You are on page 1of 3

G.

Cơ quan kiểm sát:


1. Vị trí pháp lý
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan "thực hành quyển công tổ, kiểm sát
hoạt động tư pháp" (Điểu 107.1 Hiến pháp 2013) trong phạm vi trách nhiệm
do pháp luật quy định nhằm góp phần bảo dàm cho pháp luật dược chấp hành
nghiêm chinh và thống nhất.
2. Thẩm quyền
Viện kiểm sát nhân dân có quyền trực tiếp kiểm sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải quyết
khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
về hoạt động tư pháp của cấp mình và cấp dưới, thông báo kết quả cho Viện
kiểm sát nhân dân; cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát
nhân dân.

3.Cơ cấu:
Viên kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban kiểm sát; Văn phòng;
Cơ quan điều tra; Các cục, vụ, viện và tương đương; Các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; và Viện
kiểm sát quân sự trung ương. Và các viện kiểm sát các cấp như:
-Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
-Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
-Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
4.Nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao theo nhiềm
kỳ của Quốc hội; tối đa là 5 năm kể từ ngày được bổ nhiệm . Phó Viện trưởng
và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức theo dé nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.

H. Cơ quan kiểm toán, Hội đồng bầu cử quốc gia


1.Vị trí pháp lý
Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm
vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dân công tác bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (Điều 117 liên pháp 2013).
Kiểm toán nhà nước là cơ quan nhà nước trực thuộc Chính phủ, đã
dược thành lập từ năm 1994, tiếp đó đến năm 2006 cơ quan này chuyển sang
trực thuộc Quốc hội. Theo quy định tại Điều 118 Hiến pháp 2013, Kiểm toán
nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
công.
2.Thẩm quyền
Cơ quan kiểm toán có quyền thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội
dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được
kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm
toán.
Hội đồng Bầu cử quốc gia tiến hành lập và công bố danh sách chính
thức những người ứng cử ĐBQH theo từng đơn vị bầu cử; xóa tên người ứng
cử trong danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH; nhận và kiểm tra
biên bản xác định kết quả bầu cử của các ủy ban bầu cử, ban bầu cử; lập biên
bản tổng kết cuộc bầu cử ĐBQH trong cả nước.
3. Cơ cấu
Kiểm toán nhà nước gồm Phòng Thư ký - Tổng hợp;  Phòng Hành
chính;  Phòng Kế toán; Phòng Quản trị; Phòng Quản lý đầu tư; Phòng Quan
hệ công chúng;  Ban Tài chính; Ban Thi đua - Khen thưởng; Đội quản lý xe;
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ quan Kiểm toán Nhà nước. 
Hội đồng Bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy
viên là đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
4. Nhiệm kỳ
Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội
(5 năm), có thể được bầu lại nhưng không quá 2 nhiệm kỳ. Sửa đổi này được
đưa ra nhằm đảm bảo việc kiểm soát ngân sách nhà nước chi tiêu khách quan
và độc lập hơn.
Hội đồng bầu cử Quốc gia có nhiệm kỳ được tính từ khi thành lập và
kết thúc khi đã trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong
nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu, bàn giao biên
bản tổng kết về bầu cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội
khóa mới.

You might also like