You are on page 1of 18

Chuyên đề:

BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH


PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch - nhiệm vụ cơ bản, xuyên suốt, sống còn của công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Ngay từ khi ra đời năm 1930, Đảng ta đã khẳng định, nền tảng tư tưởng
của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin. Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng ta nhấn
mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý
luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”1. Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) được thông
qua tại Đại hội VII đã xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”2.
Kế thừa tinh thần đó, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta khẳng
định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”3. Điều này tiếp tục được nhấn mạnh hơn
ở Đại hội XII (năm 2016): “Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với chủ
nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng
và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân ta”4.
Kế thừa tinh thần của các kỳ Đại hội trước, tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp
tục nhấn mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1987, tr.125
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1991, tr.21
3
Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
Thật, Hà Nội, tr.88
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung
ương Đảng, Hà Nội, tr.7-8
1
quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”5. Đây được coi là một trong những vấn đề “mang
tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc
của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”6.
Theo Từ điển tiếng Việt, “bảo vệ” là “chống lại mọi xâm phạm để giữ cho
luôn luôn được nguyên vẹn”, “bênh vực bằng lý lẽ để giữ vững ý kiến, quan
điểm”7. Theo nghĩa này, khi áp dụng vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
thì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là phải luôn luôn kiên quyết, kiên
trì giữ gìn, duy trì, củng cố, phát huy; đồng thời tiếp tục phát triển sáng tạo
những quan điểm, những giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh đề làm cho nền tảng đó ngày càng thấm sâu, ngày càng đóng vai trò
chủ đạo trong đời sống tinh thần của toàn xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân
dân.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là kiên định những giá trị
của các yếu tố cấu thành mà là sự thống nhất biện chứng của hai quá trình: vừa
tiếp tục khẳng định những giá trị phổ quát, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, cương lĩnh của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước; vừa không ngừng bổ sung, phát triển trong điều kiện thực tiễn Việt
Nam ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Quan điểm sau của V.I.Lênin có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giai
đoạn hiện nay: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã
xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt
nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát
triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc
sống”8.

5
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, tr.33.
6
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, tr.33.
7
Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học. Hà Nội – Đà Nẵng 2010
8
V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, tr.232.
2
Ở Việt Nam, cương lĩnh, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của
Nhà nước được xây dựng trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh. Những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước trong 35 năm
qua chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy,
Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII xác định: Bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo
của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước”.
Cùng với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch cũng chính là nhiệm vụ sống còn của Đảng ta trong
giai đoạn hiện nay. “Quan điểm sai trái, thù địch là những quan điểm nhằm đả
kích vào Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đả kích vào chế độ xã hội
chủ nghĩa, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa, nhằm lái đất nước đi vào con
đường tư bản chủ nghĩa”9. Những người tung ra các quan điểm sai trái, thù địch
chủ yếu là các thế lực thù địch bên ngoài, các đảng phái chính trị phản động, các
phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước, thậm chí có những người đã từng
vi phạm pháp luật Việt Nam, lòng đầy hận thù với chế độ. Trong số này, có cả
một số người trước kia là cán bộ, đảng viên song do “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, bất mãn chính trị nên đã trở thành đối tượng để các thế lực thù địch lôi
kéo, mua chuộc thành “đồng minh”.
Khi nhận diện những quan điểm sai trái, thù địch, cũng cần phân biệt với
những ý kiến khác với đường lối của Đảng. “Những cán bộ, đảng viên có ý kiến
khác với đường lối của Đảng có thể do trình độ nhận thức hạn chế, do phương
pháp tư duy giản đơn, không biện chứng, do ngộ nhận hoặc chịu ảnh hưởng nhất

9
Lê Hữu Nghĩa (2019), “Những quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay”,
Tạp chí Tuyên giáo, số 3, tr.5-6
3
định của những quan điểm sai trái chứ không phải là thế lực thù địch” 10. Hiện
nay, trong khi phần lớn các thế lực thù địch triệt để lợi dụng các diễn đàn, nhất
là mạng xã hội để tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng bằng
những lời lẽ xúc phạm, thóa mạ, khiêu khích… thì cán bộ, đảng viên, nếu có ý
kiến khác hoặc trái với đường lối, quan điểm của Đảng có thể phản ánh lên cấp
trên, cấp có thẩm quyền, có quyền bảo lưu ý kiến, hoặc trình bày, thảo luận
trong các hội thảo khoa học, hội nghị nội bộ chứ không được tùy tiện phát tán
trên các phương tiện thông tin đại chúng vì đảng viên phải chấp hành Điều lệ
Đảng và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Trung ương về những điều
đảng viên không được làm. Sự phân định này là cần thiết để có thái độ đúng đắn
với từng loại quan điểm, tránh thái độ cực đoan kiểu “vơ đũa cả nắm”.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là những hoạt động có
mục đích của các chủ thể dưới sự lãnh đạo của Đảng để vạch rõ và phê phán,
phản bác các quan điểm phản ánh thiếu khách quan, lệch lạc về nhận thức cũng
như bản chất sai lầm, phản khoa học trong các quan điểm sai trái; vạch trần tính
chất sai trái, phản động, thù địch trong các luận điệu của các thế lực thù địch,
chống đối, những phần tử cơ hội; sử dụng tổng hợp các biện pháp để ngăn chặn,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm củng cố niềm tin, lý tưởng của cán
bộ, đảng viên và nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng.
2. Âm mưu, thủ đoạn, phương thức của các thế lực thù địch chống
phá vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta
2.1. Âm mưu của các thế lực thù địch
Âm mưu cơ bản và lâu dài của các thế lực thù địch là phủ nhận nền tảng
tư tưởng của Đảng ta, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta,
tạo ra “khoảng trống” về tư tưởng, lý luận nhằm đưa ý thức hệ tư sản thâm nhập
ngày càng sâu rộng vào đời sống tinh thần của nhân dân ta, tiến tới xoay chuyển
quỹ đạo phát triển của Việt Nam đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một

10
Lê Hữu Nghĩa (2019), “Những quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay”,
Tạp chí Tuyên giáo, số 3, tr.6
4
âm mưu nguy hiểm, thâm độc liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của
chế độ.
2.2. Phương thức, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Để thực hiện âm mưu trên, các thế lực thù địch đã dùng nhiều phương
thức, thủ đoạn khác nhau như:
- Tiến hành phân rã về tư tưởng, lý luận bằng cách đan cài những quan
điểm mácxít - giả danh mácxít, đúng - sai lẫn lộn, làm cho người đọc mất
phương hướng, không phân biệt được ngay - gian, chính - tà; móc nối, xâm nhập
vào nội bộ của Đảng, tìm cách phân hóa tổ chức để tìm ra “ngọn cờ” tập hợp lực
lượng.
- Phát tán tài liệu, viết thư gửi các tổ chức quốc tế; trả lời phỏng vấn đài,
báo quốc tế về tình hình Việt Nam, cổ súy cho đấu tranh tự do; điều trần về tình
hình tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam; kêu gọi chính phủ các nước, các
tổ chức quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ, gây sức ép với Việt Nam, kích
động nhân dân, nhất là giáo dân đấu tranh đòi tự do, dân chủ. Giới thiệu sách,
báo, hồi ký, phát tán các videoclip có nội dung xấu độc nhằm xuyên tạc tình
hình chính trị, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà
nước ta.
- Gây dựng nhiều tổ chức như: tổ chức phản động “Việt Tân”, đảng Đại
Việt ở nước ngoài câu kết với một số Linh mục phản động ở Hà Nội, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh; Mạng lưới blogger Việt Nam, Liên đoàn
Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH), một số nhân vật cực hữu trong Ủy ban Nhân
quyền Liên hợp quốc, các nhân vật cực hữu trong các chính phủ một số nước;
“Cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại”; “Hội Cựu quân nhân Quân lực Việt
Nam”; “Hội Thanh niên Phật giáo Hòa hảo thuần túy”; “Tăng đoàn Phật giáo
Việt Nam thống nhất”; các đài VOA, BBC, RFI…
- Tạo lập các website, blog, facebook, fanpage giả mạo của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân có uy tín để đăng tải thông tin xuyên tạc, tình hình chính trị,
kinh tế, xã hội, xuyên tạc về bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa và kích động
5
chống đối. Thời gian đầu, các trang mạng này đăng tải, chia sẻ những thông tin
kịp thời, chính xác như các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử chính thống
của các cơ quan, tổ chức đã được cấp phép tên miền trên internet để lôi kéo và
tạo được sự tin cậy của người đọc. Nhưng càng về sau, các trang mạng mạo
danh này có thể cài bẫy một vài thông tin theo kiểu “đánh lận con đen” nhằm
làm rối nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội. Đó là một “đòn đánh” vào tâm
lý người đọc rất tinh vi, thâm độc để lèo lái vào mục đích tuyên truyền lệch lạc,
nguy hại;  tạo lập các trang giả mạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín để đăng
tải thông tin xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Khai thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa
chữa, chèn thêm đường dẫn (link) đăng tải nội dung, thông tin giả mạo, xấu độc,
văn hóa đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn
hóa truyền thống của dân tộc; chèn, chỉnh sửa nội dung bài viết, hình ảnh trên
các website, cổng thông tin điện tử làm sai lệch bản chất thông tin, làm người
đọc mơ hồ mất cảnh giác, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tác
động đến tư tưởng, đạo đức và lối sống, tâm tư, tình cảm của các giai tầng xã
hội;…
 -  Kích động chống đối thông qua các hội, nhóm, tài khoản trên mạng xã
hội, kích động những vấn đề liên quan đến các sơ hở, sai phạm và bức xúc xã
hội. Chúng lợi dụng, khoét sâu những thiếu sót trong công tác lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước, cũng như sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên để gây dao động về tư tưởng,
gây mất lòng tin, thiếu đồng thuận trong nhân dân, kích động, chia rẽ nội bộ để
chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta.
 - Lấy ý kiến qua mạng xã hội nhằm tạo áp lực dư luận, gây áp lực đối với
chính quyền. Dưới sự giật dây của các thế lực thù địch, một số phần tử cơ hội
trong nước và cả ở nước ngoài đã soạn ra các văn bản dưới dạng “tâm thư”, “thư
ngỏ”, “thư góp ý” (cả chính danh, nặc danh và mạo danh); thậm chí họ còn soạn
hẳn một dự thảo văn kiện mới, hoàn toàn khác với dự thảo văn kiện chính thống
6
được công bố... để thể hiện những ý kiến trái ngược với quan điểm của Đảng,
Nhà nước rồi gửi đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Với kiểu lập luận
của họ, thông qua các câu từ có tính thuyết phục cao... thoáng qua người ta dễ
lầm tưởng đó là những “ý kiến tâm huyết”, “những đóng góp chân thành”... Các
đối tượng dựng chuyện, tung ra nhiều thông tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên
tạc, gây nhiễu loạn thông tin, kích động, gây áp lực, gieo rắc tâm lý hoài nghi,
gây bất ổn trong dư luận.
 -  Sử dụng các trang mạng xã hội kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép, phá
rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn. Các thế lực thù địch tạo lập và huy động
những tài khoản giả mạo kêu gọi, lôi kéo, kích động người dân tụ tập, biểu tình
ngoài thực địa và có các hành vi vi phạm pháp luật. Một trong những biểu hiện
của thủ đoạn này là kêu gọi “Biểu tình ảo trên không gian mạng” bằng cách huy
động, kêu gọi tất cả các tài khoản trên mạng xã hội gắn các biểu ngữ phản đối
chính sách pháp luật của Nhà nước ta, tạo ra hiệu ứng đám đông, trong đó người
dùng mạng xã hội thường xuyên nhìn thấy các biểu ngữ phản đối, hoặc những
người không có lập trường tư tưởng vững vàng sẽ bị tác động thay đổi tư tưởng
theo chiều hướng tiêu cực. Từ không gian mạng, các đối tượng phản động
hướng dẫn cách thức chế tạo chất nổ, vũ khí, cách thức tiến hành khủng bố, phá
hoại, gây rối an ninh, biểu tình, livestream các vụ việc nhạy cảm, tụ tập biểu
tình, khiếu kiện... để kêu gọi cộng đồng mạng và những người cơ hội chính trị
tham gia bình luận, chia sẻ, tạo điểm nóng.
3. Những vấn đề cơ bản các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc,
chống phá
- Xuyên tạc, phủ nhận tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin trong thời đại ngày nay. Các thế lực thù địch cho rằng chủ nghĩa Mác -
Lênin ra đời từ những năm 40 của thế kỷ XIX, khi CNTB đang phát triển ở giai
đoạn tự do cạnh tranh nên chỉ phù hợp với hoàn cảnh xã hội phương Tây lúc bầy
giờ. Hơn nữa, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu chính là một bằng

7
chứng không gì thuyết phục hơn để cho thấy sự “cáo chung” của chủ nghĩa Mác
- Lênin.
- Xuyên tạc, phủ nhận, bôi nhọ thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phủ nhận sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, thậm chí đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Các thế lực thù địch cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp với
phương Tây còn tư tưởng Hồ Chí Minh mới phù hợp với Việt Nam. Họ cho rằng
bây giờ chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển
của lịch sử, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, là phù hợp với dân tộc
Việt Nam. Vì vậy, chỉ cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh và đề cao thành “chủ
nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin! Thực chất của quan
điểm này là sự đối lập, chia rẽ chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm phá vỡ từng mảng trong nền tảng tư tưởng của Đảng, gây ra sự xáo trộn
trong ý thức hệ của nhân dân.
- Xuyên tạc, phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước ta. Các thế lực thù địch cho rằng chủ trương, đường lối của
Đảng là sự “nhào trộn vô nguyên tắc”, “không có gì mới mẻ”, “khư khư ôm cái
cũ đã lỗi thời”. Chính sách pháp luật của nước ta “rối rắm”, chỉ là những quy
định, điều lệ của riêng Việt Nam, trái với thông lệ quốc tế.
- Xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu trong quá trình đổi mới và phát
triển của Việt Nam. Các thế lực thù địch cho rằng những kết quả đã đạt được
của nước ta qua 35 năm đổi mới là “không đáng kể”, do đó, khát vọng phát triển
đất nước trong thời gian tới là “viển vông”, “phi thực tế”.
- Xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa mà Nhân
dân ta đang xây dựng.
- Xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng
và Nhà nước; kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự; sử dụng mạng xã hội
để tác động tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên
8
và nhân dân gây tâm lý hoang mang, làm giảm sút lòng tin đối với Đảng, chế độ
và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
    - Phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, thông
tin lợi dụng các vấn đề nhạy cảm chính trị xã hội, vụ việc phức tạp thu hút sự
quan tâm của quần chúng, các tổ chức phản động kích động biểu tình, gây bất ổn
về an ninh, trật tự, tìm thời cơ tiến hành “cách mạng đường phố” tại Việt Nam...
Thời gian gần đây, nội dung và phương thức chống phá của các thế lực
thù địch còn hướng vào một số vấn đề như:
+ Một số tổ chức phản động lưu vong móc nối, câu kết với một số phần
tử phản động, cơ hội chính trị trong nước sử dụng những thông tin giả, bóp méo
thông tin, triệt để khai thác ưu thế của mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc
về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống
dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam nhằm làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang
mang trong dư luận. Từ đây chúng xuyên tạc, công kích Chính phủ Việt Nam
“bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”…
+ Lợi dụng vấn đề chống tham nhũng (nhất là sau khi Việt Nam đưa ra xét
xử một số vụ án tham nhũng lớn), các đối tượng thù địch thông qua các trang
mạng xã hội tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu tranh chống
tham nhũng ở Việt Nam. Chúng cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể
đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái vì Đảng cũng tham nhũng, suy thoái”.
Chúng ra sức rêu rao, rằng: “Những cán bộ bị xử lý kỷ luật chẳng qua là do tư
tưởng tiến bộ mà bị thanh trừng”; do “phe nhóm”, đấu đá “cục bộ” trong Đảng;
… Ngoài ra, chúng còn lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng kêu gọi biểu
tình, khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh - chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
+ Lợi dụng quá trình tiến hành Đại hội Đảng các cấp và Đại hội XIII của
Đảng, các thế lực thù địch ra sức chống phá về công tác nhân sự của Đảng. Các
đối tượng phản động bác bỏ, xuyên tạc cho rằng: Quy hoạch nguồn cán bộ của
Đại hội là “thiếu minh bạch”, vì “lợi ích nhóm”; là “xóa bỏ quyền của các đại
9
biểu dự Đại hội”; là “tước đi quyền tự do, dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và
bầu cử của các đại biểu dự Đại hội”.
+ Phủ nhận, xuyên tạc những nội dung trong văn kiện Đại hội XIII của
Đảng. Các thế lực thù địch cố tình bóp méo những nội dung của Văn kiện, cho
rằng đó chỉ là “sao chép theo lối mòn, không có gì mới, không biết tiếp thu
những tinh hóa văn hóa nhân loại”. Đặc biệt, các thế lực thù địch còn triệt để lợi
dụng chủ trương lấy ý kiến xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, nhất
là Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để chống phá, tuyên truyền xuyên
tạc nhằm “nắn dòng dư luận” tiến tới mục tiêu làm chệch hướng đường lối, chủ
trương của Đảng,...
+ Xuyên tạc, phủ nhận công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
4. Quan điểm, nội dung, phương thức, chủ thể tham gia bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch
4.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định rõ mục tiêu và quan
điểm chỉ đạo công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch.
* Mục tiêu
Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố và tăng cường
niềm tin khoa học vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững
sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội và niềm tin của nhân
dân với Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản
động trong tình hình mới; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới,

10
bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình ổn định, phấn đấu
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
* Quan điểm chỉ đạo
Một là, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh
chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Hai là, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng,
sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng cán bộ làm công tác
tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị-xã
hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên,
trước hết là người đứng đầu.
Ba là, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên cơ sở quán triệt sâu sắc,
vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào
thực tiễn Việt Nam trong thời đại ngày nay, trước hết là trong xây dựng đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thể chế,
nguyên tắc tổ chức hoạt động của toàn hệ thống chính trị.
Bốn là, kiên trì thế giới quan, phương pháp luận khoa học và các giá trị
cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc; đồng thời, tiếp thu các thành tựu mới, tinh hoa của nhân loại. Nâng
cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những
nhận thức lệch lạc.
Năm là, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, “xây” là cơ bản, “chống”
phải quyết liệt, hiệu quả. Kết hợp giữa nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài;
nâng cao khả năng tự phòng, chống của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước âm
11
mưu, thủ đoạn và hoạt động của các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ
hội chính trị. Phát huy dân chủ đi đối với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong
Đảng và xã hội.
Sáu là, đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa hình thức, coi trọng
hiệu quả, trên tinh thần chủ động, cảnh giác, thường xuyên, kiên trì, kiên quyết,
đồng thời có trọng tâm, trọng điểm. Kết hợp chặt chẽ giữa vận động, giáo dục,
thuyết phục với kiên quyết xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đối với các đối tượng vi phạm.
4.2. Những nội dung cơ bản bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nội dung bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tập trung vào một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, chỉ rõ những giá trị bền vững, bản chất khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng,
thuyết phục sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng nhân dân.
Thứ ba, phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa tạo thành sức mạnh nội lực, khẳng định phát triển bền vững nền kinh tế là
yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý
và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, bảo
đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Thứ tư, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
gắn với cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch phủ nhận
những giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng, phủ nhận con đường đi lên của nghĩa xã hội ở Việt Nam…
Thứ năm, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vi phạm, khuyết điểm của
cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đẩy

12
mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, loại bỏ các phần tử cơ hội trong Đảng theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Thứ sáu, đẩy mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng để ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc hình
thức tự phê bình và phê bình trong Đảng và thực hiện tốt Chỉ thị 05 về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”…
4.3. Phương thức
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận
thức, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua hình thức đấu tranh bằng
ngoại giao pháp lý.
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua hình thức sử dụng hệ
thống pháp chế của Nhà nước.
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với hình thức đấu tranh thông qua
các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế.
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua hình thức tổ chức lễ hội
và kỷ niệm ngày truyền thống của địa phương, quốc gia để khẳng định, lan tỏa
các thông tin, giá trị chính thống, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua không gian mạng.
4.4. Chủ thể và lực lượng tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
- Chủ thể thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch rất phong phú, đa dạng, có thể
phân chia theo cấp lãnh đạo, quản lý (từ Trung ương đến cơ sở), cũng có thể
phân chia theo lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ (cơ quan làm công tác tuyên
giáo, lực lượng vũ trang...), phân chia theo vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan trong hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội)…
13
- Lực lượng:
Lực lượng rộng khắp: là toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Lực lượng chuyên trách: là những đồng chí được phân công đảm nhiệm
việc tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo 35 các cấp.
Lực lượng chuyên gia: Viết bài đấu tranh, xử lý kỹ thuật…
Lực lượng xung kích: Tham gia tác chiến trên không gian mạng.
5. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
5.1.Về nâng cao nhận thức, trách nhiệm
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị
to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng
- Cấp ủy cơ sở tiếp tục triển khai sâu rộng nội dung Nghị quyết 35 đến
cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự
thống nhất trong toàn Đảng bộ về ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ
vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch; củng cố và tăng cường niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục đẩy mạnh quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã
hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Thường xuyên tuyên truyền vạch trần mọi âm mưu, phương thức, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta; từ đó nâng
cao ý thức trách nhiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của các cấp ủy, tổ
chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là
người đứng đầu cấp ủy.
14
5.2. Về đổi mới nội dung, cách thức
- Tập trung lãnh đạo đấu tranh phản bác các luận điệu phủ nhận Chủ
nghĩa Mác - Lênin; tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh; chống phá quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phủ nhận
thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng; xuyên tạc lịch
sử, phản bác các luận điệu “viết lại lịch sử”, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ các đồng
chí lãnh đạo cấp cao.
- Chú trọng tuyên truyền, giải thích, định hướng cho quần chúng tham gia
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mất dân chủ trong Đảng và
trong các cơ quan Nhà nước; giải quyết dứt điểm các điểm bức xúc, mâu thuẫn,
tranh chấp ở các địa phương, cơ sở.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng nghị quyết, kế hoạch,
chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng. Phải thường xuyên bám
sát định hướng chỉ đạo, hướng dẫn trong các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và của cấp ủy cấp trên đối với công tác
đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch.
- Cấp ủy chú trọng lãnh đạo đấu tranh tư bảo vệ nền tảng tư tưởng thông
qua tổ chức đảng và đảng viên.
5.3. Về xây dựng lực lượng
- Đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
cung cấp thông tin, phương pháp, trang bị phương tiện, công nghệ, kỹ thuật cần
thiết, thích hợp để đấu tranh trên không gian mạng cho đội ngũ cán bộ làm
nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phòng, chống “diễn biến hòa bình”
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; xây dựng kênh thông tin trao đổi, phối hợp giữa
các lực lượng làm công tác này.

15
- Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau
dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ;
được trang bị đầy đủ, vững chắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Phát huy tốt vai trò của các lực lượng đấu tranh trên không gian mạng;
áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết, thích hợp trên không gian mạng để
phòng ngừa, nhận diện, phát hiện, ngăn chặn, xử lý và gỡ bỏ thông tin xấu, độc,
những hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa an ninh quốc gia, an ninh mạng, gây
mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân.
5.4. Về cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và pháp lý để xử lý kịp thời,
kiên quyết và có hiệu quả đối với các tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin,
dịch vụ truyền thông có nội dung xấu, độc hại, sai trái, xuyên tạc, phủ nhận giá
trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
vu khống, xuyên tạc, bôi đen lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước...
- Kịp thời cung cấp những thông tin chính thống từ các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm nhằm đi trước định hướng dư luận xã hội, giữ vững niềm
tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm cung cấp thông tin chính thống,
định hướng chính trị, giữ gìn những giá trị, bản sắc văn hóa của dân tộc; đồng
thời đủ sức chiến đấu, giữ vững trận địa tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh, phản bác với các thông tin sai trái, độc hại trên mạng internet.
- Cần tăng cường cơ sở vật chất và đổi mới phương thức, hình thức xây
dựng hệ thống các phương tiện, kỹ thuật đủ sức mạnh, đủ khả năng tham gia
một cách hiệu quả vào các hoạt động giao lưu thông tin quốc tế trong xu thế “thế
giới phẳng”.
5.5. Về sự phối hợp giữa các đơn vị, các lực lượng
16
- Có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị bên trong và bên ngoài trong việc
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng: chuyên gia, xung kích, báo
cáo viên, tuyên truyền viên... trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Tăng cường sự phối kết hợp về hạ tầng cở sở vật chất - kỹ thuật nhằm
phát huy thế mạnh của từng đơn vị.
- Thường xuyên tổ chức tổng kết, sơ kết để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Như vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của nước ta
trong giai đoạn hiện nay vì nó liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của
chế độ. Do đó, cần có sự đồng sức, đồng lòng, chung tay góp sức của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân với tinh thần quyết tâm, ý chí kiên trì và niềm tin vào vận
mệnh, tương lai của dân tộc.

17
18

You might also like