You are on page 1of 6

1.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”


Hồ Chí Minh khẳng định: “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp
bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm
của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa
hẹp… “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm
một chiều”, “việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
Mặc dù Hồ Chí Minh không có tác phẩm nào bàn riêng về con người.
Nhưng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề con người có một vị trí
đặc biệt, được coi trọng như mục tiêu thiêng liêng, cao cả của sự nghiệp cách
mạng. Nó thấm đượm và thường trực trong toàn bộ cuộc đời hoạt động của
Người. Nó được tỏa sáng trong từng việc làm, cử chỉ, hành vi ân cần, tôn trọng,
quan tâm đến từng người và mọi người.
Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm
lực, thể lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình,
dòng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc…) và các mối quan hệ xã hội (quan
hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo,…). Trong mỗi con người đều có tính
tốt và tính xấu. Người giải thích “chữ nghĩa, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ
hàng, bè bạn; nghĩa rộng là đồng bào cả nước; rộng hơn nữa là cả loài người”.
Con người có tính xã hội, là con người xã hội, thành viên của một cộng
đồng xã hội. Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội con
người mới có lao động, ngôn ngữ, tư duy, chế tạo công cụ lao động, mới thực sự
trở thành con người đúng nghĩa con người để phân biệt với mọi loài động vật
khác. Những quan hệ xã hội mà Hồ Chí Minh quan tâm là những quan hệ gắn
bó với mọi người, với cộng đồng, tạo thành những cộng đồng xã hội từ nhỏ đến
lớn, từ hẹp đến rộng, những cộng đồng gia đình, họ tộc, làng xã, dân tộc đã tạo
thành cộng đồng bền vững được bồi đắp trong trường kỳ lịch sử dựng nước và
giữ nước. Từ đó đã hình thành chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa dân
tộc chân chính mà Hồ Chí Minh coi là “động lực vĩ đại”, “động lực duy nhất,
thúc đẩy sự phát triển của đất nước”.
Mục tiêu độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh xác định
cho cách mạng Việt Nam là nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội để đi
đến giải phóng con người. Con người vừa là chủ thể của cách mạng, vừa là mục
tiêu cao nhất của cách mạng, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ cuộc đời cách
mạng của Người.
Hình 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hỏi nông dân HTX Hùng Sơn (huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên), năm 1954
Theo Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại...
Nhưng đời sống con người không chỉ dừng lại ở vật chất, mà còn những nhu
cầu tinh thần, văn hóa là những đặc trưng của con người. Tất cả nhu cầu về vật
chất và tinh thần đó được đáp ứng hay không, lại hoàn toàn phụ thuộc vào chế
độ xã hội, vào hình thái kinh tế - xã hội mà con người đang sống. Người nói:
“Người ta ai cũng cần có ăn, có mặc...” vì đây là những điều thiết yếu để tồn tại.
Người vẫn nhớ và thường nhắc lại “dân dĩ thực vi thiên” (dân lấy ăn làm trời,
nếu không có ăn là không có trời). Lại có câu “có thực mới vực được đạo”
(không có ăn thì chẳng làm được việc gì cả); “dân chỉ biết rõ giá trị của tự do,
độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Theo Người, trong mọi đường lối, chủ
trương, chính sách, nhiệm vụ cần phải làm ngay “1- Làm cho dân có ăn, 2- Làm
cho dân có mặc, 3- Làm cho dân có chỗ ở, 4- Làm cho dân có học hành, cái
mục đích chúng ta đi đến 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do,
độc lập và giúp sức được cho tự do, độc lập”. Người căn dặn: “Chính sách của
Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân”. Nếu
dân đói, dân rét, dân dốt là Đảng có lỗi. Từ đó ta thấy việc quan tâm đến cái ăn,
cái mặc, cái ở của nhân dân luôn luôn đặt lên hàng đầu trong mối quan tâm của
Hồ Chí Minh.
Trong thực tiễn, con người có nhiều chiều quan hệ: quan hệ với cộng
đồng xã hội (là một thành viên); quan hệ với một chế độ xã hội (làm chủ hay bị
áp bức); quan hệ với tự nhiên (một bộ phận không tách rời ). Như vậy, bản chất
con người không phải là trừu tượng mà là cụ thể, không phải là tự nhiên mà là
lịch sử, không phải là vốn có trong mỗi cá nhân riêng biệt, cô lập mà là tổng hòa
của toàn bộ các mối quan hệ xã hội. Nếu tách con người khỏi các quan hệ xã hội
thì không còn là con người, mà chỉ là một loài sinh vật mang tính bầy đàn sinh
vật chứ không phải là xã hội con người.
Con người là tổng hòa các mối quan hệ thì trong các mối quan hệ xã hội
ấy, quan hệ sản xuất đóng vai trò chi phối, quyết định các quan hệ xã hội khác,
vì nó xác định con người thuộc các giai cấp khác nhau. Hồ Chí Minh không coi
nhẹ quan hệ sản xuất, nhưng lại không tuyệt đối hóa quan hệ sản xuất, coi quan
hệ sản xuất là quan hệ duy nhất tạo thành bản chất con người.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, con người phải
thương mình và thương cả người khác “Thương người như thể thương thân”,
“Người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, cùng nhau đồng cam cộng khổ,
một lòng, một dạ đoàn kết trong xã hội, chung sống với thiên nhiên... trong cuộc
sống của mình.
Xa lạ với con người trừu tượng, phi nguồn gốc lịch sử, Hồ Chí Minh nhìn
nhận con người lịch sử - cụ thể về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, vị
trí, đảng viên, công dân…, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận
đặc điểm con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử cụ thể, với những cấu
trúc kinh tế, xã hội cụ thể. Cách tiếp cận này đi đến việc giải quyết mối quan hệ
dân tộc và giai cấp rất sáng tạo, không chỉ về mặt đường lối cách mạng mà cả
về mặt con người.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định
thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do
người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Con người vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
1.2.1. Con người là mục tiêu của cách mạng
Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh
phúc cho con người; nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực
hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách mạng, nên mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người, có thể
là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai
cấp, tầng lớp và cá nhân.
Thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, kết hợp với kinh nghiệm
thực tiễn phong phú của mình và đặc biệt được soi sáng bởi lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc rằng, để giải phóng con
người, cần phải đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội. Các cuộc đấu tranh này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau và chỉ có như vậy,
con người mới được giải phóng hoàn toàn.
Con người là chiến lược đầu tiên trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí
Minh. Mục tiêu này được cụ thể hóa trong ba giai đoạn cách mạng (giải phóng
dân tộc - xây dựng chế độ dân chủ nhân dân - tiến dần lên xã hội chủ nghĩa)
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
Với khát vọng giải phóng con người, với cách nhìn sáng suốt và khoa học
về thời cuộc, với tài năng phân tích thực tiễn một cách biện chứng, Hồ Chí
Minh đặt mục tiêu giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Người hiểu rằng, nếu dân
tộc không được giải phóng, không có độc lập thì cũng không giải phóng được
các giai cấp cần lao. Nói cách khác, giải phóng dân tộc là tiền đề, là điều kiện
tiên quyết để giải phóng con người và thực hiện các quyền con người. Tại Hội
nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, tháng 5 - 1941, Người vạch rõ rằng, nếu
chúng ta không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc
lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì không những toàn thể quốc gia dân tộc còn
phải chịu kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi bộ phận, giai cấp đến ngàn năm cũng
không đòi được. Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó
khăn và gian khổ, Người tuyên bố một cách đanh thép: Dù đốt cả dãy Trường
Sơn thì cũng phải giành cho được độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định
lẽ sống của dân tộc Việt Nam và vạch ra chân lý của thời đại qua luận điểm bất
hủ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ
quốc - đó là mục tiêu mà suốt đời Người phấn đấu không mệt mỏi.
Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành
lại độc lập cho dân tộc. Con người trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân
tộc Việt Nam. Phạm vi thế giới là giải phóng các dân tộc thuộc địa. Giải phóng
dân tộc chính là tiền đề để xây dựng chủ nghĩa xã hội và mục đích cuối cùng
của giải phóng dân tộc chính là vì con người, do con người.
Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế
độ người bóc lột người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững,
văn hóa tiên tiến, mọi người là chủ và làm chủ xã hội, có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc, một xã hội văn minh, tiến bộ. Xã hội đó phát triển cao nhất là xã
hội cộng sản, giai đoạn đầu là xã hội xã hội chủ nghĩa.
Giải phóng giai cấp là xóa bỏ sự áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với
giai cấp khác; xóa bỏ sự bất công, bất bình đẳng xã hội; xóa bỏ nền tảng kinh tế
- xã hội đẻ ra sự bốc lột giai cấp; dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp, các điều
kiện dẫn đến sự phân chia xã hội thành giai cấp và xác lập một xã hội không có
giai cấp. Con người trong giải phóng xã hội là các giai cấp cần lao, trước hết là
giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Phạm vi thế giới là giải phóng giai cấp
vô sản và nhân dân lao động các nước.
Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch con
người; xóa bỏ các điều kiện xã hội làm tha hóa con người, làm cho mọi người
được hưởng tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo, làm chủ
xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân, phát triển toàn diện theo đúng bản
chất tốt đẹp của con người. Con người trong giải phóng con người là cá nhân
mỗi con người. Phạm vi thế giới là giải phóng loài người.
Các “giải phóng” đó kết hợp chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc đã có
một phần giải phóng xã hội và giải phóng con người; đồng thời nối tiếp nhau,
giải phóng dân tộc mở đường cho giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải
phóng con người.
1.2.2. Con người là động lực của cách mạng
Con người với tư cách là động lực của cách mạng, cần phải tổ chức và
thức tỉnh hàng chục triệu nông dân, phải thức tỉnh và tổ chức toàn thể giai cấp
công nhân. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh to lớn để có thể làm cách mạng
thành công. Không phải mọi con người đều trở thành động lực mà phải là
những con người được giác ngộ và tổ chức. Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn
hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền tảng truyền thống lịch sử và văn hóa
hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam… Chính trị, văn hóa, tinh thần là động
lực cơ bản trong động lực con người. Lịch sử đã chứng minh, quần chúng nhân
dân là lực lượng sáng tạo cơ bản, có dân là có tất cả. Xuất phát từ sự đánh giá
đúng con người và hiểu biết con người, con người là động lực chỉ có thể thực
hiện được khi họ hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo
của Đảng. Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng,
qua phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng sẽ nhân sức mạnh của con
người lên gấp bội lần.
Theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết
định thành công của sự nghiệp cách mạng. Người nhấn mạnh “mọi việc đều do
người làm ra”; “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới
không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân”. “Ý dân là ý trời”. “Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng. Nhân dân là những người sáng tạo chân chính ra lịch
sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu
tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá trị văn hóa. Nói đến nhân dân là nói
đến lực lượng, trí tuệ, quyền hành, lòng tốt, niềm tin, đó chính là gốc, động lực
cách mạng.
 Tài liệu tham khảo
1. Báo Thanh Hóa (2020), Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người, truy
cập từ https://baothanhhoa.vn/thoi-su/quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-con-
nguoi/118914.htm
2. Đảng bộ huyện Nam Trà My (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
văn hóa con người, truy cập từ
http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?
tabid=1292&Group=210&NID=3124&tu-tuong-ho-chi-minh-ve-xay-
dung-van-hoa-con-nguoi#:~:text=Con%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di
%20l%C3%A0%20m%E1%BB%A5c%20ti%C3%AAu,t%E1%BA
%A7ng%20l%E1%BB%9Bp%20v%C3%A0%20c%C3%A1%20nh
%C3%A2n,
3. Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội,
truy cập từ https://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/nghien-cuu-
hoc-tap-tu-tuong-ho-chi-minh/5506-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-con-nguoi-
vua-la-muc-tieu-vua-la-dong-luc-cua-su-phat-trien-xa-hoi.html,
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

You might also like