You are on page 1of 5

Lê Thị Ngọc Mỹ - 12D1

TRƯỜNG THPT HOÀI ĐỨC A

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN


NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2021

1. Cơ sở pháp lý của Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11


Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có Hiến pháp
năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 nhưng tư tưởng lập
hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô
hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bản Hiến
pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta. Chính vì vậy, theo đề xuất của
Chính phủ, ngày 09/11 – Ngày ban hành Hiến pháp 1946 được xác định là Ngày
Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày
Pháp luật); đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật
năm 2012. Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 quy định:
“Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo
dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”. Cụ thể hóa Điều
8, Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, ngày 04 tháng 04 năm 2013 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (Nghị định số 28/2013/NĐ-CP)
theo đó, nội dung, hình thức; trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ
chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật được cụ thể hóa tại
Chương 2 của Nghị định.
Nội dung tổ chức Ngày Pháp luật, theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định
số 28/2013/NĐ-CP: Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong
quản lý nhà nước và đời sống xã hội; Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và
người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi
ích của việc chấp hành pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến
pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan, đơn vị; Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp
luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt
trong thực hiện pháp luật; Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Mục đích, ý nghĩa của ngày Pháp luật: Thượng tôn Hiến pháp và
pháp luật.
Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến pháp, pháp luật; xây
dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với quy định của hệ
thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
Đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý
thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề
cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ
luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý
thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp
sống văn hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình
thành con người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về
mình, về cộng đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền
vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước, cùng tích cực hành động
vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành
pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân: Bản chất của nhà nước pháp quyền chính là tính thượng
tôn của pháp luật trong tổ chức đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia. Nhà
nước pháp quyền đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện, bao gồm tính thống
nhất, ổn định, minh bạch, công bằng và dân chủ. Tổ chức Ngày Pháp luật góp
phần đáp ứng các yêu cầu trên và trở thành một trong những điều kiện quan
trọng thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân.
Hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện hữu,
được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá nhân
và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất cả
những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con
người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa cần phải
xây dựng lối sống theo pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng
thái thường xuyên, thường ngày, được tạo lập từ các thói quen ứng xử theo pháp
luật của con người ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, không đơn thuần chỉ là
một hành động nhất thời khi có áp lực từ bên ngoài. Lối sống theo pháp luật đòi
hỏi trình độ nhận thức pháp luật, nhận thức về sự cần thiết và giá trị xã hội của
pháp luật từ phía các cá nhân; ý thức tự nguyện, từ những lợi ích, từ mức độ hài
lòng của dân chúng vào hệ thống pháp luật mà họ được thụ hưởng, từ thái độ,
tình cảm của con người đối với pháp luật. Ngày Pháp luật được tổ chức với ý
nghĩa đó.
3. Chủ đề, khẩu hiệu Ngày Pháp luật của thành phố Hà Nội năm
2021:
“Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11-2021, các cấp, các ngành
thành phố Hà Nội nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng;
Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, triển khai toàn diện các lĩnh
vực công tác bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và tổ chức thi hành pháp
luật, đổi mới, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm
trung tâm phục vụ; đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp đẩy lùi đại dịch
Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội”.
4. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
a) Bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
b) Phổ thông, bình đẳng và bỏ phiếu kín.
c) Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
d) Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
Câu 2: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi thì có quyền bầu cử và ứng cử vào
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?
a) Đủ mười sáu tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên
có quyền ứng cử.
b) Đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi tuổi trở lên
có quyền ứng cử.
c) Đủ mười sáu tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở
lên có quyền ứng cử.
d) Đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi
trở lên có quyền ứng cử.
Câu 3: Một trong các tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Hội đồng
nhân dân theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân năm 2015?
a) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, trực tiếp làm việc với Nhân dân, được
Nhân dân tín nhiệm.
b) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, có
trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho Nhân dân.
c) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân,
được Nhân dân tín nhiệm.
d) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được
Nhân dân giúp đỡ.
Câu 4: Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân năm 2015 thì trước ngày bầu cử, công dân ứng cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là mấy ngày?
a) Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử.
b) Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử.
c) Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử.
d) Chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử.
Câu 5: Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân năm 2015 thì Ủy ban bầu cử phải lập và công bố danh sách chính thức
những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử chậm
nhất là mấy ngày trước ngày bầu cử?
a) Chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử.
b) Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử.
c) Chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
d) Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử.
Câu 6: Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân năm 2015 thì số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn
vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu
cử đó ít nhất là mấy người?
a) Ít nhất là một người.
b) Ít nhất là hai người.
c) Ít nhất là ba người.
d) Ít nhất là bốn người.
Câu 7. Những quy định mới của Luật Phòng, chống tham nhũng năm
2018 là?
A. Phòng, chống tham những khu vực ngoài nhà nước
B. Kiểm soát xung đột lợi ích
C. Quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 8. Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở đâu?
A. Trong cơ quan, tổ chức của nhà nước
B. Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và doanh nghiệp,
tổ chức khu vực ngoài nhà nước
C. Trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
D. Trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.
Câu 9. Có bao nhiêu hành ví tham nhũng trong khu vực nhà nước?
A. 03 hành vị
B. 05 hành vi
C. 07 hành vi
D. 12 hành vi
Câu 10. Trong số những hành vi sau đây, hành vi nào không phải hành vi
tham nhũng?
A. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
B. Công chức lừa đảo chiếm đoạt tải sản
C. Công chức nhũng nhiễu vì vụ lợi
D. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ
lợi.
Câu 11. Tài sản tham nhũng là tài sản nào sau đây?
A. Tài sản do tham ô mà có
B. Tải sản có được từ hành vi tham nhũng, có nguồn gốc từ hành vi tham
nhũng
C. Tài sản do nhận hồi lộ mà có
D. Cả ba trường hợp trên.
Câu hỏi 12: Theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
năm 2019, cá nhân có quyền nào sau đây?
A. Được làm việc trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của
rượu, bia.
B. Được nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao nhằm giảm tác
hại của rượu bia.
C. Được sống trong môi trường không chịu ảnh hưởng bởi tác hại của
rượu, bia.
D. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống tác hại của
rượu, bia.
Câu hỏi 13: Hành vi nào sau đây thuộc hành vi bị nghiêm cấm trong
phòng, chống tác hại của rượu, bia?
A. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
B. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người đủ 18 tuổi.
C. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không
rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
D. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để
cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Câu hỏi 14: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ
quan, tổ chức, học sinh, sinh viên không được uống rượu, bia trong trường hợp
nào dưới đây?
A. Ngay trước giờ làm việc, học tập.
B. Trong giờ làm việc, học tập.
C. Nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
D. Các phương án nêu ra đều đúng.
Câu hỏi 15: Quy định nào sau đây là trách nhiệm của gia đình trong việc
phòng, chống tác hại của rượu, bia?
A. Vận động cá nhân không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn
gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
B. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên trong gia đình chưa đủ 18 tuổi
hạn chế uống rượu, bia
C. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không
uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia.

D. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để
cảnh báo, phòng ngừa hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
-------------------
Lưa ý: Các lớp có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp.

You might also like