You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ 8: TỪ NGUYÊN TẮC THỐNG

NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÃY


LÀM RÕ CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. LÝ LUẬN LÀ GÌ?
- Là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn
phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật
của sự vật, hiện tượng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lý luận là sự tổng kết những kinh
nghiệm của loài nguời, là tổng hợp những tri thức của
tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử.
- Lý luận không hình thành tự phát mà xuất phát từ thực
tiễn, được khái quát, đúc rút trên cơ sở kinh nghiệm
thực tiễn, phục vụ cho thực tiễn và được thực tiễn kiểm
nghiệm tính đúng đắn.
2. THỰC TIỄN LÀ GÌ?
- Là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính lịch sử-xã
hội của con người nhằm biến đổi tự nhiên, xã hội và bản
thân con người.
3. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
- Lý luận chỉ trở thành khoa học khi xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn
làm cơ sở, mục đích, động lực để phát triển, làm tiêu chuẩn để kiểm tra
tính đúng đắn.
- Đồng thời, hoạt động thực tiễn chỉ đạt được mục đích khi được lý luận
khoa học soi đường.
- Hồ Chí Minh khẳng định: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên
hệ với thực tiễn là lý luận suông”.
4. THAM NHŨNG LÀ GÌ?
*KHÁI NIỆM:
- Theo khoản 1 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng
năm 2018: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ,
quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
- Theo thoản 7, Điều 3, Luật Phòng chống tham nhũng
quy định, vụ lợi: "là việc người có chức vụ, quyền hạn
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích
vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng".
- Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: tham nhũng là hành vi
"ăn cắp của công làm của tư".
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng không chỉ
về kinh tế, tài sản mà còn tham nhũng cả chính sách,
luật pháp.
 Khẳng định tham nhũng là “giặc trong lòng”, “kẻ
địch trong người, trong nội bộ”, “khuyết tật bẩm
sinh” của quyền lực.
*NGUY CƠ, TÁC HẠI:
- Tham nhũng là một trong những nguy cơ đối với Đảng và
cách mạng Việt Nam.
- Uy hiếp sự tồn vong của chế độ.
- Làm mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng.
Phòng, chống tham nhũng để “trị bệnh cứu người”, làm
trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất
nước.
*NGUYÊN NHÂN:
- Nguyên nhân sâu xa của tham nhũng là do chủ nghĩa cá nhân,
chủ yếu là do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,
trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “một Đảng mà giấu giếm khuyết
điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận
khuyết điểm của mình, tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết
điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn,
chân chính. Đảng cần phải biết những ưu điểm và khuyết điểm
của mình để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”.
Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam
hiện nay, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và
nhân dân cần phải nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ
cán bộ, đảng viên.
*NHẬN DIỆN:
- Tham nhũng kinh tế
- Tham nhũng quyền lực
- Tham nhũng chính trị
*THỰC TRẠNG:
- Trong 10 năm, từ năm 2012 - 2022, như sau: xử lý kỷ luật 2.740 tổ chức đảng và
hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện Trung ương quản
lý (có 4 ủy viên Bộ Chính trị, nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 36 ủy viên Trung
ương, nguyên ủy viên Trung ương; hơn 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ
trang); qua thanh tra, kiểm toán kiến nghị xử lý trách nhiệm gần 44.700 tập thể, cá
nhân, chuyển cơ quan điều tra, xử lý gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
- Tổng Bí thư thẳng thắn chỉ ra rằng: “Thực tế thời gian qua cho thấy, đằng sau
những vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vụ án đặc biệt nghiêm
trọng, phức tạp, kéo dài đều có bóng dáng của một số cán bộ, công chức làm ngơ,
dung túng, tiếp tay, bao che, đồng phạm, thậm chí là chủ mưu”.
Thực tế này đã được minh chứng cụ thể bằng chỉ số nhận thức tham nhũng của
-

Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2021 ngày càng được cải thiện rõ rệ.

5. LÝ LUẬN TRONG CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG


THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
- TRỌNG TÂM LÝ LUẬN: “Phòng,
chống tiêu cực, mà
trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức
là trị tận gốc tham nhũng”.
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc, là “then chốt của then chốt”, là “nguyên nhân của mọi nguyên
nhân”.

6. THỰC TIỄN TÌNH HÌNH THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM:


-Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: Tham nhũng “làm giảm lòng tin của quần
chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà
nước” (Đại hội VI); “đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước” (Đại
hội XI); “là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và
hiệu lực quản lý của Nhà nước” (Đại hội XII). Đặc biệt, từ Hội nghị giữa
nhiệm kỳ Đại hội VII (tháng 01/1994), tham nhũng được Đảng ta nhận
diện là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam, đến
Đại hội IX đã trở thành “một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ
ta”(7) và đến nay “vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong
của Đảng và chế độ”(8) (Đại hội XIII).
- Quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, nói đi đôi với làm, biến quyết tâm chính
trị và hành động thực tế.

- Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực “được tiến hành
một cách kiên quyết, kiên trì, không khoan nhượng, không nương nhẹ, không
làm oan, sai, không bỏ lọt tội phạm; rất nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân
văn, nhân ái, có lý, có tình”.

- Quán triệt quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người
đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

- Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm: “những đối tượng tham nhũng
thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.

You might also like