You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN

BÀI BÁO CÁO


MÔ-TÍP NGƯỜI ANH-NGƯỜI EM TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
VIỆT NAM

Nhóm thực hiện : Tổ 3


Lớp : 10 Anh

Bồng Sơn, tháng 10 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1. Đặng Quỳnh Như
2. Phạm Diễm Hương
3. La Hoàng Linh
4. Lê Thảo Ly
5. Trương Lan Nhi
6. Nguyễn Phương Thảo
7. Lê Thanh Sang
8. Nguyễn Tấn Vỹ
9. Nguyễn Anh Quân
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...4
1. Lí do chọn đề tài.…………………………………………………….4
1.1. Cơ sở khoa học.……………………………………………..4
1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………4
1.3. Sức hấp dẫn của đề tài………………………………………4
2. Mục đích nghiên cứu.………………………………………………..5
3. Câu hỏi nghiên cứu.………………………………………………….5
4. Phương pháp nghiên cứu.……………………………………………5
II. NỘI DUNG……………………………………………………………….5
1. Khái quát về truyện cổ tích và khái niệm mô-típ……………………5
1.1. Khái quát về truyện cổ tích………………………………….5
1.2. Khái niệm mô-típ……………………………………………6
2. Phân tích một số câu chuyện………………………………………...5
2.1. Ăn khế trả vàng……………………………………………...5
2.2. Hai anh em Bính và Đinh…………………………………...6
2.3. Hà Rầm Hà Rạc……………………………………………..7
3. Mô-típ chung…………………………………………………….…..8
III. KẾT LUẬN
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. MỞ ĐẦU
Trong kho tàng văn học dân gian, truyện cổ tích luôn được xem là một trong
những thể loại có sức sống lâu bền nhất. Mỗi câu chuyện được mài dũa một
cách cẩn thận để rồi tỏa sáng rực rỡ trong vườn hoa văn học như một viên
ngọc quý, vượt lên sự băng hoại của thời gian với một dáng vẻ, sắc đẹp riêng.
Tất cả hội tụ lại tạo nên sự đa dạng, phong phú của thể loại cổ tích trong
truyện kể dân gian Việt Nam. Nằm trong mạch nguồn chung của thể loại, mô-
típ người anh - người em là sản phẩm sáng tạo tất yếu, phản ánh khát khao và
ước vọng của con người về việc cái thiện chiến thắng cái ác trong mọi thời
đại.
Bài viết dưới đây không chỉ tập trung tìm hiểu về truyện cổ tích nói chung mà
chính là tập trung khai thác, phân tích những biểu hiện độc đáo, giá trị và vị
trí mô-típ người anh - người em qua một số câu chuyện cổ tích liên quan.
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Sức hấp dẫn của đề tài:
Những truyện cổ tích xuất hiện mô-típ người anh, người em cùng với quan
niệm kỳ ảo của dân gian về thế giới đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt với bạn
đọc ở mọi lứa tuổi. Trí tưởng tượng không giới hạn của nhân dân đã làm nên
các câu chuyện hấp dẫn với sự đan xen giữa tính xác thực và hoang đường kỳ
ảo, lãng mạn bay bổng mà mở ra vô vàn vấn đề nhân đạo, giàu triết lý nhân
sinh.
1.2. Nét đặc trưng và màu sắc riêng biệt của đề tài (Cơ sở khoa học):
Đứng trước những biến động lớn lao đã và đang diễn ra, con người từ ngỡ
ngàng đã dần dần bộc lộ nhu cầu được khám phá, nhận thức. Tuy nhiên, suy
nghĩ của con người trong thời đại cổ tích vẫn chưa đủ để phân tích và khái
quát những vấn đề mới mẻ và phức tạp. Vì lẽ đó, việc tiếp cận những đề tài
quen thuộc như gia đình là phương án tối ưu và dễ hiểu.
1.3. Tầm quan trọng và lợi ích tiềm năng (Cơ sở thực tiễn):
Những biểu hiện độc đáo ở nhiều phương diện đã khẳng định giá trị và vị trí
của kiểu truyện người anh - người em trong kho tàng cổ tích Việt Nam. Đồng
thời, điều này cho thấy đây thực sự là đối tượng nghiên cứu cần phải được
khám phá một cách cụ thể và nghiêm túc.
Đặc biệt, trong chương trình giáo dục và đào tạo tri thức trẻ của đất nước, văn
học dân gian nói chung và thể loại cổ tích nói riêng luôn được chú trọng. Vì
vậy, tiếp cận một kiểu truyện độc đáo trong kho tàng cổ tích đồ sộ của dân tộc
chính là chìa khóa để nâng cao năng lực tự nghiên cứu, cảm thụ văn học và
trau dồi kiến thức nền tảng lẫn chuyên môn.
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
Mô-típ người anh - người em trong truyện cổ tích Việt Nam.
1.5. Phạm vi nghiên cứu:
Bài báo cáo được thực hiện qua việc tìm hiểu, phân tích các câu chuyện cổ
tích liên quan đến đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về mô-típ truyện không chỉ có ý nghĩa xác định vai trò, nhiệm vụ
của nó trong việc hình thành và phát triển cốt truyện mà đó còn là chìa khóa
giúp ta thấy được quan niệm nghệ thuật về con người và lý tưởng thẩm mỹ
của nhân dân lao động. Bên cạnh đó, việc khám phá và tìm hiểu sâu sắc hơn
những khía cạnh khác của thể loại cũng là một việc làm ý nghĩa và cần thiết
để rút ra kết luận chung bao hàm những bài học giá trị về đạo đức và lối sống.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
* Công thức chung cho kiểu nhân vật người anh trong mô-típ người anh-
người em là gì?
* Công thức chung cho kiểu nhân vật người em trong mô-típ người anh-người
em là gì?
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp: Tổng kết, nghiên cứu tài liệu, phân tích, so sánh, đối
chứng được chúng tôi sử dụng trong quá trình triển khai dự án.
II. NỘI DUNG
1. Khái quát về truyện cổ tích và khái niệm mô-típ:
1.1. Khái quát về truyện cổ tích:
* Khái niệm
Cổ tích, còn có tên là đồng thoại hay truyện thần tiên, là một thể loại văn học
tự sự được dân gian sáng tác, có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ
tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ
yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ,
người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường có phép
thuật, hay bùa mê.
* Đặc trưng
Bắt đầu câu chuyện thường có câu mở màn "Ngày xửa ngày xưa". Đôi khi,
kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích (với câu kết là: "... và họ
sống hạnh phúc mãi mãi về sau") cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng
Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tích, đúng
là cổ tích !
Người kể chuyện kể lại nó và được người nghe tiếp nhận trước hết như một
sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng. Đồng thời, bộc lộ sự
liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn
ngữ, tính chất của cốt truyện, mô-típ, hình tượng nghệ thuật, v.v.
Truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc
truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu
trừ hoặc bị chế giễu.
Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị
bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những
điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có
những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện
tự nhiên tùy từng dân tộc.
* Phân loại
- Cổ tích thần kỳ: Truyện cổ tích thần kì giai đoạn đầu thường gắn với thần
thoại và có ý nghĩa ma thuật như dũng sĩ diệt trăn tinh cứu người đẹp; đoạt
báu vật thần thông, v.v
- Cổ tích sinh hoạt: Thường trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật
chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng.
- Cổ tích loài vật: Có nhân vật chính là các loài vật với thủ pháp nhân hóa,
đây là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất.
- Thể loại khác: Ngoài 3 nhóm truyện cổ tích nói trên, có thể bắt gặp thể loại
cổ tích mang tính chơi khăm, quấy đảo, trêu chọc.
* Bản chất:
Khuyên nhủ, dạy bảo con người dưới hình thức lí thú và nhiều khi ngụ ý một
cách bóng bẩy.
Ca ngợi và bênh vực cho đạo đức con người thông qua nhân vật lí tưởng - là
người tài năng và có nhân cách vượt trội song là những con người nhỏ bé, số
phận bất hạnh. Đặc biệt mang những giá trị đạo đức, tài năng của nhân dân
nên họ nhận được sự giúp đỡ từ các thế lực thần kỳ và thường được thử thách
về đạo đức và tài năng. Chính sự thử thách này là thước đo đánh giá nhân vật
đồng thời tạo nên tình huống truyện. Ví dụ như các nhân vật được thử thách
lòng tốt, sự trung thực, không tham lam: Cây khế, Sự tích con khỉ,…
Để làm nổi bật phẩm chất của nhân vật lí tưởng, truyện cổ tích thường xây
dựng cốt truyện gồm hai tuyến thiện – ác, tốt – xấu, người anh – người em,
hay nhân vật giả mạo,… Từ sự đối lập này, làm nổi bật lên nhân phẩm và tài
năng của nhân vật chính.
1.2. Khái niệm mô-típ:
Khái niệm:
Mô-típ (tiếng Anh: motif) là một công thức có tính ước lệ, biểu trưng nghệ
thuật của một cốt truyện và thường được lặp đi, lặp lại, có sự giống nhau qua
các câu chuyện cổ tích. Nó là những mẫu khái quát có đặc điểm là tính đồng
nhất. Thuật ngữ mô-típ thường có quan hệ giữa đề tài và cốt truyện. Mô-tip
có thể là hạt nhân của cốt truyện.
Những mô típ thường gặp ở các câu chuyện cổ tích Việt Nam:
- Mô-típ thần thoại bao gồm mô-típ dũng sĩ diệt thú dữ (Thạch Sanh, Chàng
Sính)
- Mô-típ trút lốt thuộc kiểu truyện người mang lốt, mang đậm dấu ấn của nghi
lễ trưởng thành, nghi lễ tẩy rửa của con người ở thời cổ
- Mô-típ sinh đẻ thần kỳ trong kiểu truyện người mang lốt (Sọ Dừa)
- Mô-típ phân chia gia tài trong kiểu truyện người anh-người em.
2. Phân tích một số câu chuyện:
2.1. Truyện “Ăn khế trả vàng”:
2.2. Truyện “Hai anh em Bính và Đinh”:
2.3. Truyện “Hà Rầm Hà Rạc”:
3. Mô-típ chung:
Bất kể nhìn từ góc độ nào thì truyện cổ tích người anh, người em điều mang
trong mình một hơi thở chung, một mô-típ giống nhau. Chính điều này đã góp
phần tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của mô-típ truyện người anh – người em.
Từ việc phân tích, nghiên cứu các câu chuyện trên, ta có thể rút ra những kết
luận mang tính xác đáng và khách quan.
* Nhân vật người anh:
- Hoàn cảnh:
Không khó để nhận ra rằng người anh luôn trong tư thế của một nhân vật
phản diện. Họ mang danh “ con trưởng”, là người lớn hơn, có quyền, có thế
hơn, để rồi cho phép mình bắt nạt, ức hiếp, cướp đi quyền lợi của người em -
một người “thấp cổ, bé họng”, không thua không kém người dưng.
- Tính cách:
Người anh có tính cách xấu xa, lười biếng, tham lam. Điều này được thể hiện
rõ trong việc phân chia tài sản khi bố mẹ đã qua đời. Người anh mưu mô sẵn
sàng vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên lương tâm, đạo đức và nhân phẩm con
người để chiếm đoạt gần như toàn bộ tài sản, giúp mình sống trong nhung
lụa, nhà cao cửa rộng, bỏ mặc em mình nghèo khó, thiếu thốn về vật chất. Họ
tìm đủ mọi cách để lợi dụng, lừa gạt người em: “Của cha mẹ để lại, có giống
đực, giống cái và giống con. Giống cái và giống con thì phần tao, giống đực
khỏe mạnh thì phần cho mày.” (Hà rầm hà rạc). Rốt cuộc, tài sản mà người
em được hưởng chỉ là một con dao rựa cùn – đồ vật mang giới tính đực duy
nhất trong nhà.
- Kết cục:
Như một điều tất yếu, người anh luôn phải trả giá rất đắt bằng một cái chết
thỏa đáng chính bởi sự đố kị, tham lam vô độ và lòng dạ hiểm ác của mình.
- Công thức chung:
Bố mẹ mất → Phân chia tài sản → Giành phần hơn → Bắt chước thành
công của người em + Tính cách tham lam, mưu mô  Thất bại + Bị trừng
phạt

* Nhân vật người em:


- Hoàn cảnh:

Đây là nhân vật trung tâm của cả câu chuyện. Tuy nhiên, họ lại luôn là thành
viên yếu thế, thấp cổ bé họng. chịu nhiều bất công, thua thiệt. Không chỉ chịu
sự ghẻ lạnh, hành hạ bạc đãi, người em còn là nạn nhân của sự bóc lột, chiếm
đoạt gia tài. Xét về địa vị và hoàn cảnh sống, đối lập với người anh, người em
là kẻ nghèo khó, không tài sản, không nơi nương tựa. Trong khối tài sản mà
cha mẹ để lại, cái mà họ có được chỉ là những thứ kém giá trị: “mảnh vườn
nhỏ cằn cỗi và cây khế” ( Truyện Cây khế) hay “con dao rựa cùn” ( Truyện
Hà rầm hà rạc). Dù vậy, người em vẫn chấp nhận thua thiệt về mình, không
một lời ta thán mà chỉ lặng lẽ, cần cù làm việc.

- Tính cách:

Nét tính cách nổi bật và đáng quý nhất của người em là hiền lành, thật thà,
trung thực. Trước những việc làm đầy toan tính của người anh, người em
càng thể hiện rõ bản chất vô tư, trong sáng. Họ đặc biệt tin tưởng vào anh
mình - nhưng chính điều này đã vô tình đẩy bản thân họ trở thành nạn nhân
của quyền lực và sự tham lam không điểm dừng. Tính cách của người em
thực chất là sự nhấn mạnh và đề cao những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà
nhân dân muốn hướng tới trong đời sống thực tế; đồng thời bộc lộ lý tưởng
thẩm mỹ, khát vọng cải tạo xã hội. Và người em là một hình mẫu lý tưởng hội
tụ đầy đủ phẩm chất đạo đức mà dân gian muốn đề cao.
- Kết cục:

Nhờ tính cách lương thiện và sự chăm chỉ, nỗ lực của bản thân cùng sản
phẩm từ đôi bàn tay chai sạn mà người em đã có cơ hội gặp gỡ với những
nhân vật mang ý nghĩa kỳ ảo (chim thần, thần tiên…). Sau khi được giúp đỡ,
cuộc sống người em dần khấm khá, sung túc và nhận được cái kết có hậu.
Nhìn chung nhân vật người em được xây dựng theo chiều hướng lý tưởng hóa
hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của dân gian.
- Công thức chung:
Bố mẹ mất → Phân chia tài sản → Chịu bất công, thiệt thòi → Nỗ lực sống,
siêng năng làm việc + Sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên + Tính cách thật thà,
chất phác  Được ban thưởng + Sống hạnh phúc

III. KẾT LUẬN


1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
Với mô-típ như trên, những câu truyện cổ tích nói chung và truyện về người
anh, người em nói riêng luôn mang tính giáo dục cao, hình thành nhân cách
cho con trẻ từ khi còn nhỏ, hướng con người đến chân, thiện mỹ, là cơ sở ban
đầu để xây dựng một xã hội văn minh, công bằng.
2. Các kết quả đã đạt được:

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://vhnt.org.vn/he-thong-nhan-vat-co-tich-trong-kieu-truyen-nguoi-em/
https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ph%C3%A1t_ng
%C3%B4n&action=edit&redlink=1

You might also like