You are on page 1of 5

2.2.

Thực trạng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong văn kiện đại hội XIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam
2.2.2. Những khó khăn và nguyên nhân
“Quản lý nhà nước về văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tin truyền
thông nhiều mặt còn bất cập” 1.Điển hình như các thế lực thù địch cấu kết với các phần tử
phản động tuyên truyền, kích động hướng đến tư tưởng cực đoan về yếu tố sắc tộc, vùng
miền nhằm lợi dụng chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Trong lịch sử, từ khi thực dân Pháp
thực hiện chính sách chia để trị và cắt nước ta thành ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam
Kỳ với những chính sách khác nhau nhằm chia rẽ nội bộ sự đoàn kết của dân tộc ta, cho
đến nay khi đất nước đã giành được độc lập và xóa bỏ chế độ đó, nhưng những thế lực bên
ngoài vẫn lợi dụng vào đó để kích động các phần tử cực đoan, các đồng bào dân tộc ít
người vùng sâu nổi dậy chống phá chính quyền. Đặc biệt: “tại Tây Nguyên, các thế lực thù
địch đã sử dụng tổ chức FULRO (mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp
bức) tuyên truyền, xuyên tạc rằng Tây Nguyên là của người Thượng, đồng bào dân tộc ở
Tây Nguyên phải liên kết lại đuổi người Kinh về xuôi …Hay ở Tây Bắc, chúng dựng lên
cái gọi là Vương quốc Mông để làm cái cớ chia rẽ đồng bào các dân tộc anh em. Chúng
vận động đồng bào người Mông về một miền đất hứa, mọi người sẽ được ban sức khỏe,
hạnh phúc, không làm cũng có ăn, sự giàu sang và phú quý; những người Mông đến đây
sẽ được chúa trời giáng trần cứu thế …Từ đó, chúng lôi kéo người dân tụ tập, kích động
phá rối gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Ở Tây Nam Bộ, chúng
tập trung tuyên truyền tư tưởng ly khai tự trị, đòi thành lập Nhà nước Khơme Campuchia
Krôm độc lập. Lợi dụng tranh chấp, khiếu kiện, những vấn đề do lịch sử để lại, vấn đề dân
sinh, dân chủ để kích động, tập hợp lực lượng, móc nối lôi kéo, tạo dựng ngọn cờ, thực
hiện ý đồ biểu tình, bạo loạn lật đổ; lừa bịp, xúi giục người vượt biên, gây sức ép lên tổ
chức Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn(UNHCR) xin lập trại tỵ nạn; vu cáo, xuyên
tạc Việt Nam có kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, vi phạm dân chủ, nhân quyền. Âm
mưu trước mắt và lâu dài của chúng nhằm gây mất ổn định chính trị để quốc tế hóa vấn đề
Khơme Krôm, thành lập Nhà nước Khơme Campuchia Krôm tự trị” 2…
Nguyên nhân chính của các vấn đề này là do nước ta đang còn trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa Xã hội, các chính sách, chủ trương của đang còn gặp nhiều bất cập, xảy ra nhiều lỗ
hổng dẫn đến các phần tử khủng bố lợi dụng sự lỏng lẻo của khối đại đoàn kết dân tộc từ
đó xuyên tạc, kích động quần chúng đứng lên chống phá nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc.
“Một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị của nhân dân và giải quyết kịp
1
Văn tiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 38.
2
Báo CAND điện tử (23/05/2022), Kích động kỳ thị dân tộc – âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, truy cập
từ http://congan.sonla.gov.vn/kich-dong-ky-thi-dan-toc-am-muu-pha-hoai-khoi-dai-doan-ket-dan-toc/
thời các quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của người dân”3: “Trong năm
2016, Bộ Chính trị đã gợi ý kiểm điểm 18 tập thể và 3 cá nhân; năm 2017, Ban Bí thư gợi
ý kiểm điểm 33 tổ chức đảng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, các cấp ủy đã
gợi ý kiểm điểm đối với 11.005 tập thể và 27.868 cá nhân; năm 2018, các cấp ủy đã gợi ý
kiểm điểm 5.591 tập thể và 9.037 cá nhân; năm 2019, các cấp ủy đã gợi ý kiểm điểm 5.790
tập thể và 7.376 cá nhân”4. Ngoài ra do tình hình dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ không
chỉ quốc tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt trong
năm 2020 và 2021 đã gây thiệt hại lớn về sức khỏe người dân lẫn nền kinh tế bị sụt giảm
đáng kể. Tuy nước ta đã kiểm soát tốt vấn đề về dịch bệnh nhưng các vấn đề an sinh xã
hội, các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội trong và sau dịch thường xuyên được đề cập
đến, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến lợi ích của người dân, các chính sách hỗ trợ chưa
được triển khai chặt chẽ. Nguyên nhân chính là do nội bộ bộ máy nhà nước còn nhiều hạn
chế, điểm yếu, một số cán bộ suy thoái đạo đức làm xảy ra các tình trạng tham nhũng, lãng
phí. Điển hình nhất riêng trong năm 2021 đã khởi tố mới nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng,
phức tạp, khởi tố nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sỹ quan cấp
tướng trong lực lượng vũ trang, trong đó 10 trường hợp cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí
thư quản lý. Đã kiên quyết điều tra, xử lý nghiêm vụ án đưa, nhận hối lộ liên quan đến
Phan Văn Anh Vũ; một số vụ án xảy ra trong lĩnh vực y tế, lợi dụng phòng, chống dịch
bệnh Covid-19 để trục lợi; các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, TP.
Hồ Chí Minh, An Giang,... Ngoài ra gần đây nhất, riêng về vấn đề Covid-19 Bộ Công an
đã ra quyết định khởi tố bị can ông Nguyễn Thanh Long – cựu bộ trưởng Bộ Y tế về vấn
đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật nhận hối lộ liên quan
đến vụ án Công ty Việt Á hối lộ các quan chức hàng trăm tỉ để thông đồng nâng khống giá
kit xét nghiệm Covid-19…và còn rất nhiều các vụ việc liên quán lớn nhỏ do công, viên
chức nhận hối lộ để trục lợi.
Nguyên nhân chính ở đây liên quan đến các vấn đề bất cập trong công tác lãnh đạo của
đảng và từ đó để lại những nguồn ý kiến tiêu cực trong nhân dân, chia rẽ, gây mất niềm tin
của dân với đảng bộ, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, toàn đảng.
“Quyền làm chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân
chủ hình thức, tách rời dân chủ với kỷ cương, pháp luật”5. Việc đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có mặt chưa
theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở; chất
lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đồng đều. Điển hình nhất là
ngay trong việc bầu cử (đây là quyền cơ bản của công dân), việc nhân dân đi bầu cử nhưng
lại không biết mặt, không biết gì về tiểu sử, những thế mạnh, hạn chế của cử tri mình dự
định sẽ bỏ phiếu. Hay một số địa phương còn sơ xuất trong việc kiểm soát số lượng phiếu
3
Văn tiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 36.
4
Văn tiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 114-115.
5
Văn tiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 36.
phát ra, số phiếu thu vào hay còn tồn tại các trường hợp bầu hộ, bầu thay, …Ngoài ra tình
trạng phát huy dân chủ ở một số địa phương chưa tốt cũng góp phần khiến một bộ phận
nhân dân bức xúc, khiếu kiện kéo dài lên các cơ quan chức năng, thậm chí khiếu kiện vượt
cấp vì không đủ tin tưởng vào cơ quan công quyền ở địa phương. Thời gian xử lý đơn còn
chậm, các cơ quan chức năng chưa quan tâm đúng mức đến đối thoại, lắng nghe và giải
quyết khiếu nại, phản ánh của người dân chưa được hết mực.
Nguyên nhân chính ở đây là do người dân chưa hiểu và hiểu chưa đến các quyền và nghĩa
vụ của mình, dẫn đến hiểu sai và thực hiện sai các chủ trương của Đảng và nhà nước gây
mâu thuẫn giữa dân và cán bộ đảng viên. Ngoài ra một số nguyên nhân còn do các cán bộ
chức trách chưa thực sự làm việc hết mực, làm việc thiếu khách quan, né tránh, bao che,
đổ lỗi những vấn đề trọng tâm, trọng điểm gây bức xúc trong dư luận, quần chúng dẫn đến
chia rẽ tình đoàn kết giữa dân và cán bộ.
2.3. Giải pháp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong văn kiện đại hội XIII của
Đảng Cộng sản Việt Nam
“Thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội”6: Để thực hiện tốt điều này và
liên kết tốt khối đại đoàn kết dân tộc, trước tiên người đứng đầu ở nhiều cấp uỷ đảng, chính
quyền tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những bức xúc và
nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Ngay trong việc bầu cử của người dân, trong các
kỳ bầu cử tiếp theo các bộ phân chuyên trách và bộ phận đài truyền hình của từng địa
phương, đặc biệt là những địa phương khó khăn, có các dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa
nên có thêm các chương trình giới thiệu các cử tri từ địa phương đến các cấp để người dân
được biết thêm nhiều về tiểu sử những người mình sẽ chuẩn bị đi bầu cử, hoặc cán bộ nên
đi gặp gỡ, thăm hỏi người dân trực tiếp để tạo niềm tin và gắn kết tinh thần giữa đảng bộ
và nhân dân. Trước bầu cử, những địa phương có điều kiện cũng có thể đặt những hòm thư
góp ý, hòm thư câu hỏi hoặc tạo những email trưng cầu dân ý trong bầu cử phòng trường
hợp người đi bầu cử không thể trực tiếp hỏi cử tri, những câu hỏi đó sẽ được cử tri trả lời
và được chiếu lên các kênh truyền hình địa phương, các đài phát thanh địa phương.
“Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,
tăng cường đối ngoại nhân dân”7: Các địa phương nên thành lập hoặc tổ chức thêm bộ
phận giải đáp, thu thập những góp ý, ý kiến của người dân, thực hiện vai trò là cầu nối của
toàn thể nhân dân với cán bộ. Ở bộ phận này có thể đặt một hòm thư kín hoặc tạo một
email, đường dây nóng để người dân trực tiếp tố giác, giao nộp những bằng chứng, chứng
cứ như video, hình ảnh hoặc lời tự trình trực tiếp tố giác đến các cán bộ có hành vi xử sự
sai, vi phạm các lợi ích cộng đồng, nhằm quán triệt, hạn chế hành vi tham nhũng, nhận hối

6
Văn tiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 74.
7
Văn tiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 74.
lộ đi trái với đạo đức, hoặc thu nhận những ý kiến đóng góp nhằm xây dựng cải thiện đời
sống nhân dân góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, toàn đảng.
1. Bình Nguyên – Hoàng Ly. (23/05/2022). Kích động kỳ thị dân tộc – âm mưu phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Truy cập từ http://congan.sonla.gov.vn/kich-dong-
ky-thi-dan-toc-am-muu-pha-hoai-khoi-dai-doan-ket-dan-toc/
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn. (21/01/2022). Chống tham nhũng, tiêu cực:
Không vì chống dịch mà “chùng xuống, không xử lý”. Truy cập từ
https://backan.gov.vn/Pages/chong-tham-nhung-tieu-cuc-khong-vi-chong-dich-
ma-c-2b5b.aspx
3. Báo tuổi trẻ. (07/06/2022). Bắt cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vì liên
quan vụ Việt Á. Truy cập từ https://tuoitre.vn/bat-cuu-bo-truong-bo-y-te-nguyen-
thanh-long-vi-lien-quan-vu-viet-a-20220606172825573.htm

You might also like