You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN


CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH , NHỮNG
GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN MẠNH LINH


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ THỊ CHI
MÃ SINH VIÊN : 22A5101D0032
MÃ LỚP : 2251A01

HÀ NỘI :2023-2024
MỤC LỤC

A, PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................2

B, NỘI DUNG ......................................................................................................3

PHẦN 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG


VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM.........................................................3

1. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN LÀ GÌ ?......................................................3


2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM........3
2.1. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO............................................3
2.2. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO...........................................4
2.3. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH..........................................6
2.4. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN .....................................7
2.5. VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ ..............................................................8

PHẦN 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TỔ CHỨC VIỆN


KIỂM SÁT NHÂN DÂN .......................................................................................8

1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................8


2. NHỮNG HẠN CHẾ ,KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC...................................10
3. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ.......................................................................11

PHẦN 3 : GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC ...12

C, KẾT LUẬN........................................................................................................14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................14

1
A,PHẦN MỞ ĐẦU

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được Quốc Hội ban hành đã đánh dấu sự ra
đời của một hệ thống cơ quan Nhà nước với chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo
vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Sự ra đời của ngành kiểm sát nhân dân
nhằm góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng chống các
hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, trong cơ cấu tổ chức bộ máy
của Nhà nước ta, Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan được
quy định trong Hiến pháp. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện
như là một trong những hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước. Vì vậy, tổ chức
và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cần phải được quan tâm nghiên cứu đầy
đủ, nhằm đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp của Đảng và
Nhà nước ta, nhất là trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà
nước, phục vụ cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Đó là lí do em chọn
đề tài này:”phân tích mô hình tổ chức hệ thống viện kiểm sát nhân dân việt nam
theo pháp luật hiện hành , những giải pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức”

2
B, NỘI DUNG

PHẦN 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỆ THỐNG


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Viện kiểm sát nhân dân là gì ?
Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Viện kiểm
sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ
bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất
2. Hệ thống tổ chức viện kiểm sát nhân dân việt nam
2.1. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cấp cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát nhân
dân Việt Nam , được lãnh đạo bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
a , Cơ cấu thành viên
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.
b , Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
b.1, Ủy ban kiểm sát
Thành phần gồm Viện trưởng , các phó viện trưởng , một số kiểm sát viên Viện
kiểm sát nhân tối cao do ủy ban thường vụ quốc hội quyết định theo đề nghị của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao . Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

3
2014 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao chỉ có thẩm quyền “đề nghị”
một số kiểm sát viên làm thành viên Ủy ban kiểm sát . quyền quyết định thuộc về
ủy ban thường vụ quốc hội.
Chế độ hoạt động: Nghị quyết phải được quá 1/2 tổng số thành viên tán thành,
trường hợp ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng, trường
hợp Viện trưởng không đồng ý với đa số ý kiến của thành viên thì thực hiện theo đa
số nhưng Viện trưởng có quyền báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc Hội và Chủ
tịch nước.
b.2, Văn phòng viện kiểm sát : Là cơ quan chuyên môn của Viện Kiểm Sát (cùng
chức năng với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính
phủ  ==> chứ không phải là cơ quan hành chính như Văn phòng Ủy Ban Nhân
Dân)
b.3,Cơ quan điều tra.
b.4, Các cục, vụ, viện và tương đương.
b.5, Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp
công lập khác.
b.6,Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2.2. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp kiểm sát trong hệ thống Viện kiểm sát nhân
dân. Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao là cấp dưới trực tiếp của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao và là cấp trên của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện về công tác thực hành quyền công
tố và kiểm sát xét xử.
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được thành lập tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố
Hồ Chí Minh

4
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư
pháp đối với các vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân
cấp cao.
a, Cơ cấu thành viên
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có viện trưởng , các phó viện trưởng , kiểm
sát viên, kiểm tra viên , công chức khác và người lao động khác .
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có thẩm quyền chỉ đạo, điều hành,
kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân
các cấp, quyết định những vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện. Viện trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao .
b, Tổ chức bộ máy
b.1,Ủy ban kiểm sát:
Thành phần gồm có Viện trưởng, các phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các
cấp, một số kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết
định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp chủ trì phiên họp của Uỷ ban kiểm sát
để thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Viện kiểm
sát nhân dân các cấp, như việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị,
thông tư, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo tổng kết công tác
của Viện kiểm sát nhân dân các cấp... (Điều 45 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân
dân năm 2014).
Chế độ hoạt động :Cũng giống như Uỷ ban kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải được quá
nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì
thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Tuy nhiên, điểm khác nhau ở đây là

5
Viện trưởng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nếu
không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát.
b.2, Các văn nghiệp vụ
b.3, Các viện và tương đương
2.3. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của viện kiểm
sát , thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp theo quy định của pháp
luật trong phạm vi địa phương mình .
a, Cơ cấu thành viên
Thành phần viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các phó viện trưởng,
kiểm sát viên, kiểm tra viên, công chức và người lao động khác
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng là người chỉ đạo, điều
hành, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh; quyết định các vấn đề về công tác của viện kiểm sát nhân
dân cấp tỉnh; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác của viện kiểm sát cấp mình và
cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của viện kiểm sát cấp mình và
cấp dưới trực thuộc trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp (Điều 66
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
b, Tổ chức bộ máy
b.1,Ủy ban kiểm sát
Uỷ ban kiểm sát viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm
có: Viện trưởng; Các Phó Viện trưởng; và một số Kiểm sát viên do Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chủ trì phiên họp của Uỷ ban kiểm sát
để quyết định việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và
quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc thực hiện chương trình, kế
hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; báo cáo tổng kết công tác với
viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng
cấp... (Điều 47 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014).
Chế độ hoạt động :Nghị quyết của uỷ ban kiểm sát viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trường họp biểu quyết
ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng
không nhất trí ý kiến của đa số thành viên uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết
định của đa số nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
b.2, Văn phòng.
b.3, Các phòng và tương đương.
2.4. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp thấp nhất trong hệ thống Viện
kiểm sát nhân dân bốn cấp tại Việt Nam , thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp trong phạm vi địa phương mình.
a, Cơ cấu thành viên
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được tổ chức rất đơn giản gồm có Viện trưởng,
các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên được chia thành các bộ phận công tác và
bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Viện trưởng là người chỉ đạo, điều
hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quyết định các vấn đề
công tác của viện kiểm sát nhân dân cấp mình; thực hiện những nhiệm vụ, quyền
hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước

7
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp khi có
yêu cầu; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình thi hành
pháp luật ở địa phương, về công tác viện kiểm sát nhân dân ở địa phương.
b, Tổ chức bộ máy
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện không có ủy ban kiểm sát và các phòng nghiệp
vụ mà chỉ có các bộ phận công tác do Viện trưởng, Phó Viện trưởng và một số
kiểm sát viên phụ trách, theo sự phân công của Viện trưởng.
2.5. VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ
Các Viện kiểm sát quân sự thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức
trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp trong quân đội.
Viện kiểm sát quân sự ngoài có nhiệm vụ theo nhiệm vụ chung ngành kiểm sát tại
khoản 2 Điều 2 của Luật này thì còn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng, kỷ
luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
quân nhân, công chức, viên chức và người lao động khác trong quân đội; bảo đảm
mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh.
Viện kiểm sát quân sự các cấp bao gồm:
+ Viện kiểm sát quân sự trung ương.: nằm trong cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao
+ Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.
+ Viện kiểm sát quân sự khu vực:nằm trong viện kiểm sát quân sự cấp quân khu
PHẦN 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TỔ CHỨC VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

8
 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 khẳng định rõ hơn vị trí của Viện
kiểm sát nhân dân là thiết chế Hiến định trong bộ máy nhà nước, có nhiệm vụ bảo
vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
Với việc thực hiện quy định kiểm sát viên của Viện kiểm sát phải trả lời từng vấn
đề, từng câu hỏi của luật sư tại phiên toà, các kiểm sát viên của Viện kiểm sát các
cấp đã thực hiện ngày một tốt hơn việc tranh tụng tại các phiên toà xét xử. Thực
hiện việc tăng thẩm quyền đối với các viện kiểm sát cấp quận, huyện cho phù hợp
với hoạt động của cơ quan điều tra và xét xử. Nhờ những đổi mới đó, Viện kiểm sát
đã thực hiện sắc bén hơn công tác truy tố. Một công việc riêng đối với cơ quan thực
hiện chức năng công tố, thực hiện việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
đối với hàng vạn kẻ tội phạm trong một năm. Qua đó, Viện kiểm sát các cấp đã
phối hợp với cơ quan điều tra và toà phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ
tham nhũng lớn... được dư luận nhân dân đồng tình và ủng hộ.
Với việc thực hiện Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005, đặc biệt
là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, công tác kiểm sát dân sự của Viện kiểm sát các
cấp đã thực hiện việc chuyển hướng trọng tâm công tác, đổi mới phương thức hoạt
động. Kể từ đầu năm 2005, Viện kiểm sát các cấp đã không thực hiện khởi tố vụ án
dân sự, không tham gia 100% các phiên toà xét xử sơ và phúc thẩm dân sự mà tập
trung vào kiểm sát các quyết định và bản án của cơ quan xét xử như quyết định thụ
lý án, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đề cao được nguyên tắc tự
định đoạt và nguyên tắc tự chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự, đồng
thời kịp thời thực hiện các hoạt động kiểm sát đối với vụ việc dân sự để bảo vệ các
quyền lợi hợp pháp của công dân. 
Đáng chú ý, ngành đã xác định chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm và chống
tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.
Trong công tác giải quyết các vụ án về tham nhũng, kinh tế, chức vụ: Năm 2022,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Tòa án

9
nhân dân Tối cao tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử các vụ án thuộc diện
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo;
đã phát hiện, khởi tố mới để điều tra, truy tố nhiều vụ án trong một số lĩnh vực liên
quan đến chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu... với quy mô đặc biệt lớn và tính chất
rất phức tạp, chưa từng có tiền lệ, đến nay đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhân
dân đánh giá cao, như: Các vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các địa phương có
liên quan, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc Tế (AIC), Tập đoàn FLC, Công ty Tân
Hoàng Minh...
Năm 2022, một số Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với cơ
quan điều tra, tòa án nhân dân cùng cấp phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
các vụ án lớn, phức tạp về tham nhũng, kinh tế, chức vụ, như viện kiểm sát nhân
dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, An
Giang...
Ngành kiểm sát đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tố tụng tăng cường các biện
pháp nhằm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng,
kinh tế, chức vụ, yêu cầu và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan áp
dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, thu giữ, kê biên tài sản có giá trị lớn, như cổ
phiếu, bất động sản… Theo đó, đã thu hồi được số tiền gần 365.000 tỷ đồng bị
chiếm đoạt, thất thoát, tăng gần 350.000 tỷ đồng so với năm 2021.
2. NHỮNG HẠN CHẾ ,KHÓ KHĂN , VƯỚNG MẮC
Bên cạnh những kết quả đạt được, Viện kiểm sát nhân dân các cấp vẫn tồn tại một
số hạn chế, vướng mắc:
Công tác chuyên môn: Công tác thụ lý, giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái
thẩm và công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử giai đoạn giám đốc
thẩm, tái thẩm là công tác mới, rất phức tạp, trong khi đó, nhiều kiểm sát viên trước
đây công tác tại Viện kiểm sát nhân dân địa phương chưa từng làm công tác này,
nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng ban đầu trong quá trình giải

10
quyết. Bên cạnh đó, khối lượng hồ sơ và đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nhận
bàn giao từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa
phương rất lớn; cộng thêm khối lượng hồ sơ và đơn đề nghị kháng nghị giám đốc
thẩm, tái thẩm mới tiếp nhận theo thẩm quyền rất nhiều gây ra tình trạng quá tải
cho đội ngũ kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Công tác nhân sự: Do tính chất đặc thù của cấp kiểm sát đòi hỏi kiểm sát viên của
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải là người có kinh nghiệm, đã từng trải qua
nhiều vị trí công tác ở địa phương, qua nhiều khâu công tác từ thực hành quyền
công tố, kiểm sát giải quyết án hình sự, đến kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự, kinh
doanh thương mại, lao động, kiểm sát giải quyết án hành chính. Vì vậy, nguồn
kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải tiếp nhận từ Viện kiểm sát
nhân dân địa phương, hoặc từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đưa về. Trên thực tế,
nguồn nhân lực từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đưa về còn hạn chế, trong khi
đó nguồn từ các Viện kiểm sát nhân dân địa phương cũng gặp khó khăn do hiện
nay các Viện kiểm sát nhân dân địa phương cũng thiếu người, nhất là những công
chức có năng lực, kinh nghiệm công tác.
Điều kiện làm việc: Trụ sở làm việc của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đều
tiếp quản từ trụ sở làm việc của các Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét
xử phúc thẩm. Các trụ sỏ này vừa đang xuống cấp, vừa không đáp ứng được nhu
cầu về diện tích sử dụng gây ra tình trạng quá tải trong việc bố trí phòng làm việc
cho cán bộ, công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Ví dụ tại Viện kiểm sát
nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hiện nay được tiếp quản từ trụ sở Viện Thực hành
quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng chỉ có diện tích 956m 2,
được thiết kế cho khoảng 30- 40 người làm việc theo mô hình cũ, trong khi mô
hình mới - với khối lượng công việc tăng gấp ba, số lượng định khung biên chế 130
người (hiện nay đã có 68 người) nên nhiều phòng làm việc trở nên chật chội, quá
tải.

11
II. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc
1. Tính chất các vụ việc tham những chức vụ ngày càng phức tạp ;hệ thống pháp
luật mới, nhiều văn bản hướng dẫn còn chồng chéo nhất trong trong lĩnh vực kinh
tế, dẫn đến việc nghiên cứu nhận thức, vận dụng đánh giá để áp dụng trong thực
tiễn xử lý các vụ việc giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát, Tòa án không thống
nhất nhau (kể cả khi họp liên ngành nhiều lần). Vì vậy tình trạng kéo dài việc xử lý
thông tin tham nhũng chức vụ, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc yêu cầu bổ sung
chứng cứ trước khi phê chuẩn, yêu cầu rút quyết định tố tụng đã ký vẫn còn do các
nguyên nhân trên.
2. Trình độ , năng lực của một số cán bộ , kiểm sát viên còn nhiều yếu kém chưa
thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm của mình trong việc đánh giá, sử dụng kết luận
giám định. Thiếu quy định cụ thể về căn cứ, cách thức trưng cầu giám định để bảo
đảm việc trưng cầu giám định được đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của vụ việc cần giải
quyết.
3. Thiếu cơ chế kiểm tra, xác định và làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan chức
năng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cả các ngành, cơ quan chuyên
môn được trưng cầu giám định) trong quá trình trưng cầu, tiếp nhận trưng cầu, tổ
chức thực hiện giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định trong quá trình
giải quyết các vụ án.
4. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành chậm được đổi mới theo yêu cầu nhiệm vụ;
việc kiến nghị khắc phục vi phạm, thiếu sót đối với các cá nhân, cơ quan trong hoạt
động tư pháp cũng như kiến nghị phòng ngừa vi phạm pháp luật đối với các cơ
quan hữu quan có lúc chưa sâu, chưa đúng trọng tâm, trọng điểm dẫn đến hiệu quả,
hiệu lực pháp lý chưa cao; trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình; có lúc đơn
vị chưa tham mưu kịp thời cho cấp ủy địa phương để cấp ủy chỉ đạo xử lý các vụ
việc phức tạp, nổi cộm đặc biệt là các vụ việc tham nhũng, chức vụ để phục vụ tình
hình chính trị địa phương

12
PHẦN 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC
Để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
nhằm nâng cao vị trí vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hệ thống chính trị
nói chung và hệ thống các cơ quan tư pháp nói riêng, cần thực hiện có hiệu quả
những giải pháp sau đây:
Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các Chỉ thị của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và kế hoạch cũng như chỉ đạo của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả  và năng lực thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp của cán bộ, kiểm sát viên
Đổi mới, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành
Tăng cường công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan bảo
vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan có liên quan
Làm tốt công tác dự báo tình hình, tăng cường công tác kiến nghị phòng ngừa vi
phạm và tội phạm
Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương
Để thực hiện những giải pháp nêu trên, trước hết phải xây dựng đơn vị là một
tập thể đoàn kết, có cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu, giải pháp đã đề ra. Lãnh
đạo đơn vị phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trong dân chủ; nguyên tắc tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách. Tập thể lãnh đạo phải có sự thống nhất trong công tác quản
lý, chỉ đạo điều hành, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể trên cơ sở thực hiện
nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành. Xây dựng Chi bộ trong sạch vững
mạnh; từng cán bộ, kiểm sát viên phải hăng say học tập, nghiên cứu, thường xuyên
trao đổi, tham vấn với nhau về những vụ việc khó khăn, phức tạp; rèn luyện tác
phong, kỹ năng tranh luận, kỹ năng đối đáp, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong
thực thi nhiệm vụ; chấp hành nghiêm kỷ luật công vụ ngành đã đề ra.        
       Các phòng nghiệp vụ Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh thường xuyên tổng hợp

13
những sai sót, vi phạm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp để thông báo rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành.
       Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa, tạo mọi điều
kiên thuận lợi để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

C .KẾT LUẬN
Tìm hiểu về mô hình tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân là vấn đề
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ,nhất là đối với tầng lớp sinh viên , góp phần giúp
công tác tư pháp đạt được nhiều kết quả , góp phần quan trọng vào việc giữ vững
an ninh , trật tự an toàn xã hội , bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa , phục vụ tích cực
cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

DANH MỤC THAM KHẢO


1.Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2014
2.Sách hướng dẫn môn học Luật Hiến Pháp -Đại học Luật Hà Nội -bộ môn Luật
Hiến Pháp :ThS.NCS.Nguyễn Mai Thuyên -TS.Mai Thị Mai (Đồng chủ biên)
3.https://www.vksndtc.gov.vn/
4.https://vksndtc.gov.vn/tin-vks/cac-bai-bao/vien-kiem-sat-nhan-dan-toi-cao-doi-
moi-to-chuc-va--d11-t7112.html

14
15

You might also like