You are on page 1of 2

I.

MỞ ĐẦU

1.1. MỤC ĐÍCH CỦA BÀI BÁO CÁO VÀ LÍ DO CHỌN LOẠI HÌNH NHÂN VẬT.

Truyện cổ dân gian là một phần quan trọng của di sản văn hóa, thể hiện tinh thần, triết lý
sống và quan niệm về đạo đức của mỗi dân tộc. Hơn nữa, điểm đặc sắc và độc đáo của mỗi
truyện cổ dân gian nằm ở cách xây dựng hình tượng nhân vật nhằm khơi gợi giá trị về mặt tư
tưởng, nội dung và nghệ thuật, truyền tải những thông điệp ý nghĩa. Có vô số hình tượng
nhân vật nổi vật được lấy làm motif chung xuất hiện trong nhiều truyện, như bà tiên, ông bụt
hay kiểu nhân vật xấu xí, con riêng, mẹ kế,... Mỗi kiểu nhân vật đều không được xây dựng
một cách ngẫu nhiên, không có chủ đích mà đều phải mang trong mình một sứ mệnh riêng
giúp thúc đẩy câu chuyện và góp phần làm nổi bật nội dung chính.

Trong số đó, hình tượng người mồ côi thường xuyên xuất hiện với nhiều khía cạnh khác
nhau. Người mồ côi là kiểu nhân vật thường xuyên xuất hiện trong truyện cổ dân gian. Đây là
motif không xa lạ đối với truyện cổ tích dân gian Việt Nam, khi ở phần mở đầu truyện, nhân
vật thường được đặt vào hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo. Đây chính là một trong những thử
thách tiêu biểu của nhân vật người mồ côi, đó cũng là bàn đạp làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp
của nhân vật chính diện. Chính vì vậy, hình tượng này mang đến cho người đọc nhiều bài học
quý giá về cuộc sống.

Vì vậy, đây là một hình tượng nhân vật độc đáo nên được khai thác và đánh giá, là một chủ
đề phù hợp mà đáng để tìm hiểu….

1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH.

Trẻ mồ côi là người mà không có cha mẹ bởi vì cha mẹ họ đã chết, đã mất tích hoặc đã bỏ rơi
họ vĩnh viễn. Theo cách sử dụng thông thường, chỉ có những đứa trẻ đã mất cả cha lẫn mẹ,
hay là bị cha mẹ bỏ rơi tại thời điểm họ chưa trưởng thành, thì được xem là trẻ mồ côi, và
tình trạng mồ côi kéo dài suốt đời họ (Wikipedia).

Một số nhân vật người mồ côi trong truyện cổ dân gian: Thạch Sanh (Thạch Sanh), Cuội
(Chú Cuội cung Trăng), Khoai (Cây tre trăm đốt), Đa Đa (Sự tích chim Đa Đa), Tích Chu
(Cậu bé Tích Chu).

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

2.1. XUẤT THÂN NHÂN VẬT.

Đối với hầu hết các truyện có nhân vật chính là trẻ mồ côi, phần mở đầu sẽ có xu hướng giới
thiệu về hoàn cảnh nhân vật: “Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ” hay “mẹ
Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé”,… Theo đánh giá từ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), danh mục “Bài viết tạp chí”: “Nguồn gốc xuất thân và
cuộc đời của các nhân vật đều sống lẻ loi, không tài sản, không nơi nương tựa, luôn bị ức
hiếp. Nhân vật thiếu một cuộc sống gia đình bình thường, bị đẩy vào cảnh sống côi cút, bị
bóc lột sức lao động, hơn nữa còn bị giết hại.”

Các nhân vật mồ côi thường có xuất thân từ những gia đình nghèo khó nhưng có cha mẹ nhân
hậu, phúc đức, không có quá nhiều chi tiết được miêu tả khi cha mẹ còn sống (nhân vật cổ
tích Thạch Sanh, Khoai), hay cũng có những nhân vật có giới thiệu về xuất thân chi tiết,
thông tin bao gồm cả cha mẹ và thời gian khi họ còn gia đình (nhân vật truyền thuyết, thần
thoại Chử Đồng Tử). Điểm chung của các nhân vật này là đều có hoàn cảnh cơ cực, nghèo
khó, đáng thương đến cùng cực. Sau khi cha mẹ không còn, Chử Đồng Tử chỉ còn một thân
một mình và “chiếc khố vải độc nhất che thân thay nhau mặc” mà cha để lại, chàng phải sống
chui sống lủi giữa sông nước, bị buộc phải rời khỏi và xa lánh cộng đồng của mình. Nhân vật
Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên dẫu là thái tử mà Ngọc hoàng phái xuống nhưng
truyện lấy bối cảnh chính là nhân gian (chàng đã đầu thai làm người), xuất thân của chàng
vẫn là một gia đình nghèo khổ, “mình trần đóng khố” và nơi gốc đa chỉ có một lưỡi búa để
gây dựng cuộc sống cho qua ngày qua tháng. Trong truyện “Cây tre trăm đốt”, anh Khoai chỉ
là một nhân dân cơ cực trong làng, cha mẹ lại mất sớm, phải đi làm thuê cho nhà phú ông.
Như vậy, có thể thấy nhân vật mồ côi trong truyện cổ dân gian thường được xây dựng là một
người đón nhận hết những khổ cực, đau thương và bất hạnh. Họ thường xuất hiện trong
những giai cấp bị áp bức, bị lãng quên hoặc bị coi thường trong xã hội, như nông dân, thợ
rèn, thợ may; xuất thân trong một hoàn cảnh khó khăn, đầy éo le, phải tự lập từ sớm… Họ
thường phải đối mặt với sự cô đơn, những khó khăn, thử thách,...

Nhưng hình tượng này không được thiết lập để vùi dập hay châm biếm nhân vật mà lại là
điểm sáng của câu chuyện, làm nổi bật những vẻ đẹp đáng trân trọng khác - nét đẹp tâm hồn
và những phẩm chất đáng quý. Trong một số truyện cổ tích, hình tượng này còn được xây
dựng nhằm mục đích thể hiện quan điểm “ở hiền gặp lành” và “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” của
nhân dân ta lúc bấy giờ.

You might also like