You are on page 1of 6

2.2.

Giải pháp cần thực hiện để góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện hình
mẫu sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay
2.2.1. Giải pháp để không ngừng phát triển và hoàn thiện hình mẫu sinh viên Việt Nam
trong thời đại ngày nay
Hồ Chí Minh cho rằng , trong thế hệ trẻ việc tu dưỡng đạo đức là vô cùng quan
trong vì đối với mỗi người sinh viên , họ chính là những con người được đào tạo bài bản
để đóng góp cho đất nước của chúng ta khi họ ra trường, hay nói cách khác sinh viên
chính là " người chủ tương lai của nước nhà" ; là cầu nối giữa các thế hệ và sinh viên
chính là người tiếp sức cho cách mạng trong thời đại hiện nay. Sinh viên là những con
người được đào tạo trong các trường đại học và có tài năng tuy nhiên có tài mà không có
đức thì chỉ là người vô dụng , cho nên việc tu dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng
quan trọng và cần thiết. Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu
quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình , luôn luôn cố gắng phấn đấu vì
gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái và tích cực
làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống. Đặt mục tiêu, học, làm
theo Bác để trở thành một người như Bác. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là
chuẩn mực của tất thảy những việc diễn ra trong cuộc sống thường ngày, khi thật tâm, thì
soi chiếu vào đó, ai cũng đều có thể thấy được những việc mình có thể học theo, làm theo
Người. Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phụ
thuộc nhiều vào sự nỗ lực của thanh niên, sinh viên, có tác động to lớn đến tương lai của
cá nhân và đất nước.Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm, trung
thực, nói đi đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là đối
với thiếu niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.
Hội viên, sinh viên không chỉ có nhiệm vụ tích cực học tập và làm theo Bác về
trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm.Tích cực tuyên truyền, làm cho nhiều xung
quanh mình có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to
lớn của tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm; chỉ rõ tác hại của những
hành vi vô trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm một nẻo, hoặc "nói thì hay mà làm
thì dở" đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình thanh niên, sinh viên hoặc
các cơ sở Đoàn, Hội có những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong thực hành
theo tư tưởng, tấm gương của Bác về tinh thần trách nhiệm, trung thực nói đi đôi với làm.

Hội viên, sinh viên cần chủ động học tập kiến thức, tích cực tu dưỡng đạo đức, rèn
luyện sức khỏe, có lối sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội, không nói dối
thầy cô, cha mẹ. Không gian lận trong thi cử, làm tròn trách nhiệm của người con ngoan,
trò giỏi. Tích cực vận dụng kiến thức học được từ nhà trường áp dụng vào cuộc sống
hằng ngày, vào công việc. Mỗi khi thanh niên, sinh viên tích cực nêu cao trách nhiệm,
trung thực, nói đi đôi với làm, đồng thời tuyên truyền tinh thần đó cho xã hội, đặc biệt là
đối với thiếu niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa lớn lao, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Mỗi đoàn
viên, hội viên, thanh niên, sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ
quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp
chung của đất nước.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Chúng ta không một phút nào được
quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa
xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới". "Nhiệm vụ của thanh
niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì
cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích
nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?". Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách
nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết sức
mình để hoàn thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay
người khác. Sẵn sàng nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi mình không
hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người khác. Gắn tinh thần trách
nhiệm, tính trung thực, nói đi đôi với làm và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công việc
chuyên môn của cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức đoàn, hội, đội.
Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường. Dành thời gian thỏa đáng tìm
hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm,
trung thực, nói đi đôi với làm.Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho
bản thân làm theo lời Bác dạy. Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần
trách nhiệm, tính trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo.Tham
gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các cấp. Phấn
đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học
tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt.
Không ngừng học tập, rèn luyện, thực hành đạo đức cách mạng, nêu cao tinh thần
trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm. Cần nâng cao nhận thức về phẩm chất trung
thực, trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết và quý
báu, là phẩm giá của mỗi người. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
trung thực, trách nhiệm, trước hết phải nói đi đôi với làm, phải tạo ra sự chuyển biến về
tình cảm và nhân cách: Tôn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự thật, lẽ
phải. Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tự phê bình, phê bình, cầu thị, sửa chữa
khuyết điểm, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm và mặt tích cực.
Mỗi hội viên, sinh viên cần xây dựng lối sống trong sáng, giản dị, chân tình. Phải thật sự
trung thực, trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè, đồng chí, với
Tổ quốc và nhân dân. Khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực, dối mình, dối
người, dối Đảng, dối dân. Chống lại thói Ích kỷ, tính tham lam; kiên quyết đấu tranh với
thói vô cảm, "đục nước béo cò" khi người khác gặp hoạn nạn. Phải đấu tranh với tệ làm
ăn chụp giật, quay cóp, học hộ, thi hộ, bằng giả, mua bán tri thức...Đã trung thực với
chính mình thì không bao giờ từ bỏ trách nhiệm của mình. Trung thực và trách nhiệm góp
phần để khắc phục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, trong xã
hội.

2.2.2. Giải pháp để khắc phục những khuyết điểm của việc phát triển và hoàn thiện
hình mẫu sinh viên Việt Nam trong thời đại ngày nay
Sinh viên Việt Nam là nhân tố quyết định trong quá trình phát triển tương lai đất
nước, vì thế họ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Song song với việc phát triển của
nền công nghiệp-hiện đại thì cũng xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực từ những mặt tối
của quá trình toàn cầu hóa. Điều này dẫn đến việc có những lối sống tiêu cực, đạo đức
suy giảm khiến cho một bộ phận không nhỏ các sinh viên đang trong tình trạng báo động.
Việc tồn tại những khuyết điểm này khiến cho sự phát triển đất nước bị chậm lại hoặc có
thể tệ hơn là suy thoái trong tương lai. Do đó cần phải có những biện pháp giúp khắc
phục những khuyết điểm này để biến sinh viên Việt Nam thực sự trở thành những “trụ
cột” của đất nước.
Điều đầu tiên cần phải quan tâm là vấn đề giáo dục sinh viên trong môi trường đại
học. Vì nhà trường là chủ thể chính trong giáo dục nghĩa vụ đạo đức cho sinh viên, nên
có vai trò hết sức to lớn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên để sau này họ có thể trở
thành những công dân tốt, sống có ích cho xã hội. Trong quá trình học đại, hầu hết các
sinh viên là lần đầu xa nhà nên sẽ ý thức được tinh thần trách nhiệm cũng như phải tự
quyết định các hành động của bản thần thay vì được gia đình bảo bọc, che chở. Nhờ đó
mà sinh viên sẽ có cơ hội tiếp thu những kiến thức sống mới, các kinh nghiệm xã hội
mới, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thích nghi với mội trường xã hội. Từ những
điều trên ta thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục nhân sinh cũng như những kỷ
luật bắt buộc của nhà trường, điều đó sẽ giúp thay đổi nhận thức, thái độ của sinh viên
khiến chúng dần dần trở thành nguyên tắc sống.
Những hoạt động của sinh viên thường gắn liền với nhà trường nên trường đại học
có vai trò chủ đạo nhất trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Mỗi hoạt động của nhà
trường đều có tác động trực tiếp đến việc hình thành tư duy mới cho sinh viên bởi những
tri thức mà họ thu nhận được trước đó còn chưa đầy đủ. Nhà trường cần giúp cho sinh
viên nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây
là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi người. Điều này rất dễ dàng cho
việc phối hợp giữa công tác nâng cao ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức, lối sống, tư
tưởng chính trị cho sinh viên. Hàng năm trường nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về
phòng chống tội phạm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, kết hợp với các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho
sinh viên. Giáo dục đạo đức cho sinh viên không thể chỉ ở việc tuân thủ thực hiện những
qui tắc, chuẩn mực cứng nhắc. Nhà trường cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
định hướng, giáo dục những kỹ năng “mềm” để sinh viên có thể xử lý các tình huống nảy
sinh trong cuộc sống một cách tích cực nhất. Có thể thấy rằng vai trò giáo dục đạo đức
của nhà trường đối với sinh viên là rất quan trọng. Giáo dục đạo đức từ nhà trường là
bước gắn kết giữa giáo dục đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức xã hội.
Việc tăng cường nhận thức, đạo đức của sinh viên là một quá trình lâu dài, đòi hỏi
phải có kế hoạch, hành động cụ thể từ Đảng và nhà trường. Đầu tiên phải tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối với công tác nâng cao ý thức của sinh
viên. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của
đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị. Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi
địa phương. Cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù
hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại. Coi trọng
công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các
quy định đề ra.
Về phía nhà trường thì cần tăng cường chất lượng giáo dục, thay đổi hình thức học
tập, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên. Trước hết, mỗi nhà trường cần bổ
sung thêm một số nguyên tắc cơ bản về đạo đức trong ứng xử của sinh viên và hình thức
xử lý đối với những sinh viên vi phạm ở những cấp độ khác nhau. Để đạt được hiệu quả
cao trong giáo dục đạo đức cho sinh viên thì bản thân mỗi giảng viên phải là tấm gương
về đạo đức. Những bài học đạo đức chỉ thực sự có giá trị, có tính thuyết phục khi người
thuyết giảng bài học đó là tấm gương mẫu mực. Mỗi giảng viên cần nêu cao lòng yêu
nghề, thái độ công bằng, tinh thần trách nhiệm…nhằm tạo được niềm tin cho sinh viên.
Thầy cô ngoài việc truyền đạt tri thức còn phải định hướng và kịp thời uốn nắn hành vi,
thái độ của sinh viên, tạo cho sinh viên có điều kiện thuận lợi nhất để rèn luyện, tu dưỡng
đạo đức.
Nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn và Hội trong giáo dục
đạo đức cho sinh viên, phải phát huy hơn nữa tính chủ động tích cực của mình, đặc biệt là
trong việc tổ chức nhiều các hoạt động tập thể với hình thức phong phú, đa dạng thu hút
được nhiều sinh viên tham gia. Để phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn, Hội trong việc
giáo dục nghĩa vụ đạo đức cho sinh viên, cần có sự phối hợp với các tổ chức xã hội khác
như, Liên đoàn lao động, nhà trường…để tạo sự thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong công
tác xây dựng và giáo dục nghĩa vụ đạo đức mới cho sinh viên. Bên cạnh những hoạt động
tập thể, Đoàn và Hội cũng cần có những chủ trương hỗ trợ cho sinh viên trong học tập,
tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tìm hiểu thực tế, vừa mang tính giải trí, vừa là sự học hỏi
lẫn nhau…giúp sinh viên ngày càng gắn bó, sống tình cảm và có trách nhiệm với mọi
người hơn trong cuộc sống. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên của nhà trường cần đẩy mạnh
hơn nữa vai trò của mình trong việc nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên. Thường
xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc thi về an toàn giao thông, phòng
chống ma túy thông qua hình thức sân khấu hóa và được các cơ quan thông tin: đài, báo
của trường quảng cáo, truyền hình rộng rãi, thường xuyên sẽ tác động trực tiếp và hiệu
quả đến nhận thức, tình cảm đối với pháp luật của đông đảo sinh viên.
Tăng cường các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giáo dục tuyên truyền ý thức pháp
luật cho sinh viên của các trường. Để tiến hành được công tác nâng cao ý thức pháp luật
chúng ta cần đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động giáo dục pháp luật đồng thời trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng đội ngũ giáo viên giảng viên giảng dạy
môn luật và những người làm công tác giáo dục pháp luật. Để nâng cao ý thức pháp luật
của sinh viên phải xây dựng được đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật.
Do vậy cần tuyển chon những người có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả năng tuyên
truyền giáo dục hoặc hòa giải tốt, có lòng nhiệt tình, say mê với công việc giáo dục pháp
luật. Bên cạnh đó phải đặc biệt chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
→ Nhìn chung, việc thực hiện các giải pháp để góp phần hình thành, phát triển và
hoàn thiện hình mẫu sinh viên Việt Nam là một điều quan trọng tất yếu trong quá trình
xây dựng nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa. Đối với thế hệ sinh viên trẻ hiện nay, việc tu
dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Song song đó thế hệ các
bạn sinh viên cũng nên hiểu được giá trị của bản thân để có thể phát triển bản thân để góp
phần xây dựng đất nước.
Kết luận
Hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc Việt Nam thấu hiểu sự vô giá của độc
lập, tự do. Để giành được độc lập, tự do ấy, dân tộc ta đã phải đổi bằng xương máu và
nước mắt của lớp lớp các thế hệ. Đó là sự hy sinh tự nguyện và anh dũng, là biểu tượng
sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chủ nghĩa yêu nước ấy được dẫn dắt bởi
nhà tư tưởng lỗi lạc Hồ Chí Minh với tư tưởng phát huy cao độ nhân tố con người. Trong
quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay, tư tưởng này của Người vẫn còn nguyên giá trị.
Trong điều kiện mới, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát huy nhân tố con người để biến truyền thống, bản lĩnh, khí phách và trí tuệ
người Việt Nam thành sức mạnh to lớn nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, tự do của Tổ
quốc.
Hồ Chí Minh đã khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành
công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ
nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
cách mạng. Theo đó, “Trồng người” vừa là vấn đề vừa là yêu cầu khách quan, cấp bách,
lâu dài của cách mạng. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa”. Xây dựng con người phải toàn diện, có đủ đức – tài, trong đó
đức là gốc, vì vậy sự nghiệp trồng người phải bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức.
Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện chiến lược “trồng người” phải coi trọng sự
nghiệp giáo dục – đào tạo, bồi dưỡng thế hệ Cách Mạng cho đời sau, thực chất là đào tạo,
bồi dưỡng thanh thiếu niên trở thành lớp người kế thừa Cách Mạng “vừa trồng vừa
chuyển” cả đức và tài.
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người” có thể thấy “Trồng người” là công việc “trăm năm”, do đó không thể nóng vội,
không phải làm một lúc là xong, cũng không được tuỳ tiện đến đâu hay đó. Việc nhận
thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con
người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, thế hệ trẻ không chỉ
là thế hệ có nhu cầu hưởng thụ một nền giáo dục tốt hơn, mà cǎn bản là thế hệ chịu trách
nhiệm chính của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.
Mỗi sinh viên cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước,
nhà trường và của toàn xã hội. Qua đó việc tăng cường chất lượng giáo dục, thay đổi
hình thức học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên là một công việc
không thể thiếu để nâng cao, phát triển hoàn thiện hình mẫu sinh viên Việt Nam trong
thời đại ngày nay. Không chỉ như vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của
chính quyền đối với công tác nâng cao ý thức của sinh viên cũng là một việc cần thiết.
Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì sinh viên
trước hết phải nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong công việc
và trong cuộc sống, coi đó là đức tính cân thiết và quý báu, là phẩm giá của mỗi người,
phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình, luôn luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê
hương đất nước, luôn yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo
tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống. 
Tài liệu tham khảo:
1) Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
2) C.Mác và Ph.ăngghen Toàn tập (1995), T.2, Nxb. CTQG, Hà Nội, tr.200
http://tapchidantoc.ubdt.gov.vn/2015-06-08/c845d58048aa957ab822b8eacb721bf3-
cema.htm
3) ThS. Nguyễn Thị Thanh Thương (2014), Tạp chí Dân tộc số 167.

You might also like