You are on page 1of 5

3, TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VỀ VẤN NẠN THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1.Tình trạng tham nhũng hiện nay.


1.1.Tham nhũng - không còn là vấn đề riêng của từng quốc gia mà đã trở thành vấn đề của
toàn cầu.
Bước vào thế kỷ thứ 21, tất cả thế giới đang vận hanh theo xu hướng mới: hoà bình, đối
thoại, hội nhập và cùng phát triển. Các ranh giới ngăn cách về kinh tế, chính trị, tôn giáo, sắc
tộc sẽ dần được xoá bỏ.
Việt Nam cũng ở trong xu hướng chung đó. Là một bước đang phát triển, Việt Nam gặp phải
nhiều vấn đề thách thức trong quá trình hội nhập nhất là về kinh tế, khoa học – kỹ thuật và
công nghệ. Bằng việc phát huy cao độ nguồn nội lực trong nước và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài, Việt Nam đang cố gắn tiến những bước lớn trên con
đường phát triển kinh tế. Nhưng có một thách thức lớn đang cản trở con đường ấy, đó là
các tội phạm về tham nhũng (mà theo ngôn ngữ của người dân là “những con sâu mọt”
đang đục khoét xã hội) cũng đang ngày càng gia tăng về mức độ phổ biến, quy mô và thủ
đoạn.
Có thể nói, tham nhũng là vấn đề toàn cầu. Các quốc gia công nghiệp hoá tất nhiên không hề
miễn dịch trước tham nhũng và tất cả đều có trách nhiệm tham gia vào việc tìm ra giải pháp.
Tuy nhiên, tham nhũng dường như xâm hại với tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển và
nền kinh tế đang chuyển đổi. Tham nhũng ngăn cản nhiều nước vượt qua những thách thức
nghiêm trọng nhất của phát triển, cản trở đầu tư trong nước và nước ngoài, làm xói mòn
niềm tin trong các tổ chức công cộng, niềm tin của nhân dân đối với Chính phủ, và làm tồi
tệ thêm vấn đề ngân sách bằng cách lấy đôi của Chính phủ các khoản thuế quan và thuế thu
nhập đáng kể.
1.2 Thực trạng tham nhũng hiện nay của Việt Nam và hành động của Đảng, Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng tham nhũng đang là một trong những vấn đề nghiêm
trọng ở Việt Nam. Tham nhũng tồn tại ở nhiều lĩnh vực, từ ngành công và xã hội đến trong
hệ thống quản lý, và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống của người dân. Các
hành vi nhận hối lộ, thao túng công trình, buôn lậu... đều góp phần làm suy yếu đạo đức và
lòng tin của người dân đối với Đảng và nhà nước. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, khi công
bố bảng xếp hạng CPI năm 2020, Việt Nam đứng thứ 104/180 quốc gia, với quốc gia được
đánh giá ở mức 36 điểm, tăng 5 điểm và 15 bậc so với năm 2014. Tuy nhiên, nó vẫn thấp
hơn mức trung bình của khu vực (45 điểm) và nằm trong số 2/3 quốc gia trên thế giới có
tình trạng tham nhũng nghiêm trọng (dưới 50 điểm). Trong báo cáo mô tả công tác xây
dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ khóa XIII. Tổng kết đại hội đảng, Bộ cho rằng: “Tham nhũng
trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh
vi; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong
xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và Chế
độ”. Mỗi lần người dân, doanh nghiệp khi muốn xin các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà, đất hay đi khám chữa bệnh, đi học, xin chuyển trường, làm giấy tờ xe,...
đều phải có “lót tay”, “bôi trơn”hay “tiền cà phê” thì mọi việc mới được xử lý nhanh gọn, ổn
thoả.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xử lý nghiêm minh các đối tượng tham nhũng, lãng phí. Đặc
biệt, từ năm 2016, sau Đại hội Đảng lần thứ XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban
Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương đã phát động chiến dịch phòng chống tham
nhũng sâu rộng, toàn diện và quyết liệt với khẩu hiệu “Bất kể người đó là ai, ở cương vị nào,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đấu tranh và xử lý tham nhũng”. Từ đó đến
nay, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả rất tích cực. Nhiều vụ
án tham nhũng từ trung ương đến địa phương đều được xét xử nghiêm khắc, trong đó có
các vụ án liên quan đến các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, các ủy viên Bộ Chính trị.
Nguyễn Văn Tín, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân, cho biết: Từ năm 2013 đến năm
2020, cả nước điều tra, truy tố hơn 1.900 vụ tham nhũng; 131.000 đảng viên, trong đó có
hơn 110 cán bộ lãnh đạo trung ương (27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng lãnh đạo các lực lượng vũ trang), bị
kỷ luật theo pháp luật. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2021, đã khởi tố 266/646 vụ bị cáo về tội
tham nhũng, khởi tố 250 vụ với 643 bị cáo. Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương đã kiểm tra, xử
phạt 12 tổ chức đảng và 20 đảng viên dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (trong
đó có 3 ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương, 2 thứ trưởng, 1 nguyên chủ tịch tỉnh, 1 nguyên
phó bí thư tỉnh ủy và 13 sĩ quan cấp tướng trong lượng vũ trang). Số lượng lớn các vụ tham
nhũng nghiêm trọng liên quan đến quan chức cấp cao đã được đưa ra xét xử[1] :
- Vụ án PMU 18 của Bộ Giao thông vận tải (2006).
- Vụ án tại Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) với Trịnh Xuân Thanh và Đinh
La Thăng.
- Vụ vi phạm quản lý đất đai tại Đà Nẵng với 19 bị can và 2 cựu chủ tịch UBND TP. Đà
Nẵng.
- Vụ án nhận hối lộ tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, liên quan đến Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao
Các vụ án liên quan đến các cơ quan bảo vệ pháp luật như:
- Vụ thâu tóm đất vàng tại Công ty Nova Bắc Nam 79 và Novaland tại Đà Nẵng lên
quan đến hai cựu thứ trưởng Bộ Công an.
- Vụ án tướng công an thuộc Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50
Bộ CA) bảo kê cho đường dây đánh bạc trực tuyến lớn nhất Việt Nam.
- Vụ án buôn lậu và sản xuất 200 triệu lít xăng giả tại Đồng Nai, đã có nhiều cán bộ, Bộ
đội Biên phòng và Cảnh sát Biển tiếp tay
- Vụ án của Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Phòng PCTN, Thanh tra Bộ Xây dựng
- Vụ án Nguyễn Kiên Cường, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái
Bình.
Ngay trong Ngành Lương y như từ mẫu có vụ án tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện
Tim Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện đã câu kết với công ty tư nhân để nâng giá thiết bị y tế
hưởng lợi bất chính. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 Bộ Công an đã khởi tố vụ đẩy
giá kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Việt Á, liên quan đến nhiều quan chức,
nhiều bộ, ngành như lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Học viện Quân y và
cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hai Ủy
viên BCH Trung ương đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị bắt tạm giam để điều tra. Đảng, Nhà
nước xác định phải tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN cả trong các
cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài Nhà nước.

Nhiều vụ tham nhũng lớn, có tổ chức, nhiều người tham gia, có sự cấu kết của nhiều doanh
nghiệp và cán bộ nhà nước thoái hóa, biến chất như:
- Vụ án Epco – Minh Phụng trong những năm 80, với 77 bị can và 2 án tử hình
- Vụ án tại Tập đoàn Vinashin, với Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm
- Vụ án tham ô và cố ý làm trái tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Dương
Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tử hình, 8 bị can khác chịu hình phạt từ 4 đến 22 năm
tù.
Không phải đến bây giờ mới có tham nhũng. Trong kháng chiến chống Pháp, vụ án của Trần
Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu – Bộ Quốc phòng bị xử ngày 5-9-1950 tại thị xã
Thái Nguyên, can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”, bị
tuyên án tử hình, tịch thu ¾ tài sản, tịch thu tang vật hối lộ. Bác Hồ khi bác đơn xin tha tội
chết của Trần Dụ Châu, Bác đã nói với đồng chí Trần Đăng Ninh: “Với loài sâu mọt đục khoét
nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu cả rừng cây thì việc đó là cần thiết”.
Do đó, Đảng và Nhà nước chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,
điều tra và truy tố xét hỏi, xử lý nghiêm những người vi phạm về tham nhũng, lãng phí.[2]

1.3 Vì sao chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực?
Câu hỏi này được đặt ra trong bối cảnh có một số ý kiến cho rằng nếu quá tập trung vào
chống tham nhũng sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những người dám nghĩ, dám làm và làm
"chậm" sự phát triển của đất nước. Trong khi thực tiễn cho thấy hoàn toàn ngược lại. Cuộc
chiến chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đặc biệt là đã từng bước lấy lại và củng cố niềm tin của
nhân dân.
Chúng ta cần thống nhất quan điểm: Mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc
đấu tranh chống "giặc nội xâm", không phải là cuộc đấu giữa các "phe cánh" hay "đấu đá nội
bộ", như có người không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu.
Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã khẳng định: "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể
nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như
ngày nay".
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, mặt tích cực là cơ bản, chúng ta vẫn còn không ít
những khuyết điểm, hạn chế và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó
có những hạn chế, thách thức đã được chỉ ra từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội trước nhưng đến
nay vẫn tồn tại và có mặt còn diễn biến phức tạp hơn, trong đó có tệ tham nhũng, tiêu cực.

1.4 Nhận diện tham nhũng.


Từ thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay cho thấy cần nhận rõ các dạng tham nhũng
chính để có giải pháp phòng chống hiệu quả:
Tham nhũng về kinh tế: là dạng tham nhũng rất phổ biến diễn ra mọi ngóc ngách của xã hội,
từ quan chức cấp cao đến cấp thấp. Nhưng dễ nhận biết, họ dùng chức vụ và quyền hạn
được giao, hạch sách, nhũng nhiễu, gây khó khăn để thu về tiền bạc, vật chất… Dạng này thể
hiện từ tham nhũng vặt như nhận phong bì, đến tham nhũng lớn là nhận hối lộ hàng chục tỷ
đồng, dinh thự, đất đai, xe cộ…
Tham nhũng quyền lực: Là dạng tham nhũng mà người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng vị
thế để đưa những người thân tín, họ hàng, cánh hẩu và người đút lót hối lộ vào giữ những
chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính
trị - xã hội nhằm vụ lợi. Đây được coi là một trong những dạng tham nhũng rất nguy hiểm và
khó phát hiện khi họ sắp xếp người không có đạo đức, năng lực chuyên môn vào những vị trí
đứng đầu, hậu quả của nó không chỉ ảnh hưởng trước mắt mà cả lâu dài, ảnh hưởng cả thế
hệ mà khó khắc phục hậu quả.
Tham nhũng chính trị: Một hình thức tham nhũng của những người nắm quyền lực gây ảnh
hưởng đến cơ cấu, chính sách và các quyết định quan trọng của một đảng hoặc nhà nước vì
lợi ích của chính họ, gia đình họ hoặc các nhóm người. Họ có thể hợp tác với những người
có quyền hạn tương tự để thay đổi các chính sách và đường lối của Đảng hoặc Nhà nước
nhằm mang lại lợi ích cho ngành, địa điểm, lĩnh vực hoặc nhóm người có cùng lợi ích của họ.
Chẳng hạn như đặt ra các quy định về thuế, tiền lương, tiêu chuẩn việc làm và phúc lợi hưu
trí hoặc đưa ra quyết định đầu tư vào các dự án lớn như xây dựng sân bay, bến cảng và khu
đô thị. [2]

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


[1] CHỐNG THAM NHŨNG ở VIỆT NAM. (2023, September 18). Xã Tích Giang – Huyện Phúc
Thọ. Retrieved October 31, 2023, from: http://tichgiang.phuctho.hanoi.gov.vn/tin-chi-
tiet/-/chi-tiet/chong-tham-nhung-o-viet-nam-2073-233.html
[2] Trang, T. (2022, August 11). Bài 2: TÌNH HÌNH THAM NHŨNG ở VIỆT NAM. Retrieved
October 31, 2023, from: https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/12523-bai-2-tinh-
hinh-tham-nhung-o-viet-nam.html
[3] Nhận diện tham nhũng, tiêu cực:
https://thonghiep-xuantruong.namdinh.gov.vn/kinh-te--chinh-tri/nhan-dien-tham-
nhung-tieu-cuc-282894
[4]

You might also like