You are on page 1of 5

Câu 1: Đây là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm hệ thống các

quy phạm
pháp luật do NN ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho XH bị coi là tội phạm và quy
định hình phạt đối với những tội phạm ấy:

A. Luật Hành hính


B. Luật Hiến pháp
C. Luật Dân sự
D. Luật Hình sự

Câu 2: Năng lực trách nhiệm hình sự là:

A. Khả năng chủ thể được nhà nước thừa nhận nghĩa vụ pháp lý
B. Khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội
C. Khả năng nhận thức hành vi của người phạm tội
D. Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội

Câu 3: Theo quy định của pháp luật nước ta, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Bộ luật hình sự:

A. Từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi


B. Từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi
C. Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
D. Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

Câu 4: Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự:

A. Về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng


B. Về mọi loại tội phạm
C. Khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật hình sự
D. Về tội phạm rất nghiêm trọng

Câu 5: Đồng phạm là trường hợp

A. Có nhiều người trở lên cùng thực hiện tội phạm


B. Có 2 người trở lên cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm
C. Có 2 người trở lên cùng thực hiện 1 tội phạm
D. Có nhiều người trở lên cố ý cùng thực hiện tối phạm

Câu 6: Người xúi giục trong đồng phạm là người:

A. Chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm
B. Trực tiếp thực hiện tội phạm
C. Kích động, dụ dỗ. thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
D. Tạo điều kiện tinh thần, vật chất cho việc thực hiện tội phạm

Câu 7: Người giúp sức trong đồng phạm người:

A. Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
B. Trực tiếp thực hiện tội phạm
C. Tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
D. Chủ mưu, cầm đầu chỉ huy việc thực hiện tội phạm

Câu 8: Cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự về Tội che giấu tội
phạm trong trường hợp:
A. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện mà không tố giác
B. Người nào biết rõ tội phạm đã được thực hiện mà không tố giác
C. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu
người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm
D. Người có hành vi che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm

Câu 9: Cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự về Tội không tố
giác tội phạm trong trường hợp:

A. Người có hành vi che giấu người phạm tội


B. Người có hành vi che giấu dấu vết, tang vật của tội phạm
C. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện mà không tố giác
D. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã có hành vi
cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội

Câu 10: Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật
hình sự, do Toàn án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm
tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó:

A. Hình phạt
B. Biên pháp tư pháp
C. Hình thức xử phạt
D. Hình thức xử lý

Câu 11: Bên cạnh mục đích nhằm trừng trị người, pháp nhân phạm tội, hình phạt còn có mục đích:

A. Giáo dục họ về mặt đạo đức


B. Ngăn ngừa họ phạm tội mới
C. Giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội
mới
D. Giáo dục họ về trách nhiệm với xã hội

Câu 12: …Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực
trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại
đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ: xâm phạm, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật
tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của công dân, xâm phạm những lính vực khác của trật tự pháp luật XHCN và theo quy định của
Bộ luật hình sự phải xử lý hình sự:

A. Vi phạm kỷ luật
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm hình sự

Câu 13: Bên cạnh mục đích nhằm trừng trị người, pháp nhân phạm tột; giáo dục họ ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; ngăn ngừa họ phạm tội mới; hinh phạt còn có mục đích:

A. Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác về trách nhiệm với xã hội
B. Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác về mặt đạo đức
C. Giáo dục họ về ý thức kỷ luật
D. Giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh
tội phạm

Câu 14: Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm:

A. Tính trái pháp luật hình sự


B. Tính lỗi của tội phạm
C. Tính nguy hiểm cho xã hội
D. Dấu hiệu hành vi

Câu 15: Đây là một trong những dấu hiệu của tội phạm:

A. Tính phải chịu hình phạt


B. Dấu hiệu gây thiệt hại cho XH
C. Dấu hiệu hành vi
D. Tính có lỗi

Câu 16: Đây là loại tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 3 năm tù đến 7 năm tù:

A. Tội phạm ít nghiêm trọng


B. Tội phạm nghiêm trọng
C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
D. Tội phạm rất nghiêm trọng

Câu 17: Đây là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH đặc biệt lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình:

A. Tội phạm ít nghiêm trọng


B. Tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm nghiêm trọng
D. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Câu 18: Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm gồm có:

A. 4 dấu hiệu
B. 3 dấu hiệu
C. 6 dấu hiệu
D. 5 dấu hiệu

Câu 19: Các yếu tố thành tội phạm gồm có: Khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm;
mặt chủ quan của tội phạm và:

A. Tổ chức vi phạm pháp luật


B. Cá nhân vi phạm pháp luật
C. Chủ thể của tội phạm
D. Công dân vi phạm pháp luật

Câu 20: Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm có: Khách thể của tội phạm; Chủ thể của tội phạm; mặt
khách quan của tội phạm và:

A. Mặt chủ quan của tội phạm


B. Công dân vi phạm pháp luật
C. Cá nhân vi phạm pháp luật
D. Tổ chức vi phạm pháp luật
Đáp án

1.D 2.D 3.D 4.C 5.B 6.C 7.C 8.C 9.C 10.A 11.C 12.D 13.D 14.C 15.A 16.B 17.D 18.A 19.C 20.A

You might also like