You are on page 1of 4

Phần 2(Quân)

2.1 Dẫn chứng những quốc gia được cho là top 10 thế giới
2.2 Tham nhũng ảnh hưởng như thế nào đối với một đất nước ?
-kinh tế
-xã hội
-chính trị
-môi trường
-nhân quyền
2.3 Tầm quan trọng của việc chống tham nhũng đối với sự phát triển bền vững của các quốc gia
và toàn cầu
2.1
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, các quốc gia tham nhũng nhất thế giới thường phải đối mặt với
xung đột, nội chiến hoặc có nền chính trị, kinh tế bất ổn. Tham nhũng vừa là hậu quả và nguyên
nhân của xung đột, cẳng thẳng tại những quốc gia này.
Chỉ số CPI là gì?
Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) là bảng xếp hạng về tham nhũng toàn cầu được sử dụng rộng
rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này đo lường mức độ tham nhũng của khu vực công tại mỗi quốc gia,
theo cảm nhận của doanh nhân và chuyên gia. Điểm số phản ánh quan điểm của chuyên gia và các
doanh nhân, chứ không phải của công chúng. Điểm số của mỗi quốc gia là sự kết hợp của ít nhất 3
trong số 13 cuộc điều tra và đánh giá tham nhũng khác nhau. Những dữ liệu này được thu thập bởi
các tổ chức có uy tín, bao gồm Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF).
Điểm số của mỗi quốc gia thể hiện mức độ nhận thức về tham nhũng trong khu vực công trên thang
điểm từ 0 đến 100. Trong đó, mức 0 tức là quốc gia rất tham nhũng, còn 100 là rất trong sạch. Chỉ số
CPI đo lường những yếu tố như: tình trạng hối lộ, biển thủ, tư lợi, năng lực chống tham nhũng của
chính phủ, mức độ quan liêu, việc bổ nhiệm người thân trong cơ quan công quyền, luật lệ về minh
bạch tài chính, biện pháp bảo vệ cho người tố cáo tham nhũng, lũng đoạn nhà nước và tiếp cận
thông tin về hoạt động của chính phủ.
Những nước nào tham nhũng nhiều nhất trên thế giới?
Theo Tổ chức Minh bạch Thế giới, Somalia là quốc gia tham nhũng nhất thế giới vào năm 2022.
Quốc gia châu Phi này đã giảm một điểm và tụt hai bậc, xuống vị trí thứ 180. Somalia đã phải đối
mặt với nội chiến, xung đột và bất ổn trong suốt hơn 30 năm qua. Tình trạng bạo lực tại quốc gia
này có thể đã khiến khoảng 1 triệu người thiệt mạng, trong khi dân số của Somalia chỉ là khoảng
hơn 12 triệu người. Ngoài ra, Somalia còn nổi tiếng với nạn cướp biển, thường tấn công vào các tàu
thuyền đi qua vùng Sừng châu Phi. Bộ phim Captain Phillips (Thuyền trưởng Phillips, do nam tài tử
Tom Hanks thủ vai chính) công chiếu năm 2013 được dàn dựng dựa trên sự việc có thật xảy ra vào
năm 2009 khi con tàu container Maersk Alabama bị cướp biển Somalia tấn công và bắt giữ con tin.
Syria tiếp tục giữ vị trí thứ hai trong danh sách. Kể từ năm 2011, cuộc nội chiến tại quốc gia Trung
Đông này đã khiến khoảng hơn 600 nghìn người thiệt mạng, và tạo ra cuộc khủng hoảng người tị
nạn tràn qua châu Âu.
Theo Trung tâm Chống tham nhũng (Anti-Corruption Resource Centre), tham nhũng ở Somalia
ngày càng trầm trọng hơn do thiếu nguồn lực và năng lực hành chính, cơ cấu lãnh đạo yếu kém cũng
như khả năng chi trả hạn chế cho các công chức.
Biện pháp: Theo TI, hầu hết các quốc gia ở châu Phi cận Sahara, trong đó có Somalia đã ký kết hoặc
phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, thể hiện một số cam kết chống tham
nhũng, nhưng các nhà lãnh đạo phải hành động mạnh mẽ hơn nữa. Để đạt được tiến bộ có ý nghĩa,
Somalia cũng như các quốc gia trong khu vực cần ưu tiên cải cách quản trị tốt nổi bật, bao gồm các
biện pháp bảo vệ các quyền tự do cơ bản. Liêm chính trong chính trị rất quan trọng để đảm bảo rằng
các nguồn lực công được sử dụng vì lợi ích chung. Các quốc gia cũng phải bảo vệ xã hội dân sự để
họ có thể buộc chính phủ phải chịu trách nhiệm. Trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra, các
chính phủ trong khu vực cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp chống tham nhũng trong các trường
hợp khẩn cấp, chẳng hạn như liên quan đến xung đột, sức khỏe cộng đồng hoặc thiên tai. Do đó, cần
khẩn trương làm cho hệ thống mua sắm công minh bạch hơn, đồng thời xử phạt và truy tố bất kỳ
hành vi lạm dụng quỹ phục hồi COVID-19 nào.
Syria là địa điểm tranh chấp của nhiều thế lực, bao gồm chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad
(được Nga, Iran hỗ trợ), cũng như các lực lượng do phương Tây hậu thuẫn và một số nhóm phiến
quân, tổ chức khủng bố. Nam Sudan là một quốc gia non trẻ, mới tách khỏi Sudan từ năm 2011.
Nam Sudan là quốc gia trẻ nhất được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, từ năm 2013
đến 2020, đất nước này chìm trong nội chiến. Theo một số ước tính, khoảng gần 400.000 người đã
thiệt mạng do cuộc xung đột này. Nam Sudan đã cải thiện thứ hạng CPI trong năm 2022, tăng hai
điểm và hai bậc.
7 quốc gia còn lại trong top 10 tham nhũng bao gồm Venezuela, Yemen, Libya, Triều Tiên, Haiti,
Guinea Xích đạo và Burundi cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự. Yemen, Libya đang
hoặc vừa trải qua nội chiến. Venezuela, Triều Tiên bị nhiều tổ chức quốc tế đánh giá là kém tự do.
Venezuela đang phải đối mặt với bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế sâu sắc, còn Haiti, Guinea
Xích đạo và Burundi thuộc nhóm những nước nghèo đói nhất thế giới.
Những nước tham nhũng nhất có điểm gì chung
Theo Tổ chức Minh bạch Thế giới, tham nhũng và xung đột nuôi dưỡng lẫn nhau, đe dọa nền hòa
bình và ổn định lâu dài. Một mặt, xung đột tạo môi trường cho tham nhũng: bất ổn chính trị và các
cơ quan giám sát yếu kém tạo cơ hội cho tội phạm, chẳng hạn như hối lộ hay biển thủ. Không có gì
ngạc nhiên khi hầu hết các quốc gia ở cuối danh sách CPI năm 2022 đang hoặc đã trải qua xung đột
vũ trang trong thời gian gần đây. Số còn lại đa phần đang đối diện với khủng hoảng chính trị, kinh tế
hoặc tình trạng đói nghèo kéo dài. Mặt khác, tham nhũng cũng là một mối đe dọa tới hòa bình và an
ninh. Lịch sử đã chứng minh rằng tham nhũng không chỉ là hậu quả, mà còn là nguyên nhân dẫn tới
xung đột. Tham nhũng tạo ra sự bất bình trong xã hội, hoặc thúc đẩy những căng thẳng hiện có,
bằng cách làm suy yếu cơ quan quốc phòng, an ninh và tính hợp pháp của nhà nước. Tham nhũng
cũng giúp giới tinh hoa tăng sức ảnh hưởng, gieo rắc sự bất ổn nhằm đạt được kết qủa thuận lợi.
Việc sử dụng tham nhũng như một vũ khí chính sách đối ngoại cũng có thể làm suy yếu nền dân chủ
ở các quốc gia khác. Tham nhũng cũng làm suy yếu năng lực bảo vệ người dân của các quốc gia.
Phân tích của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy lực lượng hành pháp và quốc phòng yếu kém
khiến các quốc gia gặp khó trong việc bảo vệ và kiểm soát lãnh thổ, cũng như ngăn chăn bạo lực,
bao gồm cả khủng bố.
Tham nhũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong nỗ lực thiết lập nền hòa bình và an ninh
tại Afghanistan. Tình trạng tham nhũng làm suy yếu tính hợp pháp và năng lực của chính phủ
Afghanistan, làm mục ruỗng quân đội nước này. Tham nhũng cũng đồng thời chuyển các nguồn lực,
và tăng cường sự ủng hộ của nhân dân đối với lực lượng Taliban. Tổ chức Minh bạch Thế giới cho
rằng trong môi trường đầy phức tạp, đa khủng hoảng như hiện nay, chống tham nhũng, thúc đẩy
minh bạch, củng cố các thể chế là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm tránh xung đột và duy trì hòa
bình.
2.2
Về chính trị, TN,TC là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước, làm xói mòn lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. TN,TC nếu không sớm loại trừ sẽ gây nguy hại về
nhiều mặt, như: làm hư hỏng đội ngũ cán bộ; làm cho bộ máy nhà nước ngày càng trở nên quan
liêu, xa dân, xuống cấp và hoạt động kém hiệu lực. Ở một phương diện khác, TN,TC có thể dẫn đến
khủng hoảng chính trị, trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong của chế độ hiện hành.
Về kinh tế, nó gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền của, thời gian, công sức của nhân dân;
làm chậm nhịp độ phát triển nền kinh tế. Đồng thời, phá vỡ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội; hạn chế các nhà đầu tư thâm nhập thị trường; làm suy giảm uy tín, năng lực cạnh tranh; trực
tiếp tác động xấu đến các chính sách an sinh xã hội; làm cạn nguồn đầu tư nội địa, gây trở ngại cho
hoạt động kinh tế vĩ mô, kìm hãm hoạt động của các ngành kinh tế vi mô.
Về xã hội, TN,TC làm tha hóa nhân cách con người, xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc. Tình trạng chạy theo lợi ích vật chất, vì đồng tiền sẵn sàng chà đạp lên luân thường, đạo lý,
đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước, hủy hoại các dịch vụ công, gây nên những bức xúc
trong đời sống xã hội. Đồng thời, làm méo mó, lệch chuẩn các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo
đức; gây tê liệt hệ thống hành pháp, mất đoàn kết nội bộ và đó sẽ là cơ hội cho kẻ thù lợi dụng
chống phá.
Về kỷ cương, kỷ luật, TN,TC làm rối loạn kỷ cương, phép nước, gây đảo lộn các quan hệ xã hội,
làm giảm niềm tin của nhân dân vào công lý, lẽ phải và lối sống có tình nghĩa. Thậm chí, nếu không
ngăn chặn triệt để, đối tượng TN,TC có thể còn liên kết với các tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm
có tổ chức, tội phạm kinh tế, tội phạm tẩy rửa tiền làm đảo lộn xã hội, xâm hại nền tảng đạo đức và
công lý cũng như sự phát triển toàn diện của con người. Hiện nay, nhiều vụ án TN,TC, trong đó có
cả trọng án có quy mô lớn được phát hiện, điều tra, xử lý cho thấy xuất hiện xu hướng liên kết, hình
thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế, có yếu tố nước ngoài với tính chất ngày
càng tinh vi, phức tạp.
Nguy hiểm hơn, TN,TC dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Chiến lược “Diễn biến hoà bình”
của các thế lực thù địch là một nguy cơ đối với Đảng ta, nhưng đó là nguy cơ từ bên ngoài tấn công
vào nội bộ Đảng, Nhà nước. Với TN,TC, đó là quá trình diễn ra từ bên trong. Đây là kẻ thù nội sinh
rất nguy hiểm, bởi nó liên quan đến CB,ĐV có chức vụ, quyền hạn, trực tiếp gây nên những bức
xúc, hoài nghi trong nội bộ Đảng và các tầng lớp nhân dân. Sự kết hợp giữa yếu tố bên ngoài và
nhân tố bên trong sẽ gây sự rối loạn xã hội, làm cho Đảng suy yếu dần và cuối cùng dẫn đến “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tự đánh mất vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội. Và như vậy,
chúng ta sẽ rơi vào cái “bẫy” chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tạo điều kiện
cho chúng thực hiện mưu đồ “không đánh mà thắng”.
2.3
Càng đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng của chúng ta càng mạnh lên, càng
củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong
sạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đồng thời bác bỏ luận điệu sai trái của các
thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên
sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, làm “nhụt chí” những người khác.
Theo một chiều khác, số tiền thất thoát được ngăn chặn và thu lại thông qua công tác phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực có thể được nhìn nhận như một nguồn lực tài chính bổ sung cần thiết cho Chính
phủ, dùng để nâng cao mức chi cho các khoản phúc lợi xã hội và mức lương cho đội ngũ công chức.
Tiền lương hợp lý vừa giảm bớt nguy cơ tham nhũng vừa thu hút được nguồn nhân lực tốt để phục vụ
cho khu vực hành chính công.

Qua đó, Nhà nước cũng tăng thêm được nguồn tài chính từ việc thu thuế không bị hà lạm (đục khoét
ngân khố qua thu thuế) và giảm bớt những thất thoát do kiểm soát tốt những chi tiêu, nhất là chi tiêu
cho việc xây dựng những công trình công cộng.

Có thể khẳng định chống tham nhũng, tiêu cực hiệu quả có tác dụng thúc đẩy kinh tế-xã hội rõ rệt. Bởi
đấu tranh quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực sẽ bịt lại những lỗ hổng thất thoát của nền kinh tế
chung đang chảy vào những túi riêng.

Các nhà đầu tư mạnh dạn phát triển sản xuất, kinh doanh vì tin vào sự minh bạch của hệ thống công
quyền, không còn phải băn khoăn về các mánh lới “tạo quan hệ” để có giấy phép và “nuôi” giấy phép…
Những giá trị này không thể lượng hóa bằng những con số. Cùng với đó là làm trong sạch đội ngũ cán
bộ các cấp; tăng cường niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với Đảng trong quá trình lãnh đạo đổi
mới toàn diện đất nước.

You might also like