You are on page 1of 6

4.

Phân tích chức năng giám sát của Quốc hội trong pháp luật và thực tiễn
Hiện nay trong bộ máy nhà nước ta, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và có
quyền lực nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Quốc hội.
Quốc hội chính là cơ quan giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước.
Chức năng giám sát của Quốc hội giữ một vai trò quan trọng.
Tại chương V của Hiến pháp 2013 về Quốc hội đã đề cập khá nhiều về chức năng
giám sát của Quốc hội. Cụ thể là: Theo điều 69 có nói “ Quốc hội thực hiện quyền
lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám
sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước ”. Điều 70 khoản 2 Quốc hội “Thực
hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc
hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử
quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập”. Điều 74
khoản 3 “Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà
nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;”. Điều 74 khoản 7 “Giám sát và
hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại
nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;”. Điều 75 khoản 2 “ Hội đồng dân tộc
nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám
sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Điều 76 khoản 2 “ Ủy ban của
Quốc hội thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khác và báo cáo được Quốc
hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội giao; thực hiện quyền giám sát trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt
động của Ủy ban”.
Qua đó về mặt pháp lý ta thấy được rõ thẩm quyền giám sát của Quốc hội cũng
như việc thực hiện các kiến nghị, nghị quyết được tăng cường giám sát hiệu quả
hơn. Quyền giám sát của quốc hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó thể hiện vai
trò của cơ quan quyền lực nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân góp phần
phát huy hiệu quả làm việc của cơ quan nhà nước.
Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình thông qua các hình thức như là:
xem xét báo cáo; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; giám sát
thông qua hoạt động chất vấn, giải trình và giám sát ở địa phương.
Về việc xem xét báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan
khác của quốc hội giám sát bằng cách xem xét và thẩm tra báo cáo công tác hàng
năm và báo cáo chuyên đề của chính phủ, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối
cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao. Hơn nữa Quốc hội và các cơ quan của Quốc
hội có thể yêu cầu thành viên của chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát
nhân dân tối cao báo cáo và cung cấp những tài liệu mình cần.
Về việc giám sát ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì được tiến hành
thường xuyên bởi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội và các đại biểu Quốc hội để các văn bản pháp luật được ban hành phù hợp với
Hiến pháp, nghị quyết của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội đồng thời để
kịp phát hiện những văn bản không phù hợp để sửa đổi cũng như hủy bỏ để đảm
bảo tính hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống các văn bản pháp luật.
Về việc giám sát thông qua các hoạt động chất vấn và giải trình thể hiện rõ quyền
giám sát của Quốc hội. Quốc hội có thể giám sát được hoạt động của các cơ quan
nhà nước chịu sự giám sát của Quốc hội qua việc trả lời của người bị hỏi. Đồng
thời tiến hành tổ chức các phiên chất vấn cũng như các phiên giải trình nhằm làm
rõ những khó khăn để kịp thời tìm giải pháp khắc phục.
Về việc giám sát ở địa phương Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các đoàn giám sát hoạt của các cơ
quan của chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương. Việc này đã làm giảm
được số lượng những người hoạt động không chuyên trách.
Ngày nay hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng được quan tâm, đẩy mạnh
hơn trước. Quốc hội đã làm tốt trong việc xây dựng chương trình giám sát tiến
hành việc giám sát có kế hoạch nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Các cơ quan biết
cách hợp tác giải quyết các vấn đề còn chưa tốt và thiếu sót trong nội bộ của mình
mà được đoàn giám sát đề cập cũng như chịu trách nghiệm về sự thiếu sót của
mình. Ngoài ra đã những nội dung nhạy cảm cũng như những vẫn đề còn gây tranh
cãi, bức xúc trong cuộc sống cũng đã được để ý giám sát việc này tác động tích cực
đến hoạt động lập pháp cũng như góp phần phát triển kinh tế, xã hội góp phần giữ
gìn trật tự đất nước.
Tuy nhiên hiện nay việc giám sát của Quốc hội vẫn còn những hạn chế. Mục đích
giám sát của Quốc hội chưa rõ ràng nên chưa có hiệu quả tốt, chưa đáp ứng được
yêu cầu và đòi hỏi của người dân và quy định của Hiến pháp. Các cơ quan, tổ chức
chưa thực sự phối hợp tốt với đoàn giám sát. Vài cơ quan cung cấp thông tin cho
đoàn giám sát chưa đầy đủ và chính xác. Một vài người lãnh đạo cơ quan chưa có
trách nhiệm với công việc đùn đẩy cho cấp dưới chưa quan tâm những vấn đề từ
cấp trên. Ngoài ra vẫn còn những lãnh đạo thực làm trái pháp luật, lạm dụng chức
quyền, gây khó dễ cho người dân. Nguồn lực giám sát còn thiếu nhất là những cán
bộ công chức có kinh nghiệm và năng lực. Ngoài ra việc giải quyết những thắc
mắc, khiếu nại của người dân còn chưa tốt việc theo dõi cũng như tiếp thu vẫn
chưa được coi trọng.
Trong thời gian qua hoạt động giám sát của Quốc hội đã có những bước phát triển
góp phần thể hiện vai trò của cơ quan đại diện cao nhất Việt Nam tuy còn một số
hạn chế nhưng ta không thể phủ nhận được những nỗ lực của Quốc hội trong việc
phát huy vai trò giám sát của mình.
Tài liệu tham khảo :
Tạp chí Công Thương (tapchicongthuong.vn)

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT _ Tra cứu, Nắm bắt Pháp Luật Việt Nam (thuvienphapluat.vn)

7. Đánh giá vai trò của Chính phủ trong việc ứng phó với dịch Covid-19 tại
Việt Nam trong hai năm qua.
Hơn hai năm qua kể từ 17/11/2019 khi Trung Quốc lần đầu phát hiện ra ca nhiễm
Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán. Kể từ đó đã có hơn 200 triệu người bị lây nhiễm,
hơn 4 triệu người chết trên toàn thế giới. Tại Việt Nam hai ca nhiễm Covid-19 đầu
tiên được phát hiện ngày 23/01/2020. Đại dịch đã kéo theo rất nhiều hệ lụy đẩy
hang triệu người vào cảnh nghèo đói thất nghiệp hàng tỉ học sinh, sinh viên phải
nghỉ học, kinh tế và xã hội nhiều quốc gia tăng trưởng âm, hệ thống kinh tế những
quốc gia có tỉ lệ mắc cao bị khủng hoảng. Dưới dự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, cùng với sự hợp tác và phối hợp của toàn quân, toàn dân ta đã phát huy được
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn. Trong 2 năm
vừa qua chính phủ đã thể hiện được vai trò to lớn của mình trong rất nhiều khía
cạnh.
Trong 2 năm vừa qua ngành y tế đã sử dụng mọi nguồn lực của mình để phòng
chống dịch bằng các biện pháp như là ban hành hướng dẫn chuyên môn để truy vết
xét nghiệm, tổ chức tư vấn và khám chữa bệnh từ xa và điều trị cho các bệnh nhân
bị nhiễm Covid-19. Các cán bộ và nhân viên y tế không quản ngại luôn đi đầu
trong việc chống dịch.Ngoài ra Chính phủ đã chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các
bộ các ngành khác để có nhiều giải pháp hơn giúp ta có đủ nguồn vắc xin tiêm cho
mọi người. Mặc dù điều kiện nguồn vắc xin rất khan hiếm nhưng tính đến ngày
18/12/2021 đã có hơn 75 triệu người được tiêm 1 liều tương đương 77,8% dân số
và hơn 53 triệu người đã tiêm đủ liều tương đương 54,7% dân số. Tuy nhiên việc
ứng phó với đợt dịch lần này đã bộc lộ một số điểm yếu. Trong thời gian đầu của
đợt dịch, công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp có nơi, có lúc còn lúng túng, chưa
thống nhất, bị động. Công tác an sinh xã hội nhiều nơi chưa được bảo đảm, nhất là tại
các địa phương thực hiện giãn cách. Vẫn còn tình trạng lây nhiễm chép tại một số
khu cách ly nhiều nơi tự cách ly không theo hướng dẫn gây nguy hiểm cộng đồng.
Vấn đề đại dịch đã tác động rất lớn vào cả thể chất lẫn tinh thần của người dân kéo
theo đó là việc làm, thu nhập của họ bị ảnh hưởng nặng nề đặc biệt là các hộ nghèo
và các tỉnh, thành phố phía Nam. Chính phủ đã bảo đảm công tác an sinh xã hội,
thông qua việc hỗ trợ lương thực, thực phẩm, giảm thuế, phí, tiền điện nước và
cước viễn thông. Ngoài ra đại dịch đã làm hơn 2 nghìn trẻ bị mồ côi gây ra những
khó khăn về sự phát triển của trẻ. Chính phủ đã cho xây dựng những chính sách hỗ
trợ trẻ mồ côi do dịch. Hiện tai do giãn cách thế nên những loại hình tệ nạn đã
giảm đáng kể như đua xe trái phép, trộm cắp, tai nạn giao thông đã giảm đáng
kể.Tuy vậy một số loại tội phạm đã lợi dụng tình hình dịch bệnh để phát triển làm
công tác phòng chống dịch trở nên khó khăn như việc đăng báo sai sự thật nhằm
câu view, lạm dụng chức quyền trong việc tiêm vắc xin hay là một số người vận
chuyển người vượt biên trái phép … gây bức xúc trong dư luận. Chính phủ đã chỉ
đạo các bộ, ngành và chính quyền ban hành kế hoạch bảo đảm an toàn xã hội. Các
hoạt động văn hóa được tổ chức phải phù hợp với tình hình dịch bệnh nhất là bằng
các hình thức trực tuyến. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa cho những người có
công, đối tượng chính sách được đẩy mạnh. Các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, người già, trẻ em, bình đẳng giới được quan tâm
Để dịch không thể lan rộng ra cũng như đảm bảo được quyền học tập của học sinh,
sinh viên Chính phủ đã triển khai hình thức học trực tuyến đồng thời các kì thi
trung học phổ thông mới phải phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội. Ngoài ra còn
hỗ trợ các học sinh sinh viên nghèo không có thiết bị để học trực tuyến cụ thể là
chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã vận động được số tiền tương đương 1
triệu chiếc máy tính để hỗ trợ học sinh cả nước có điều kiện học trực tuyến. Tuy
vậy việc học trực tuyến này còn một số điểm yếu như là làm các sinh viên đại học
và cao đẳng bị hạn chế việc thực hành, thiếu tính thực tế và có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng sinh viên ra trường.
Việc quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai được thường xuyên
chỉ đạo. Cải cách hành chính nhất là các thủ tục hành chính tiếp tục được tập trung
phát triển. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra các khu vực, lĩnh vực dễ có
tham nhũng. Quốc phòng và an ninh được bảo đảm. Xử lí hiệu quả các vấn đề
phức tạp trên biển và biên giới. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trấn áp
các loại tội phạm. Công tác đối ngoại được triển khai linh hoạt phù hợp với tình
hình nhất là ngoại giao chính trị, ngoại giao vắc xin, bảo hộ công dân được quan
tâm điều này giúp giữ vững hòa bình, ổn định thuận lợi cho ta nâng cao vị thế trên
trường quốc tế. Những nội dung liên quan đến vắc xin, thiết bị y tế, thuốc thang,
hợp tác kinh tế, chính trị, thương mại luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động
ngoại giao của các lãnh đạo.
Mặc dù vẫn còn nhiều khuyết điểm lẫn điểm yếu được bộc lộ trong quá trình
phòng chống dịch tuy nhiên ta không thể phủ nhận được năng lực cũng như vai trò
to lớn của Chính phủ trong công tác chống dịch. Tuy vậy để chiến thắng đại dịch
không chỉ Chính phủ mà chính chúng ta phải cung nhau đồng lòng thực hiện đầy
đủ các nguyên tắc, quy định do Chính phủ ban hành có vậy chúng ta mới có thể
đẩy lùi đại dịch
Tài liệu tham khảo:
Trang chủ - Cổng thông tin Bộ Y tế (moh.gov.vn)

Cục Y Tế Dự Phòng (vncdc.gov.vn)

You might also like