You are on page 1of 2

BÀI THẢO LUẬN NHÓM - LỊCH SỬ TÂM LÝ HỌC 1

Họ tên MSSV
1.Dương Thái Gia Hân 46.01.614.035
2. Nguyễn Thị Xuân Ái 46.01.614.001
3.Hồ Nhật Nam 46.01.614.063
4. Lê Xuân Đông 46.01.614.025
5.Châu Thị Cẩm Thơ 46.01.614.106
6.Huỳnh Thị Ngọc Nghĩa 46.01.614.070

Phân tích 05 luận điểm có thể kế thừa trong tư tưởng TLH phương Đông cổ đại

1. Học thuyết Nhân - Lễ - Chính của Khổng tử. 

a) Nội dung luận điểm

Học thuyết đưa ra ba phạm trù quan trọng của con người là Nhân (là nội dung mang
tính tích cực, là trung tâm của học thuyết), Lễ (là hình thức, là phương tiện để đạt
được nội dung), Chính danh (là cách thức để có được nội dung), và đưa ra mối quan
hệ giữa ba phạm trù này.

b) Luận điểm này xem bản chất tích cực của con người là trung tâm, có một cái nhìn
đẹp về con người và những gì mà con người hướng đến đều tích cực và tốt đẹp. Về
sau, các nhà TLH thuộc trường phái Nhân Văn cũng cho rằng con người có khuynh
hướng hiện thực hóa bản thân, đặc biệt là Roger, ông cũng cho rằng bản chất con
người là tốt đẹp và khuyến khích, xem trọng việc giúp đỡ cá nhân phát triển theo
hướng tốt đẹp ấy. Có thể nói, tư tưởng về Nhân của Khổng Tử là cơ sở để dẫn đến
cách nhìn nhận, đánh giá và hướng đi của các nhà TLH Nhân Văn sau này. 

2. Quan điểm về giáo dục của Khổng Tử.

a) Nội dung luận điểm: Tính tương cận, tập tương viễn: con người khi sinh ra thì hầu
như giống nha, chính quá trình học tập sẽ dẫn đến những sự khác nhau giữa con
người.
b) Luận điểm này thể hiện sự am hiểu sâu sắc về tâm lý con người của Khổng Tử, coi
trọng vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển tâm lý con người. Từ luận
điểm này, con người đã thấu hiểu và coi trọng sự nghiệp giáo dục, đã có nhiều phát
minh, đóng góp cho khoa học giáo dục từ nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực
TLH, các học thuyết về giáo dục cũng ra đời như: lý thuyết kiến tạo nhận thức, học
thuyết lịch sử - xã hội về sự phát triển của chức năng tâm lý cấp cao,...

3. Lý luận nhận thức của Tuân Tử


a) Nội dung luận điểm: Hiện tượng khách quan có trước, thế giới khách quan là đối
tượng của nhận thức và tri thức của con người là kết quả của quá trình hoạt động vật
chất.
b) Luận điểm mang màu sắc duy vật, nhìn nhận mối quan hệ giữa con người và thế
giới một cách khách quan. Luận điểm này là tiền đề cho những đóng góp quan trọng
trong việc nghiên cứu quá trình nhận thức, cũng như hành vi của con người trong lĩnh
vực Tâm lý học

4. Lý luận của Mặc Tử

a) Nội dung: Ông chủ trương dùng phép “tham nghiệm” để khảo sát nhận thức có
chính xác không bằng cách khảo sát tường tận từng mặt của sự vật, sử dụng phương
pháp tham khảo để đối chiếu, so sánh tìm ra chân lý....

b) Góp phần phát triển các biện pháp để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nhận thức.
Đồng thời, nó cũng nêu lên được những điều kiện cần thiết của con người khi nhận
thức thế giới hiện thực, như sự linh hoạt, năng động của đầu óc. Lý luận đó có lợi cho
nhận thức và hành động của con người. Là điều kiện để phát triển tâm lý học nhận
thức.

5. Lý luận của Trang tử:

a) Nội dung của luận điểm: : Trang Tử chủ trương thuyết tương đối làm cơ sở lý luận
cho nhân sinh quan của mình. Trang Tử đã phát triển phép biện chứng của Lão Tử
theo hướng chủ nghĩa hoài nghi và bất khả tri. Ông khẳng định tri thức là chủ quan,
không có chân lý khách quan. Cái đẹp theo ông là tương đối.

b) Luận điểm phản ánh sự suy tặn ý thức của quý tộc chủ nô. Tính chất vô chình phủ,
phi lý tính, cá nhân chủ nghĩa cùng với lối viết kiểu văn chương hấp dẫn của ông đã
lầm cho học thuyết của ông có sức lôi cuốn đặc biệt, tác động nhiều đến đời sống văn
hóa tinh thần của người dân Trung Hoa.

You might also like