You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

THẢO LUẬN
Chủ đề 3 Chương 3

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà


Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Mã lớp: 134204

HÀ NỘI, NĂM 2022


Mục lục
I. Giới thiệu về đoạn trích......................................................................3
II. Kẻ thù thứ nhất..................................................................................3
III. Kẻ thù thứ hai...................................................................................5
III. Kẻ thù thứ ba....................................................................................8
IV. Chủ nghĩa nào là nguy hiểm nhất đối với sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Biện pháp khắc phục?.......................10
I. Giới thiệu về đoạn trích

Cách đây 60 năm, vào tháng 12 năm 1958, Chủ tịch Hồ


Chí Minh đã viết tác phẩm “Đạo đức cách mạng” nhằm giáo
dục, uốn nắn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thường xuyên
trau dồi phẩm chất đạo đức các mạng, để hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng giao, để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch
vững mạnh, là đạo đức, là văn minh
Vấn đề đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh
quan tâm rất sớm, nhất quán và xuyên suốt. Người khẳng định,
đạo đức như gốc của cây, nguồn của sông, “người cách mạng
phải có đạo đức làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang”
Năm 1958, sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước đang được toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ta nỗ lực thực hiện cùng với công cuộc khôi phục kinh tế,
văn hoá xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc. Bên
cạnh đó có biểu hiện suy thoái và cá nhân chủ nghĩa của đội ngũ
cán bộ đảng viên đã không dừng lại ở hiện tượng đơn lẻ, mà trở
thành căn bệnh, nguy cơ của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm Đạo đức cách mạng khẳng
định vai trò quan trọng của đạo đức cách mạng, chỉ rõ kẻ thù,
những nguy cơ của đạo đức cách mạng, đồng thời nêu rõ những
biện pháp để ngăn ngừa và sửa chữa căn bệnh đó
II. Kẻ thù thứ nhất

Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào
chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa.
Ánh hưởng tới sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta:
- Hậu quả chiến tranh chống lại sự xâm lược bọn đế quốc
vẫn còn đó. Kinh tế xã hội nước ta bị chậm phát triển
bao năm so với thế giới vì thiệt hại nặng nề về kinh tế
sau chiến tranh.
- Tuyên truyền chống phá CNXH Việt Nam
- Làm ô nhiễm môi trường, hàng chục cánh rừng, hàng
vạn héc ta rừng bị rải chất độc dioxin, bom mìn rải
xuống khắp nơi khiến cho giao thông trì trệ, sản xuất
công nông nghiệp bị tổn thất nặng nề
- Trong xã hội cũ, bọn tư bản và đế quốc thẳng tay áp
bức, bóc lột những tầng lớp người khác, nhất là công
nhân và nông dân, cướp của chung do xã hội sản xuất
làm của riêng để chúng ngồi mát ăn bát vàng nhưng
miệng chúng luôn huênh hoang những danh từ đạo đức,
tự do, dân chủ… Chính công nhân và nông dân là giai
cấp tiền tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ
luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất. Mà đảng cộng sản là
bộ tham mưu của giai cấp công nhân.
- Gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam:
+ Chiến tranh Việt Nam: ~310.000 tử trận hoặc mất
tích, ~1.170.000 bị thương
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ: 4.020 người chết, 9.691
người bị thương và 792 mất tích
Nguy cơ:
- Tìm cách lật đồ chế độ CNXH còn non trẻ ở Việt Nam,
lập nên một chính phủ bù nhìn
III. Kẻ thù thứ hai

Theo cách hiểu thông thường, thói quen là một hành vi của
con người được lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, thói quen luôn
mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. 
Con người Việt Nam mới mà chúng ta đang xây dựng là con
người phát triển toàn diện. Quá trình xây dựng con người mới
đồng thời là quá trình đấu tranh loại bỏ những gì lạc hậu,
phản tiến bộ, đó là một cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt; trên
bình diện tư tưởng nó biểu hiện ở cuộc đấu tranh nhận diện
và loại bỏ ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu cản trở sự phát
triển của con người. 
Biểu hiện ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu tồn tại cả ở cấp
độ “quan điểm” và ở cấp độ “cách nghĩ”.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Thói quen và truyền thống
lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở
cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó,
mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó,
rất lâu dài” 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cách nhìn biện chứng, sâu sắc về
mối quan hệ giữa cái “cũ” và cái “mới” trong xây dựng đời
sống mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ... Cái gì cũ mà không
xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý... Cái gì cũ
mà tốt, thì phải phát triển thêm... Cái gì mới mà hay, thì ta phải
làm” 

- Về mặt nhận thức, do thói quen, người ta vẫn hành


động, xử thế như cũ. Vì vậy, việc sửa đổi những thói quen,
phong tục, tập quán không còn phù hợp, loại bỏ những cái
xấu, xây dựng những cái tốt là công việc rất khó khăn,
phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cái tốt mà lạ,
người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho
là thường”.  
 Như vậy, những giá trị tốt - xấu, đúng - sai, thật -
giả... trong xã hội, thường bị lẫn lộn, khó phân biệt là
do những thói quen và tập tục lạc hậu chi phối.
Người ta gọi đây là tình trạng “loạn chuẩn” hay “lệch
chuẩn” rất nguy hiểm   —> sự biến đổi và tác động
tới các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ xã hội, những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  
- Nguyên nhân của tư tưởng lạc hậu từ đặc điểm của một
xã hội đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,
còn tồn tại nhiều loại hình kinh tế, nhiều mô thức văn hóa
tinh thần và tư tưởng. Như V.I. Lê-nin đã từng chỉ rõ: “Hai
chế độ khác nhau như thế…, mà kết hợp với nhau thì tất
nhiên là trong thực tế, sẽ nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn và
nhiều xung đột sâu sắc nhất và phức tạp nhất” 
- Tư tưởng tư sản nếu phát triển tự phát sẽ làm chệch
hướng xã hội chủ nghĩa trong chính nếp nghĩ của mỗi
con người. Cho nên, đấu tranh ngăn chặn ảnh hưởng tiêu
cực của tâm lý, tư tưởng, văn hóa tư sản được Đảng ta xác
định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đấu
tranh tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay. 
- Có thể chỉ ra căn nguyên của nó là thói quen, tâm lý tiểu
nông mang những yếu tố tiêu cực, lạc hậu ảnh hưởng
không nhỏ đến nhận thức, tình cảm, hành vi của chúng ta
trong xã hội hiện đại, trong đó có đội ngũ cán bộ, đảng
viên.  
- Đó là tư duy thiển cận chỉ nhìn thấy những lợi ích trước
mắt, nhỏ bé mà thiếu tầm nhìn xa, trông rộng, không có
tính chiến lược lâu dài; tình cảm dòng họ thiên lệch trở
thành liên kết bè phái, cục bộ, phe phái, thái độ “trọng nam,
khinh nữ”, coi thường người trẻ, ghét người giàu có, thông
minh hơn mình…. 
- Việc xóa bỏ những thói quen, lạc hậu là một việc không
đơn giản trong một sớm, một chiều. Vì vậy, phải thường
xuyên tăng cường giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
và nhân dân về ảnh hưởng tiêu cực và hậu quả xấu của
những thói quen lạc hậu. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn
mạnh, “Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống,
thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng
ngàn năm”.  
- Việc thay đổi những thói quen lạc hậu cần tiến hành
thường xuyên, liên tục và rộng khắp với sự tham gia hưởng
ứng của toàn xã hội. 
III. Kẻ thù thứ ba

Chủ nghĩa cá nhân có những biểu hiện rất đa dạng, lúc tinh vi,
kín đáo, lúc lộ liễu, trắng trợn. Chung quy, chủ nghĩa cá nhân có
ba biểu hiện chính yếu dưới đây.
- Chủ nghĩa cá nhân là đòi hưởng thụ, đòi thỏa mãn
ham muốn cá nhân. Họ yêu cầu được hưởng thụ, nghỉ
ngơi, lựa chọn theo ý bản thân, mong muốn địa vị cao
nhưng sợ trách nhiệm nặng, tinh thần đấu tranh yếu
kém, không có ý chí.

- Chủ nghĩa cá nhân là thái độ kiêu ngạo, công thần.


Một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trôi buộc trở
nên kiêu ngạo, tự cao tự đại. Họ phê binh người khác
nhưng ngại bị phê binh, không tự phê binh hoặc tự phê
binh ko công tâm, sợ mất thể diện, uy tín. Họ coi
thường ý kiến người khác
- Chủ nghĩa cá nhân là hành động tự do, vô tổ chức. Có
những người tự ý hành động tự do, trái với tổ chức, có
thể ảnh hưởng và làm giảm sút uy tín, cản trở sự
nghiệp của Đảng, ngăn cản bước tiến của Đảng
Tác hại của chủ nghĩa cá nhân
- Một là, chủ nghĩa cá nhân làm cho “một số CBĐV xa
rời Đảng, thậm chí phá hoại chính sách và kỷ luật của
Đảng”.
- -ai là, nó làm cho một số CBĐV thoái hóa, lạc hậu:
“Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì
nhất định lạc hậu, thoái bộ. Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ
bị quần chúng bỏ rơi. Đó là kết quả tất nhiên của chủ
nghĩa cá nhân. Kết quả là quần chúng không tin,
không phục, càng không yêu họ. Chung quy là họ
không làm nên trò trống gì”
- -a là, chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy
hiểm: Quan liêu, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí...
Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó,
những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng
tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ
không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân.

Bác nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ
nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh
trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.
IV. Chủ nghĩa nào là nguy hiểm nhất đối với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Biện pháp khắc phục?

Kẻ thù nguy hiểm nhất của CNXH là chủ nghĩa cá nhân, lối
sống chỉ vì mình, quê mình mà kết thành phe cánh bất chấp lợi
ích của cộng đồng, của người khác.

Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, khéo dỗ
dành ta đi xuống dốc, vì thế càng nguy hiểm. Chủ nghĩa cá nhân
trái ngược với đạo đức cách mạng, nó chờ dịp để phát triển, che
lấp đạo đức cách mạng, ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh
cho sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận
trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy
hiểm, là “kẻ địch bên trong” của người cách mạng. Người nói:
“Muốn đánh thắng kẻ địch bên ngoài thì trước hết phải đánh
thắng kẻ địch bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”.
Câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chân lý sáng
ngời của mọi thời đại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: "Chủ nghĩa cá nhân là một
kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải
tiêu diệt nó".
Dẫn chứng qua chế độ XHCN của Liên Xô và sự sụp đổ
V.I.Lênin từng nói: “Không có kẻ thù nào, dù là hung bạo
nhất, có thể chiến thắng được những người cộng sản, ngoại trừ
chính họ tự tan rã, chính những lỗi lầm của họ và họ không kịp
sửa chữa”. Đó có thể xem như là “lời di chúc” cho tất cả những
người Cộng sản trên toàn thế giới phải luôn tự răn mình, để
thường xuyên tự đổi mới, tự chính đốn; để kiên quyết loại trừ
những con người nhạt phai lý tưởng, “tự diễn biến” và dẫn đến
tự chuyển hóa.
Ví dụ như sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở
Đông Âu có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản
nhất, là gốc rễ của sự sụp đổ của “người anh cả của CNXH” lại
xuất phát từ chính “kẻ thù nội tại” là sự “tự diễn biến” và dẫn
đến “tự chuyển hóa” và sụp đổ; cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản
Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà không thông
qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Bác Hồ chỉ rõ: “Muốn trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, mỗi cán
bộ đảng viên phải trau dồi, giữ vững đạo đức cách mạng”. Để
đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, theo chúng tôi cần thực hiện
các giải pháp cơ bản sau:
Một là, các cấp ủy đảng tăng cường công tác giáo dục
chính trị, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng
viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Mỗi cán bộ, đảng
viên có kế hoạch học tập, không ngừng nâng cao trình
độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động
thực tiễn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư
cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện cơ hội, thực
dụng, chủ nghĩa cá nhân, mơ hồ mất cảnh giác, giảm
sút ý chí chiến đấu và những biểu hiện sa sút về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mỗi cán bộ, đảng
viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách
mạng, thực sự là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối
sống.
- Hai là, giữ vững các nguyên tắc tổ chức xây dựng
đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự
phê bình và phê bình. Quá trình tiến hành kiểm điểm
phải bảo đảm thật sự dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn
với tinh thần xây dựng, đúng yêu cầu, nội dung, cách
làm, thời gian mà Trung ương, Bộ Chính trị đã đề ra.
Cấp trên phải làm gương tự phê bình trước, cấp dưới
làm sau; tập thể làm trước, cá nhân làm sau; các đồng
chí trong thường vụ, cấp ủy viên cấp trên gương mẫu,
nghiêm túc tự phê bình và phê bình, làm gương cho
cấp dưới.
- Ba là, không ngừng giáo dục nhân dân, nâng cao dân
trí, phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các phương tiện
thông tin đại chúng trong việc giám sát cán bộ, công
chức, có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác
xây dựng Đảng, kịp thời khen thưởng những cá nhân,
cơ quan báo chí đã tích cực đấu tranh, phê phán những
hành động sai trái, góp phần phát hiện, đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống những biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân.
- Bốn là, xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền
hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, làm tốt
công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, sơ tổng kết, rút
kinh nghiệm gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “kiểm tra có tác dụng thúc
đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm
vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu
tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng
cố Đảng về tư tưởng và tổ chức”. “Kiểm soát khéo,
bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra
khéo về sau khuyết điểm nhất định ít đi”. Các cấp ủy
đảng cần có nghị quyết lãnh đạo thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát, góp phần quản lý chặt chẽ cán bộ,
đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa
đơn vị.
- Năm là, xử lý kịp thời, nghiêm minh, công khai những
cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào vi phạm tư cách,
thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần
tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong
Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt
đảng.

You might also like