You are on page 1of 5

Họ và tên: Vũ Hà Thư

Mã sinh viên: 1956040050

Lớp: Phát thanh K39

CHỦ ĐỀ: Vai trò của truyền thông báo chí, bao gồm báo điện tử trong công
tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái thù địch trong tình hình mới.

Có thể thấy, mạng xã hội đã đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho con
người. Thông tin trên mạng xã hội có tốc độ lan truyền nhanh, tiếp cận đến từng cá
nhân, người dùng, là công cụ tốt để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc
trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì
vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng. Chúng đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù
địch lợi dụng chống phá, chuyển hóa chính trị, khủng bố. Vì vậy, vai trò của truyền
thông báo chí, bao gồm báo điện tử trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch đã trở thành vai trò cấp
thiết trong tình hình mới.

Để tuyên truyền những quan điểm sai trái, các thế lực thù địch đã sử dụng
rất nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau, vô cùng tinh vi, xảo quyệt, nguy
hiểm hơn và có tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội: tấn công, đả kích trực
diện nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh đạo của; lợi dụng, cường
điệu hóa những hạn chế, khuyết điểm của Đảng và hệ thống chính trị trong lãnh
đạo; bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc lý lịch, thân thế sự nghiệp các lãnh tụ, các đồng
chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quá trình
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân để
thông qua đối tượng này trực tiếp phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm
giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu, con đường
tiến lên chủ nghĩa xã hội; lợi dụng các sự kiện chính trị - xã hội “nhạy cảm”, việc
bắt, xử lý số cán bộ cao cấp về tội tham nhũng; xét xử số đối tượng chống đối vi
phạm pháp luật, để lôi kéo, kích động người dân tập trung đông người gây rối an
ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn, lật đổ; tuyên truyền kích động các hoạt động ly
khai, tự trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chúng chủ yếu sử dụng qua các phương tiện truyền thông để phát tán
những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời lập ra nhiều trang web mạo danh
những nhân vật có tiếng nói để trích dẫn, bình luận, xuyên tạc, hạ uy tín, làm mất
niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước; đưa lên internet những
thông tin tiêu cực, không chính thống nhằm chèo lái dư luận theo chiều hướng
tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác nhằm mục đích tạo nên sự
hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chuyển
hóa dần sang tư tưởng sai trái, phản động, thù địch. Chúng còn xuất bản các xuất
bản phẩm có nội dung xấu, độc; biên soạn tài liệu, video lồng ghép nội dung thổi
phồng, xuyên tạc, bóp méo sự thật; tiến hành rải truyền đơn, tờ rơi, viết vẽ khẩu
hiệu phản động.

Đối tượng tác động của hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực
thù địch, phản động chủ yếu là trí thức, văn nghệ sĩ; cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ hưu trí, cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; thế hệ trẻ,
nhất là học sinh, sinh viên; người lao động… Tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng
internet chiếm hơn 65% (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng
internet), trong đó có khoảng 94% người sử dụng mạng xã hội và mạng xã hội
Facebook được sử dụng phổ biến nhất.

Nhận thức được vấn đề này, Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh chống
quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội
chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Để thực hiện những chủ trương đó, Đảng đã có
nhiều chỉ thị, nghị quyết nêu rõ các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn. Một
trong những văn bản quan trọng là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), ngày
01/8/2007 “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”. Nghị
quyết chỉ rõ: “Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư
tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng,
Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” thực hiện đa nguyên
chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù
địch, thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến, tự
chuyển hóa ở cả Trung ương, các ngành, các cấp”. Nghị quyết đã yêu cầu “triển
khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận
điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại
âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực
lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; thường xuyên cảnh
giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến ở cả Trung ương và các ngành,
các cấp. 

Nghị quyết Trung ương 9, khóa X, ngày 02/2/2009 “Về một số nhiệm vụ,
giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần
thứ X của Đảng” cũng đã nhấn mạnh: “Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển, hóa” và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ luận điệu
tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng”. Đến Đại hội XI, Đảng ta một lần
nữa khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh,
phê phán những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa trong nội bộ ta; khắc
phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khoá XII ban
hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Như vậy, có thể thấy, đấu tranh trên không gian mạng hiện nay là rất gay gắt trên
mặt trận tư tưởng lý luận. Giữ vững trận địa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng
tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp thiết. Nhằm
chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và phần tử
xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo chống phá cách
mạng Việt Nam, cán bộ, đảng viên cần hạn chế thấp nhất tác động ảnh hưởng
tiêu cực của các nhóm thành phần lợi dụng không gian mạng. Đồng thời, tập
trung làm tốt một số giải pháp sau: 

Một là, chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân để nhìn nhận và có trách nhiệm, ý thức trước mọi âm
mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các dấu hiệu “tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Đây là một giải pháp rất quan trọng, thường xuyên, cơ bản, lâu dài để mỗi cán
bộ, đảng viên dù công tác ở cương vị nào cũng nêu cao trách nhiệm và nâng cao
cảnh giác, bảo đảm “giữ vững bên trong là chính”. 

Hai là, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, trong đó tập
trung tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn đưa thông tin xấu độc, giả
mạo trên không gian mạng của các loại đối tượng làm chuyển biến nhận thức
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân khi
tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận, hưởng ứng, bài viết trên các trang mạng
xã hội có trách nhiệm trước bản thân, trước pháp luật. 

Ba là, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013
của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đảm bảo an
toàn thông tin mạng, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình
hình mới và Thông báo số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của Thường trực Ban
Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; nhất là
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển
khai thật tốt Nghị quyết này, xem đây là sự định hướng chiến lược quan trọng
trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 

Bốn là, thường xuyên cập nhật thông tin, phát huy tích cực vai trò của các
cơ quan báo chí, xuất bản. Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ,
các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet
trong nước xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các trang
mạng phản động.

You might also like