You are on page 1of 3

I, TẠI SAO NÓI NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

LÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN?


1, NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA CÂU NÓI ‘’NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN’’?
5/6/1911 Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước Trong cuộc hành trình lịch sử đó, Hồ Chí
Minh đã khảo sát các mô hình nhà nước trên thế giới, điển hình là nhà nước tư sản Mỹ và Pháp. Người
phát hiện ra, đằng sau khẩu hiệu đầy hoa mỹ, tốt đẹp được ghi đậm trong Tuyên ngôn độc lập của nước
Mỹ (1776) và trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791), thực chất chỉ là giả hiệu. Các
nước tư bản chủ nghĩa đó vẫn tồn tại sự bất bình đẳng, nghèo đói, phân biệt chủng tộc . Người kết luận:
đó là những cuộc cách mệnh không đến nơi, bởi ở đó chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người. Khi
đến nước Nga (1923), Người nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về Cách mạng Tháng Mười và mô hình Nhà
nước Xô Viết. Từ đó Hồ Chí Minh đã quyết định con đường giải phóng dân tộc để từng bước nghiên cứu,
xác lập mô hình về một kiểu nhà nước tương lai - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 
2, CỦA DÂN
Nhà nước ta là thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhân dân ta tiến hành dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bộ máy Nhà nước ta do nhân dân bầu ra. (nhân dân bầu ra đại
biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân
làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức." người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền
làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải
bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng
với ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là “ công bộc” của
dân.
3, DO DÂN
Nhờ cuộc đấu tranh giữa GCCN và nhân dân lao động với giai cấp thống trị, bóc lột, đỉnh cao là cách
mạng vô sản mà nhà nước XHCNVN ra đời, tồn tại và phát triển. Chính nhân dân là người lựa chọn, bầu
ra những đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt
động; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, Người yêu cầu tất cả các cơ quan Nhà
nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của
nhân dân. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ
của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân;
4, VÌ DÂN
Nhà nước thu thuế của nhân dân để sửa chữa, cải tạo công trình đường xá, bệnh viện,.... nhằm phục vụ
nhu cầu đi lại, nhu cầu khám chữa bệnh, học tập,.... của người dân. Những việc đó cũng chính là vì dân.
Một nhà nước vì dân là nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích
của dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh nhiệm vụ
của Nhà nước: "Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở phải làm
cho dân được học hành."
II, SƠ ĐỒ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Quốc hội
Chức năng: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quyền, nhiệm vụ: Làm sửa đổi Hiến pháp và luật
Giám sát xét báo cáo của các cơ quan chịu trách nhiệm trước Quốc hội
thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng trong việc xây dựng Nhà nước
Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội
Quyết định trưng cầu ý dân
Chủ tịch nước
Chức năng: thay mặt Việt Nam về đối nội và đối ngoại
Nhiệm vụ, quyền hạn:- Công bố Hiến pháp về luật và pháp lệnh
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các cơ quan được chịu trách nhiệm
- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và
an ninh
- Phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
- Trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế\
- Tham gia các phiên họp của Quốc hội và các cấp Chính phủ
- Có quyền đưa ra yêu cầu Chính phủ họp bàn về các vấn đề cần thiết để có thể thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn của mình một cách tốt nhất.
- Tặng thưởng huân chương, giải thưởng, giải thưởng và danh hiệu vinh dự của Nhà nước
- Đưa ra những quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác
nhân danh Nhà nước
Chính phủ
Chức năng: Thực hiện quyền hành pháp, thi hành quyền lực nhà nước
Nhiệm vụ quyền hạn: Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội ban hành, các
nghị quyết, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Ủy ban thưởng vụ quốc hội
Thực hiện xây dựng và đề xuất các chính sách nằm trong quyền hạn
quản lý các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục…
Trình Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia,
điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố thuộc trung ương, đơn vị hành chính kinh tế đặc
biệt
Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia
Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội;

Các cơ quan xét xử


Chức năng: thực hành quyền quyền tư pháp kiểm sát hoạt động tư pháp
Nhiệm vụ, quyền hạn:  bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Xét xử các vụ án một cách đầy đủ khách quan công bằng, khách quan và trung thực các vụ án
theo các mức độ khác nhau, nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng
Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
Các cơ quan kiểm sát
Chức năng: Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Nhiệm vụ, quyền hạn: Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố; phân loại và giải quyết, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết
của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều
kiện làm phát sinh tội phạm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự .
 

You might also like