You are on page 1of 6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM “KIÊN QUYẾT,

KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, GÓP


PHẤN XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA NGÀY CÀNG
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH”

PGS.TS Nguyễn Văn Thùy

“Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần
xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” là
Tác phẩm có giá trị to lớn và đặc biệt. Để nghiên cứu, học tập vận dụng
nó thì đồng thời với những cuộc hội thảo, tọa đàm để thấy rõ giá trị của
tác phẩm, chúng ta cần phải cùng nhau nhanh chóng đưa tác phẩm
vào cuộc sống sôi động của đất nước hiện nay để truyền đi những
thông điệp mạnh mẽ, cổ vũ, tôn vinh những giá trị tốt đẹp, lên án, dẹp
bỏ những hiện tượng, hành động xấu xa để đưa đất nước tiếp tục phát
triển bền vững.

1. “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp
phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”
là tất yếu khách quan

Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là tác phẩm có giá trị về lý luận và thực
tiễn của Đảng ta. Cuốn sách tập hợp các bài viết tổng quan về công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn
phong phú, thể hiện sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện và đầy sức thuyết
phục của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, góp phần làm sáng tỏ bước bổ
sung, phát triển mới nhận thức, tư duy lý luận của Đảng ta về công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. “Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu
thế không thể đảo ngược” góp phần giải đáp băn khoăn rằng phòng chống
tham nhũng, tiêu cực như hiện nay có làm “nhụt chí”, “chùn bước”, “làm
chậm” sự phát triển của đất nước, là “phe phái đánh nhau”

Sự xuất bản tác phẩm là biểu hiện của luận điểm xuất phát của Triết
học Mác - Lênin về yêu cầu “Tôn trọng khách quan, năng động chủ quan” và
có thể nói tác phẩm là “Cẩm nang” cho toàn Đàng, toàn dân ta trong công
cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay Vì, tác phẩm không chỉ
đưa ra những chí dẫn cụ thể về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nêu bật

1
những thành tựu lớn trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực, rút
ra những bài học từ thực tiễn và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp ngăn chặn,
đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.

Theo đó, chúng ta thấy lý do xuất bản cuốn sách này trước hết là xuất
phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở
Việt Nam trong hơn 10 năm qua kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định
số 162-QĐ/TW ngày 1/2/2013; khi chúng ta đã có Ban chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban
đang hoạt động rất hiệu quả, rất uy tín kể cả trong Đảng và trong Nhân Dân.
Thứ hai, kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mang lại hiệu quả thiết
thực, khá nhiều hiện tượng, thành phần, con người kể cả cao cấp tham
nhũng, tiêu cực bị khởi tố, tình trạng không dám làm, sợ sai, sa sút bản lĩnh,
tri thức “rỗng”, đạo đức, tính gương mẫu hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tê, xã hội đã xuất hiện. Thứ ba, kẻ thù lại ra sức xuyên
tạc, chúng cho là cuộc đấu đá nội bộ, là khắt khe với nhau. Đồng thời trong
kế hoạch công tác năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII Đảng
Cộng sản Việt Nam có nội dung quan trọng này.

Tình hình cho thấy cơ sở khách quan của việc phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực ở nước ta vẫ còn, Trong khi Đảng, Nhà nước ta,
trong các văn kiện Đại hội, các Nghị quyết, chỉ thị, quy định, luật pháp, nhất
là Quy định số 08-QĐ/TW (khóa XII) về trách nhiệm nêu gương của các
đồng chí cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,
Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viện Ban Chấp hành Trung ương Đảng khảng định:
Cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao càng phái gương mẫu nêu gương.
Quy định số 41-QĐ/TW (khóa XIII) về việc từ chức, miễn nhiệm đối với cán
bộ, đảng viên cũng xác định cụ thể những căn cứ từ chức, miễn nhiệm đối
với cán bộ, đặc biệt là liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu. Kết luận
số 20-TB/TW của Bộ Chính trị (tháng 9/2022) về chủ trương bố trí cán bộ
thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị ký luật. Chỉ thị số 05-
CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, Kết luận số 01-KL/TW. Ngày
18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính
trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”… Tuy nhiên, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chậm bị đẩy lùi, có mặt,
có bộ phận còn diễn biến phức tạp, tinh vi hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào một số đảng viên có chức vụ trong

2
bộ máy nhà nước. Kẻ thù lại ra sức chống phá, xuyên tạc khi chúng ta tiến
hành phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưa thật sự có hiệu quả.

Để tuyên truyền, định hướng, ý kiến của Tổng Bí thư và làm cơ sở cho
các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị, nâng cao chất lượng chức năng giám sát, phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc đối với các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương
thường xuyên, toàn diện và hiệu quả hơn. Gắn liền thực hiện tốt việc nêu
gương, nhất là của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu các cấp; đa dạng kênh
thông tin và tiếp nhận phản ánh của quần chúng về các hành vi tham nhũng,
tiêu cực, lãng phí để báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp xử lý.

Mặt khác, cần nhận thức rõ phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhưng trách nhiệm chính thuộc về các
cơ quan Đảng, Nhà nước. Đây là những Cơ quan được giao trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng
chống tham nhũng, tiêu cực. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực
trong các cơ quan này là giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng về mọi mặt.

Như vậy, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay là
“Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể đảo ngược”. Đó cũng
chính là tiêu đề tổng quan của cuốn sách.

2. Phát hiện đúng, phân tích và giải quyết trúng mâu thuẫn là
phương pháp nổi bật của tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta
ngày càng trong sạch, vững mạnh”

Tác phẩm đặc biệt vì nó là của một người đặc biệt: Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam. Ở Việt Nam, Đảng được Hiến pháp hiến định là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Những gì tác giả viết trong trong cuốn
sách này chính là những thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm không ngừng
nghỉ phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay.

Trong cuốn sách có tuyển chọn 24 ý kiến của chính khách, học giả
nước ngoài về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, trong
đó có cả ý kiến của ngài Joe Biden, Tổng thống Mỹ. Đây chỉ là những ý kiến

3
mà ban biên soạn lựa chọn, song điều ấy cũng nói lên sự quan tâm của quốc
tế đến công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam.

Cuốn sách gồm 3 phần với những nội dung rất rộng: bao gồm: “Một số
vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu
cực ở Việt Nam”; “Nhất quán phương châm: Phòng chống tham nhũng, tiêu
cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc”; “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông
suốt”. Điều này cho thấy sự nhuần nhuyễn trong phương pháp luận phát hiện,
phân tích và giải quyết mâu thuẫn.

Trước hết, tác phẩm khẳng định phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở
Việt Nam hiện nay là “Một việc làm cần thiết, tất yếu; một xu thế không thể
đảo ngược”. Đây cũng là tổng quan của cuốn sách để góp phần giải đáp
những câu hổi mà dư luận băn khoăn rằng phòng chống tham nhũng, tiêu
cực hiện nay có làm “nhụt chí”, “chùn bước”, làm “chậm” sự phát triển của
đất nước. Từ đó, tác giả phân tích, khẳng định băn khoăn nêu trên là không
đúng và rằng thực tế còn diến ra ngược lại: “Cuộc chiến chống tham nhũng,
tiêu cực đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội,
giữ vững ổn định chính trị, đặc biệt là đã từng bước lấy lại và củng cố niềm
tin của Nhân Dân” (tr.14). Điều này cho thấy công cuộc phòng chống tham
nhũng, tiêu cực đã đem lại cái lớn nhất là lấy lại niềm tin của Nhân Dân, điều
mà Đức Khổng Tử ngày xưa dạy rằng, có 3 điều quan trọng để phát triển của
một quốc gia là: Lương thực, quân đội và niềm tin. Nếu bất quá phải bỏ đi
một thứ gì để có lợi cho đất nược thì thứ nhất là quân đội, thứ đến là lương
thực, còn niềm tin mà không có thì chính quyền ấy khó mà tồn tại, chưa nói
tới phát triển.

Hơn nữa, phòng chống tham nhũng, tiêu cực là để giải quyết mâu
thuẫn nội bộ, mâu thuẫn bên trong là “Chống tham nhũng khó vì ta tự đánh
ta”. Chúng ta thường nghe nói Dân tin Đảng song Đảng là một tổ chức đông
đảo, người dân nhìn Đảng qua lăng kính Đảng có ban hành và lãnh đạo thực
thi các chủ trương, chính sách đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng của
Nhân dân hay không và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng có gương mẫu
hay không. Tham nhũng là của người có chức vụ. Điều này các thế lực thù
địch đã ngay lập tức xuyên tạc đường lối phòng chống tham nhũng, tiêu cực
và cho rằng ta đánh ta thì làm sao mà chống nổi(!?). Đúng là nhiều khi kẻ thù
ẩn nấp bên trong những người thân của ta và có khi ẩn nấp ngay trong chính
ta. Vậy nên, thắng được chính mình mới là khó khăn. Nhưng, ở đời phàm cái
gì đạt được qua khó khăn gian khổ thì giá trị ngày càng lớn lao. Vì vậy, Tổng

4
Bí thư nhiều lần nhấn mạnh cần “Kiên quyết, kiên trì”. “Kiên quyết” để
không lùi bước, không nhụt chí; “Kiên trì” để xác định cuộc chiến này là lâu
dài, gian khó và không ngừng, không nghỉ.

Để phòng chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả chắc chắn phải cần
những người có “bàn tay sạch”. “Tay nhúng chàm không thể chống tham
nhũng”. Nhưng “bàn tay sạch” chưa đủ mà còn cần những con người mà trái
tim và khối óc luôn cùng nhịp đập, cùng suy nghĩ trong niềm vui, nỗi đau của
dân tộc mình. Không để tồn tại những cán bộ “5K”: họp (học) thì có người
ghi, đi thì có người chở, ở thì có người chăm, nằm thì có người bóp, “ngóp”
thì có người (cánh) lo.

Trong phần thứ 2 của cuốn sách có 14 bài viết, bài phát biểu cuả Tổng
Bí thư về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; 8 bài viết về việc rèn luyện suốt đời,
thường xuyên tự soi, tự sửa của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt có những bài
Tổng Bí thư viết từ khi còn là cán bộ rất trẻ. Chẳng hạn, bài viết “Bệnh sợ
trách nhiệm”(tr.465), được viết khi ông mới 29 tuổi. Đây là những giải pháp
chung nhất nhưng rất cụ thể cho mỗi cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị
“tự soi”, “tự sửa”. Đồng thời chúng ta cũng có thể thấy cả cuộc đời ông là
tấm gương mẫu mực, giản dị, liêm khiết. Chính vì vậy, Tổng Bí thư có quyền
để nhắc nhở, yêu cầu cán bộ, đảng viên phải trọng danh dự bởi “danh dự là
điều thiêng liêng, cao quý nhất”.

3. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giá trị của tác phẩm “Kiên
quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, góp phần xây dựng
Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” trong giai đoạn
hiện nay

Trong cuốn sách này, Tổng Bí thư đã nêu lên những kết quả lớn, ấn
tượng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam trong
hơn 10 năm qua (kể từ 1/2/2013), “Cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực
đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững
ổn định chính trị, đặc biệt là đã từng bước lấy lại và củng cố niềm tin của
Nhân Dân”(tr.14). Tác phẩm đã góp phần làm sáng rõ bước phát triển mới về
nhận thức, tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực. Tác phẩm có giá trị như một cẩm nang, là
những thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm không ngừng nghỉ trong phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nạm hiện nay.

5
Tác phẩm đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực, nêu bật những thành tựu lớn trong công cuộc phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, rút ra những bài học từ thực tiễn và đề ra những nhiệm vụ,
giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn tới. Đây là
những định hướng cho cấp ủy đảng và chính quyền các cấp vận dụng sáng
tạo trong đơn vị, địa phương mình. Đồng thời, đối tượng của tác phẩm là độc
giả, nhưng độc giả vốn đa dạng, phong phú. Vậy nên mỗi người sẽ từ cương
vị, từ môi trường sống, làm việc của mình mà có những cách tiếp cận tác
phẩm ở những góc nhì khác nhau, phù hợp với nhận thức, nhu cầu.

Tác phẩm có giá trị to lớn và đặc biệt. Để nghiên cứu, học tập vận dụng
nó thì đồng thời với những cuộc hội thảo, tọa đàm để thấy rõ giá trị của tác
phẩm, chúng ta cần phải cùng nhau nhanh chóng đưa tác phẩm vào cuộc
sống sôi động của đất nước hiện nay để truyền đi những thông điệp mạnh
mẽ, cổ vũ, tôn vinh những giá trị tốt đẹp, lên án, dẹp bỏ những hiện tượng,
hành động xấu xa để đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững.

Muốn vậy, trước hết các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhà trường phải
làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, pháp luật;
tăng cường lãnh đạo xây dựng, ban hành các quy chế, quy định về quản lý
đội ngũ cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, khen
thưởng, kỷ luật; tăng cường chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các
cấp ủy đảng và chính quyền địa phương hiệu quả hơn; Gắn liền thực hiện tốt
việc nêu gương nhất là của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu; đa dạng kênh
thông tin, tiếp nhận và xử lý kịp thời các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực.
Thực hiện tốt những điều mà Tổng Bí thư đã căn dặn trong tác phẩm. Không
để ai cũng bảo rằng “tham nhũng, lãng phí, tiêu cực diễn ra ở đâu đó, còn ta
thì !?”, để không dám, không thể, không muốn và không cần tham nhũng.

NVT

You might also like