You are on page 1of 4

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

Câu 1. Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước
A. nhà nước. B. xã hội. C. pháp luật. D. cộng đồng.
Câu 2. Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều
không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí
theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng
A. như nhau. B. trước pháp luật. C. ngang nhau.D. trước Nhà nước.
Câu 3. Quyền của công dân không tách rời
A. lợi ích công dân. B. nghĩa vụ công dân.
C. trách nhiệm của công dân. D. nghĩa vụ của công dân.
Câu 4. Quyền và nghĩa vụ của công dân
A. nhiều khi bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính.
B. đôi khi bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
C. không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo,…
D. phụ thuộc vào trình độ, thu nhập và quan hệ của công dân với chính quyền.
Câu 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân
A. it nhiều bị phân biệt bởi giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,…
B. không bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần, địa vị xã hội, giới tính,…
C. bị phân biệt phụ thuộc vào trình độ nhận thức, địa vị, quan hệ và thu nhập.
D. phụ thuộc vào dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, thu nhập,…
Câu 6. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân.
A. được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
B. có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau.
C. được hưởng quyền như nhau nhưng có thể có nghĩa vụ khác nhau.
D. thường không được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
Câu 7. Hiến pháp hiện hành của nước ta quy đinh mọi người có nghĩa vụ tôn trọng
A. nhau. B. quyền của người khác. C. người khác. D. nghĩa vụ của người khác.
Câu 8: Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định công dân có trách nhiệm thực hiện
A. pháp luật. B. quyền và nghĩa vụ của mình.
C. nghĩa vụ đối với người khác. D. nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 9. Pháp luật nước ta nghiêm cấm
A. phân loại vi phạm để xử lí. B. phân biệt đối xử về giới.
C. phân loại tội phạm để xử lí. D. phân biệt trách nhiệm về mặt pháp lí.
Câu 10. Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Cộng điểm ưu tiên cho học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới và hải đảo
B. Miễn, giảm học phí cho đối tượng là học sinh nghèo, học sinh là con thương binh, liệt sĩ.
C. Nữ giới đủ 18 tuổi được phép kết hôn trong khi nam giới phải đủ 20 tuổi mới được phép kết
hôn.
D. Cùng có điều kiện như nhau và cùng sản xuất một mặt hàng trên cùng một địa bàn nhưng Công
ty A phải đóng thuế còn Công ty B được miễn không phải nộp thuế.
Câu 11. Quy định nào sau đây khẳng định công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Mọi ngưới có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
D. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
Câu 12. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của
mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân luôn bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ. B. trách nhiệm pháp lí.
C. quyền và trách nhiệm. D. nghĩa vụ pháp lí.
Câu 13. Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm
pháp luật đều phải
A. trả giá cho những gì đã làm. B. thực hiện nghĩa vụ pháp lí.
C. chịu hình phạt tương ứng. D. chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 14. Quyền và nghĩa vụ công dân được Nhà nước quy định trong
A. các chính sách của mình. B. văn bản hành chính.
C. các quyết sách của mình. D. Hiến pháp và luật.
Câu 15: Việc thực hiện nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để công
dân
A. sử dụng các quyền của mình. B. hoàn thiện nhiêm vụ của mình.
C. được pháp luật bảo vệ. D. đòi quyền lợi cho mình.
Câu 16. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị
A. nhà nước xử lí nghiêm minh. B. nhà nước răn đe, phòng ngừa.
C. nhà nước ngăn chặn, phê phán. D. cơ quan nhà nước nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Câu 17. Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước phải không
ngừng
A. thay mới toàn bộ hệ thống pháp luật. B. đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
C. xây dựng lực lượng công an hùng hậu. D. ban hành và đưa nhiều bộ luật mới vào áp dụng.
Câu 18. Hùng, Huy, Tuấn và Lâm đều 19 tuổi bị Công an xã X bắt quả tang khi đang đánh bài ăn
tiền. Trưởng Công an xã X đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Tuấn và Lâm. Huy
là cháu của ông Chủ tịch xã X nên không bị xử phạt, chị bị Công an nhắc nhở rồi cho về. Trong
trường hợp này, cách xử lí vi phạm của Công an xã X
A. vừa có lí vừa có tình và có thể chấp nhận được.
B. phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật.
C. không đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của công dân.
D. không đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
Câu 19. Trong kháng chiến chống Pháp, Đại tá C do có hành vi tham những quân nhu nên đã bị
Cục Quân pháp (Bộ Quốc Phòng) bắt giam và đưa ra truy tố trước Tòa án quân sự. Ngày 5/9/1950
Tòa án đã xét xử và tuyên phạt Đại tá C tội tử hình. Bản án đã được thi hành vào lúc 18 giờ ngày
6/9/1950. Trường hợp này cho thấy công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ. B. trách nhiệm pháp lí.
C. nghĩa vụ pháp lí. D. trách nhiệm trước Nhà nước.
Câu 20. H và D đều điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí
vi phạm. H là đã gọi điện cho chú của mình là Phó Chủ tịch quận nhờ can thiệp với cảnh sát giao
thông để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt hành
chính đối với cả H và D. Trong trường hợp này, cách giải quyết của Cảnh sát giao thông đã đảm
bảo bình đẳng về
A. trách nhiệm của công dân. B. nghĩa vụ pháp lí của công dân.
C. quyền và nghĩa vụ của công dân. D. trách nhiệm pháp lí của công dân.
Câu 21. Nội dung nào sau đây không quy định về quyền công dân?
A. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
B. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
C. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không quy định về nghĩa vụ công dân?
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
B. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
C. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
D. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Câu 23: Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền hoặc nghĩa vụ của công dân?
A. Nam 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này.
B. H (19 tuổi) và V (22 tuổi) yêu nhau và muốn kết hôn với nhau nhưng gia đình H quyết liệt phản
đối, ngăn cản không cho H kết hôn với V vì chê V nhà nghèo.
C. A và B làm cùng công ty và có thu nhập bằng nhau. A có mẹ già và một con nhỏ, còn B sống
độc thân. B phải nộp thuế thu nhập cá nhân còn A thì không.
D. Bộ luật Lao động (2012) nước ta quy định tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi và
lao động nam là đủ 60 tuổi, trong khi tuổi thọ trung bình của nữ giới luôn cao hơn nam giới.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây không đảm bảo cho sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của
công dân?
A. D (15 tuổi) và T (20 tuổi) cùng phạm lỗi điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định là
20km/h. Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính T bằng hình thức phạt tiền, còn D
chỉ bị Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt cảnh cáo, nhắc nhở rồi cho đi.
B. A (19 tuổi) đánh người gây thương tích 55% nhưng không bị truy tố trách nhiệm hình sự do
đang bị bệnh tâm thần, B 18 tuổi đánh người gây thương tích 45% bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
C. H (19 tuổi) và T (20 tuổi) cùng phạm lỗi chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm. H bị Cảnh sát
giao thông phạt tiền, còn T vì quen biết cảnh sát giao thông nên chỉ bị nhắc nhở rồi cho đi.
D. B (9 tuổi) nghịch lửa làm cháy 1 ha rừng tràm của bà X nhưng không bị xử phạt vi phạm hành
chính, C (17 tuổi) đối nương vô tình làm cháy 1 ha rừng tràm của ông Y đã bị xử phạt hành chính.
Câu 25: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (2015) quy định những cử
tri là nghi can đang trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ vẫn có quyền tham gia bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Điều này thể hiện trách nhiêm của Nhà nước
trong việc bảo đảm
A. trách nhiệm của công dân. B. quyền của công dân. C. nghĩa vụ của CD. D. lợi ích hợp
pháp của CD
Câu 26: Tòa án Nhân dân tỉnh C mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo D (nguyên Chủ tịch huyện
H) vì điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông làm chết 1 người tại xã P, huyện H. Tòa án nhân
dân tỉnh C tuyên phạt bị cáo D mức án 3 năm tù, đồng thời phải khắc phục hậu quả, lo mai táng
phí, bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần cho gia đình người bị hại tổng số tiền 400 triệu đồng.
Trường hợp này thể hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ. B. nghĩa vụ pháp lí.
C. thực hiện pháp luật. D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 27. Từ một xích mích nhỏ trong quan game, A (có cha là một cán bộ công an quận) và B
(cha mẹ làm nghề bán phở) đang học lớp 12 cùng trường đã hẹn nhau ra bãi đất trống cạnh trường
để giải quyết mâu thuẫn. Đúng hẹn A và B mỗi người dẫn theo một nhóm bạn xuất hiện và xông
vào đánh nhau túi bụi. Cả hai bên đều có người bị thương phải nhập viện. Trong trường hợp này,
A và B sẽ bị xử lí như thế nào?
A. A sẽ bị xử phạt nhẹ hơn B.
B. Cả hai đều bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật.
C. B sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật còn A thì không.
D. A sẽ bị xử phạt nặng hơn B để làm gương cho người khác noi theo.
Câu 28. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật
đều phải bị xử lý theo
A. quyết định của Tòa án. B. quyết định của cơ quan.
C. quy định của nhà nước. D. quy định của pháp luật
Câu 29: X 19 tuổi (có cha là một cán bộ cấp tỉnh) và B cũng 19 tuổi (có cha mẹ làm nông dân)
đều bị Cảnh sát giao thông ra lệnh dừng xe để xử lí vi phạm sau khi cả hai điều khiển xe mô tô
chạy ngược chiều vào đường một chiều. Trong trường hợp này, X và B sẽ bị xử lí như thế nào?
A. Vì có cha là cán bộ giữ chức cao nên X bị xử phạt nhẹ hơn B.
B. B sẽ bị xử lí vi phạm hành chính, X bị nhắc nhở rồi cho đi.
C. X bị xử phạt nặng hơn B để làm gương cho người khác noi theo.
D. Cả hai đều bị xử lí vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 30: Ông S cán bộ thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải ở tính H, khi điều khiển ô
tô cá nhân (ngoài giờ hành chính) đã tông vào bà N đang điều khiển xe đạp điện đi cùng chiều
khiến bà N tử vong tại chỗ. Ngay sau khi gây tai nạn, ông S đã đến cơ quan Công an tự thú. Trong
trường hợp này, ông S sẽ bị xử lí như thế nào?
A. Ông S bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật.
B. Không bị xử phạt do ông S là cán bộ thanh tra giao thông.
C. Vì là cán bộ thanh tra giao thông nên ông S bị xử phạt ở mức thấp nhất.
D. Ông S bị xử lí ở mức nặng nhất the quy định của pháp luật để làm gương.
Câu 31: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào
A. Nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
B. Nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.
C. Khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.
D. Quy định và cách xử lí của cơ quan nhà nước.
Câu 32. Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước và xã hội. B. Nhà nước và công dân.
C. tất cả các cơ quan nhà nước. D. Tất cả mọi người trong xã hội.
Câu 33. Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm bảo vệ công lý và quyền con người?
A. Quốc hội. B. Tòa án. C. Chính phủ. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 34. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của xã hội sẽ bị nhà
nước
A. xử lý thật nặng. B. xử lý nghiêm minh.
C. xử phạt nghiêm minh. D. xử phạt thật nặng.
Câu 35. Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Xử lý kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.
B. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ nghiêm minh.
C. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập.
D. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.
Câu 36. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Công dân bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.
D. Công dân nam được hưởng quyền nhiều hơn công dân nữ

You might also like