You are on page 1of 11

1) Những biểu hiện chính của suy thoái đạo đức?

Về đạo đức, lối sống, theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, hiện có các biểu hiện suy thoái:
 Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không
quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn
mình.
 Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân
chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng,
thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.
 Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
 Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích,
"đánh bóng" tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy
danh hiệu".
 Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm
chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những
khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
 Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà
nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm,
sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng
phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.
 Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng
khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp
tay cho tham nhũng, tiêu cực.
 Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy
bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người
thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
 Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất
hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hoá tốt đẹp
của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

2) Tham nhũng là gì?


* Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam và với trách nhiệm người đứng đầu Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng xây dựng bộ máy tổ
chức cũng như cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính
trị - xã hội thật sự trong sạch, vững mạnh, trong đó chú trọng hơn đối với việc phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực.
ĐỊNH DANH THAM NHŨNG, TIÊU CỰC: Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi là tham ô, ít khi dùng
cụm từ “tham nhũng”, nhưng nghĩa cơ bản của hai cụm từ “tham ô”, “tham nhũng” gần giống
nhau, ở chỗ “lấy của công dùng vào việc tư”; có lúc Người nói thẳng ra là ăn cắp của công, là
gian lận; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung
để làm quỹ riêng; khai gian, lậu thuế…

* Theo Luật pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:
1. Định nghĩa về tham nhũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2018 như sau:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó
vì vụ lợi.
Trong đó:
 Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng của người có chức vụ, quyền
hạn. Đối tượng này là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không
có hưởng lương, có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định
được giao.
 Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để
đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
→ Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và
người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó
không chính đáng.

2. Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Điều 2 của Luật
Phòng, chống tham nhũng gồm:
Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; nhũng nhiễu vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử
dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi…

3) Nguồn gốc của tham nhũng?


Để tìm rõ nguồn gốc và bản chất của tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: vì
đâu mà có lãng phí và tham ô.
- Người khẳng định: “Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra lãng phí, tham ô. Kinh nghiệm chứng
tỏ rằng: ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc chắn có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh quan liêu
càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Cho nên, muốn triệt để chống tham ô, lãng phí
thì phải kiên quyết chống nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu”.
- Người đã chỉ ra: “Quan liêu là người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng.
Đối với công việc thì không điều tra, nghiên cứu kỹ lưỡng. Chỉ đạo thì đại khái, chung chung.
Không lắng nghe ý kiến của quần chúng, tác phong không dân chủ. Sợ phê bình và tự phê bình.
Không giữ đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công phụ trách… Vì vậy, ở đâu có bệnh quan
liêu thì ở đó có nạn tham ô, lãng phí”; “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên
đến cấp dưới không sát sao công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi
quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào
sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi,
đến chốn”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu
thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng,
có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô,
lãng phí” ... Đồng thời, Người còn chỉ ra nhiều căn bệnh tiêu cực khác nữa, đặc biệt là “chủ
nghĩa cá nhân” - “bệnh mẹ sinh ra nhiều bệnh con”.
Đối với chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những biểu hiện cần nhận diện: Một
là, tách rời lợi ích của cá nhân mình với lợi ích của Đảng. Hai là, chỉ vun vén cho lợi ích của cá
nhân mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân (tháng 02/1969): “Việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ
không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”. Ba là, coi cái tôi cao hơn tất
thảy, bất chấp đường lối, chủ trương, nghị quyết, quyết định, điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Trăn trở về điều này, từ năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra: “Do cá nhân chủ nghĩa
mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành
đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của
nhân dân”. Bốn là, phản bội Đảng, phản bội chế độ chính trị.

4) Tại sao những người tham nhũng thường có thu nhập cao và có địa vị
trong xã hội?
Những người tham nhũng thường có nhu cầu cao và địa vị trong xã hội vì các lý do sau:
 Quyền lực và ảnh hưởng: Việc tham nhũng thường đi kèm với việc sử dụng quyền lực và
ảnh hưởng để đạt được lợi ích cá nhân. Những người tham nhũng có thể sử dụng quyền lực của
họ để kiểm soát tài nguyên và quyết định, từ đó tạo ra địa vị và ảnh hưởng trong xã hội.
 Tiền bạc và tài sản: Hành vi tham nhũng thường đi kèm với việc thu nhận tiền bạc, tài
sản hoặc các lợi ích vật chất khác. Sự giàu có và tài sản có thể tạo ra địa vị và quyền lực trong
xã hội.
 Mạng lưới quan hệ: Những người tham nhũng thường xây dựng mạng lưới quan hệ rộng
lớn, từ đó tạo ra sự ủng hộ và ảnh hưởng trong cộng đồng xã hội.
 An ninh và bảo vệ: Quyền lực và địa vị trong xã hội cũng có thể cung cấp sự an ninh và
bảo vệ cho những người tham nhũng, giúp họ tránh khỏi trách nhiệm pháp luật và các hậu quả
của hành vi tham nhũng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tham nhũng là một con đường để đạt được thành
công xã hội bền vững, mà thậm chí nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân và xã
hội.

5) Giái pháp nào để chống tham nhũng?


Thái độ và biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tự phê bình và phê bình là “thang thuốc hay nhất” để
phòng, chống tham nhũng; phải kiên quyết, trung thực, thẳng thắn trong tự phê bình và phê bình
nhằm đích làm cho mỗi cái tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, còn phần xấu bị
mất dần đi. Tự phê bình cần làm thường xuyên như người ta rửa mặt hàng ngày; phải có lý, có
tình trên tinh thần đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đồng thời, Người nhấn mạnh tới việc kiểm
soát quyền lực; chú trọng lựa chọn những người làm công tác kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng, chọn
những người liêm khiết, biết đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết. Ngoài ra, để kiểm tra,
kiểm soát quyền lực không chỉ dựa vào lực lượng chuyên trách mà quan trọng nhất cần phải dựa
vào tai mắt của Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, việc cần phải công khai trừng trị
cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất, suy thoái để răn đe, cảnh tỉnh. Ví dụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
y án xử tử hình Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp là một điển hình nói lên tính nghiêm minh của Người trong việc phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực.

Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Toàn Đảng, toàn
dân ta đang ra sức đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để làm cho hệ thống chính trị
thực sự trong sạch, vững mạnh, làm cho đất nước tiến nhanh, bền vững hơn nữa vì mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm cho nước ta trở thành một nước hùng cường, sánh vai với
các nước phát triển trên thế giới. Gạt bỏ những trở ngại trên con đường phát triển, chống mọi
biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực thì Việt Nam mới thực sự là đất nước độc lập - tự do - hạnh
phúc như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như học thuyết Mác - Lênin đã chỉ ra.

-------------------- – BỘ CÂU HỎI THẦY MAI THÚC HIỆP – HẾT – --------------------

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN


1. Khái niệm TTHCM được ĐCSVN chính thức sử dụng khi nào (TTHCM được ĐCSVN
chính thức xác định là nền tảng lí luận của Đảng vào năm nào)?
a. Năm 1945
b. Năm 1969
c. Năm 1986
d. Năm 1991
2. Bên cạnh giá trị truyền thống của dân tộc CN Mác – Lênin, HCM còn tiếp thu lý luận nào?
a. Văn hóa phương Đông
b. Văn hóa phương Tây
c. Văn hóa nhân loại
d. Truyền thống quê hương gia đình
3. Theo HCM, mối quan hệ giữa CM thuộc địa và CM vô sản chính quốc là
a. Lệ thuộc
b. Bình đẳng
c. Chính – Phụ
d. Chủ yếu – Thứ yếu
4. Nhân tố nào quyết định sự đối đầu, xác định hoặc hòa hoãn, đoàn kết, hợp tác trong quốc
tế?
a. Lợi ích dân tộc
b. Tinh thần quốc tế vô sản
c. Lợi ích GC vô sản
d. Lợi ích khu vực
5. Theo HCM, lực lượng khối đại đoàn kết dân tộc là
a. Liên minh công – nông – trí thức
b. Toàn dân tộc
c. GC tư sản và trí thức
d. Quần chúng lao động
6. Theo HCM, tính chất nền văn hóa VN là?
a. Nhân dân, khoa học, đại chúng
b. Tiên tiến, đậm đà bản sắc
c. Dân tộc, khoa học, đại chúng
d. Nhân dân, khoa học, hiện đại
7. Tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước của HCM được hình thành trong thời kì nào?
a. Từ 1920 đến 1930
b. Từ 1930 đến 1941
c. Trước năm 1911
d. Từ 1941 đến 1969
8. “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng” ta do ai khởi thảo?
a. Phạm Văn Đồng
b. Trần Phú
c. Võ Nguyên Giáp
d. HCM
9. Khó khăn lớn nhất (đặc điểm) của VN trong thời kì quá độ lên CNXH l
a. Bị chiến tranh tàn phá
b. Không trải qua chế độ tư bản CN
c. Bị các nước tư bản bao vây cô lập
d. Xuất phát từ một nước lạc hậu
10. TTHCM về Đảng cầm quyền phát triển hoàn thiện trong thời gian nào?
a. Trước năm 1911
b. Từ 1911 đến 1920
c. Từ 1920 đến 1930
d. Từ 1945 đến 1969
11. Theo HCM, mục tiêu cuối cùng của việc giành độc lập dân tộc là
a. Mang lại tự do cho nhân dân
b. Mang lại quyền dân chủ
c. Mang lại quyền bình đẳng cho dân tộc
d. Mang lại hạnh phúc cho nhân dân
12. TTHCM được hình thành và phát triển qua mấy thời kỳ?
a. Hai thời kỳ
b. Ba thời kỳ
c. Bốn thời kỳ
d. Năm thời kỳ
13. Theo Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, TTHCM là
a. KQ của sự vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin vào điều kiện thực tế của nước ta
b. KQ của sự phát triển sáng tạo CN Mác – Lênin vào điều kiện thực tế của nước ta
c. Sự áp dụng CN Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta
d. KQ của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của
nước ta
14. Phong trào yêu nước dưới ngọn cờ “giúp vua cứu nước” (Cần Vương) đi theo khuynh
hướng tư tưởng nào?
a. Dân chủ tư sản
b. Quân chủ lập hiến
c. Phong kiến
d. Dân chủ
15. Nhân tố nào là động lực thúc đẩy HCM đem hết tài năng và sức lực của mình để phục vụ
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc?
a. Quyền lợi dân tộc
b. Lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc
c. Lợi ích cá nhân
d. Quyền lợi của nhân dân lao động
16. Theo HCM, khi nào thì sẽ dùng bạo lực CM để chống lại bạo lực phản CM của kẻ thù?
a. Khi kẻ thù sử dụng bạo lực
b. Khi kẻ thù buộc chúng ta phải sử dụng bạo lực
c. Khi kẻ thù tấn công xâm lược
d. Khi không thể đàm phán được
17. Mâu thuẫn quan trọng nhất ở VN cuối TK XIX đầu TK XX là
a. Giữa dân tộc VN với thực dân Pháp
b. Giữa công nhân với tư sản
c. Giữa nông dân với địa chủ
d. Giữa công nhân, nông dân với thực dân Pháp
18. Tổng Bí thư đầu tiên của ĐCSVN?
a. Nguyễn Ái Quốc
b. Lê Hồng Phong
c. Trần Phú
d. Nguyễn Văn Cừ
19. Trong giai đoạn 1936 – 1939, nhiệm vụ trước mắt của _ được xác định
a. Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
b. Đấu tranh dành độc lập
c. Đấu tranh để chia lại ruộng đất cho nông dân
d. Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và độc lập dân tộc
20. Thắng lợi của chiến dịch nào đánh dấu sự chuyển biến từ thế bị động sang thế chủ động
của quân đội VN trên chiến trường chính Bắc Bộ
a. Chiến dịch Việt Bắc (1947)
b. Chiến dịch Biên giới (1950)
c. Chiến dịch Tây Bắc (1952)
d. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
21. Trong giai đoạn 1965 – 1968, Mỹ triển khai chiến lược quân sự nào ở miền Nam VN?
a. Chiến tranh đơn phương
b. Chiến tranh đặc biệt
c. Chiến tranh cục bộ
d. VN hóa chiến tranh
----------------------------------------------BÀI ĐỌC----------------------------------------------
BÀI SỐ 1
1. Theo TTHCM, mục tiêu CNXH là?
a. Làm nhân dân lao động thoát bần cùng
b. Làm cho mọi người có công ăn việc làm
c. Làm dân giàu nước mạnh
d. Làm sao cho dân ấm no
2. Theo HCM, mục tiêu cuối cùng của CNXH
a. Mang lại độc lập tự do cho nhân dân
b. Mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân
c. Mang lại dân chủ và tự do cho nhân dân
d. Mang lại dân chủ và tự do nhân dân
3. Nhân tố giữ vai trò quyết định đối với quá trình xây dựng CNXH
a. Chế độ chính trị dân chủ
b. Xóa bỏ áp bức, bóc lột
c. Trình độ phát triển của nền kinh tế
d. Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
BÀI SỐ 2
“Ngay khi Chiến tranh TG thứ hai mới bùng nổ, Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 6 (11-1939)
tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) phân tích tình hình và chỉ rõ: “Bước đường sinh tồn của các
dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp,
chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Hội
nghị nhất mạnh: “Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao,
tất cả mọi vấn đề của cuộc cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy
mà giải quyết”. Khẩu hiệu “CM ruộng đất” phải tạm gác và thay bằng các khẩu hiệu chống địa
tô cao, chống cho vay lãi nặng, tịch thu ruộng đất của ĐQ và địa chủ phản bội quyền lợi dân
tộc chia cho dân cày. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông
Dương, thu hút tất cả cá dân tộc, các GC, đảng phái và cá nhân yêu nước ở Đông Dương nhằm
đánh đổ ĐQ Pháp và tay sai, giành lại độc lập hoàn toàn cho các dân tộc Đông Dương”
1. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 6 (11-1939) diễn ra trong bối cảnh nào?
a. Chiến tranh TG thứ hai diễn ra
b. Phát xít Nhật đưa quân vào VN
c. ĐCSVN được phục hồi tổ chức
d. Thực dân Pháp đồn ý thực hiện một số cải cách tích cực về kinh tế và chính trị
2. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 6 (11-1939) nhấn mạnh đến nhiệm vụ
a. Giành độc lập dân tộc chia lại ruộng đất cho dân cày
b. Giành độc lập dân tộc
c. Chia lại ruộng đất cho dân cày
d. Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
3. Sự điều chỉnh về nhiệm vụ CM ruộng đất tại Hội nghị BCH TW lần thứ 6 (11-1939) nhằm
mục đích gì?
a. Từng bước đánh đổ hoàn toàn GC địa chủ
b. Không làm CM ruộng đất, chỉ làm CM giải phóng dân tộc
c. Phân hóa GC, lôi kéo những địa chủ yêu nước theo CM
d. Chỉ tịch thu ruộng đất của người Pháp, ruộng đất của địa chủ người Việt chưa đụng đến
BÀI SỐ 3
“Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là một đòn tiến công chiến lược bất ngờ đánh
vào hang ổ của kẻ thù. Quân và dân ta đồng loạt tiến công địch ở 4/6 thành phố, 37/42 thị xã và
hàng trăm thị trấn quận lỵ, chi khu quân sự, kho tàng. Đây là thất bại rất nặng nề về chiến lược
của Đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta. Thất bại này đã làm phá
sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của ĐQ Mỹ ngay giữa lúc chúng có trong tay 50 vạn quân
viễn và hơn 70 vạn quân SG và quân một số nước đồng minh của Mỹ ở chiến trường miền Nam
Với thất bại này đã làm đảo lộn chiến lược của Mỹ, làm lung lay ý chí xâm lược của chúng, buộc
Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari (ngày 13-
5-1968). Đến tháng 1-1969, ĐQ Mỹ phải chấp nhận cuộc đàm phán với CP nước VN Dân chủ
Cộng hòa tại Pari, có sự tham gia của đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN
(sau đổi là đoàn đại biểu CP CM lâm thời Cộng hòa miền Nam VN)”
1. Tổng tấn công Tết Mậu Thân diễn ra chủ yếu ở địa bàn
a. Nông thôn
b. Vùng núi
c. Thành thị
d. Nông thôn và thành thị
2. Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở ra một trận đấu tranh mới của CM miền Nam
a. Mặt trận phản chiến của nhân dân Mỹ
b. Mặt trận đoàn kết ủng hội VN trên TG
c. Mặt trận ngoại giao
d. Tiến tới Tổng công kích trên mặt trận quân sự ở miền Nam
3. Tổng tấn công Tết Mậu Thân tác động thế nào đến cục diện chiến tranh VN?
a. Mỹ chấp nhận “xuống thang” chiến tranh
b. Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh
c. Mỹ rút quân khỏi VN
d. Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ
BÀI SỐ 4
“HCM đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự vẹn toàn lãnh thổ của CN yêu nước VN.
Ngoài ra, HCM còn chú ý kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau trong
các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại như Đức Phật, Khổng Tử, Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản
Tử, ... Và, HCM cũng chú ý tìm hiểu những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ,
TQ thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của dân tộc VN theo con đường
CM vô sản”
1. Nguồn gốc lí luận nào quyết định những nét đặc sắc và sáng tạo TTHCM về CM VN?
a. CN Mác – Lênin
b. Tinh hoa văn hóa của Ấn Độ
c. Tinh hoa văn hóa của TQ
d. Các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2. HCM chịu ảnh hưởng sớm và sâu sắc nhất bởi tư tưởng nào của phương Đông
a. Tư tưởng Nho Giáo
b. Tư tưởng Phật giáo
c. CN Tam dân
d. CN Găng–đi
3. Nhà tư tưởng nào được HCM tán đồng và ủng hộ nhất?
a. Tôn Trung Sơn
b. Găng–đi
c. Khổng Tử
d. Phật Thích ca
BÀI SỐ 5
“HCM đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc VN theo con
đường CM vô sản qua nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của Lênin, và nhiều tài liệu liên quan đến Quốc tế Cộng sản vào 7-1920.
Cùng với việc tích cực tham gia các hoạt động thực tế trong Đảng Xã hội Pháp, Người hiểu biết
sâu sắc hơn về CN Lênin, Quốc tế Cộng sản, về cách mạng vô sản, về phong trào giải phóng
dân tộc trên TG. Với những nhận thức CM mới, HCM cùng những người phái tả trong Đảng Xã
hội Pháp tại Đại hội Tua (từ ngày 25 đến ngày 30-12-1920), bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng
sản, tham gia sáng lập ĐCS Pháp, trở thành người cộng sản VN đầu tiên. Đây là bước ngoặt
quan trọng trong cuộc đời HCM, bước ngoặt CN yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường CM
vô sản”
1. HCM đã xác định “phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc VN theo con đường CM
vô sản” trong thời kỳ nào?
a. Trước năm 1911
b. Từ năm 1930 đến năm 1941
c. Từ năm 1911 đến năm 1920
d. Từ năm 1921 đến năm 1930
2. Trước tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc là thành viên của tổ chức nào?
a. Quốc tế Cộng sản
b. Đảng Xã hội Pháp
c. ĐCS Pháp
d. Không tham gia tổ chức nào
3. Việc biểu quyết tán thành Quốc tế Cộng sản cho thấy
a. NAQ đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc VN
b. NAQ quyết tâm lên án tội ác của CN thực dân
c. NAQ, từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản
d. TTHCM về con đường CM vô sản đã hình thành
BÀI SỐ 6
“TTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CM VN,
kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo CN Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp CM của nhân dân ta giành thắng lợi”
1. Tiền đề lí luận có tính chất nền tảng của TTHCM là
a. CN Mác – Lênin
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
c. Truyền thống của quê hương và gia đình HCM
d. Các giá trị truyền thống của dân tộc
2. Con đường CM do HCM sáng tạo ra đó là
a. Con đường CM vô sản
b. Con đường CM giải phóng dân tộc
c. Con đường CM vô sản giải phóng dân tộc
d. Con đường CM vô dản giải phóng GC
3. TTHCM chứa đựng những giá trị tư tưởng của GC nào dưới đây
a. GC công nhân
b. GC công nhân, tư sản, phong kiến
c. GC tư sản
d. GC phong kiến và GC vô sản
BÀI SỐ 7
“Từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược liên
tục nổ ra. Ở miền Nam, có các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực. Ở miền
Trung, có các cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Thai Mai, của Phan Đình Phùng. Ở miền
Bắc, có các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành và Đinh Công Tráng, Nguyễn
Quang Bích, Hoàng Hoa Thám, v,v... Các cuộc khởi nghĩa, trong đó có những cuộc dưới ngọn
cờ “Cần Vương” tức giúp vua cứu nước, tuy đều rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất bại.
Điều đó chứng tỏ nhân dân ta rất yêu nước, song GC phong kiến và hệ tư tưởng của nó đã suy
tàn, bất lực trước nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc”
1. Vị tướng nào ở Nam Kỳ đã chống lại lệnh bãi binh của Triều đình, cùng nhân dân chống
quân xâm lược Pháp?
a. Nguyễn Trung Trực
b. Hoàng Hoa Thám
c. Nguyễn Thiện Thuật
d. Trương Định
2. Nhà Nguyễn đã có thái độ như thế nào trước công cuộc xâm lược của Pháp?
a. Chia rẽ, không quyết tâm chống giặc đến cùng
b. Lãnh đạo nhân dân chống Pháp
c. Đầu hàng giặc
d. Bán nước cần vinh
3. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân VN muốn thắng lợi thì cần phải có
điều kiện gì?
a. Cần một con đường CM mới
b. Nhân dân phải có lòng yêu nước
c. Phải đi theo con đường CM vô sản
d. Cần một lực lượng lãnh đạo mới
--------------------------------------------------TỰ LUẬN------------------------------------------------
1. Phân tích những ưu điểm và hạn chế của nguồn lực con người (nguồn nhân lực) trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của VN hiện nay. Liên hệ thực tế nguồn nhân lực thuộc
lĩnh vực đang học và bản thân
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt
Nam. Ưu điểm của nguồn nhân lực Việt Nam bao gồm dân số đông đảo, trẻ trung, năng động,
thích ứng với môi trường kinh tế và xã hội, có ý thức học tập, tinh thần lao động cao và sáng
tạo. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cũng gặp nhiều hạn chế như trình độ chuyên môn và kỹ năng
còn thấp, phân hóa theo vùng, giới tính và đối tượng, và khó tiếp cận với cơ hội việc làm và đào
tạo. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nguồn nhân lực có những ưu điểm như kiến thức
chuyên ngành, khả năng phân tích và xử lý dữ liệu, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn thiếu đa dạng về chuyên môn, kỹ năng làm việc nhóm và bị ảnh
hưởng bởi yếu tố văn hóa và chính trị. Là một sinh viên ngành tài chính - ngân hàng, tôi mong
muốn trở thành một nhà quản lý hoặc chuyên gia trong lĩnh vực này. Để đạt được mục tiêu đó,
tôi sẽ nỗ lực học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết, mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm các
cơ hội thực tập hoặc làm việc. Tôi tin rằng với sự nhiệt huyết và chăm chỉ của mình, tôi sẽ góp
phần vào sự phát triển của nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam.

2. Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong các quy định của
Đảng hiện nay. Nêu ví dụ cụ thể của tình trạng suy thoái trên và những biện pháp xử lí của
Đảng và Nhà nước (thông qua các tư liệu báo chí trong thời gian gần đây)
Suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống là mối đe dọa lớn đối với Đảng và xã hội chủ
nghĩa tại Việt Nam. Nó là kết quả của sự phai nhạt lý tưởng cách mạng và niềm tin vào mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự suy thoái này còn dẫn đến tham nhũng, lãng phí, cản trở
sự phát triển kinh tế - xã hội và gây bức xúc trong dư luận. Một số ví dụ cụ thể của suy thoái bao
gồm nói và viết không đúng với quan điểm của Đảng, áp đặt, bảo thủ, không chịu học tập và
tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác, tham nhũng từ những việc nhỏ vặt đến những hành vi lớn
và phức tạp hơn. Để ngăn chặn và khắc phục suy thoái này, Đảng và Nhà nước cần thực hiện
các biện pháp như thực hiện nghiêm túc các quy định về tự kiểm điểm và kiểm điểm, khuyến
khích sự phê bình và tự phê bình, xử lí kịp thời các sai phạm, tăng cường giáo dục lý luận chính
trị cho Đảng viên, rèn luyện phẩm chất cách mạng, duy trì niềm tin vào mục tiêu và con đường
của Đảng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và các tổ chức Đảng, và xây dựng
môi trường minh bạch và công khai trong hoạt động Đảng.

3. Thực tế công tác phòng chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay. Nêu 3 ví dụ vụ thể về công
tác này của ĐCSVN trong thời gian gần đây
Công tác phòng chống các tiêu cực là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Các tiêu cực bao gồm những hành vi, tư tưởng, lối sống, và
hành vi tham nhũng, lãng phí, bất chính trong công tác cán bộ, đảng viên và trong xã hội. Để
thực hiện công tác này, Đảng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quy định và giải pháp. Các ví
dụ cụ thể bao gồm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và tiêu cực
do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về xây
dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay và tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng,
chống tham nhũng và tiêu cực. Các giải pháp nhấn mạnh việc ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạođức, lối sống, đẩy lùi các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong bộ máy
của Đảng, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ, phòng chống
tham nhũng và lãng phí. Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định rằng đấu
tranh phòng, chống tham nhũng không chỉ là công việc của một số người hay một số tổ chức mà
là của toàn Đảng, toàn dân và toàn hệ thống chính trị.

4. Ý kiến cùa anh chị về việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng của ĐCSVN hiện nay. Tại
sao phải chú trọng hơn nữa?
Tham nhũng là một hiện tượng xấu gây hại cho sự phát triển và uy tín của đất nước. Đảng đã có
những nỗ lực và thành tích trong việc khám phá và xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhũng,
kể cả ở cấp cao. Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng công tác này còn nhiều khó khăn và thách thức.
Tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều lĩnh vực và cấp bậc, từ tham nhũng chính trị đến tham nhũng
vặt. Tham nhũng không chỉ do sự tha hóa quyền lực mà còn do sự yếu kém của thể chế, pháp
luật và giáo dục. Tham nhũng còn được coi là một phần của văn hóa xã hội. Vì vậy, tôi nghĩ
rằng việc phòng chống tham nhũng phải được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới. Không chỉ
cần đốt lò để xử lý các vụ án tham nhũng mà còn cần đốt lò để cải cách thể chế, pháp luật và
giáo dục. Cần có những biện pháp căn cơ để “nhốt quyền lực” vào trong một cái “lồng thể chế”
minh bạch, kiểm soát và giám sát. Cần có những biện pháp để nâng cao ý thức và trách nhiệm
của các quan chức và công dân trong việc tuân thủ pháp luật và đạo đức. Cần có những biện
pháp để khuyến khích và bảo vệ những người có lòng yêu nước, liêm chính và dám nói, dám
làm.

You might also like