You are on page 1of 10

Câu hỏi ôn tập

1. Đúng/sai, giải thích

2. Xã hội loài người luôn có Nhà nước để quản lý xã hội.


3. Hội đồng thị tộc là một hình thức tổ chức để quản lý Thị tộc, bao gồm tất cả mọi người
trong Thị tộc.
4. Người đứng đầu Thị tộc có rất nhiều đặc quyền so với các thành viên khác trong Thị tộc.
5. Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng
thụ các thành quả lao động. Chính vì vậy, quyền lực chưa có điều kiện xuất hiện.
6. Người đứng đầu Bộ lạc có rất nhiều đặc quyền so với cá thành viên khác trong Bộ lạc.
7. Nhà nước xuất hiện ngay từ khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp.
8. Sự phát triển của chế độ tư hữu đã làm xuất hiện Nhà nước.
9. Nhà nước luôn là công cụ để giai cấp chiếm đa số trong xã hội duy trì sự thống trị của
mình.
10. Trong mọi trường hợp, nhà nước luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
11. Nhà nước giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị.
12. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là một trong những chức năng đối ngoại của Nhà nước.
13. Trên mọi vùng lãnh thổ, kiểu nhà nước đầu tiên xuất hiện là kiểu nhà nước chủ nô.
14. Hình thức chính thể là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính- lãnh thổ.
15. Trong mọi nhà nước duy trì hình thức chính thể quân chủ, quyền lực nhà nước hoàn toàn
tập trung vào nguyên thủ quốc gia.
16. Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước phải thuộc
về một cơ quan được nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ.
17. Trong chính thể cộng hòa tổng thống, Chính phủ do Nghị viện thành lập.
18. Hiện nay, Tổng thống nước Cộng hòa liên bang Đức do dân trực tiếp bầu ra.
19. Cộng hòa Pháp là nhà nước có hình thức chính thể cộng hòa tổng thống.
20. Trong nhà nước liên bang, luật pháp của các bang thành viên không được có sự khác
biệt.
21. Liên hợp quốc (UN) là một nhà nước liên bang.
22. Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, Quốc hội không phải do nhân dân cả nước bầu ra.
23. Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, nhiệm kỳ Quốc hội cố định là 5 năm.
24. Tại kỳ họp Quốc hội, Quốc hội không thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan nhà
nước ở địa phương trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
25. Theo Hiến pháp 2013, kỳ họp Quốc hội bắt buộc phải tổ chức công khai.
26. Các cơ quan báo chí và khách quốc tế được mời tham dự tất cả các phiên họp của Quốc
hội.
27. Nếu được Chính phủ đồng ý, một số thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể
đồng thời là thành viên Chính phủ.
28. Chức danh Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội do tất cả các thành viên trong Ủy ban
thường vụ Quốc hội nhất trí bầu ra.
29. Theo Hiến pháp 2013, Văn phòng Quốc hội có thẩm quyền triệu tập các kỳ họp Quốc
hội.
30. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường
vụ Quốc hội trong số các Đại biểu Quốc hội theo danh sách đề cử do Chủ tịch nước giới
thiệu.
31. Trong lịch sử phát triển của nhà nước ta, có thời kỳ Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu
nhà nước vừa là người đứng đầu Chỉnh phủ.
32. Chủ tịch nước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.
33. Chức danh Bộ trưởng do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bổ nhiệm.
34. Chức danh Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi được Quốc hội bầu, cần
phải được Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm.
35. Quy tắc xử sự có phải là chuẩn mực không?
36. Chế tài của quy phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý là như nhau.
37. Hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật là như nhau.
38. Hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng trách nhiệm pháp lý
39. Hành vi trái pháp luật khác hành vi vi phạm pháp luật là do do chủ thể vi phạm cố ý thực
hiện.
40. Hành vi trái pháp luật khác hành vi vi phạm pháp luật là do do chủ thể vi phạm vô ý thực
hiện.
41. Pháp luật có cùng nguồn gốc ra đời với nhà nước.
42. Pháp luật do nhà nước sinh ra.
43. Pháp luật ra đời đã thay thế hoàn toàn các quy phạm xã hội khác trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
44. Trong xã hội có nhà nước, các quan hệ xã hội chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật.
45. Trong xã hội có nhà nước, các chủ thể tham gia quan hệ xã hội chỉ phải hành xử theo
pháp luật.
46. Pháp luật chỉ ra đời trong xã hội có giai cấp.
47. Mọi quy phạm pháp luật đều có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài.
48. Quy phạm pháp luật chính là điều luật.
49. Người không có năng lực hành vi thì không được tham gia vào bất cứ một quan hệ pháp
luật nào.
50. Người không có năng lực hành vi thì được tham gia vào bất cứ mọi quan hệ pháp luật
thông qua hành vi của người đại diện.
51. Nhà nước ta hiện nay cần phải không ngừng thừa nhận và bảo đảm thi hành bằng pháp
luâ ̣t các tập quán tốt đẹp của dân tộc.
52. Mọi tổ chức đều là pháp nhân.
53. Mọi cá nhân là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc
bệnh khác làm mất khả năng nhận thức điều chỉnh hành vi của mình thì đều có tư cách
pháp nhân.
54. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân có thể xuất hiện đồng thời.
55. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân có thể xuất hiện đồng thời.
56. Sự kiện pháp lý là điều kiện đủ để làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ
pháp luật.
57. Địa vị pháp lý cơ bản của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước? Vấn đề này thuộc ngành
luật nào? Vì sao?
58. Anh Ngô Văn Nghê tham gia giao thông bằng xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm.
Trường hợp này thì ngành luật nào có QPPL điều chỉnh?
59. Văn bản hướng dẫn các bước để sang tên sổ đỏ nhà đất là văn bản thuộc ngành luật nào?
Vì sao?
60. Luật Cán bộ, công chức 2008 là văn bản QPPL thuộc ngành luật nào? Vì sao?
61. UBND tỉnh A đang lập dự toán thu chi cho năm tới, họ muốn tìm văn bản hướng dẫn thì
tìm ở VB thuộc ngành luật nào?
62. Anh Chiếm có tranh chấp về đất nông nghiệp với chị Đất. Trong trường hợp này thì cần
tìm VB QPPL của những ngành luật nào quy định? Thủ tục giải quyết quy định ở văn bản
nào?
63. Ông Nguyễn Văn Tài và bà Nguyễn Thị Sản ký hợp đồng mua bán xe bò. Ngành luật
nào quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà Tài, Sản trong trường hợp này? Thủ tục
giải quyết nếu có tranh chấp quy định ở văn bản nào?
64. Ngành luật nào quy đình về việc xác lập quyền sở hữu tài sản của một cá nhân?
65. Ông Chân Không Dép đã ký hợp đồng mua 10.000 đôi tông Lào với anh Xinxinhan
(quốc tịch Lào). Ngành luật nào quy định về quyền và nghĩa vụ của 2 bên.
66. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước? Mỗi loại cơ quan hành chính nhà nước cho
một ví dụ minh họa?
67. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan quyền lực nhà nước?
68. So sánh quan hệ pháp luật hành chính với quan hệ pháp luật dân sự?
69. So sánh vi phạm hành chính với vi phạm dân sự?
70. Chị A mua một chiếc túi xách Dior Lady từ công ty TNHH Hằng Nga chuyên cung cấp
các loại túi xách, giầy dép nhập khẩu. Hãy chỉ ra quan hệ nào ở đây thuộc đối tượng
điều chỉnh của ngành luật dân sự. Giải thích rõ.
71. Do căm tức vì người yêu mình chuyển sang yêu B nên anh A đã đăng thông tin về anh B
trên mạng internet với nội dung anh B là đồng tính, gây hiểu nhầm cho bạn bè và những
người quen của anh B. Xác định mối quan hệ nào ở đây thuộc đối tượng điều chỉnh của
ngành luật dân sự. Giải thích rõ.

72. Có ý kiến cho rằng: "Quan hệ nhân thân chỉ do ngành luật dân sự điều chỉnh". Hãy cho
biết ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích vì sao.

73. Có ý kiến cho rằng: "Tài sản chỉ được phân loại thành động sản và bất động sản". Hãy
cho biết ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích vì sao.

74. Mười bốn tuổi là độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm
tội rất nghiêm trọng.

75. Mười bốn tuổi là độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng.

76. Mười bốn tuổi là độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm
tội ít nghiêm trọng.

77. Mười bốn tuổi là độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm
tội nghiêm trọng.

78. Mười sáu tuổi là độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm
tội rất nghiêm trọng.

79. Mọi cá nhân thực hiện hành vi tội phạm đều phải chịu hình phạt.

80. Người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

81. Người thành niên mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

82. Phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được miễn trách nhiệm hình sự.

83. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
84. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm nghiêm trọng.

Bài tập

Bài 1: Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm
hình sự trên các mặt: Tính chất, đối tượng, thẩm quyền và thủ tục áp dụng.

Bài 2: Anh Nguyễn Văn T là công nhân làm việc tại phân xưởng hàn của Công ty trách nhiệm
hữu hạn PK. Trong khi làm việc do không thực hiện đúng quy trình an toàn lao động mà Công
ty đã quy định nên anh T đã để xảy ra một vụ cháy tại xưởng sản xuất. Đám cháy đã lan sang cả
2 nhà dân xung quanh, tuy không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản cho 2 nhà dân là
140 triệu đồng, cho công ty là 18 triệu đồng .

a. Trong trường hợp này ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại xảy
ra cho các nhà dân xung quanh xưởng và cho công ty PK. Vì sao?

b. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc những loại trách nhiệm pháp lý nào? Vì
sao?

Bài 3: Giả sử có một hành vi vi phạm luật lệ giao thông trên đường phố H. Chiến sĩ cảnh sát giao
thông đang làm nhiệm vụ đã phát hiện và cần phải xử lý vi phạm này. Chiến sĩ cảnh sát sẽ phải
làm các thủ tục pháp lý như thế nào nếu cho rằng:

a. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 250.000 đồng?

b. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 500.000 đồng?

Giải thích rõ vì sao?

Bài 4: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công ty PK
đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy
tắc xây dựng hiện hành. Công ty PK phản đối quyết định này và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét
lại.

a. Trong trường hợp này, đơn khiếu nại của công ty PK phải gửi đến cơ quan nhà nước nào để đề
nghị xem xét giải quyết? Vì sao?

b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở Mục a đã giải quyết mà Công ty PK vẫn phản đối
thì Công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan Nhà nước nào, theo thủ tục gì? Vì sao?

Bài 5: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Đại Lợi đã vi phạm các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường nên đã gây ô nhiễm nguồn nước và gây thiệt hại cho các hộ gia
đình trồng rau và nuôi cá khu vực xung quanh. Cơ quan quản lý tài nguyên môi trường và nhà
đất thành phố H đã nhiều lần kiểm tra và yêu cầu công ty phải xử lý nước thải nhưng công ty
không thực hiện.
Trong trường hợp này, các loại trách nhiệm pháp lý nào trong các loại trách nhiệm pháp lý sau
có thể được áp dụng đối với Công ty TNHH Đại Lợi:

a. Trách nhiệm hành chính.

b. Trách nhiệm hình sự.

c. Trách nhiệm dân sự.

d. Trách nhiệm kỷ luật (lao động).

Giải thích rõ vì sao? Vì sao lại không chọn những loại trách nhiệm pháp lý còn lại?

Bài 6: Ông Nguyễn Văn Nam là chủ sở hữu hợp pháp một ngôi nhà 120 m2 đang thương lượng
vay 70 triệu đồng với thời hạn 3 năm của Ngân hàng thương mại AC để chi phí cho con đi xuất
khẩu lao động ở Hàn Quốc. Ngân hàng AC đồng ý nhưng yêu cầu Ông Nam phải thực hiện biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản.

Những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nào quy định trong Bộ luật dân sự 2015 có thể được áp dụng
trong trường hợp này và hãy giải thích khái quát quyền và nghĩa vụ của Ông Nam trong mỗi
biện pháp để giúp Ông có thể lựa chọn.

Bài 7: Chi cục trưởng Chi cục thuế Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định truy thu Công ty
MK 100 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng trong năm 2004 vì Chi cục thuế tự thay đổi phương
pháp tính thuế cho các tháng của quý 4. Công ty MK phản đối quyết định này và làm đơn khiếu
nại.

a. Trong trường hợp này, đơn khiếu nại của MK phải gửi đến cơ quan nhà nước nào để đề nghị
xem xét giải quyết? Vì sao?

b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở Mục a đã có quyết định giải quyết mà Công ty
MK vẫn phản đối thì có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan nhà nước nào, theo thủ tục gì? Vì
sao?

Bài 8: Tòa án nhân dân tỉnh T đã mở phiên tòa để xét xử vụ án đổ tàu khách Thống Nhất E1 của
Công ty khai thác đầu máy và toa xe H. Tòa án đã tuyên phạt lái chính Nguyễn Văn T 12 năm tù
và lái phụ Phạm Văn C 7 năm tù vì đã điều khiển tàu chạy quá tốc độ cho phép nên để xảy ra tai
nạn gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời Tòa cũng xác định việc bồi thường thiệt hại đối với
các nạn nhân.

a. Hãy xác định việc bồi thường thiệt hại đối với các nạn nhân thuộc loại trách nhiệm
nào? Vì sao?

b. Trong trường hợp này, ai là người phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại đối với các
nạn nhân? Vì sao?

Bài 9: Hãy nêu những quy định khái quát của pháp luật hiện hành về khái niệm, nội dung của
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Đối với mỗi biện pháp, hãy nêu một ví dụ minh họa về trường hợp áp dụng.

Bài 10: Bộ luật dân sự năm 2015 quy định có các hình thức sở hữu tài sản nào? Đối với mỗi hình
thức sở hữu, hãy nêu rõ chủ sở hữu, tài sản của chủ sở hữu và ví dụ minh họa.

Bài 11: Uỷ ban nhân dân Quận K nhận được đơn phản ánh của một số người tiêu dùng về việc
sau khi sử dụng hoa quả mua tại cửa hàng H (có đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh
doanh Quận K, thành phố Hà Nội cấp) đã bị ngộ độc sau khi sử dụng làm 10 người phải đi cấp
cứu tại bệnh viện. Những người này đã được xuất viện sau 24 giờ điều trị. Chủ cửa hàng cũng
thừa nhận đã bán hàng cho những người này. Qua điều tra và xét nghiệm tại chỗ, các cơ quan
chuyên môn kết luận: Nguyên nhân của vụ ngộ độc là do số hoa quả trên đã được chủ cửa hàng
tẩm chất bảo quản thực phẩm có chứa một hàm lượng độc tố đã bị cấm sử dụng.

a. Hãy cho biết: Trong trường hợp này theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, chủ cửa hàng
hoa quả có thể bị áp dụng những hình thức xử lý như thế nào? Vì sao?

b. Có gì khác nếu trong trường hợp này có một người chết do bị ngộ độc quá nặng, đây là vụ ngộ
độc thứ 2 xảy ra tại cửa hàng này chỉ trong 3 tháng gần đây và trong vụ trước, chủ cửa hàng đã bị
xử lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Giải thích rõ vì sao.

Bài 12: Điều 177 Khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản như
sau:

“Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000
đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

a. Hãy xác định độ tuổi tối thiểu của một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một
hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 177 này. Vì sao?

b. Trong trường hợp Nguyễn Văn A đã 20 tuổi, vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người
khác có giá trị là 40 triệu đồng gây thiệt hại vật chất 120.000 đồng và Nguyễn Văn A chư a bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi này, cũng chưa bị kết án về tội này thì Nguyễn Văn A sẽ
phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? Vì sao?

Bài 13: Nguyễn Văn A sinh ngày 05-06-1987 bàn với Nguyễn Văn B sinh ngày 15-10-1989 về
việc đột nhập vào nhà ông C để trộm cắp tài sản. Ngày 20-10-2005 cả 2 tên cùng đột nhập vào
nhà ông C lấy đi số tài sản trị giá 20 triệu đồng và đã bị bắt. Cả A và B đều chưa bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.

a. A và B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?

b. Có gì khác nếu trong trường hợp này Nguyễn Văn B sinh ngày 15-10-1991? Vì sao?

Trích Điều 138 (Bộ luật hình sự 1999): Tội trộm cắp tài sản
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được
xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.”

Bài 14: Nguyễn Văn T sinh ngày 14- 4-1991 bị bắt ngày 15- 4-2005 trên một chuyến xe khách
khi trong hành lý mang theo có hai bánh Hêrôin (mỗi bánh 375 gam).

- Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trường hợp này theo phân loại tội
phạm trong Bộ Luật hình sự 1999 và hình phạt có thể áp dụng đối với T trong trường hợp này.
Vì sao?

- Có gì khác nếu trong trường hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam Hêrôin? Vì sao?

Trích Điều 194 Bộ Luật Hình sự 1999: Tội tàng trữ, vận chuyển,mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt chất ma tuý.

“l. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a. Có tổ chức.

b. Phạm tội nhiều lần

…………..

h. Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mư-
ơi năm:

a. Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới
năm kilôgam.

b. Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung
thân hoặc tử hình:

a. Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên.

b. Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên”

Bài 15: Ngày 20-5-2004 Nguyễn Văn H (sinh ngày 10-5-1988) đi xe máy Dream II chở bạn gái
đi sinh nhật, do phóng nhanh, lạng lách nên đã lấn trái đường đâm vào xe máy đi ngược chiều
làm cho chị C là chủ xe bị thương nặng, xe máy hỏng hoàn toàn. Sau 1 tháng điều trị tại bệnh
viện, chị C đã chết. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản được xác định là 79.900.000đ.

Hãy xác định:

a. Từ sự kiện trên có thể phát sinh các loại trách nhiệm pháp lý nào và cơ quan nhà nước nào có
thẩm quyền quyết định các hình thức trách nhiệm pháp lý này? Vì sao?

b. Ai là người phải thực hiện các loại trách nhiệm pháp lý nếu được quyết định? Vì sao?

Bài 16: Ngày 20-5-2004 Nguyễn Văn H (sinh ngày 10-5-1987) đã có một tiền án 1 năm tù chưa
được xóa án tích vì tội cướp giật, nay lại dùng súng uy hiếp tinh thần cướp chiếc xe máy và 1 túi
xách tay. Khi nạn nhân kiên quyết chống trả, H đã bắn chết nạn nhân nhưng đã bị bắt ngay sau
đó.

a. Nguyễn Văn H có thể bị xử tử hình hoặc tù chung thân hay không? Vì sao?
b. Trong trường hợp này, loại hình phạt và mức hình phạt nào có thể áp dụng với Nguyễn
Văn H? Vì sao?
Do ngủ gật nên lái xe Phạm Văn T đã cho ô tô của mình vượt đèn đỏ. Khi bị cảnh sát giao thông
yêu cầu dừng xe, Phạm Văn T tăng tốc bỏ chạy nên đã gạt đổ 5 m hàng rào sắt làm đường phân
tuyến giao thông và buộc phải dừng lại khi đâm vào chiếc xe du lịch của Ông V đang đỗ trong
bãi đỗ xe phường H.

a. Trong trường hợp này, có những loại trách nhiệm pháp lý với những biện pháp cụ thể
nào có thể được áp dụng đối với lái xe Phạm Văn T? Vì sao?

b. Có gì khác nếu do ngủ gật, ô tô của Phạm Văn T đã lán trái đâm vào xe khách đi
ngược chiều gây nên cái chết của 2 người ngồi trong ca bin xe của mình? Giải thích rõ vì sao.

Bài 17: Đang chạy trên đường quốc lộ dọc theo đường sắt, Phạm Văn T là lái xe của công ty cổ
phần Minh Đức nhìn thấy có hai đứa trẻ đang mải mê thả diều và chạy giữa hai đường ray tàu
hỏa, dường như không nghe thấy những tiếng quát gọi của rất nhiều người. Trong khi đó, đoàn
tàu S2 đang đến rất gần và một vụ tai nạn tưởng như chắc chắn sẽ xảy ra. Phạm Văn T vội lao
vào và kịp đẩy mạnh hai đứa trẻ bật ra khỏi đường ray, đúng lúc đoàn tàu vùn vụt lao qua. Thoát
chết, nhưng một cháu bị gẫy tay phải, còn cháu kia bị gẫy chân trái.

Trong trường hợp gây ra thương tích cho người khác như vậy, hành động của lái xe Phạm
Văn T có được coi là tình thế cấp thiết để được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao?

Bài 18: Trong trường hợp giữa Thông tư của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài
chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì sẽ áp dụng văn
bản nào?

a. Áp dụng Thông tư của Bộ Tài chính

b. Áp dụng Thông tư liên tịch của BTC và BKHĐT


c. Tuỳ thuộc vào lựa chọn của các chủ thể

d. Không đáp án nào

Bài 19: Nếu BTC phát hiện ra một văn bản quy phạm pháp luật của BKHĐT có quy định trái với
nguyên tắc tài chính chung thì văn bản của BKHĐT có thể được xử lý bởi ai?

a. Bộ trưởng BTC

b. Bộ trưởng BKHĐT

c. Bộ trưởng BTP

d. Thủ tướng Chính phủ

Bài 20: Văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật:

a. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm một Thứ trưởng của Bộ Công an.

b. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về Chế độ làm việc của Thủ tướng
với các thành viên Chính phủ.

Giải thích vì sao. Hãy viết ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành (số
thứ tự, năm ban hành do bạn tự giả định).

Bài 21: Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ban hành gồm:

a. Quyết định, Chỉ thị

b. Quyết định, Thông tư

c. Quyết định, Chỉ thị, Thông tư

d. Thông tư

Bài 22: Có ý kiến cho rằng: “Tất cả Nghị quyết của Quốc hội đều là văn bản quy phạm pháp
luật.” Nhận định đó đúng hay sai, vì sao?

Bài 23: Giả sử Bộ Giáo dục và Đào tạo dự định ban hành Quy chế mới về tổ chức đào tạo, kiểm
tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy. Vậy quy chế này sẽ được ban
hành dưới hình thức:

- Nghị định?

- Nghị quyết?

- Quyết định?

- Thông tư?

- Chỉ thị?
Bạn đồng ý với câu trả lời nào? Vì sao? Vì sao bạn không đồng ý với các câu trả lời còn lại?

Bài 24: Chuyên viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hiện ba văn bản sau có nội dung quy định
về quy chế đào tạo đại học và cao đẳng trái với văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành:

a. Quyết định của Bộ trưởng Bộ X;

b. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố H;

c. Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh B.

Hãy cho biết Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền như thế nào trong việc xử lý đối với
từng văn bản trái pháp luật nêu trên?

Bài 25: Hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo thứ tự hiệu lực pháp lý giảm dần:

 Hiến pháp 2013

 Pháp lệnh của UBTVQH

 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 Nghị định

- Trong các văn bản trên văn bản nào được sử dụng để quy định chi tiết thi hành?

- Viết ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật trên với số thứ tự, thời gian ban hành cho
anh/chị tự giả định?

Bài 25: Cơ quan nhà nước nào? cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật gì? để:

a. quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại đã được Quốc hội thông qua ngày 15-6-2005.

b. quy định chi tiết thi hành văn bản nêu ở Mục a.

Vì sao? Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình.

You might also like