You are on page 1of 3

NLXH về vấn đề:

Chống tình dục hóa cơ thể phụ nữ thông qua các phương tiện đại
chúng.

Quấy rối tình dục từ lâu đã là vấn đề gây bức xúc trong dư luận. Vấn đề
này đã và đang xảy ra xảy ra ngày càng phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể
trở thành nạn nhân của hành vi quấy rối. Tuy nhiên theo một nghiên cứu
của The Representation Project, phụ nữ có khả năng trở thành "đối
tượng bị tình dục hóa" cao hơn gấp mười lần so với đàn ông. Quấy rối
tình dục mang đến hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống hằng ngày của
mọi người, gây tác động không nhỏ đối với đời sống tinh thần của "nạn
nhân bị quấy rối". Hiện nay, do sự phát triển công nghệ mà hành vi quấy
rối đã có những cách thức thực hiện tinh vi hơn, cụ thể là thực hiện quấy
rối bằng thiết bị công nghệ, từ đó tạo nên vấn nạn tình dục hóa cơ thể
phụ nữ thông qua các phương tiện đại chúng.

Tình dục hóa cơ thể phụ nữ bằng phương tiện đại chúng là một dạng mới
của hành vi quấy rối tình dục. Theo đó, có thể hiểu hành vi này là sử
dụng công nghệ hiện đại để quay, chụp những bộ phận cơ thể nhạy cảm
của phụ nữ như vòng một và vòng ba, từ đó làm nhấn mạnh quá mức
những đặc điểm tình dục trên cơ thể phụ nữ.

Vậy vì sao cần phải lên án hành vi tình dục quá cơ thể phụ nữ? Đây là
hành vi quấy rối này gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với nhận
thức và cảm xúc của mọi người. Tình dục hóa làm mất đi sự tự tin và
thoải mái của một người đối với cơ thể của chính mình, gây nên các vấn
đề về cảm xúc và hình ảnh của bản thân, chẳng hạn như xấu hổ và lo
lắng. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ (American
Psychological Association), tình dục hóa gây hậu quả tiêu cực đối với
sức khỏe tâm thần và thể chất của những nạn nhân, cụ thể, những vấn đề
sức khỏe tâm lý phổ biến nhất mà trẻ em gái và phụ nữ, những "nạn
nhân bị tình dục hóa" gặp phải là rối loạn ăn uống, cảm giác bị hạ thấp
lòng tự trọng, tâm trạng chán nản và nặng hơn là trầm cảm. Tại Thế vận
hội Mùa hè năm 2021 (The 2021 Summer Olympics), đã có khoảng
2.500 hình ảnh được cho là tình dục hóa cơ thể phụ nữ. Các máy quay
"bắt cận" vào những bộ phận cơ thể như vòng một và vòng ba của vận
động viên nữ, thay vì chú trọng tới kỹ năng thi đấu của họ. Một số vận
động viên nữ chia sẻ rằng họ cảm thấy không thoải mái với những hình
ảnh này.

Đây là một bằng chứng xác đáng cho thấy chúng ta cần phải lên án và
chống lại hành vi tình dục hóa. Ngăn chặn tình dục hóa tạo nên lợi ích to
lớn đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Cùng với đó, phản đối
những hậu quả tiêu cực của tình dục hóa cũng góp phần tác động đến
nhận thức của thanh thiếu niên về giới tính, từ đó giúp giới trẻ nâng cao
ý thức sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài ra còn giáo dục mọi người
về việc tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng thân thể của người khác,
lên án hành vi quay, chụp vào những bộ phận nhạy cảm của người khác
là hành vi sai với đạo đức. Không thể không nhắc đến lợi ích cao nhất
của phản đối tình dục hóa, đó là nhấn mạnh: "Trẻ em, phụ nữ, thanh
thiếu niên đều có quyền được hưởng sự phát triển tình dục lành mạnh,
đồng thời kêu gọi giới trẻ, phụ huynh và giáo viên chống lại những tác
động tiêu cực của tình dục hóa và bài trừ những văn hóa phẩm có nội
dung, tư tưởng tình dục hoá.".

Đã có rất nhiều kế hoạch, giải pháp được triển khai nhằm để hưởng ứng
Chiến dịch chống tình dục hóa cơ thể phụ nữ. Như vào đầu năm 2023,
thương hiệu Lux cùng agency Wunderman Thompson đã phát động
chiến dịch mang tên "Change the angle". Cụ thể, thương hiệu đã in mã
QR lên trên áo và quần thi đấu của các nữ động viên, mã QR này sẽ đưa
người dùng đến một đoạn video lên án tình trạng tình dục hóa cơ thể phụ
nữ trong thi đấu thể thao. Thông qua chiến dịch này, Lux muốn lên án
hành vi tình dục hóa đối với phụ nữ, đồng thời tuyên truyền đến mọi
người về thông điệp đấu tranh chống tình dục hóa trong đời sống hằng
ngày.

Có những ý kiến cho rằng: "Tình dục hóa đã và đang trở nên phổ biến,
vì vậy tại sao chúng ta không bình thường hóa vấn đề này?". Theo tôi,
tôi không đồng ý với quan điểm này. Tình dục hóa là một dạng của quấy
rối tình dục, vì vậy hành vi này là không chỉ là vi phạm đạo đức mà còn
là vi phạm pháp luật. Vì vậy, không thể xem tình dục hóa là bình
thường. Tình dục hóa còn gây nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe
tâm lý và sức khỏe vật lý của các nạn nhân, để lại cho họ những hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống hằng ngày. Tư tưởng tình dục hóa còn
khiến con người có những nhận thức méo mó, sai lầm, từ đó dẫn đến sự
suy đồi đạo đức trong xã hội. Do đó, tình dục hóa cần phải được ngăn
chặn.

Như vậy, sau khi đã rút ra nhận thức về giới, chúng ta hãy bài trừ những
quan điểm sai lầm về thân thể của phụ nữ, đồng thời giáo dục thế hệ sau
về sự tôn trọng thân thể của chính mình cũng như của người khác.
Không chỉ vậy, chúng ta còn phải đấu tranh và kêu gọi mọi người lên án
những tư tưởng tình dục hóa sai lệch. Như vậy mới có thể xây dựng một
xã hội bình đẳng và lành mạnh.

You might also like