You are on page 1of 11

MỤC LỤC

1
A-MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
Ở nước ta hiện nay, phòng chống tham nhũng cũng là một vấn đề nóng
bỏng.Đảng, Nhà nước và Quốc hội ta đã đặc biệt xem trọng vấn đề này, đã đưa
thành luật, hình thành tổ chức chống tham nhũng cùng nhiều biện pháp khác để
ngăn ngừa, xử lý tệ nạn này. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy
Người đã có sự quan tâm rất sớm, rất kiên quyết phòng, chống tham nhũng
ngay từ những ngày đầu thành lập chính quyền.
Nhân lễ kỷ niệm 113 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức tại Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh khẳng
định: “Chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng và lạm quyền của các đảng viên và cán
bộ, công chức đang là mối đe dọa đối với Đảng, đối với đất nước;…”

Xuất phát từ vấn đề cấp thiết nói trên, em xin chọn đề tài “Chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ. Vai trò của Thanh tra Chính
phủ trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Liên hệ thực tiễn hiện
nay.” để hoàn thành bài tiểu luận này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Cung cấp những kiến thức cơ bản cho sinh viên về Thanh tra Chính phủ và vai
trò của Thanh tra Chính Phủ trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Từ đó góp phần nâng cao tính tự tôn pháp luật của sinh viên và đóng góp một
phần sức nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Các bài báo, tài liệu về phòng, chống tham nhũng trên mạng internet,
trang web Chính Phủ.
5. Cấu trúc tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu và kết luận tiểu luận còn có các phần khác như sau:

Chương I: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ.

2
Chương II: Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong cuộc đấu tranh chống
tham nhũng.
Chương III: Liên hệ thực tiễn.
B-PHẦN PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, VÀ QUYỀN HẠN CỦA
THANH TRA CHÍNH PHỦ
1. Định nghĩa và lịch sử cơ bản:
1.1. Định nghĩa:
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có
chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng
ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.2. Lịch sử cơ bản:
Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23-11-1945
thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt, đến nay Thanh tra Việt Nam đã trải qua 75
năm xây dựng và trưởng thành. 75 năm qua, với nhiều tên gọi và hình thức tổ
chức khác nhau, Thanh tra Việt Nam đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
kháng chiến, kiến quốc (1945-1954), thực hiện hai nhiệm nhiệm chiến lược:
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1955-1975) và thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, đất nước đã và đang tiếp tục công cuộc đổi mới với mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, ngành Thanh tra
đã và đang góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của đất
nước.
2. Chức năng của Thanh tra Chính phủ:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm
vi cả nước.
- Thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ:
Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định
số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và
những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp
lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết,
nghị định của Chính phủ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp

3
luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra
hàng năm, các dự thảo quyết định, chỉ thị, các văn bản khác về thanh tra, tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về thanh tra,
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, chiến lược, định hướng chương trình đã được phê duyệt về thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Về thanh tra:
a) Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra Bộ,
cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ), Thanh tra tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra tỉnh) xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch thanh tra;
b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thanh
tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập; thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của
nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của các kết luận thanh tra và quyết định
xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và của Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chánh
Thanh tra cấp tỉnh khi cần thiết;
đ) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết
định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh
Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi
phạm pháp luật;
e) Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành
thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo
và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;

4
g) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa cơ quan Thanh tra các Bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;
h) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý về thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
i) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng,
Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về
công tác thanh tra. Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của
Tổng Thanh tra Chính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định;
k) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ quy định do bộ đó
ban hành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra
Chính phủ về công tác thanh tra; trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc
không hủy bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
l) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quy định của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định
của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh traChính phủ về công tác
thanh tra;
m) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành
quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc bãi bỏ quy
định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
n) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc
quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát
hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra;
yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người
thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát
hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
6. Về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công
dân tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
c) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp
xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được
giao;
d) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luận
việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ
xem xét, giải quyết lại;

5
đ) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật.
7. Về phòng, chống tham nhũng:
a) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong
công tác thanh tra;
b) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo
thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp với các
cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có
dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo
quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính
phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ
thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng;
d) Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Ban Nội chính Trung
ương trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác
phòng, chống tham nhũng; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và
kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng được áp dụng các quyền hạn của Thanh tra Chính
phủ theo quy định của pháp luật; được yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan
cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đoàn thanh tra.
9. Yêu cầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh báo cáo tình hình, kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
10. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chính
phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng.
11. Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Liên
hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
12. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

6
13. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Thanh
tra Chính phủ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của
Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
14. Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh
tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; thực hiện việc
quản lý, bổ nhiệm các ngạch công chức thanh tra theo quy định của pháp luật;
cấp thẻ thanh tra viên cho công chức, sỹ quan được bổ nhiệm vào các ngạch
thanh tra viên trong toàn ngành Thanh tra; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ của Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Bộ và Chánh Thanh tra,
Phó Chánh Thanh tra tỉnh.Thống nhất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ và Chánh Thanh tra tỉnh.
15. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức; thực
hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra
Chính phủ theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc
theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG
CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG

2.1. Vai trò:

☞ Thanh tra Chính phủ, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định
thêm một số trách nhiệm với vai trò là đầu mối trong việc theo dõi, thực hiện
các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Điều 76 quy định
trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện
hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.
☞ Ngày 20-5-2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2008/NĐ-CP quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính
phủ. Nghị định này thay thế Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ban hành ngày 25-
4-2005. Theo quy định mới, Thanh tra Chính phủ có chức năng:là cơ quan
ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Với quy

7
định này, vai trò và trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ nói riêng và ngành
Thanh tra nói chung trong công tác phòng, chống tham nhũng càng trở nên
quan trọng.
☞ Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định nội dung phối hợp
giữa các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án
trong đấu tranh chống tham nhũng như sau:
- Trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác
phòng, chống tham nhũng;
- Chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý;
- Tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị
chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.

2.2. Tiểu kết:

Như vậy, Thanh tra Chính Phủ trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng
có vai trog vô cùng quan trọng với trách nhiệm

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện
hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng.

- Và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành có liên quan.

Từ đó phòng chống và sớm phát hiện được những trường hợp tham nhũng
trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

CHƯƠNG III: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Đây là những hoạt động chủ yếu trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
Các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán, xét xử và giám sát có chức năng
bảo vệ pháp luật và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi vi
phạm, trong đó có tham nhũng. Đây là lực lượng chính trong cuộc đấu tranh
chống vi phạm pháp luật.

☞ Trong năm 2007, toàn ngành thanh tra đã triển khai 14.928 cuộc thanh
tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện vi phạm về tài chính là 8.327.165 tỉ đồng và
1.261.806 USD, vi phạm về đất đai là 10.483,76 ha. Đã kiến nghị xử lý kỷ luật
234 tập thể, trên 2.300 cá nhân có sai phạm; chuyển cơ quan điều tra xử lý
hình sự 153 vụ, trên 200 đối tượng.
☞ Năm 2008, toàn ngành thanh tra đã triển khai 11.412 cuộc thanh tra
hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tổng hợp kết quả từ 10.477

8
cuộc thanh tra đã kết luận, cho thấy: phát hiện sai phạm 7.053,418 tỉ đồng,
287.847 USD, 12.308 ha đất; đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 3.808,376
tỉ đồng, 2.565 ha đất; giảm trừ quyết toán và xử lý khác 2.873,726 tỉ đồng;
kiến nghị xư lý hành chính 237 tập thể, 1.751 cá nhân; chuyển cơ quan điều
tra xử lý hình sự 66 vụ việc, 95 người.
☞ Năm 2009, ngành thanh tra đã triển khai 3.745 cuộc thanh tra trách
nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, 10.037 cuộc thanh tra kinh tế - xã
hội và 46.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát
hiện nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trên các lĩnh vực; kiến nghị xử
lý kỷ luật hành chính đối với 829 tập thể, 3.186 cá nhân; xử phạt vi phạm hành
chính 103.405 tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 95 vụ việc.
☞ Theo báo cáo sơ bộ của kiểm toán nhà nước, trong năm 2007, ngành
kiểm toán đã tiến hành 105 cuộc kiểm toán, qua đó đã phát hiện, kiến nghị xử
lý về tài chính 11.613 tỉ đồng, trong đó kiến nghị tăng thu cho ngân sách nhà
nước và tăng thu khác là 2.789 tỉ đồng, giảm chi cho ngân sách nhà nước
1.240 tỉ đồng, các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm so với báo cáo của cơ
quan quản lý thu ngân sách nhà nướ là 265,6 tỉ đồng, các khoản phải nộp,
hoàn trả và quản lý qua ngân sách nhà nước là 6.084,7 tỉ đồng, các khoản nộp
và giảm chi khác không thuộc ngân sách nhà nước là 1.233 tỉ đồng. Kiểm toán
nhà nước đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hồ sơ kiểm toán Dự án phát
triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân trì và Đề án 112 để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với cá nhân có trách nhiệm để xảy ra sai phạm.

Có thể thấy rằng, hoạt động thanh tra, kiểm toán đã phát hiện ra rất nhiều
sai phạm kinh tế có dấu hiệu tham nhũng hoặc có nguy cơ dẫn đến tham
nhũng nếu không được ngăn chặn kịp thời.

C- KẾT LUẬN

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử gắn liền với sự ra
đời và tồn tại của nhà nước. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia, không phân
biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, phát triển hay đang phát triển hoặc kém phát
triển. Tham nhũng là hệ quả của quyền lực bị tha hóa, bị lạm dụng.

Tham những gây ra nhiều tác hại nghiêm trọgn về kinh tế, chính trị,
văn hóa- xã hội, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, là
một nguy cơ lớn đè dọa sự tồn vong của chế độ ta. Chính vì thế, phòng chống
tham nhũng là nhiệm vụ của mọi quốc gia, mọi cấp, mọi ngành, mọi người
dân.

Tham nhũng đã được Đảng chỉ mặt đặt tên là “Một bộ phận cán bộ,
đảng viên có chức, có quyền trong cơ quan của Đảng và Nhà nước “ và chống

9
tham nhũng thực sự là một cuộc chiến. Mà trong đó, Thanh tra Chính phủ
đóng góp một phần không nhỏ vào cuộc chiến đó. Trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm: 1. Tổ chức, chỉ đạo,
hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề
nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý; 2. Xây dựng hệ thống dữ liệu
chung về phòng, chống tham nhũng” [42; Điều 76]. Ngoài ra Thanh tra Chính
Phủ cũng phối hợp tốt với các ban, ngành liên quan để nâng cao khả năng và
sự hiệu quả của cuộc chiến phòng chống tham nhũng.

Với đề tài này đã giúp em nâng cao được nhận thức về vấn đề tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay, đồng thời góp tiếng nói chung trong cuộc đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến
hành. Tuy nhiên, đây là một đề tài lớn, khả năng nhận thức của chúng em còn
nhiều hạn chế, chính vì vậy không thể không tránh khỏi những sai sót, chúng
em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy

10
Tài liệu tham khảo
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_tra_Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7
2. http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/LichSuPhatTrien/View_detai
l.aspx?CQID=0&LVID=35
3. http://www.thanhtra.gov.vn/Pages/chuc-nang-nhiem-vu.aspx
4. http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_Detail.aspx?CatID=-
1&ItemId=30&LVC=23&CapChaId=2

11

You might also like