You are on page 1of 9

MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................1


1.1. MỤC ĐÍCH CỦA BÀI BÁO CÁO VÀ LÍ DO CHỌN LOẠI HÌNH NHÂN VẬT.
........................................................................................................................................2
2.1. XUẤT THÂN NHÂN VẬT....................................................................................4
2.2. DIỄN BIẾN CÂU CHUYỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT.................................4
2.3. LỰC LƯỢNG ĐỐI LẬP - NHÂN VẬT PHẢN DIỆN...........................................6
a. CÁC CHI TIẾT KÌ ẢO...........................................................................................6
b. CÁI KẾT CỦA NHÂN VẬT..................................................................................7
2.4. SỨC SỐNG LÂU BỀN, SỰ TÁI SINH TRONG SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH VÀ
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI...................................................................................................7

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]: Wikipedia, bài viết Trẻ mồ côi.

[2]: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam),
danh mục “Bài viết tạp chí”.

[3]: Tác phẩm “The Mysterious Society” (“Thế giới kỳ bí của ngài Benedict”).

[4]: Bài viết của tác giả Jennifer Marer.

[5]: Công trình “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Lê Chí Quế.

[6]: “Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam -
Lào” (trang 47).

[7]: Bài viết Bi kịch phận người trong “Sóng mồ côi” - Báo Người lao động.

[8]: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (website).

[9]: Bài viết “Phim về trẻ bụi đời Việt Nam gây chú ý tại LHP Cannes” - Báo
sức khoẻ và đời sống.

1
I. MỞ ĐẦU

1.1. MỤC ĐÍCH CỦA BÀI BÁO CÁO VÀ LÍ DO CHỌN LOẠI HÌNH NHÂN
VẬT.

Truyện cổ dân gian là một phần quan trọng của di sản văn hóa, thể hiện tinh thần, triết
lý sống và quan niệm về đạo đức của mỗi dân tộc. Hơn nữa, điểm đặc sắc và độc đáo
của mỗi truyện cổ dân gian nằm ở cách xây dựng hình tượng nhân vật nhằm khơi gợi
giá trị về mặt tư tưởng, nội dung và nghệ thuật, truyền tải những thông điệp ý nghĩa.
Có vô số hình tượng nhân vật nổi vật được lấy làm motif chung xuất hiện trong nhiều
truyện, như bà tiên, ông bụt hay kiểu nhân vật xấu xí, con riêng, mẹ kế,... Mỗi kiểu
nhân vật đều không được xây dựng một cách ngẫu nhiên, không có chủ đích mà đều
phải mang trong mình một sứ mệnh riêng giúp thúc đẩy câu chuyện và góp phần làm
nổi bật nội dung chính.

Trong số đó, hình tượng người mồ côi thường xuyên xuất hiện với nhiều khía cạnh
khác nhau. Người mồ côi là kiểu nhân vật thường xuyên xuất hiện trong truyện cổ dân
gian. Đây là motif không xa lạ đối với truyện cổ tích dân gian Việt Nam, khi ở phần
mở đầu truyện, nhân vật thường được đặt vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo. Đây
chính là một trong những thử thách tiêu biểu của nhân vật người mồ côi, đó cũng là
bàn đạp làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của nhân vật chính diện. Chính vì vậy, hình
tượng này mang đến cho người đọc nhiều bài học quý giá về cuộc sống, có sức sống
lâu bền và bất diệt qua thời đại. Đây cũng là lý do chính của việc chúng em lựa chọn
tìm hiểu về hình tượng nhân vật mồ côi trong truyện cổ dân gian.

1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH, LÝ DO VÀ Ý NGHĨA CỦA HÌNH


TƯỢNG NHÂN VẬT MỒ CÔI.

Trẻ mồ côi là người mà không có cha mẹ bởi vì cha mẹ họ đã chết, đã mất tích hoặc
đã bỏ rơi họ vĩnh viễn. Theo cách sử dụng thông thường, chỉ có những đứa trẻ đã mất
cả cha lẫn mẹ, hay là bị cha mẹ bỏ rơi tại thời điểm họ chưa trưởng thành, thì được
xem là trẻ mồ côi, và tình trạng mồ côi kéo dài suốt đời họ (Wikipedia). Một số nhân
vật người mồ côi trong truyện cổ dân gian: Thạch Sanh (Thạch Sanh), Cuội (Chú
Cuội cung Trăng), Khoai (Cây tre trăm đốt), Đa Đa (Sự tích chim Đa Đa), Tích Chu
(Cậu bé Tích Chu).

Nhân vật Benedict của nhà văn Lee Stewart trong tác phẩm “The Mysterious Society”
(“Thế giới kỳ bí của ngài Benedict”) có một lời thoại bày tỏ quan điểm về lý do cho
sự thiết lập của nhân vật mồ côi: “Tôi không thể để bất cứ đứa trẻ nào còn người thân
gặp nguy hiểm. Dù có chuyện nghiêm trọng đến đâu đi nữa, cha mẹ nào cũng sẽ từ
chối đưa con vào chỗ nguy hiểm và họ nên như thế.” Đây là một cách lý giải độc đáo
khi đề cao tình cảm thiêng liêng của gia đình đối với những truyện đặt nhân vật vào

2
tình thế nguy hiểm, gian nan đến mức đặt cược cả tính mạng. Nếu như những nhân vật
đó còn có cha mẹ, có lẽ sẽ thật khó xử khi tác giả phải đặt bút viết về nỗi đau buồn và
day dứt của cha mẹ họ (không bao gồm các trường hợp nhân vật có cha mẹ không
xứng chức, tức không có tình yêu thương dành cho con cái). Thêm vào đó, có một ý
kiến có mục đích khá tương đồng đối với ý kiến trên: “Bằng việc cho nhân vật chính
là trẻ mồ côi, các nhà văn có thể tạo ra sự tương phản giữa phần mở đầu cô đơn và cái
kết hạnh phúc dành cho nhân vật. Tình cảm những nhân vật có được từ gia đình mới
chỉ được nêu bật lên khi họ từng trải qua sự thiếu thốn tình thương trong cuộc sống
trước đây. Và dù cho những nhân vật này ngay từ đầu không có một gia đình, họ chắc
chắn đã tự tay xây dựng nên cho mình một tổ ấm trong lòng người đọc được họ truyền
cảm hứng.” (Trích bài viết của tác giả Jennifer Marer). Nhìn chung, lý do xây dựng
hình tượng của nhân vật mồ côi đều xoay quanh hai yếu tố: đề cao phẩm chất, đạo đức
của nhân vật, tình cảm gia đình và là thử thách cho nhân vật đồng thời thể hiện quan
điểm, sự ủng hộ của nhân dân đối với một xã hội công bằng, khát vọng về một xã hội
ấm no.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

2.1. XUẤT THÂN NHÂN VẬT.

Đối với hầu hết các truyện có nhân vật chính là trẻ mồ côi, phần mở đầu sẽ có xu
hướng giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật: “Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi
còn nhỏ” hay “mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé”,… Theo đánh giá từ Viện Nghiên
cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), danh mục “Bài viết tạp
chí”: “Nguồn gốc xuất thân và cuộc đời của các nhân vật đều sống lẻ loi, không tài
sản, không nơi nương tựa, luôn bị ức hiếp. Nhân vật thiếu một cuộc sống gia đình
bình thường, bị đẩy vào cảnh sống côi cút, bị bóc lột sức lao động, hơn nữa còn bị giết
hại.”

Các nhân vật mồ côi thường có xuất thân từ những gia đình nghèo khó nhưng có cha
mẹ nhân hậu, phúc đức, không có quá nhiều chi tiết được miêu tả khi cha mẹ còn sống
(nhân vật cổ tích Thạch Sanh, Khoai), hay cũng có những nhân vật có giới thiệu về
xuất thân chi tiết, thông tin bao gồm cả cha mẹ và thời gian khi họ còn gia đình (nhân
vật truyền thuyết, thần thoại Chử Đồng Tử). Điểm chung của các nhân vật này là đều
có hoàn cảnh cơ cực, nghèo khó, đáng thương đến cùng cực. Sau khi cha mẹ không
còn, Chử Đồng Tử chỉ còn một thân một mình và “chiếc khố vải độc nhất che thân
thay nhau mặc” mà cha để lại, chàng phải sống chui sống lủi giữa sông nước, bị buộc
phải rời khỏi và xa lánh cộng đồng của mình. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ
tích cùng tên dẫu là thái tử mà Ngọc hoàng phái xuống nhưng truyện lấy bối cảnh
chính là nhân gian (chàng đã đầu thai làm người), xuất thân của chàng vẫn là một gia
đình nghèo khổ, “mình trần đóng khố” và nơi gốc đa chỉ có một lưỡi búa để gây dựng
cuộc sống cho qua ngày qua tháng. Trong truyện “Cây tre trăm đốt”, anh Khoai chỉ là
3
một nhân dân cơ cực trong làng, cha mẹ lại mất sớm, phải đi làm thuê cho nhà phú
ông. Như vậy, có thể thấy nhân vật mồ côi trong truyện cổ dân gian thường được xây
dựng là một người đón nhận hết những khổ cực, đau thương và bất hạnh. Họ thường
xuất hiện trong những giai cấp bị áp bức, bị lãng quên hoặc bị coi thường trong xã hội,
như nông dân, thợ rèn, thợ may; xuất thân trong một hoàn cảnh khó khăn, đầy éo le,
phải tự lập từ sớm… Họ thường phải đối mặt với sự cô đơn, những khó khăn, thử
thách,...

Nhưng hình tượng này không được thiết lập để vùi dập hay châm biếm nhân vật mà
lại là điểm sáng của câu chuyện, làm nổi bật những vẻ đẹp đáng trân trọng khác - nét
đẹp tâm hồn và những phẩm chất đáng quý. Trong một số truyện cổ tích, hình tượng
này còn được xây dựng nhằm mục đích thể hiện quan điểm “ở hiền gặp lành” và “tốt
gỗ hơn tốt nước sơn” của nhân dân ta lúc bấy giờ.

2.2. DIỄN BIẾN CÂU CHUYỆN VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT.

Trong công trình “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Lê Chí Quế đã khẳng định
“thân phận đứa trẻ mồ côi là đề tài quan trọng trong hệ thống truyện cổ tích thần kì.”
Việc xây dựng một nhân vật mồ côi có thể dẫn đến nhiều bước ngoặt độc đáo cho
truyện nhưng đồng thời vẫn giữ được nét đẹp chung, nét đẹp được tôn vinh của thời
đại.

Những nhân vật mồ côi thường được thiết lập với những khổ đau, cơ cực của đời
người và cũng có một tâm hồn trong trẻo, không bị nhiễm thói đời và cuốn theo vòng
xoáy tà ác của các lực lượng đối lập. Ở các nhân vật mồ côi, luôn có thể thấy được vẻ
đẹp của sự kiên cường và nỗ lực không ngừng nghỉ, cùng với những phẩm chất tốt đẹp
của con người Việt Nam. Có nhiều ý kiến phân tích cho rằng đây là các chi tiết được
sử dụng để cân bằng thiết lập nhân vật ban đầu, không để cho nhân vật nghiêng theo
cán cân khổ cực đến mức sa đọa hay hưởng mọi vinh hoa phú quý mà không có lấy
một thử thách, khó khăn. Đây không phải một ý kiến phổ biến, cụ thể về kiểu nhân vật
mồ côi nhưng cũng là một cách lý giải độc đáo cho một số thiết lập nhân vật truyện
mồ côi trong truyện cổ tích.

Tuy vậy, vẫn có nhiều nhân vật mồ côi không được xây dựng theo motif chung: cậu
bé Tích Chu trong truyện cổ tích cùng tên là đứa trẻ mồ côi ở với bà, cậu không được
thiết lập hình tượng người cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo ngay từ đầu mà phải trải qua
gian truân khi bà hóa thành cánh chim mà đi mất thì cậu mới nhận ra mình đã thật vô
tâm và rồi hiếu thảo, yêu thương bà nhiều hơn trước. Đây cũng là một kiểu xây dựng
nhân vật không quá hiếm khi đặt nhân vật vào khó khăn để rồi rút ra bài học ý nghĩa,
cốt lõi vẫn là đề cao những giá trị, phẩm chất tốt được đề cập đến.

4
Nói về các phẩm chất đáng trân trọng của nhân vật mồ côi, một số điểm tốt mà có thể
nhắc đến là sự cần cù lao động, hiền lành chất phác, ngay thật, có thẻ nói là đặc trưng
của những người nông dân thời ấy (anh Khoai trong “Cây tre trăm đốt”). Đó có thể là
vị anh hùng Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên: thật thà, chất phác (tin lời Lý
Thông nhiều lần), coi trọng tình nghĩa (bị lừa thế mạng nhưng vẫn giúp Lý Thông cứu
công chúa), dũng cảm, thông minh, tài trí (diệt chằn tinh, đại bàng, những yêu quái có
nhiều phép biến hóa; xả thân cứu người bị hại), lòng nhân đạo, khoan dung (tha cho
mẹ con Lí Thông; hòa hiếu và còn thết đãi quân xâm lược thua trận). Đó có thể là
Chử Đồng Tử (nhân vật thần thoại trong “Sự tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung”)– đại
diện cho “tình yêu”, “hạnh phúc” và “sung túc”.

Đây chính là yếu tố được làm nổi bật, là nội dung được bàn luận sau cùng của hầu hết
các nhân vật chính trong truyện cổ tích (không chỉ riêng các nhân vật mồ côi). Đối với
nhân dân lao động nói riêng và tư tưởng, truyền thống được lưu truyền và gìn giữ bao
đời nay, các nhân vật với số phận khổ cực và đau thương, sinh ra với khiếm khuyết
hoặc thiệt thòi không đáng có thì luôn xứng đáng với những điều tốt đẹp, cái kết viên
mãn và hạnh phúc. Tuy nhiên, trong truyện cổ dân gian nói riêng và truyện mang mục
đích truyền bá ý nghĩa tích cực thì phẩm chất, tích cách, nhân phẩm của nhân vật
chính luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vì trong truyện cổ dân gian tôn vinh những giá
trị tâm hồn và lẽ phải, nhân vật chính là đại diện của nhân dân, là kẻ phán quyết cho
những tội ác và thói đời tiêu cực còn tồn tại. Vậy nên, đạo đức, phẩm chất của nhân
vật chính luôn được nhấn mạnh và đề cao xuyên suốt câu chuyện, và cũng có thể là đề
tài bàn luận, ý nghĩa truyền tải cuối cùng.

2.3. LỰC LƯỢNG ĐỐI LẬP - NHÂN VẬT PHẢN DIỆN.

Nhân vật thuộc phe phái đối lập với nhân vật chính thường là các nhân vật mang tính
cách và tư tưởng đối lập với phe chính diện, là yếu tố thêm thắt tạo thử thách cho nhân
vật chính và bước ngoặt cho truyện. Trong truyện cổ dân gian, các nhân vật phản diện
đối lập với nhân vật mồ côi là các nhân vật gian ác, xấu xa , luôn tìm mọi cách bóc lột,
áp bức, cướp đoạt những gì mà nhân vật mồ côi có được nhưng kết cục lại nhận lấy bi
thảm và bị trừng phạt thích đáng. Sự đối lập ở đây được thể hiện rõ ở hai mặt: điều
vốn có và kết cục. Nếu như các nhân vật mồ côi thường có thiết lập là khổ cực, bi
thương nhưng kiên cường, nhân hậu và cuối cùng có một cuộc sống viên mãn, ấm no
thì nhân vật phản diện sẽ thường được xây dựng như một nhân vật có cuộc đời sung
túc, giàu sang nhưng không có những phẩm chất tốt đẹp, và kết cục cho những kẻ như
vậy là những thất bại, báo ứng, sự trừng phạt.

Trong truyện Thạch Sanh, ta có thể thấy được lực lượng đối lập chính của Thạch Sanh
- nhân vật chính với thân phận mồ côi là Lý Thông - kẻ dối trá lừa lọc và gian ác, đã
lừa Thạch Sanh chết thay mình, hai lần cướp công của chàng Đó là phú ông trong
“Cây tre trăm đốt” - kẻ hay lừa lọc, ích kỉ, keo kiệt, giả danh người tốt buộc chàng
5
Khoai phải làm theo yêu cầu vô lý của mình. “Xây dựng nhân vật mồ côi đại diện cho
cái Thiện, cái Đẹp thì sẽ được hưởng cuộc sống hạnh phúc, còn những nhân vật phản
diện tiêu biểu cho cái Ác, cái Xấu sẽ bị trừng trị và có kết cục bi thảm. Điều này thể
hiện khát vọng của nhân dân lao động về một cuộc sống an bình, ấm no, công bằng và
bình đẳng.” (Trích “Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt
Nam - Lào” [47])

2.4. CÁC CHI TIẾT KÌ ẢO VÀ CÁI KẾT CỦA NHÂN VẬT.

a. CÁC CHI TIẾT KÌ ẢO.

Trong truyện cổ dân gian, các yếu tố kì ảo, liên quan đến thần linh luôn đóng một vai
trò quan trọng trong sự phát triển của cốt truyện. Các yếu tố kì ảo, sự xuất hiện của bà
tiên ông Bụt và sự trợ giúp đến từ tự nhiên chính là sự tôn vinh dành cho những con
người với phẩm chất và đạo đức tốt đẹp, đồng thời cũng thể hiện quan điểm của nhân
dân ta qua câu tục ngữ “ở hiền gặp lành”, rằng cái ác sẽ luôn nhận lấy sự trừng phạt
thích đáng.

Trong truyện “Thạch Sanh”, chàng đã được Ngọc Hoàng phái thiên thần xuống dạy võ
nghệ, niêu cơm của chàng có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18
nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục. Với anh
Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”, anh đã được ông Bụt giúp đỡ tìm (tạo ra) cây
tre trăm đốt khi phải làm theo yêu cầu vô lý của phú ông, và cả sự giúp đỡ của Đức
Phật đối với cô gái trong “Sự tích con khỉ”. Đó là sự hỗ trợ từ các thế lực tâm linh,
cũng thể hiện quan niệm và sự ủng hộ của nhân dân đối với việc cái ác phải bị trừng
trị.

b. CÁI KẾT CỦA NHÂN VẬT.

Sau cùng, các nhân vật mồ côi với phẩm chất tốt đẹp sẽ luôn có một cái kết viên mãn
và hạnh phúc. Phần thưởng mà nhân vật được nhận có thể xuất hiện xuyên suốt
truyện: là sức mạnh và sự trợ giúp của thần linh (Thạch Sanh trong truyện cổ tích
cùng tên, anh Khoai trong “Cây tre trăm đốt”). Đây là cơ sở và niềm động lực cho
nhân vật để cho nhân vật có thể vượt qua khó khăn của chặng đường tiếp theo. Thông
thường, phần thưởng lớn và đáng chú ý nhất là kết truyện, khi nhân vật mồ côi đã
chiến thắng các thế lực gian ác, điều đó chứng minh và bộc lộ ý nghĩa của những
phẩm chất, đạo đức của nhân vật. Điều này cũng thể hiện tư tưởng của nhân dân ta lúc
bấy giờ, truyền thống tốt đẹp “ở hiền gặp lành” và khát vọng về một xã hội ấm no,
công bằng, phản ánh lý tưởng của nhân dân lao động về một đời sống tinh thần, vật
chất và hạnh phúc của con người.

6
2.4. SỨC SỐNG LÂU BỀN, SỰ TÁI SINH TRONG SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH VÀ
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI.

Trong sự biến chuyển không ngừng của thời đại, giá trị của văn chương vẫn còn được
giữ gìn bởi các nghệ nhân “thổi lửa”. Và hình tượng nhân vật mồ côi cũng là một đề
tài, một thiết lập không bị mài mòn bởi thời gian khi hiện nay vẫn còn tồn tại các tác
phẩm bàn luận và lấy hình tượng nhân vật chính là những đứa trẻ mồ côi, thể hiện sự
quan tâm và trân trọng đối với chủ đề bất diệt này.

Điển hình là bộ phim “Sóng mồ côi” của đạo diễn Phạm Lộc, là bức tranh sinh động
của những mảnh đời và những số phận, từ thành công viên mãn cho đến chật vật với
nỗi lo toan của cơm áo gạo tiền. Điều đáng chú ý là chặng hành trình dài của hai nhân
vật chính: Ý Lam và Ý Liên, hai chị em mồ côi cha mẹ từ sớm và đi trên hai ngã rẽ
khác nhau của cuộc đời. “Bộ phim nói về thân phận bi kịch của những đứa trẻ không
có quyền chọn lựa nơi sinh ra, không có quyền lựa chọn nơi nuôi dưỡng mình. Tuy
nhiên, khi đã trưởng thành, mỗi người đều có quyền chọn con đường sống, cách sống,
hy vọng vào tương lai tươi đẹp. Điều quan trọng là họ phải giữ cho mình ngọn lửa của
tình yêu thương, nghị lực và sự quyết tâm… Phim đề cao tính nhân văn, hướng thiện,
tình nghĩa giữa người và người.” (Trích Bi kịch phận người trong “Sóng mồ côi” -
Báo Người lao động). Một bộ phim khác cũng đặc sắc không kém nói về người phụ
nữ ngoại quốc tốt bụng và tình yêu dành cho những đứa trẻ vô gia cư, trẻ mồ côi ở
Việt Nam. Nhân vật Christina Noble và Như Quỳnh đã hết lòng viện trợ và cưu mang
những đứa trẻ mồ côi, dẫn dắt người xem đi qua nhiều mảnh đời bất hạnh của “những
hạt bụi đáng thương nhất” (“trẻ bụi đời”). Những phân cảnh xúc động, chân thành đã
chạm đến nhiều trái tim, làm nổi bật lên những giá trị nhân văn cần được truyền tải.
Và trong cả bộ phim của Disney đã gắn liền với tuổi thơ của bao người - “Frozen” với
hai chị em Elsa và Anna đều mồ côi cha mẹ. Biến cố này là một niềm đau thương mất
mát nhưng cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của hai chị em, khiến cho họ dần
trưởng thành, biết cách bảo vệ nhau khi không có cha mẹ và trị vì vương quốc của
mình.

III. KẾT LUẬN

Nói chung, hình tượng nhân vật người mồ côi vẫn luôn có sức sống lâu dài trong nền
văn học nước nhà nói riêng và sân khấu điện ảnh, văn học thế giới nói chung. Thiết
lập nhân vật mồ côi mang nhiều giá trị đối với cốt truyện, tạo ra những sự kiện và thử
thách cho nhân vật, đồng thời cũng làm nổi bật và nhấn mạnh những giá trị, ý nghĩa
nhân văn được đề cập và truyền tải xuyên suốt tác phẩm như ngợi ca phẩm chất, đạo
đức tốt đẹp hay tình thương gia đình, thể hiện khát vọng và sự tôn vinh đối với một xã
hội công bằng và ấm no.

7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Wikipedia, bài viết Trẻ mồ côi.

[2]: Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam),
danh mục “Bài viết tạp chí”.

[3]: Tác phẩm “The Mysterious Society” (“Thế giới kỳ bí của ngài Benedict”).

[4]: Bài viết của tác giả Jennifer Marer.

[5]: Công trình “Văn học dân gian Việt Nam”, tác giả Lê Chí Quế.

[6]: “Môtip xây dựng nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam -
Lào” (trang 47).

[7]: Bài viết Bi kịch phận người trong “Sóng mồ côi” - Báo Người lao động.

[8]: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (website).

[9]: Bài viết “Phim về trẻ bụi đời Việt Nam gây chú ý tại LHP Cannes” - Báo
sức khoẻ và đời sống.

8
9

You might also like