You are on page 1of 24

CHẠM TEAM

BÁO CÁO DỰ ÁN
“PHÁ KÉN”
Báo cáo gửi đến:
Trương Thu Thủy
Giảng viên bộ môn SSG104

Được chuẩn bị bởi:


Đào Thị Huyền Trang
Lê Hồng Phong
Cao Văn Việt Quang
Trần Thị Thu Huyền
Kiều Thu Thủy
Nguyễn Thị Kim Chuyền
Lê Việt Thắng
Phí Văn Đại

HÀ NỘI, 2022

1
BÁO CÁO DỰ ÁN
“PHÁ KÉN”

CHẠM TEAM

Địa chỉ: Đại Học FPT, khu CNC Hòa Lạc, Thạch Thất,
Hà Nội.

Mail: trangdthhs163141@fpt.edu.vn

Phone:

Dự án “Phá Kén”
Ngày tháng 4 năm 2022

Từ: “CHẠM TEAM”


Tới: Trương Thu Thủy
Giảng viên bộ môn SSG104 - BL5

Lời nói đầu

Để những người phụ nữ nhận ra được nhưng giá trị của bản thân, những quyền lợi mà bản
thân mình cần có, CHẠM Team đã tạo ra dự án mang tên “Phá Kén”, là một dự án xã hội phi
lợi nhuận, làm về chủ đề định kiến phái nữ. Mục đích nhằm góp phần phá bỏ những định kiến
giới và chia sẻ những tổn thương từ lời nói mà phái nữ phải chịu đựng. Chúng tôi muốn
thông qua dự án, người phụ nữ trở nên tự tin, mạnh mẽ bởi vì họ xứng đáng được yêu
thương, được tôn trọng.
Phá bỏ những định kiến - hãy là chính bản thân bạn.

2
MỤC LỤC

Tổng quan dự án ………………………………………………………………………….5

I. GIỚI THIỆU

1. Vấn đề hiện tại ………………………………………………………


2. Tình trạng hiện nay
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi

II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1. Nghiên cứu tổng quan về định kiến nữ giới.


2. Tác động của định kiến nữ giới đến với sức khỏe tinh thần, vật lý của họ.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu qua tài liệu video.


2. Phương pháp nghiên cứu.

IV. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

1. Kết quả.
2. Phân tích.

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1. Kết luận.
2. Đề xuất.
3. Phụ lục.

3
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Độ tuổi người tham gia khảo sát


Biểu đồ 2: Giới tính của người tham gia khảo sát
Biểu đồ 3: Tình trạng mối quan hệ với nhận định mức độ định kiến giới tại Việt Nam
Biểu đồ 4: Định khiến giới nữ tốt hay xấu.
Biểu đồ 5: Đánh giá về định kiến nữ giới theo độ tuổi
Biểu đồ 6: Đánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp được đưa ra theo độ tuổi
Biểu đồ 7: Đánh giá độ hiệu quả dự án sau khi xem video.

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1: Thông tin lượt tương tác video “coming soon”.
Bảng 2: Thông tin lượt tương tác video chính thức.
Bảng 3: Độ tuổi người tham gia khảo sát.
Bảng 4: Giới tính của người tham gia khảo sát
Bảng 5: Tình trạng mối quan hệ với nhận định mức độ định kiến giới tại Việt Nam
Bảng 6: Đánh giá về định kiến nữ giới theo độ tuổi
Bảng 7: Đánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp được đưa ra theo độ tuổi
Bảng 8: Đánh giá hiệu quả của dự án và giới tính

DANH SÁCH HÌNH ẢNH


Hình 1: Những định kiến về phái nữ
Hình 2: Chương trình định kiến giới qua kênh HTV9
Hình 3: Định kiến giới khuôn mẫu của Welgrow TV.
Hình 4.1: Video “coming soon” qua nền tảng youtube.
4.2: Video “coming soon” qua nền tảng tiktok.
4.3: Video “coming soon” qua nền tảng facebook.
Hình 5.1: Video chính thức qua nền tảng tiktok.
5.2: Video chính thức qua nền tảng facebook.
5.3: Video chính thức qua nền tảng youtube.

4
TỔNG QUAN DỰ ÁN

Xã hội ngày một phát triển nhiều hơn, cách nhìn nhận của mọi người về vấn đề ngày
càng được chú trọng. Các vấn đề về định kiến giới cũng không còn quá xa lạ đối với
mọi người nhất là định kiến phái nữ, các phong trào nữ quyền luôn là chủ đề nhận
được nhiều sự quan tâm trên các trang mạng xã hội, báo chí truyền thông. Tuy nhiên,
định kiến giới đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người, không thể ngày một ngày hai
dễ dàng xóa bỏ.

Nhận thấy những rào cản của vấn đề này, CHẠM Team xây dựng dự án "Phá Kén"
nhằm mục đích nâng cao nhận thức về định kiến giới nữ, phê phán cũng như cảnh tỉnh
tới những người còn lối sống và suy nghĩ bảo thủ, lạc hậu, không tôn trọng giới nữ.
Điều đó khiến cho những người phụ nữ dần thu hẹp mình lại, chấp nhận mất đi những
quyền lợi của bản thân, cố gắng chịu đựng từng ngày.

Dự án cũng muốn truyền tải thông điệp tích cực đến những người phụ nữ, cuộc sống
là của chính bạn, phải biết yêu thương bản thân, mạnh mẽ đấu tranh để dành lấy một
cuộc sống tốt đẹp hơn thay vì chịu đựng những hành động xấu. Vì bạn chính là một
người phụ nữ tuyệt vời nhất.

Dự án xây dựng dưới video ngắn, đăng trên các trang mạng xã hội, với mong muốn
tiếp cận đến nhiều đối tượng cũng như muốn biết cảm nhận của mọi sau khi xem xong
dự án.

I. GIỚI THIỆU
1. Vấn đề hiện tại.

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và
năng lực của nam hoặc nữ. Các định kiến giới thường là không đúng, không phản ánh
đúng khả năng thực tế của từng người và thường giới hạn những gì mà xã hội cho
phép hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện.

Toxic femininity (tính nữ độc hại) được hiểu là những chuẩn mực giới được mong
đợi ở người nữ, là khái niệm quy định họ phải dịu dàng, ít nói, và phục tùng sự thống

5
trị và thái độ hung hãn ở người nam. Rất nhiều những tiêu chuẩn đó đã dần trở nên
quen thuộc, thậm chí bình thường với chúng ta. Ví dụ nữ giới như phải biết sinh con
trai, làm việc nội trợ,...

Cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo những áp lực vô hình về những khuôn mẫu,
những áp đặt của xã hội lên những người phụ nữ. Nữ giới khi gặp những vấn đề này
họ thường im lặng và có xu hướng không chia sẻ với ai rồi chịu đựng một mình. Điều
này khiến họ ngày càng stress, áp lực và luôn có những suy nghĩ tiêu cực.

2. Tình trạng hiện nay.

Vấn đề về định kiến giới nói chung đang dần được cải thiện nhưng nó vẫn còn tồn tại
trong xã hội ngày nay. Khi đề cập đến định kiến giới, chúng ta có suy nghĩ ngay đến
định kiến về giới nữ, họ luôn là nạn nhân của những vụ bạo hành, xâm hại tình dục.
Trong gia đình, phụ nữ không có tiếng nói, không được coi trọng, còn rất nhiều gia
đình mang nặng tư tưởng ‘trọng nam khinh nữ’.

3. Mục đích nghiên cứu.

“Phá Kén” ra đời với mong muốn sẽ là tấm gương phản chiếu chân dung cuộc sống
của khá nhiều nữ giới Việt Nam. Với việc thấu hiểu nhỏ nhoi về những khó khăn, bất
công mà nữ giới phải đối mặt. Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức về định kiến giới
nữ nhằm thức tỉnh một bộ phận có định kiến với phái nữ trong xã hội. Phê phán
những người, gia đình truyền thống còn có suy nghĩ bảo thủ, lạc hậu, với những lời lẽ
ảnh hưởng đến phái nữ.

CHẠM biết sản phẩm của tụi mình sẽ không phải là tiên dược giúp loại bỏ hẳn được
những định kiến đã ăn sâu trong tư tuy mà chỉ có thể là nguồn động lực ,là bạn đồng
hành giúp nữ giới nhận ra rằng “định kiến” mãi chỉ là những lời nói, suy nghĩ tiêu cực
và bạn hoàn toàn có khả năng hành động để chống lại nó. Hãy luôn tin vào bản thân,
làm điều mình muốn đó chính là mục đích cao nhất mà bọn mình mong muốn nữ giới
hướng tới.

4. Phạm vi.

6
Dự án “Phá kén” hướng đến đối tượng nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 16 đến 50
tuổi, là những người đang trực tiếp nhìn thấy cũng như chịu ảnh hưởng bởi những
định kiến vô lý của xã hội.
Dự án được thực hiện online, tiếp cận chủ yếu đến sinh viên Đại học FPT, đến các hội
nhóm ở Facebook. Đồng thời dự án cũng tiếp cận người xem nên nền tảng Youtube,
Tik Tok.

II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN


1. Nghiên cứu tổng quan về định kiến nữ giới.

Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò
và năng lực của nam hoặc nữ.

Tính nữ độc hại đề cập đến việc tuân theo hai phân giới tính để nhận được giá trị có điều kiện
trong các xã hội phụ hệ. Đó là một khái niệm hạn chế phụ nữ hợp tác, thụ động, phục tùng
tình dục, nhẹ nhàng và coi giá trị của họ từ vẻ đẹp hình thể trong khi làm hài lòng đàn ông.

Các khuôn mẫu giới có các thành phần mô tả, hoặc niềm tin về cách nam và nữ thường hành
động, cũng như các thành phần quy định, hoặc niềm tin về cách nam giới và nữ hành động.
Ví dụ, phụ nữ được cho là đang nuôi dưỡng và tránh sự thống trị, và đàn ông được cho là tác
nhân và tránh sự yếu đuối.

Các định kiến giới có thể khác nhau ở các vùng khác nhau, các nước khác nhau phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán…

Ở nhiều nước châu Á, bất bình đẳng giới đặc biệt nghiêm trọng. Bất bình đẳng giới ở châu Á
đã lan rộng trong lịch sử châu lục và vẫn là một vấn đề trong xã hội hiện đại. Ở Trung Quốc,
Chính sách Một con từ lâu của chính phủ , mặc dù không còn hiệu lực ngày nay, đã tạo ra sự
mất cân bằng giới tính nghiêm trọng với tỷ lệ 120 nam trên 100 nữ trong dân số Trung Quốc.
Nhìn chung, ở châu Á, ít hơn 20% những người làm chính trị là phụ nữ. Tuy nhiên, trong khi
tỷ lệ đại diện chính trị cho phụ nữ ở châu Á thấp, thì tỷ lệ này đang tăng lên. Các nỗ lực xóa
đói giảm nghèo cũng ngày càng bắt đầu để hỗ trợ phụ nữ thông qua việc tiếp cận giáo dục và
các khoản vay vi mô.

7
Ở nước ta một số định kiến giới cho rằng: Phụ nữ là phụ thuộc, yếu đuối, thụ động, nội trợ là
công việc của phụ nữ, vợ phải nghe lời chồng, nữ nuôi dạy con cái, nội trợ,...

Định kiến giới chủ yếu tác động tiêu cực tới cơ hội phát triển, thăng tiến của nữ vì các đa
phần các định kiến này là các định kiến tiêu cực đối với nữ. Những định kiến này cũng gây ra
không ít thiệt thòi cho phụ nữ về tinh thần, vật chất và còn là nguyên nhân tác động tới tình
trạng bạo lực gia đình.

2. Tác động của định kiến nữ giới đến với sức khỏe tinh thần, vật lý của họ.
Bất bình đẳng giới có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần trên toàn thế giới. Một số tác
động tâm lý của bất bình đẳng giới bao gồm mức độ căng thẳng, lo âu, trầm cảm và rối loạn
căng thẳng sau sang chấn (PTSD) cao hơn ở phụ nữ.

So với nam giới, phụ nữ:


● nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cao gấp đôi
● nguy cơ mắc chứng rối loạn hoảng sợ cao gấp đôi
● khoảng hai lần khả năng bị trầm cảm trong suốt cuộc đời của họ
● Khả năng mắc chứng rối loạn ăn uống cao gấp 4–10 lần
● nhiều hơn hai lần khả năng phát triển PTSD
● có nhiều khả năng cố gắng tự tử hơn, mặc dù nam giới có nguy cơ tử vong do tự tử
cao hơn 3,63 lần

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là 1 trong số các quốc gia xóa bỏ khoảng cách
giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược bình đẳng
giới. Tuy nhiên, vấn đề định kiến giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn còn nhiều nhức nhối, tỷ lệ
phụ nữ bị xâm hại, bạo lực còn ở mức rất cao.
- Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì giai đoạn từ năm 2011 - 2015,
số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe,
được hỗ trợ chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia là 120.452 lượt
người. Con số này năm 2016 là 18.104 lượt người, năm 2017 là 14.972 lượt người,
năm 2018 là 8.580 lượt người, năm 2019 là 7.838 lượt người.
- Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy:
Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) phải chịu ít nhất 1 hoặc nhiều hình thức bạo
lực do chồng bạn tình gây ra trong đời và 31,6% bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng
qua.

8
- Một nửa phụ nữ bị chồng bạo lực chưa bao giờ kể với bất kỳ ai. Hầu hết phụ nữ
(90,4%) bị bạo lực thể xác hoặc tình dục do chồng bạn tình gây ra không tìm kiếm bất
kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền. Bạo lực đối với phụ nữ gây ra những
hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu tài liệu và video về định kiến giới.
Nghiên cứu qua tài liệu:
- Để xây dựng nội dung cho video, nhóm đã tìm kiếm các định kiến phổ biến về nữ giới
thông qua những tài liệu trên mạng. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã trực tiếp đi hỏi những
người nữ giới xung quanh về những định kiến mà họ phải trải qua.

Hình 1: Những định kiến về phái nữ


Nghiên cứu qua video:
- Ngoài tìm kiếm trên web, nhóm còn tìm hiểu thêm những chia sẻ về định kiến nữ giới
của các trang youtube để có thêm những góc nhìn và hiểu biết mới về vấn đề xã hội này.

9
Hình 2: Chương trình định kiến giới qua kênh HTV9

10
Hình 3: Định kiến giới khuôn mẫu của Welgrow TV.

2. Phương pháp phân tích


Đầu tiên nhóm xây dựng một video trailer có nội dung về những định kiến về giới nữ và
những điều mà người phụ nữ phải chịu đựng để dự đoán mức độ phản ứng và quan tâm của
mọi người đối với dự án “Phá Kén”.
Bước tiếp theo nhóm xây dựng một video để phản ánh và truyền tải những nội dung về
chủ đề này. Sau đó nhóm đăng video dự án “Phá Kén” lên các phương tiện truyền thông
(facebook, tiktok, youtube). Tiếp theo nhóm tạo một bảng khảo sát để thu thập thông tin, bao
gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân, các câu hỏi liên quan đến video, mức độ hài lòng với
hình ảnh nội dung, âm thanh và thông điệp muốn truyền tải.
Khảo sát được diễn ra theo hình thức trực tuyến. Kết thúc khảo sát nhóm thu được 158
mẫu khảo sát. Tất cả đều là những câu hỏi có giá trị đem lại lợi ích trong việc khảo sát thông
tin và đánh giá mức độ thành công của dự án.

IV. KẾT QUẢ DỰ ÁN


1. Kết quả

11
Trong quá trình thực hiện dự án “Phá Kén”, CHẠM đã cho ra mắt hai video với chủ đề
về định kiến đối với phái nữ. Đầu tiên là video “Coming soon”, mục đích là thông báo ngày
ra mắt của video chính thức. Thứ hai là video chính thức, ra mắt vào ngày 20 tháng 04 năm
2022. Nội dung của video thứ hai là lên án định kiến giới nữ còn tồn tại trong xã hội ngày nay
và đưa ra một số giải pháp. Sau đây là bảng thống kê về mức độ thương tác của hai sản phẩm
video của nhóm.

Địa điểm đăng tải Lượt xem Lượt tương tác Lượt share

Facebook cá nhân 1000 104 79

Youtube 23 4 0

Tiktok 1416 12 0

Tổng 2439 120 79

Bảng 1: Thông tin lượt tương tác video “coming soon”.

Hình 4.1: Video “coming soon” qua nền tảng youtube.


4.2: Video “coming soon” qua nền tảng tiktok.
4.3: Video “coming soon” qua nền tảng facebook.

12
Địa điểm đăng tải Lượt xem Lượt tương tác Lượt share

Facebook cá nhân 1400 300 135

Youtube 24 4 0

Tiktok 1533 13 0

Tổng 2957 317 135

Bảng 2: Thông tin lượt tương tác video chính thức.

Hình 5.1: Video chính thức qua nền tảng tiktok.


5.2: Video chính thức qua nền tảng facebook.
5.3: Video chính thức qua nền tảng youtube.

2. Phân tích
a. Độ tuổi người tham gia khảo sát.

Độ Tuổi Dưới 16 tuổi Từ 16 đến 25 Từ 25 đến 35 Từ 35 đến 50 Trên 50 tuổi

13
tuổi tuổi tuổi

Số lượng 5 115 28 6 4

Tỷ lệ 3,2% 72,8% 17,7% 3,8% 2,5%

Bảng 3: Độ tuổi người tham gia khảo sát.

Biểu đồ 1: Độ tuổi người tham gia khảo sát

Nhìn vào biểu đồ ta dễ dàng nhận thấy tất cả độ tuổi đều tham gia khảo sát. Dự án tiếp
cận cao với độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi (72,8%) cao gấp 22 lần so với độ tuổi dưới 16 (3,2%),
gấp 21 lần đối với người từ 25 đến 35 tuổi (3,4%) và gấp 29 lần với độ tuổi trên 50 (2,5%).
Từ đó cho thấy, dự án đã tiếp cận thành công đến đối tượng mục tiêu chính là nhóm người từ
16 đến 50 tuổi (94,3% người được khảo sát).
b. Giới tính của người tham gia khảo sát

Giới tính Nam Nữ Khác

Số lượng 73 82 3

14
Tỷ lệ 46,2% 51,9% 1,9%

Bảng 4: Giới tính của người tham gia khảo sát

Biểu đồ 2: Giới tính của người tham gia khảo sát

Nhìn chung tất cả giới tính đều tham gia khảo sát. Dự án đã thành công tiếp cận được
nhóm đối tượng hưởng lợi chính, bên cạnh đó các nhóm đối tượng khác cũng biết đến và
tham gia khảo sát. Tuy hướng đến nữ giới nhưng dự án đã tiếp cận được với đối tượng là nam
giới khá cao.
Tỷ lệ nam giới tham gia khảo sát chiếm 42.2%, tỷ lệ nữ giới tham gia khảo sát là
51,9%. Ở giới tính khác, chỉ có 1,9% người tham gia khảo sát ít hơn nam giới tới 22 lần và
nữ giới là 27 lần.
c. Tình trạng mối quan hệ với nhận định mức độ định kiến giới tại Việt Nam

Không nghiêm trọng bình thường Rất nghiêm trong

Đã kết hôn 12 4 5

Đã ly hôn 1 2 2

Đang hẹn hò 17 17 9

Độc thân 29 30 8

Tỷ lệ 41,8% 40.5% 17,7%

15
Bảng 5: Tình trạng mối quan hệ với nhận định mức độ định kiến giới tại Việt Nam

Biểu đồ 3: Tình trạng mối quan hệ với nhận định mức độ định kiến giới tại Việt Nam

Nhìn chung mức độ định kiến giới nữ tại việt nam không quá nghiêm trọng. Nhận định mức
độ định kiến giới tại Việt Nam ở mức độ không nghiêm trọng và bình thường là cao nhất
(41,8% và 40,5%) đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy mức độ về định kiến giới tại Việt
Nam đã đang được thay đổi và nâng cao hơn về mọi mặt. Mức độ rất nghiêm trọng chiếm tỷ
lệ ít (17,7%) đây là đối tượng mà dự án muốn hướng đến nhất.
d. Đánh giá về định kiến nữ giới theo độ tuổi

Độ tuổi và đánh giá về


định kiến giới Xấu Bình thường Tốt Cả hai mặt tốt và xấu

Dưới 16 tuổi 1 3 1 0

Từ 16 đến 25 tuổi 54 25 8 28

Từ 25 đến 35 tuổi 10 0 3 4

Từ 35 đến 50 tuổi 2 3 1 0

16
Trên 50 tuổi 0 2 0 2

Tỷ lệ 42,4% 27,8% 8,2% 21,5%

Bảng 6: Đánh giá về định kiến nữ giới theo độ tuổi

Biểu đồ 4: Định khiến giới nữ tốt hay xấu.

Biểu đồ 5: Đánh giá về định kiến nữ giới theo độ tuổi

17
Đa phần những người được khảo sát cho rằng định kiến phái nữ là xấu, không tạo ra
được giá trị tích cực cho xã hội. Trong khảo sát cũng cho thấy rằng một số bộ phận nhỏ
(8.2%) cho rằng định kiến nữ giới là tốt. Theo đó, họ nghĩ định kiến về giới nữ giúp tạo ra
một khuôn mẫu mà phái nữ buộc phải làm theo.
e. Đánh giá mức độ hiệu quả giải pháp của nhóm đưa ra trong video.

Độ tuổi và đánh giá Không Bình Rất hữu


về định kiến giới hữu ích Ít hữu ích thường Khá hữu ích ích

Dưới 16 0 0 1 0 4

Từ 16 đến 25 tuổi 2 2 5 21 85

Từ 25 đến 35 tuổi 0 1 0 3 24

Từ 35 đến 50 tuổi 0 0 0 0 6

Trên 50 tuổi 0 0 0 0 4

Tỷ lệ 1.2% 1.9% 3.7% 15.1% 77.8%

Bảng 7: Đánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp được đưa ra theo độ tuổi

Nhìn về tổng quan, mức độ hữu ích giải pháp mà nhóm đề qua trong video đạt tỷ lệ cao (tỷ lệ
hữu ích trở lên đạt 92,9%), tỷ lệ đánh giá giải pháp của nhóm ít hữu ích chiếm phần ít (7,1%)
đây cũng cũng là động lực để nhóm làm việc tốt hơn nữa cho các dự án tiếp theo.

18
Biểu đồ 6: Đánh giá mức độ hiệu quả của giải pháp được đưa ra theo độ tuổi

f. Đánh giá hiệu quả của dự án và giới tính.

Thay đổi cái nhìn về định kiến giới Có Không

Nữ 72 3

Nam 65 8

Khác 2 1

Tỷ lệ 92.40% 7,6%

Bảng 8: Đánh giá hiệu quả của dự án và giới tính

19
Biểu đồ 7: Đánh giá độ hiệu quả dự án sau khi xem video.

Có thể kết luận rằng dự án “Phá Kén” của CHẠM Team đã có đóng góp phần nào vào
phá định kiến giới nữ (tỷ lệ thay đổi cái nhìn về định kiến giới theo hướng tích cực đặt
92,4%), tuy còn tỷ lệ nhỏ có phản hồi không tốt về dự án (7,6%) nhưng nhóm sẽ luôn cố gắng
để để cho ra một dự án tốt hơn trong tương lai.

V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


1. Kết luận
- Video “Phá Kén” đã đạt được mục tiêu mong muốn. Truyền tải được đúng như những
gì nhóm dự án đã đề ra từ khi thành lập, xây dựng video theo đúng như kịch bản.
Được mọi người từ nhiều độ tuổi đặc biệt là các bạn trẻ đón nhận và đánh giá tốt về
dự án.

- Về truyền thông đã tiếp cận được nhiều người trên các nền tảng như Facebook và
Tiktok. Tuy nhiên nền tảng Youtube chưa tiếp cận được nhiều người.

- Việc quan tâm và tìm hiểu đến định kiến phái nữ của mọi người hiện nay là khá ít. Đa
phần nam giới sẽ không để ý về vấn đề này quá nhiều.

- Tình trạng mọi người bắt gặp phải định kiến phái nữ trong xã hội còn khá nhiều.

20
- Trong các yếu tố thì yếu tố thông điệp được mọi người hưởng ứng và quan tâm nhiều
nhất.

2. Đề xuất
- Tiếp cận đến các đối tượng lớn tuổi hơn, trên 50 tuổi để giúp họ thấu hiểu được những
nỗi đau, suy nghĩ mà phụ nữ phải chịu đựng.

- Dự án cần cải thiện hình ảnh đa dạng hơn, âm thanh cần rõ ràng không bị tiếng ồn,
chọn nhạc phù hợp với video sẽ gây cảm hứng cho người xem nhiều hơn.

- Nếu có nhiều thời gian, sẽ tiếp cận đến các hội nhóm gia đình, hội nhóm phụ nữ để có
được những đóng góp và cái nhìn khách quan của mỗi người cho dự án.

- Dự án nên thêm vài chi tiết hướng tới nam giới giúp nam giới nhận thức hơn về định
kiến phái nữ.

Phụ Lục
- Facebook: https://www.facebook.com/tr.hwyn/videos/702384340959536
- Tiktok:https://www.tiktok.com/@cham_team?
fbclid=IwAR2reqBpehZzWv2f77xmbTAox7Ajz-
G9pS0iANCdTiXwNL9IUrrEHOuI7Iw
- Youtube:https://www.youtube.com/channel/UCHPQFIqs5ewGrXPYBSCCsaQ/
featured

- Form khảo sát: https://docs.google.com/forms/d/1LGv-JqTUJt-


LYPQKG3TKHKYTqGAvVb2dmgtJWsp6QtA/prefill

21
- Quá trình làm dự án: https://docs.google.com/document/d/1rRtW9Y7WfZTCeo-
dxAEjsIFU00ywu1j5unHmTYiH7AY/edit

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22
1. ORIGINAL RESEARCH article/ “Comparing Prescriptive and Descriptive Gender
Stereotypes About Children, Adults, and the Elderly”/ Xem ngày 27 tháng 4 năm
2022
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyg.2018.01086/full

2. suckhoedoisong.vn/ “Xóa bỏ định kiến giới góp phần giảm mất cân bằng giới tính khi
sinh”/ Xem ngày 27 tháng 4 năm 2022
https://suckhoedoisong.vn/xoa-bo-dinh-kien-gioi-gop-phan-giam-mat-can-bang-gioi-tinh-khi-
sinh-169211129161906037.htm
3. borgenmagazine/ “Gender inequality in asia”/ Xem ngày 27 tháng 4 năm 2022
https://www.borgenmagazine.com/gender-inequality-in-asia/
4. medicalnewstoday/ “psychological effects of gender inequality”/ Xem ngày 27 tháng
4 năm 2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/psychological-effects-of-gender-
inequality#statistics
5. elle.vn/ “6 ĐỊNH KIẾN SAI LẦM VỀ PHỤ NỮ, HỌ KHÔNG PHẢI LÀ PHÁI
YẾU”/ Xem ngày 27 tháng 4 năm 2022
https://www.elle.vn/quan-diem-cong-dong/dinh-kien-sai-lam-ve-phu-nu-ho-khong-phai-la-
phai-yeu
6. wegrowTV/ “Khuôn mẫu giới - Định kiến giới: Thế nào là gái với trai?/ Xem ngày 27
tháng 4 năm 2022
https://www.youtube.com/watch?v=KZD1dlZC9jI
7. leminhtien/ “Định kiến Giới | Bất bình đẳng Giới”/ Xem ngày 27 tháng 4 năm 2022
https://www.youtube.com/watch?v=QTwsIzu6EDs

23
24

You might also like