You are on page 1of 3

1.2.2.2.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư


Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Bác Hồ đã khuyên con người, mà trước hết là
cán bộ lãnh đạo, quản lý phải “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, thiếu một
trong bốn đức tính trên thì không thể trở thành người lãnh đạo. 

“Cần”, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cần cù lao động, có tinh thần khuyến khích
và giúp đỡ người khác làm tốt công việc; là tích cực, chủ động, sáng tạo trong công
việc mình đảm nhiệm.

“Kiệm”, có nghĩa là người lãnh đạo phải biết tiết kiệm thời gian, tiền của của mình
và của nhân dân, tiết kiệm trong đời sống, trong sinh hoạt; kiên quyết chống lãng
phí, xa hoa của cải của cá nhân, gia đình và xã hội.

“Liêm” là không tham ô, tôn trọng tài sản cua công và của nhân dân.
“Chính” là việc phải dù nhỏ cũng phải làm, việc trái dù nhỏ cũng phải tránh.
“Chính” đòi hỏi người cán bộ phải có tính thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải,
đấu tranh chống sự giả dối, không trung thực, cơ hội, làm việc bất chính.
“Chí công vô tư” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được
hiểu với nghĩa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người bao giờ cũng gắn liền với xã hội, không
cô lập, tách rời với lợi ích xã hội. Hoạt động của cá nhân phải trên cơ sở nền tảng của xã hội,
vì xã hội, trong đó có quyền lợi trực tiếp của bản thân mình.
 
“Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” là những phẩm chất đạo đức căn bản phải có của
người cách mạng, người cán bộ lãnh đạo, quản lý.
1.2.2.3. Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
   Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền
thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.

                Yêu thương con người thể hiện trước hết là tình yêu thương với đại đa số
nhân dân, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột.
 
                Yêu thương con người thì phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ,
nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng,

                Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp
hơn. Phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết
điểm
 
                Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của chúng ta, Người đã cống hiến cả
đời mình cho non sông, đất nước, cho dân tộc; đem lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân. Cả cuộc đời mình Bác chỉ có một ham muốn duy nhất, lớn
nhất: đó là làm sao cho đất nước được độc lập tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành.

1.2.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng


Đây là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗi người trong mối quan hệ rộng
lớn, vượt qua ranh giới quốc gia, dân tộc.
Ngay trong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - bấy giờ là
Nguyễn Ái Quốc, đã khẳng định: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có
hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có
một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản".

Theo Người, tinh thần quốc tế trong sáng chính là tinh thần đoàn kết với các dân
tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước trong cuộc đấu tranh giải phóng
con người khỏi ách áp bức, bóc lột.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa
yêu nước. Người đã nhấn mạnh: "Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên
hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra sức kháng chiến, vừa tham gia phong
trào ủng hộ hòa bình thế giới". Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và
tinh thần quốc tế không trong sáng có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi
hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng tộc...".

Có thể nói, tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn
từ tình thương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp
bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thật
sự cho con người.

You might also like