháp.
B. Quyền giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.
C. Quyền sở hữu của cá nhân về thu nhập hợp pháp.
D. Quyền công dân được bảo đảm an sinh xã hội.
Câu 12. Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện ở nội
dung nào?
A. Biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
B. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật.
C. Tham gia thảo luận các vấn đề trọng đại của đất nước.
D. Tham gia quyết định trực tiếp việc xây dựng nhà văn hoá.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp?
A. Phổ thông. B. Dân chủ. C. Bình đẳng. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 14. Công dân thực hiện quyền ứng cử của mình bằng hình thức nào dưới đây?
A. Được đề cử. B. Được đề xuất. C. Được tự ứng cử. D. Được đề nghị.
Câu 15. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây?
A. Phát hiện người săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.
B. Khi có căn cứ cho rằng quyết định kỉ luật cán bộ, công chức là trái pháp luật.
C. Phát hiện người lấy trộm tài sản nhà nước.
D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của giám đốc công ty, vì không trao đổi trước với mình.
Câu 16: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A
đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền bầu cử, ứng cử B. Quyền kiểm tra, giám sát
C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 17. Quyền bình đẳng trước pháp luật tạo điều kiện để công dân
A. được làm mọi việc theo khả năng của mình.
B. được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
C. được sống một cuộc sống tốt đẹp.
D. được phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Câu 18. Quyền bình đẳng trước pháp luật mang lại lợi ích nào dưới đây cho xã hội?
A. Làm cho xã hội văn minh như các nước phát triển.
B. Thúc đẩy tiến bộ xã hội một cách nhanh chóng.
C. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội, ổn định và phát triển.
D. Đảm bảo cho xã hội không còn người nghèo khổ.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của bình đẳng giới trong đời sống xã hội?
A. Đảm bảo công bằng và nhân văn cho mọi thành viên trong xã hội.
B. Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của nam và nữ trong mọi lĩnh vực.
C. Đảm bảo quyền lợi và cơ hội cho các giới tính khác nhau.
D. Đảm bảo giới hạn về quyền lợi của nữ trong mọi lĩnh vực.
Câu 20. Bình đẳng giới tạo điều kiện cho nam và nữ
A. có công việc ổn định.
B. phát huy được năng lực của mình.
C. phát huy được tài năng như nhau.
D. phát triển được bản sắc riêng.
Câu 21: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện bản sắc dân tộc?
A. Che dấu các đặc điểm riêng của từng dân tộc
B. Có cơ hội được thể hiện các nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình
C. Làm mất đi sự đa dạng trong văn hóa, bản sắc của một Quốc gia
D. Tạo cơ hội cho các nội dung xuyên tạc về các dân tộc phát triển mạnh mẽ
Câu 22: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều
A. bình đẳng về quyền lợi. B. bình đẳng trước pháp luật.
C. bình đẳng trước Nhà nước. D. bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 24: Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu
nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:
A. Sự không công bằng. B. Sự bất bình đẳng.
C. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Sự mất cân đối.
Câu 25: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm
A. hòa giải. B. điều tra. C. liên đới. D. pháp lí.
Câu 26: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm pháp
lí theo quy định của pháp luật là
A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. bình đẳng trước pháp luật.
C. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. bình đẳng về quyền con người.
Câu 27: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước
A. gia đình theo quy định của dòng họ. B. tổ chức, đoàn thể theo quy định của Điều lệ.
C. tổ dân phố theo quy định của xã, phường. D. Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Câu 28: Mọi người thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong
hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định là thể hiện công dân bình đẳng
A. về bổn phận. B. trước xã hội. C. về nghĩa vụ. D. trước pháp luật.
Câu 29: Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện
A. trách nhiệm. B. nhu cầu riêng. C. công việc chung. D. nghĩa vụ.
Câu 30: Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện
nghĩa vụ và chịu trách nhiệm
A. pháp lí. B. xã hội. C. cá nhân. D. đạo đức.
Câu 31: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ
chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền trong kinh doanh. B. nghĩa vụ trong kinh doanh. C. trách nhiệm pháp lí . D. nghĩa vụ pháp
lí.
Câu 32. Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các
tôn giáo?
A. Giảm xung đột và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
B. Tạo ra sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các tôn giáo.
C. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của mọi người.
D. Tạo sự phát triển đồng đều cho tất cả mọi người.
Câu 33: Những người thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ quản lí nhà nước và xã hội sẽ
bị xử lí như thế nào?
A. Bị phạt hành chính hoặc giam giữ vô thời hạn
B. Xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm
C. Bị phạt theo khung hình phạt nặng nhất
D. Bị xử phạt hình sự vô thời hạn
Câu 34. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A
đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử
B. Quyền kiểm tra, giám sát
C. Quyền đóng góp ý kiến
D. Quyền tham quản lí nhà nước và xã hội
Câu 35. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong bầu cử?
A. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
B. Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử.
C. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
D. Tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
Câu 36. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra hậu quả như thế
nào đối với cơ quan nhà nước?
A. Suy sụp tinh thần và gây tổn thất kinh tế cho công dân.
B. Không thể hiện được nguyện vọng của bản thân công dân.
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của công dân.
D. Làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
Câu 37: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng mấy con đường?
A. 1 B.2 C. 3 D. 4
Câu 38: Công dân nước Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia ứng cử vào Quốc hội?
A. Từ đủ 23 tuổi trở lên B. Từ đủ 21 tuổi trở lên
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.
Câu 39: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường Đại học, điều này thể
hiện sự bình đẳng về
A. tự do tín ngưỡng. B. chính trị. C. kinh tế. D. văn hóa, giáo dục.
Câu 40: Nhà nước ban hành các chương trình, chính sách phát triển kinh tế (134, 135) ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng
đồng bào dân tộc và miền núi thể hiện sự bình đẳng về.
A. Văn hóa. B. kinh tế. C. chính trị. D. xã hội.
Câu 41: Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch
về
A. thói quen vùng miền. B. tập tục địa phương. C. nghi lễ tôn giáo. D. trình độ phát triển.
Câu 42: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc ở nước ta là các dân tộc phải được đảm
bảo quyền
A. bình đẳng. B. tự do. C. và nghĩa vụ. D. phát triển.
Câu 43: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pl tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện
quyền bình đẳng giữa các
A. tổ chức. B. tôn giáo. C. tín ngưỡng. D. dân tộc.
Câu 44: Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình là thể hiện sự bình đẳng giữa các dân
tộc trong lĩnh vực
A. văn hóa. B. tín ngưỡng. C. tôn giáo. D. giáo dục.
Câu 46: Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện để các dân tộc khác nhau đều được bình
đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. giáo dục.
Câu 47: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo
tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. phong tục.
Câu 48: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình
đẳng
A. giữa các dân tộc. B. giữa các công dân. C. giữa các vùng, miền. D. trong công việc chung của nhà
nước.

You might also like