You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

BÀI TẬP GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THÔNG ĐIỆP NỮ QUYỀN TRONG BỘ


PHIM HOẠT HÌNH FROZEN 2

Nhóm 2

Lớp Truyền thông đa phương tiện K22

Môn học Nghiên cứu truyền thông

Giảng viên hướng dẫn Đỗ Thị Hà Phương

1
2
DANH SÁCH NHÓM

Họ và Tên MSSV

Phạm Gia Tuệ 2256050068

Ngô Cao Phương Vy 2256050083

Mai Yến Nhi 2256050053

Trịnh Nữ Uyển Nhi 2256050055

3
MỤC LỤC

4
MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số, việc truyền tải các thông điệp về nữ
quyền thông qua các phương tiện truyền thông không còn quá xa lạ đối với công
chúng. Trải qua nhiều giai đoạn, khái niệm nữ quyền ngày một mở rộng, lan tỏa khắp
thế giới đưa đến nhiều góc nhìn cũng như quan niệm về vấn đề này. Trong bài nghiên
cứu “Phong trào nữ quyền tại Ấn Độ năm 1947” của Nguyễn Lê Thy Hương đã chỉ ra,
“Nữ Quyền” là sự nhận thức về sự gia trưởng, sự bóc lột và áp bức ở cá cấp độ vật
chất và tư tưởng đối với lao động, sự sinh sản và tình dục của phụ nữ trong gia đình, ở
nơi làm việc và trong xã hội nói chung, là hành động có ý thức của phụ nữ và nam
giới làm thay đổi tình trạng đó (Kamla Bhasin). Ở Việt Nam, Hoàng Bá Thịnh định
nghĩa, “Nữ Quyền” là quyền của phụ nữ và hiểu đầy đủ thì đó là đấu tranh cho quyền
bình đẳng của phụ nữ. Với niềm tin dựa trên nguyên tắc cho rằng phụ nữ phải có các
quyền và cơ may trong cuộc sống như nam giới về chính trị. Tóm lại, ta có thể hiểu
“Nữ Quyền” là sự đấu tranh cho bình đẳng của nữ giới so với nam giới trên nhiều
phương diện chính trị, kinh tế, xã hội…

Thông điệp nữ quyền ngày càng được chú trọng trong các tác phẩm văn hóa,
đặc biệt là phim hoạt hình. Nhóm đối tượng mà các thông điệp này truyền tải không
chỉ giới hạn ở người trưởng thành, người già hay vị thành niên mà còn bao gồm cả các
em nhỏ. Sự xuất hiện của các nhân vật nữ mạnh mẽ, độc lập trong các phim hoạt hình
như Mulan, Brave, Pocahontas và gần đây nhất là Frozen 2 đã góp phần thay đổi nhận
thức về vai trò giới của trẻ em. Những nhân vật này không chỉ là hình mẫu lý tưởng
cho các bé gái mà còn là nguồn cảm hứng cho các bé trai về một xã hội bình đẳng, nơi
mọi người đều có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

Theo Vũ Thanh Hùng trong bài nghiên cứu “Nghệ thuật tạo hình trong phim
hoạt hình của đạo diễn Ngô Mạnh Lân”, hoạt hình là một thể loại của loại hình điện
ảnh nhưng có một cá tính độc lập và riêng biệt. Dưới ngòi bút của nhà sản xuất, phim
hoạt hình trở thành một thế giới tưởng tượng đầy tính tự do và sáng tạo cả về đề tài,

5
nội dung và cách thức xây dựng nhân vật. Tính linh hoạt trong ngôn ngữ hoạt hình
chính là yếu tố chính để các thông điệp cốt lõi trong phim được các em nhỏ tiếp nhận
một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Thông qua đó, việc giáo dục trẻ em gái về vấn đề
tự nhận thức được quyền lợi được bình đẳng của bản thân sẽ không còn là vấn đề quá
khó khăn so với thời đại trước kia.

Nghiên cứu cách xây dựng nhân vật trong phim hoạt hình Disney, cụ thể là
phim hoạt hình Frozen 2, trước nhất; nghiên cứu này đã góp phần làm phong phú
thêm lý thuyết về xây dựng nhân vật, nhất là những bộ phim lấy nữ chính làm nhân
vật trung tâm. Không những thế, nghiên cứu này còn góp phần giúp các nhà sản xuất
học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn sáng tác phim hoạt hình Việt Nam, nâng
cao nghiệp vụ công tác đạo diễn ở nước nhà. Xa hơn, phân tích thông điệp nữ quyền ở
hình tượng nhân vật giúp hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục bình đẳng giới cho trẻ
em. Nhà sản xuất phim và nhà giáo dục có thể kết hợp và đề xuất phương pháp giáo
dục hiệu quả thông qua phim hoạt hình. Như vậy, đề tài “Phân tích thông điệp nữ
quyền trong bộ phim Frozen 2 (Disney)” được lựa chọn bởi tính tính lý luận, và giá trị
lý thực tiễn cao, hứa hẹn mang lại kết quả hữu ích trong nhiều lĩnh vực.

1.2 Giới thiệu về thuyết Mã hóa - Giải mã của Stuart Hall

Mô hình Mã hóa và Giải mã xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1973 bởi nhà
nghiên cứu Stuart Hall. Trong bài luận “Encoding and Decoding in the Television
Discourse”, Stuart Hall nhắc đến mô hình này như một phương thức sáng tạo, lan tỏa
và giải mã các thông điệp truyền thông. Lý thuyết này cho rằng mỗi công chúng có sự
giải mã khác nhau về các thông điệp mà mình tiếp nhận được dựa trên bối cảnh văn
hóa, mức thu nhập và trải nghiệm của cá nhân. Từ đó, những thông điệp mà nhà sản
xuất mã hóa vào nội dung sẽ được giải mã theo nhiều cách khác nhau bởi những
người tiếp nhận có góc nhìn khác nhau. Dựa theo nghiên cứu của mình, Stuart Hall
phân loại các kiểu giải mã của công chúng như sau:

Thứ nhất, Dominant Hegemonic Position (Đồng tình): Công chúng thừa nhận
và đồng ý với ý nghĩa định trước của tác phẩm.

6
Thứ hai, Oppositional Hegemonic Position (Đối lập): Công chúng hiểu nhưng
không đồng tình với ý nghĩa có sẵn vì trái với thái độ và niềm tin của họ.

Thứ ba, Negotiated Hegemonic Position (Thương lượng/Đối lập): Công chúng
phân tích, đánh giá thông điệp để cố gắng chấp nhận ý nghĩa thông điệp.

Thứ tư, Aberrant Decoding (Lầm lạc, khác thường): Công chúng tiếp nhận sản
phẩm tác phẩm theo một cách không mong đợi, tạo nên ý nghĩa hoàn toàn sai lệch.

II. Hướng nghiên cứu của đề tài


2.1. Đề xuất các hướng nghiên cứu
Sau khi xem xét mọi phương diện, nhóm nghiên cứu đề xuất các hướng nghiên
cứu như sau:
Thứ nhất, phân tích thông điệp nữ quyền dựa trên hình tượng nhân vật chính.
Thứ hai, phân tích thông điệp dựa trên nội dung của phim hoạt hình Frozen 2
Thứ ba, so sánh phim Frozen 2 với (các) bộ phim hoạt hình khác có nhân vật
trung tâm là nữ.
2.2. Lựa chọn hướng nghiên cứu
Sau khi tiến hành đánh giá tính khả thi, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa
chọn hướng nghiên cứu “Phân tích thông điệp nữ quyền dựa trên hình tượng nhân vật
Elsa trong bộ phim hoạt hình Frozen 2”. Việc lựa chọn hướng nghiên cứu này xuất
phát từ một số lý do sau:
Thứ nhất, việc phân tích một nhân vật cụ thể sẽ giúp giải thích thông điệp nữ
quyền một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. So với đánh giá chung chung về nội dung toàn
bộ bộ phim, việc tập trung vào một nhân vật cụ thể đã đi sâu vào các khía cạnh cụ thể
của thông điệp nữ quyền thể hiện qua hình tượng nhân vật.
Thứ hai, thông điệp của phim sẽ được phản ánh rõ nhất thông qua nhân vật
chính. Trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, nhân vật chính thường đóng vai trò là người
thể hiện rõ ràng nhất các thông điệp mà tác giả muốn truyền tải - mà Elsa của Frozen
2 cũng không ngoại lệ.
Thứ ba, Elsa là một nhân vật được yêu thích và có mức độ nhận biết rộng rãi.
Mức độ phổ biến của nhân vật này có thể giúp nhóm nghiên cứu dễ dàng thu thập

7
được nhiều dữ liệu liên quan đến nhân vật này, từ đó có thể đưa ra những phân tích
chính xác hơn.
Về lý thuyết nghiên cứu, nhóm lựa chọn mô hình mã hóa - giải mã của Stuart
Hall vì một số lý do như sau:
Thứ nhất, lý thuyết của Stuart Hall cung cấp cơ sở để phân tích quá trình mã
hóa (tạo dựng thông điệp) của nhà sản xuất phim Disney và giải mã (tiếp nhận thông
điệp) của công chúng. Ngoài ra, việc nghiên cứu dựa trên lý thuyết này cũng giúp ta
hiểu rõ hơn vai trò của phim hoạt hình trong việc giáo dục trẻ em về bình đẳng giới.
Thứ hai, lý thuyết này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu ban đầu thông điệp
được Disney mã hóa trong hình tượng nhân vật Elsa và cách thức công chúng mã hóa
nó. Qua đó, nhóm nghiên cứu có thể chỉ ra được cách thức mà thông điệp nữ quyền
được thể hiện trong bộ phim.
Bên cạnh việc phân tích thông điệp nữ quyền thông qua hình tượng nhân vật
Elsa, nhóm nghiên cứu sẽ chỉ ra các kiểu giải mã của công chúng đối với nhân vật này.
III. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
3.1. Nhóm tài liệu nghiên cứu liên quan đến phim Disney
Disney và các tác phẩm phim hoạt hình của ông là chủ đề nghiên cứu phổ biến
trong giới học thuật, thu hút sự chú ý của nhiều học giả, nghiên cứu sinh và sinh viên
trên toàn cầu. Những năm gần đây, Disney đã có bước chuyển mình trong quá trình
làm phim của mình khi hãng bắt đầu thay đổi hình ảnh các nàng công chúa từ nhẹ
nhàng, giỏi nữ công gia chánh, không dám phản kháng trước những thế lực xấu xa trở
nên mạnh mẽ, trưởng thành và độc lập hơn. Có thể điểm qua một vài công trình
nghiên cứu về nhân vật, cách xây dựng nhân vật trong phim của Disney như sau:
Bàn về vấn đề nữ quyền trong phim Disney, trước tiên phải đề cập đến công
trình nghiên cứu có tên “Feminist Outlooks at Disney Princess's” của tác giả Nicole
Sawyer. Bài nghiên cứu này đã khám phá ra cách các bộ phim Disney định hình sự thể
hiện bản dạng giới và vai trò giới; đồng thời phân tích một số bộ phim kinh điển để
chỉ ra tác động của chúng đến nhận thức về giới của các em gái.
Ngoài ra, tác giả cũng có một cái nhìn tổng quan về các làn sóng của các nhà
nữ quyền tới các bộ phim Disney, kể từ khi bộ phim công chúa đầu tiên - Snow White
được phát hành vào năm 1937. Từ đó, hãng phim Walt Disney đã bổ sung những thay

8
đổi đối với các công chúa như Belle, Tiana… Lắng nghe ý kiến của làn sóng nữ
quyền, các nhà sản xuất phim Disney đã cân nhắc tạo ra các sản phẩm phù hợp hơn
với thời đại ngày nay.
Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là đánh đồng tất cả những người theo
chủ nghĩa nữ quyền thành một nhóm có quan điểm đồng nhất. Chủ nghĩa nữ quyền là
một phong trào rộng lớn với nhiều nhánh, quan điểm và mục tiêu khác nhau. Đối với
một số người theo chủ nghĩa nữ quyền, một số yếu tố trong phim Disney có thể phù
hợp với quan điểm của họ, nhưng yếu tố đó có thể không phù hợp với quan điểm của
một số nhà nữ quyền khác.
Phân tích thông điệp nữ quyền thông qua hình tượng nhân vật còn có bài luận
“Brave: A Feminist Perspective on the Disney Princess Movie” của tác giả Danielle
Morrison. Bài luận này đã phân tích thông điệp về nữ quyền thông qua công chúa
Merida - nhân vật nữ chính trong phim hoạt hình Brave ở nhiều phương diện như đặc
điểm ngoại hình, cách ăn mặc, tính cách, mối quan hệ... để chỉ rõ những điểm khác
biệt, nổi bật của Merida so với các công chúa trước đó của Disney. Theo Morrison,
Merida là một hình tượng vượt ra ngoài khuôn khổ định kiến về nữ giới và hình tượng
công chúa truyền thống trong các bộ phim của Disney, và Brave là một bước tiến lớn
của Disney khi tập trung hướng tới những khía cạnh tích cực của người phụ nữ và đề
cao các thông điệp nữ quyền. Bài luận cũng góp phần khẳng định vai trò quan trọng
của việc phân tích hình tượng nhân vật trong phim hoạt hình để hiểu rõ hơn về thông
điệp nữ quyền được truyền tải.
Bên cạnh đó, bài luận cũng nêu và phân tích tác động của việc xây dựng hình
tượng Merida lên nhận thức của trẻ em và phụ nữ. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở
việc phân tích tác động đến trẻ em và phụ nữ mà chưa xét đến đối tượng người xem là
nam giới. Đồng thời bài luận cũng chưa chỉ ra được các luồng ý kiến giải mã của công
chúng đối với các thông điệp về nữ quyền được truyền tải thông qua cách xây dựng
nhân vật công chúa Merida.
3.2. Nhóm tài liệu liên quan đến phim Frozen 2
Bài nghiên cứu “Audience reception analysis of Elsa's leadership in Disney
Frozen 2” của tác giả Yunia Anindya đã phân tích cách Elsa đại diện cho hình tượng
người phụ nữ lãnh đạo (women's leadership) trong xã hội hiện đại ngày nay thông qua

9
việc khai thác các khía cạnh tính cách và đặc điểm của nhân vật này xuyên suốt trong
bộ phim.
Trong một bài khảo sát, Anindya đã cho người tham gia xem một đoạn clip giới
thiệu về nhân vật Elsa dài 2 phút và sau đó, họ sẽ phải trả lời các câu hỏi về ý kiến,
quan điểm của họ đối với việc Disney đã xây dựng hình tượng người nữ độc lập,
mạnh mẽ như Elsa trong bộ phim của họ. Những người tham gia bài khảo sát có hoàn
cảnh, môi trường sống, thái độ, trải nghiệm và giá trị sống khác nhau, từ đó tác giả đã
sử dụng lý thuyết mã hoá - giải mã của Stuart Hall để xác định và phân tích các câu trả
lời của họ.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này cũng tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu.
Thứ nhất, bài khảo sát do tác giả thực hiện chỉ có 61 người tham gia trả lời và họ nằm
trong độ tuổi 19-23 tuổi, đều là sinh viên đại học, có trình độ học vấn cao và được tiếp
xúc với nền giáo dục hiện đại. Chính vì vậy, các quan điểm, phản ứng của công chúng
được phân tích trong bài nghiên cứu này chưa thật sự mang tính bao quát và khách
quan vì không bao hàm được ý kiến của đa dạng khán giả. Thứ hai, bài nghiên cứu
đang chỉ liệt kê những đặc điểm tính cách của Elsa mà chưa đi sâu vào phân tích
những khía cạnh khác của nhân vật này như ngoại hình, cử chỉ, thái độ, lời nói, hành
động... Đồng thời, trong phần giải mã của công chúng, tác giả chỉ liệt kê và phân loại
câu trả lời của người tham gia khảo sát mà chưa phân tích chi tiết các phản ứng đó
cũng như …………… Thứ ba, các nhân vật phụ trong phim (Anna, Olaf, Kristoff,...)
cùng các yếu tố khác cũng có sự ảnh hưởng đến tính cách lãnh đạo, độc lập của Elsa
nhưng vấn đề trên chưa được làm rõ trong bài nghiên cứu này.
Bài nghiên cứu “Disney Frozen: Challenging the Traditional Gender Roles of
Disney Princess” của tác giả Novia Ardellia Putri đã so sánh chi tiết, phân tích rõ ràng
tính cách của hai nhân vật Elsa và Anna trong bài nghiên cứu. Từ đó tác giả đưa ra
quan điểm về sự thay đổi trong vai trò của các công chúa Disney ở giai đoạn mới. Các
công chúa Disney không còn phụ thuộc, ỷ lại vào nam giới, ngược lại những nàng
công chúa được xây dựng một hình tượng mạnh mẽ nhưng cũng đầy lòng nhân ái.
Hơn thế nữa, tác giả cũng đã có sự phân tích về các bộ phim hoạt hình Disney thông
qua từng giai đoạn. Từ đó làm bật lên nét khác biệt ở bộ phim Frozen so với các phim
như Mulan, Aladin, Snow White… ở các giai đoạn trước.

10
Tuy nhiên, bài nghiên cứu đang gặp phải hạn chế khi tác giả chỉ tập trung nhìn
vào điểm tốt trong nét tính cách của nhân vật Anna và đưa ra những lời phê phán đối
với cách xây dựng nhân vật Elsa. Khi phân tích một nhân vật, người nghiên cứu nên
có cái nhìn khách quan đối với cách thiết lập mà nhà sản xuất gán lên nhân vật ấy, tức
là nhìn vào cả mặt tốt lẫn mặt chưa hoàn thiện về mọi khía cạnh của nhân vật ấy. Mỗi
công chúng có cách nhìn nhận nhân vật theo một cách riêng vậy nên việc bài nghiên
cứu chỉ dừng lại ở việc so sánh mặt tốt của nhân vật Anna và mặt xấu của nhân vật
Elsa khiến cho luận điểm đề tài thiếu tính bao quát và thuyết phục.
3.3. Tiểu kết
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã tập trung khai thác về thông điệp nữ quyền
dựa trên các lý thuyết đa dạng. Tuy nhiên, chúng vẫn còn một số hạn chế cần được
khắc phục để có cái nhìn toàn diện hơn. Đầu tiên phải kể đến, các bài nghiên cứu chưa
đi sâu vào phân tích các chi tiết đơn lẻ như cử chỉ, lời nói, các phức cảm và nội tâm
của nhân vật, cũng như chưa khai thác sâu và toàn diện về mọi mặt của nhân vật này.
Bên cạnh đó, các tài liệu nghiên cứu chưa phân tích được về phía cách tiếp nhận và
giải mã thông điệp ở công chúng. Ngoài ra, các tài liệu nghiên cứu về chủ đề này chủ
yếu đến từ nước ngoài, trong khi tại Việt Nam, số lượng nghiên cứu về chủ đề này còn
hạn chế. Điều này dẫn đến việc thiếu đi những góc nhìn và đánh giá phù hợp với bối
cảnh văn hóa Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhận thấy nghiên cứu về thông điệp nữ quyền thông qua nhân vật Elsa còn
nhiều tiềm năng phát triển, nhóm nghiên cứu quyết định tập trung vào những hướng
nghiên cứu đi sâu vào phân tích vào hình tượng nhân vật Elsa. Không những thế, theo
mô hình mã hóa - giải mã của Stuart Hall, bài nghiên cứu sẽ tập trung ở cả hai phía
nhà sản xuất và công chúng tiếp nhận. Đây là hướng nghiên cứu có tính ứng dụng và
thực tiễn cao.
IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Sau khi xem xét bao quát, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn (các) câu hỏi
nghiên cứu như sau:
Câu hỏi 1: Thông điệp nữ quyền được Disney truyền tải như thế nào thông qua
nhân vật Elsa trong phim Frozen 2?

11
Câu hỏi 2: Công chúng giải mã thông điệp nữ quyền như thế nào trong phim
Frozen 2 dựa theo lý thuyết sự tiếp nhận của công chúng (audience reception theory)
của Stuart Hall?

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Lê Thy Hương (2014). Phong trào nữ quyền tại Ấn Độ sau 1947 (Mã số
60 31 06 01) [Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội]. VNU e.repository.

[2] Phạm Hoàng Mai. (2021). Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình
Walt Disney. (Mã số 9 21 02 31). [Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sân khấu - Điện
ảnh Hà Nội]. skda.edu.vn.

[3] Yunia Anindya, (2021). Audience reception analysis of Elsa's leadership in


Disney’s Frozen 2. LITERA KULTURA: Journal of Literacy and Cultural Studies,
9(2), 32-38.

[4] Novia Ardellia Putri (2022). Disney Frozen: Challenging the Traditional Gender
Roles of Disney Princesses. LITERA KULTURA: Journal of Literacy and Cultural
Studies, 10(2), 59-67.

[5] Morrison, D. (2014). Brave: A Feminist Perspective on the Disney Princess Movie.
[Senior Project, California Polytechnic State University]. DigitalCommons@CalPoly.

[6] Sawyer, N. (2011). Feminist Outlooks at Disney Princess's. Journal of James


Madison University, 13, 1-19.

13

You might also like