You are on page 1of 3

4.

Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng chống tham nhũng
4.1 Phòng chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà
nước pháp quyền
- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa VN) ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nhân dân vĩ đại do
Đảng cộng sản VN lãnh đạo. Cùng với việc xây dựng nhà nước kiểu mới,
và để xây dựng được thì Đảng và toàn dân phải đấu tranh với các tệ
nạn, tiêu cực xã hội, trong đó có các hvi tham nhũng và tội phạm về
tham nhũng. Nhìn từ khía cạnh nào đó ‘’tham nhũng’’ chính là ‘’quốc
nạn’’ của đất nước, là kẻ thù của nhân dân. Bác Hồ nói: “Tham ô là trộm
cướp…Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của
bộ đội, của Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm
mang súng mà nó nằm trong tổ chức của ta để làm hỏng công việc của
ta. Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ ‘’giặc trong lòng’’
- Hoạt động phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm đặc biệt. Trong những năm gần đây, hoạt động phòng chống
tham nhũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên chưa
được mong muốn. Nghị quyết số 14 ngày 15 tháng 5 năm 1996 của Bộ
chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã nhận định:
Tình trạng tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng
làm xói mòn bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hóa đội nghũ cán
bộ, đảng viên, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá ta, uy hiếp sự
tồn vong của chế độ. Trong chiến lược quốc gia phòng chống tham
nhũng 2020, Chính phủ nhận định: ‘’Tham nhũng trở thành vật cản lớn
cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng , đe
dọa sự tồn vong của chế độ’’
=> Phòng chống tham nhũng không chỉ đơn thuần làm giảm hvi vi phạm
pháp luật nói chung, tội phạm tham nhũng nói riêng mà còn mang ý
nghĩa bảo vệ xã hội chủ nghĩa VN. Do đó phòng chống tham nhũng
được coi là một nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng của Đảng và dân ta.
4.2 Phòng chống tham nhũng góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước,
nâng cao đời sống nhân dân.
-Những thiệt hại về vật chất do các vụ tham nhũng gây ra rất lớn, có
những vụ lên đến hang nghìn tỉ đồng, lớn hơn rất nhiều với mức thu
ngân sách hàng năm của đất nước, mức chi hang năm cho y tế, giáo
dục, an sinh xã hội,…
-Tham nhũng làm hao tổn lớn nguồn lực kinh tế quốc gia, làm chậm
nhịp tăng trưởng, làm cho nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng tụt
hậu ngày càng xa so với thế giới. Hơn nữa tham nhũng còn làm cho
người dân bị thiệt hại về kinh tế khi phải đi “đút lót’’ hay trả thêm tiền
khi mua hang hóa dịch vụ… làm tăng them gánh nặng kinh tế cho người
dân khi đk kinh tế đã rất khó khăn
- Tham nhũng làm gia tang sự phân hóa giàu nghèo, các lợi ích kinh tế
trong xã hội không được phân chia hợp lý
=> Việc tích cực phòng chống tham nhũng có ý nghĩa k chỉ quan trọng
với việc phát triển, tang trưởng nền kinh tế, mà còn ý nghĩa to lớn góp
phần trong việc, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân.
4.3 Phòng chống tham nhũng góp phần duy trì các giá trị đạo đức
truyền thống, làm lành mạnh các quan hệ xã hội
-Với đặc điểm đặc trưng là được thực hiện bởi những người có chức vụ,
quyền hạn và với mục đích vu lợi, các hành vi tham nhũng không chỉ gây
ra những thiệt hại lớn về kinh tế, tài sản cho nhà nước và xã hội mà nó
còn làm tổn hại nghiêm trọng đến các giá trị đạo đức, truyền thống, làm
‘’vẩn đục’’ các quan hệ xã hội.
-Những phong tục ngày trước vốn bị cộng đồng lên án, bị coi là xấu như
‘’ăn cắp của công’’, ‘’đút lót’’ hay ‘’hối lộ’’… thì nay đã trở thành 1 hiện
tượng khá phổ biến. Không chỉ vậy có không ít những cán bộ ăn chặn
tiền, lương thực, thực phẩm mà người dân cả nước với đạo lý ‘’lá lành
đùm lá rách’’ quyên góp để ủng hộ có các vùng thiên tai, lũ lụt..
=>Việc phòng chống tham nhũng chính là hoạt động góp phần duy trì
các giá trị đạo đức truyền thống và làm lành mạnh các quan hệ xã hội.
4.4 Phòng, chống tham nhũng góp phần củng cố niềm tin của nhân dân
vào chế độ và pháp luật
-Mặc dù tham nhũng diễn ra rất nghiêm trọng thậm chí có trường hợp
công khai, trắng trợn nhưng nhiều người dân cảm thấy bất lực, không
dám và không muốn đấu tranh. Nguyên nhân của thực tế trên có nhiều
nhưng chủ yếu là bởi sự yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội nói
chung, chỉ đạo, triển khai cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói riêng.
Vì vậy, nhiệm vụ làm trong sạch bộ máy, tang cường sức mạnh cho bộ
máy nhà nước mà chủ yếu thông qua con đường đấu tranh không
khoan nhượng với nạn tham nhũng cần được thực hiện quyết liệt, chỉ
có như vậy thì mới loại bỏ được hành vi tham nhũng , mới khôi phục
được niềm tin của nhân với Đảng và Nhà nước và với pháp luật.

You might also like