You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN


CHUYÊN ĐỀ:
QUẤY RỐI TÌNH DỤC
Họ và tên: Lại Thiên Trang 31231025637
Lớp: AD0002
Môn: Quản trị học
Giảng viên: Lê Việt Hưng
Mã LHP: 23C1MAN50200136
Họ và tên: Lại Thiên Trang
MSSV: 31231025637
Lớp: AD0002
Môn: Quản trị học
Giảng viên: Lê Việt Hưng
Mã LHP: 23C1MAN50200136

QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI LÀM VIỆC


_______________________________________________________________________________________________________

LỜI MỞ ĐẦU
Quấy rối tình dục (QRTD) nói chung và QRTD nơi làm việc nói riêng là hành vi suy
thoái về tư tưởng, đạo đức, nhận thức lệch lạc trong lối sống, gây ảnh hưởng lớn đến nền
tảng văn hóa của dân tộc; nạn nhân của quấy rối tình dục phải hứng chịu tổn thương về
tâm lý, bao gồm cảm giác bị xỉ nhục, giảm động lực phấn đấu, mất đi sự tôn trọng bản
thân mình. Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy
bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm”. Có thể thấy rằng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội;
tính chất, mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội nói chung và hành vi phạm tội về
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng ngày càng
tinh vi, phức tạp. Chính vì thế mà yêu cầu hệ thống Pháp luật nước ta phải ngày càng
hoàn thiện tốt hơn để có thể phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh, bảo vệ tốt
nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các khách thể bị xâm phạm.
NỘI DUNG
1. Khái niệm quấy rối tình dục nơi làm việc:
Năm 1992, Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ của Liên
hợp quốc trong khuyến nghị chung số 19 đưa ra định nghĩa: “Quấy rối tình dục bao
gồm hành vi tình dục không được mong muốn như đụng chạm và tán tỉnh về thể xác,
những bình luận mang sắc màu gợi dục, đưa cho xem sách báo khiêu dâm và bày tỏ
đòi hỏi tình dục, dù bằng lời nói hay hành động. Hành như vậy có thể là hành vi làm
nhục và có thể tạo thành một vấn đề về an toàn và sức khỏe; hành vi này là phân biệt
đối xử khi một phụ nữ có những lý do hợp lý để tin tưởng rằng sự phản đối của người
phụ nữ đó sẽ gây bất lợi cho mình liên quan tới việc của mình, bao gồm cả tuyển dụng
và thăng tiến hoặc khi hành vi này tạo ra một môi trường làm việc thù địch”.
Quấy rối tình dục có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa,
ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc
những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi
trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả
công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
2. Quấy rối tình dục trong doanh nghiệp đáng báo động như thế nào?

Tỷ lệ lao động nữ bị quấy rồi tình dục tại một số quốc gia theo số liệu của Tổ chức lao động thế giới (ILO).
Quấy rối nơi công sở ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là quấy rối tình dục. Khi
mà có đến 53,7% nhân viên văn phòng và 59,5% công chức nhà nước từng bị quấy rối
tình dục từ hai đến năm lần (theo số liệu khảo sát từ tổ chức ActionAid tại Việt Nam).
Theo một nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Châu Âu thì khoảng
40%–50% nữ nhân viên và khoảng 10% nam nhân viên đã từng một lần là mục tiêu
của quấy rối tình dục.
Tại Mỹ 31% lao động nữ và 7% người lao động nam cho biết họ đã từng bị QRTD.
Một con số lên đến 40-50% nữ giới tại Châu Âu bị quấy rối. Tỷ lệ này cũng đáng chú
ý tại Ý khi 55.4% nữ trong độ tuổi 14- 49 từng trải qua tình trặng này. Ở Việt Nam,
vấn đề này cũng được hiện diện rõ tại các doanh nghiệp, 17% ứng viên cấp trung
phỏng vấn cho biết đã từng “nhận được những đề nghị liên quan đến tình dục từ cấp
trên để đổi lấy các lợi ích tại nơi làm việc. Đặc biệt, 30% số quốc gia trên thế giới
chưa có luật cấm quấy rối tình dục chốn công sở, khiến gần 235 triệu lao động nữ đã,
đang và có nguy cơ trở thành nạn nhân.
TạiViệt Nam, một nghiên cứu về quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế - cho
thấy, đa số nạn nhân bị quấy rối tình dục là nữ giới (chiếm tỉ lệ 78,2%) và ở độ tuổi từ
18 - 30. Phần lớn nạn nhân chỉ bắt đầu tìm kiếm sự trợ giúp khi họ bị quấy rối nghiêm
trọng trong thời gian dài.
Đây chính là minh chứng cụ thể cho việc quấy rối tình dục đã âm thầm gây nên khổ
sở cho vô vàn con người, mà đối tượng chính là tầng lớp yếu thế hơn, chủ yếu là đối
với phái nữ.
3. “Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục được biểu hiện dưới
dạng thể chất, lời nói hoặc phi lời nói:
Theo Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cho biết các hình thức quấy rối
tình dục tại nơi làm việc gồm 3 hình thức: quấy rối mang tính thể chất, bằng lời nói,
ngôn ngữ cơ thể.
- Quấy rối bằng hành vi mang tính thể chất: bao gồm hành động, cử chỉ, tiếp
xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục.
Ví dụ: Cố tình động chạm, sờ mó, vuốt ve, ôm ấp hay hôn; tới tấn công tình dục,
cưỡng dâm hoặc hiếp dâm.
- Quấy rối tình dục bằng lời nói: gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc
qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục.
Ví dụ: Nói những lời nói tục tĩu, khiếm nhã, gây phản cảm khiến người khác cảm
thấy bị phân biệt đối xử hoặc bị làm nhục.
- Quấy rối tình dục phi lời nói: gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu
trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua
phương tiện điện tử.
4. Tác động tiêu cực của quấy rối tình dục:
Nhiều nghiên cứu cho thấy đa số những nữ nhân viên của các doanh nghiệp đều từng là
nạn nhân của quấy rối tình dục. Một nghiên cứu về quấy rối tình dục tại nơi làm việc do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cho thấy, phần lớn nạn nhân của quấy
rối tình dục là phụ nữ (78,2%), trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Nam giới cũng là nạn
nhân nhưng với tỷ lệ thấp hơn so với phụ nữ. Nhưng xét về mặt giới tính, quấy rối tình
dục mang lại những hậu quả khôn lường không chỉ cho nạn nhân mà còn cho cả doanh
nghiệp và thậm chí cả xã hội.
Đối với nạn nhân: Những người bị quấy rối tình dục, dù ở môi trường làm việc hay ở
nơi khác, đều phải gánh chịu những hậu quả rất nghiêm trọng. Họ có thể bị tổn thương cả
về tinh thần lẫn thể xác, bị sỉ nhục, bị đe dọa và mất đi ý chí sống. Những bóng ma tâm
lý khiến họ chán nản và khiến họ đánh mất nhiều mối quan hệ để thăng tiến trong sự
nghiệp. Hoặc thậm chí từ bỏ cuộc sống của bạn. Có thể nói, cuộc đời của một người bị
quấy rối tình dục đã bị hủy hoại hoàn toàn.
Đối với hoạt động của doanh nghiệp: Quấy rối tình dục là mối đe dọa đối với nơi làm
việc vì nó gây nguy hiểm cho môi trường làm việc và ảnh hưởng đến niềm tin của nhân
viên. Những vụ bê bối quấy rối tình dục có ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của một
doanh nghiệp. Khi quấy rối tình dục xảy ra trong một doanh nghiệp, nó sẽ làm suy yếu
lòng tin của doanh nghiệp trong mắt nhân viên, khiến môi trường làm việc trở nên không
an toàn và khiến việc tuyển dụng nhân viên trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, sản phẩm,
dịch vụ của các doanh nghiệp này cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, hầu hết các doanh
nghiệp sẽ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay của khách hàng.
Đối với xã hội: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội, làm tỉ
lệ thất nghiệp tăng cao dẫn đến chi phí chi trả cho trợ cấp thất nghiệp và chi phí đào tạo
lại tăng theo, mất đi nguồn lao động khả năng tái hòa nhập xã hội của nạn nhân thấp, mất
niềm tin vào hệ thống các cơ chế, các chính sách bảo vệ an toàn cho người lao động tại
nơi làm việc, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, uy tín của quốc gia, làm suy yếu niềm tin của
quốc tế đối với các thành viên trong việc tuân thủ các điều ước, cam kết quốc tế.
5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng quấy rối tình dục:
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quấy rối tình dục trong doanh nghiệp là do quản trị
tổ chức kém. Các nhà quản trị chưa thực sự nhận thức và quan tâm đến vấn đề đạo đức
này. Hành vi quấy rối tình dục chưa được vào các quy định, quy tắc của doanh nghiệp,
điều này đã vô tình tạo cơ hội cho một số cá nhân thức hiện mọi vi phạm vì điều này
chưa có trong quy định của doanh nghiệp. Không những thế, tình trạng quấy rối tình dục
xảy ra còn do sự lạm dụng quyền lực, các nạn nhân chủ yếu là bộ phận yếu kém dẫn đến
việc không dám phản kháng, chọn cách im lặng thay vì lên tiếng bóc trần sự thật.
Ngoài ra, tình trạng này vẫn còn kéo dài là do định kiến về nạn nhân của những người
xung quanh. Thật vô lý là khi xảy ra tình trạng quấy rối tình dục tại doanh nghiệp thì nạn
nhân thường bị coi là tội đồ, là nguyên nhân hay là người chủ động quyến rũ kẻ đi quấy
rối. Tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân này đã khiến cho những kẻ chuyên đi quấy rối càng thêm
lộng hành, vì cho rằng có được sự bảo vệ từ mọi người xung quanh. Hay đơn giản hắn
nghĩ rằng khi mọi chuyện bị phanh phui cùng lắm thì bản thân chỉ bị chỉ trích một thời
gian ngắn vì hành vi thiếu đạo đức chứ cũng chẳng mất mát gì vì điều này là không có
quy định trong luật của doanh nghiệp. Đây chính là sự lỏng lẻo, lỗ hổng trong các doanh
nghiệp.
6. Quy định về phòng chống QRTD của chính phủ:
Pháp luật hiện nay đã có một số quy định về việc xử phạt hành vi quấy rối tình dục như:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động, trong đó có: “Quấy rối tình dục tại
nơi làm việc”(Khoản 3 Điều 8 Bộ luật lao động 2019).
Theo Khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử
lý kỷ luật sa thải như sau: “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động
áp dụng trong trường hợp: Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật
công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây
thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích
của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong
nội quy lao động”.
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau: “Người lao động
có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường
hợp bị quấy rối tình dục nơi làm việc”.
Căn cứ Khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về quy định người sử
dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như sau:

- Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp
với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
- Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình
dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại,
tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
- Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình
dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi
phạm;
- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.”
Theo đó, khi có người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì người đó sẽ bị xử
lý kỷ luật lao động tương ứng với hình thức xử lý đã được quy định trong nội quy lao
động.
Quy định và biện pháp ứng phó nghiêm khắc đối với hành vi quấy rối tình dục không có
nghĩa là tất cả các mối quan hệ xã hội và giao tiếp lành mạnh khác trong các cơ quan
chính phủ đều bị nghiêm cấm. Những mối quan hệ lành mạnh, trong sáng và chân chính,
trong đó có những mối quan hệ tương trợ, thể hiện tình cảm chân thành, phù hợp với đạo
đức và pháp luật truyền thống. Sự tương tác tình cảm giữa các đồng nghiệp cần được
khuyến khích và góp phần phát triển các mối quan hệ hài hòa, tạo môi trường làm việc
năng động, an toàn, năng suất và chất lượng.
7. Nhà quản trị cần làm gì để hạn chế hay xóa bỏ tình trạng gây rối tình dục
trong doanh nghiệp của mình.
Ở Việt Nam, các hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc vẫn còn khó để chứng minh hành
vi cũng như đưa ra hành vi xử phạt vì không phải doanh nghiệp nào cũng có những quy
định rõ ràng về vấn đề này.
Với vai trò là người đứng đầu, các nhà quản trị cần có trách nhiệm trong việc tạo ra và
duy trì các điều kiện, quy định để các cá nhân trong doanh nghiệp cư xử một cách đúng
mực. Để xóa bỏ, chấm dứt được tình trạng quấy rối tình dục trong doanh nghiệp, nhà
quản trị có thể thực hiện một số phương án sau cho doanh nghiệp của mình:
- Xây dựng và thực hành văn hóa công sở, văn hóa ứng xử nơi công cộng, trong đó
có Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Tổng Liên Đoàn lao
độngViệt Nam, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam ban hành. Các cá nhân và tổ chức cần thực hiện bộ quy tắc này
một cách thực chất, dựa trên các giá trị cốt lõi của văn hóa tổ chức. Điều này giúp
doanh nghiệp duy trì được không gian làm việc an toàn, lành mạnh, bình đẳng, tạo
điều kiện phát huy tối đa năng lực của người lao động.
- Bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật, coi vấn đề quấy rối tình dục theo góc
độ pháp luật chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề đạo đức. Đồng thời, phải có những
chế tài nghiêm khắc, mang tính đe dọa và mức phạt cao để bảo vệ những người bị
quấy rối khi quấy rối tình dục xảy ra. Cụ thể, các cơ quan chức năng liên quan cần
ngay lập tức tiến hành điều tra, công khai danh tính kẻ thực hiện hành vi quấy rối
và tăng cường hình phạt để ngăn chặn tội phạm tái diễn.
- Các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đầu tiên thực hiện và tuân
thủ các quy định đã đề ra một cách nghiêm túc để làm gương cho nhân viên. Để
hạn chế các hành vi quấy rối, các doanh nghiệp cũng có thể lắp đặt camera giám
sát tại nơi làm việc. Việc này sẽ giúp hạn chế hành vi quấy rối đồng thời cung cấp
bằng chứng chính xác nhất khi hành vi quấy rối xảy ra, giúp cho việc điều tra, truy
tố hay xử lý đúng người, đúng tội.
- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các nhà quản trị cần tích cực nâng
cao nhận thức về việc phòng chống quấy rối tình dục trong doanh nghiệp thông
qua các biện pháp giáo dục, truyền thông, xử lý nghiêm các vụ việc.
Hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc có thể được hạn chế hoặc thậm chí loại bỏ được
hoàn toàn nếu những người đứng đầu nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Vấn đề
này không còn là trách nhiệm của một cá nhân hay là của môth tổ chức mà là với toàn xã
hội. Chính vì thế tất doanh nghiệp cần phải nghiêm túc nhận thức vấn đề này. Chỉ khi đó
doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững và xã hội mới lành mạ

You might also like