You are on page 1of 6

Dàn ý vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước Việt Nam phân tích

vấn đề phòng và chống các tiêu cực trong Đảng hiện nay

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về 1 số thông tin về tiêu cực
Tiêu cực là để chỉ những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng phủ
định, cản trở, không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội; tiêu cực là
trái với tích cực.
Tiêu cực thường được sử dụng dưới dạng: Hiện tượng tiêu cực, không
lành mạnh; nảy sinh tiêu cực; đấu tranh chống tiêu cực... Tiêu cực có
nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa cá nhân, là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân.
Để thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng "là đạo đức, là văn
minh", xứng đáng với vai trò tiền phong, thì phòng và chống các biểu
hiện tiêu cực là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thường xuyên của Đảng
cầm quyền.
1. Những biểu hiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ sớm
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập không lâu, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của đội ngũ cán bộ, đảng viên tại
các cơ quan công quyền, như: “Óc bè phái. Ai hẩu với mình thì dù nói
không đúng cũng nghe, tài không có cũng dùng. Ai không hẩu với mình
thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe. Đó là
một khuyết điểm rất có hại. Nó làm cho đoàn thể mất cán bộ, kém nhất
trí, thường hỏng việc. Đó là một chứng bệnh rất nguy hiểm”; “Óc hẹp
hòi-Ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những người tốt, sợ người ta
hơn mình. Ở ngoài Đảng thì khinh người, cho ai cũng không cách mạng,
không khôn khéo bằng mình. Vì thế mà không biết liên lạc hợp tác với
những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng”; "Óc quân phiệt quan
liêu. Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông vua con ở đấy, tha hồ
hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới
cậy quyền lấn áp"; "Ích kỷ, hủ hóa...".
2. Tiến hành đồng bộ, kết hợp chặt chẽ trong phòng, chống tham
nhũng và tiêu cực
 Tham nhũng là "lợi dụng quyền hành để hạch sách nhũng nhiễu
dân", cho nên, tham nhũng là sản phẩm của sự tha hóa, lạm dụng,
lợi dụng quyền lực để mưu lợi cho cá nhân và người thân.
 Hành vi: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ,
công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi... và đó cũng chính là các biểu hiện của
sự suy thoái.
 Đặc biệt, những biểu hiện tiêu cực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
ra lúc sinh thời về cơ bản cũng nằm trong số 27 biểu hiện suy thoái
mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu; trong đó, tham
nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chính là
biểu hiện rõ nét nhất của sự tiêu cực đang diễn ra trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan công quyền.

Do đó, phòng và đấu tranh chống tham nhũng, chống các biểu hiện
tiêu cực không chỉ cần phải được tiến hành đồng thời, đồng bộ mà
còn phải có sự kết hợp, gắn bó chặt chẽ với nhau, để phát huy hiệu
quả của từng bộ phận và bảo đảm tính toàn diện của nhiệm vụ quan
trọng này.

3. Tiếp tục phòng, chống tiêu cực và tham nhũng theo Quy định số 32-
QĐ/TW để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Những biểu hiện tiêu cực chính là những hành vi trái với chủ
trương, đường lối, quy định, kỷ luật, Điều lệ của Đảng; trái với
chính sách, pháp luật, quy chế của Nhà nước, các tổ chức hội, đoàn
thể và nhất là trái với các chuẩn mực, phẩm chất đạo đức của người
cách mạng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định. Vì thế,
để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã không chỉ nêu ra những biểu hiện tiêu cực/suy thoái vốn là con
đẻ của chủ nghĩa cá nhân mà Người còn đồng thời nhấn mạnh
nhiệm vụ quan trọng của Đảng, đó là: “Phải ra sức tăng cường giáo
dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính
sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải
thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Ðảng. Phải
hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ,
đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật
của Ðảng phải nghiêm minh. Công tác kiểm tra của Ðảng phải chặt
chẽ”
Mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ, đảng viên trong cả hệ thống chính trị đều phải:
Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phải học tập, quán
triệt và thực hiện tốt hơn nữa các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng
nói chung, về học tập lý luận chính trị nói riêng (nhất là nghiên cứu, học
tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước) trên tinh thần
gắn lý luận với thực tiễn, vì "thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một
nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 
Hai là, trong công cuộc phòng, đấu tranh chống tham nhũng và các biểu
hiện tiêu cực/sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" này, cần phải phát huy vai trò nêu gương
trong rèn luyện bản lĩnh chính trị gắn với phát huy tính tiền phong,
gương mẫu của cán bộ, đảng viên nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt và người đứng đầu nói riêng về mọi mặt. Trong đó, chú trọng
yêu cầu gương mẫu trong học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng
quản lý; trong rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác
phong, lề lối công tác…
Ba là, cùng với việc các cơ quan chức năng tiếp tục xây dựng, hoàn thiện
cơ chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng hiệu quả; cùng với việc
bổ sung, thay thế Quy định số 47-QĐ/TW bằng Quy định số 37-QĐ/TW
về "Những điều đảng viên không được làm" và sự phối hợp công tác
giữa các cơ quan, ban, ngành chức năng để nhận diện rõ hơn, cụ thể hơn
các hành vi tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp có liên quan đến tham
nhũng của cán bộ, đảng viên (bằng văn bản cụ thể), thì mỗi cấp ủy cũng
cần phải chú trọng làm tốt công tác tư tưởng, phát huy dân chủ, xây
dựng khối đoàn kết, thống nhất trong từng tổ chức cơ sở Đảng để làm
hạt nhân cho khối đoàn kết của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

VI) Tiếp tục phòng, chống tiêu cực và tham nhũng theo Quy định số
32-QĐ/TW để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Đẩy mạnh tăng cường phòng và đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa
cấp bách vừa thường xuyên và lâu dài để Đảng trong sạch vững mạnh.

Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác phòng,
chống tham nhũng nói riêng => ngày 16/9/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,
Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo)
đã ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW (Quy định số 32)

Quy định số 32 gồm 4 chương, 17 điều; trong đó, quy định rõ về chức năng,
phạm vi chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác
của Ban Chỉ đạo.

  Ban Chỉ đạo "chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước"; "chỉ đạo công tác phòng, chống
tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống

Quy định số 32 chính là sự "hiện thực hóa" quyết tâm cao của Đảng và Nhà
nước, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung, công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng.

V) Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

1) Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

 Hồ Chí Minh khẳng định: Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ mới thành. 

Hồ Chí Minh giải thích cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư bằng thực tiễn,
bằng tấm gương rèn luyện đạo đức cần mẫn hằng ngày của Người, đã củng cố thêm
giá trị những phẩm chất này, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống nhân dân.
2) Suốt đời vì dân, vì nước, làm người công bộc tận tụy trung thành của nhân
dân

Hồ Chí Minh mang nhân cách vĩ đại, giàu lòng yêu nước, thương dân, nhất là
những người nghèo khổ.

Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhất
quán trong con người Hồ Chí Minh.

Trong chế độ mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lại quyền làm
chủ thực sự cho người dân, phải trao lại cho dân mọi quyền hành. Dân là chủ, nghĩa là
trong xã hội Việt nam, nhân dân là người chủ của nước, nước là nước của dân.

3)  Đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và khiêm tốn hết mực

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt
hằng ngày, đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và đức khiêm tốn hết
mực. 

Hồ Chí Minh luôn luôn nói đi đôi với làm. Người là tấm gương sáng về người
lãnh đạo, người đứng đầu ở vị trí cao nhất nhưng luôn trung thành, tận tụy vì lợi ích
của Tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình. 

Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất trên thế giới có nhiều đóng góp vĩ đại cho Tổ
quốc mình, nhưng khi đi vào cõi vĩnh hằng trên ngực áo không hề có bất kỳ một tấm
huân, huy chương nào.

VI) YÊU CẦU RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, nêu cao tinh thần
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy mỗi cán bộ rằng: “Trong xã hội không có gì tốt
đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”.

Cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng, với đất nước phải được thể hiện
trong công việc hàng ngày, đó là: hướng tới phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân
dân.

2. Kiên quyết chống tham ô, lãng phí, quan liêu, thực hành dân chủ.
  Tham nhũng đang làm cản trở công cuộc kiến thiết đất nước, cản trở sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng.
Động viên quần chúng tham gia ,từ đó phát huy được tiếng nói của tất cả các
tầng lớp nhân dân, phát huy dân chủ để phòng và chống có hiệu quả tham ô, lãng phí,
quan liêu. 
 
3.Ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của
Đảng.

Đại hội xác định bảy nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo:
(1) Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
(2) Cải cách hành chính, thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt
động của doanh nghiệp, nhân dân.
(3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .  
(4) Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao
thông.
(5) Đổi mới chính sách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động.
       (6) Tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc .
       (7) Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí

VII) MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC
CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

1) Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền tư tưởng “tận trung với nước, tận
hiếu với dân”, nâng cao nhận thức về trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân.

    Việc đẩy mạnh công tác giáo dục và tuyên truyền tư tưởng “tận trung với nước, tận
hiếu với dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay sẽ khuyến khích
mỗi cán bộ, đảng viên tuyệt đối trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân,
đặt độc lập dân tộc, chủ quyền và lợi ích quốc gia lên trên hết và trước hết.
 
2) Hiện thực hóa và quyết tâm tổ chức thực hiện là “người công bộc tận
tụy, trung thành của nhân dân” trong tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên làm theo lời Bác; mặt khác, cần kiên
quyết trừng trị và loại trừ những kẻ hành dân, khinh dân, lừa đảo và ăn cắp của dân.
Cụ thể hoá thái độ tận tụy, trung thành phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân
thành các nhiệm vụ trên từng vị trí công tác, từng loại công việc. Thấm nhuần, quán
triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ của Bác
 
3) Hiện thực hóa và quyết tâm tổ chức thực hiện là “người công bộc tận
tụy, trung thành của nhân dân” trong tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Động viên, khuyến khích, hướng dẫn mọi  đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức tự giác đề ra chỉ tiêu phấn đấu thiết thực.
 
4) Phát huy vai trò nêu gương trong học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh.
 Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người đều phải nêu gương về đạo đức. Ông bà nêu
gương cho con cháu, cha mẹ nêu gương cho con, anh chị nêu gương cho em, đảng
viên nêu gương cho quần chúng… Phát huy vai trò nêu gương trong thực hành đạo
đức có ý nghĩa to lớn không chỉ trước mắt mà còn mãi mãi sau này.

You might also like