You are on page 1of 10

Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh

a. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, công chức Nhà nước là yếu tố quyết định trong việc xây dựng
Nhà nước đó có trong sạch hay không, có làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình hay không.
“Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay
kém”.
Chất lượng, năng lực, hiệu quả của Nhà nước trong sạch cũng phụ thuộc một
phần lớn vào chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau về đội ngũ cán bộ, công chức:
- Một là, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Đây là yêu cầu đầu tiên cần có
đối với đội ngũ này. Cán bộ, công chức phải là những người kiên cường bảo vệ chế
độ XHCN, bảo vệ Nhà nước.
- Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. Như Hồ
Chủ tịch nói: chỉ với lòng nhiệt tình không thôi thì chưa đủ và cùng lắm chỉ phá được
cái xấu, cái cũ mà không xây dựng được cái tốt, cái mới.
- Ba là, phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu cán
bộ phải “thân dân”, gần dân, không được lên mặt “quan cách mạng” với dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức cách
mạng, luôn luôn học tập để nâng cao trình độ mọi mặt; phải thường xuyên tự phê
bình và phê bình.
- Bốn là, cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết
đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn,”thắng không
kiêu, bại không nản”.
- Năm là, phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức và hành
động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.

b. Kiểm soát quyền lực Nhà nước

Mục đích là nhằm giữ vững bản chất của Nhà nước, đảm bảo cho nhà nước
hoạt động có hiệu quả, phòng chống thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ nhà
nước.
Hồ Chí Minh cho rằng, kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu vì tính hai
mặt vốn có của quyền lực. Một mặt, quyền lực có sức mạnh to lớn để cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới nếu biết sử dụng đúng; mặt khác, quyền lực cũng có sức
phá hoại ghê gớm nếu người nắm quyền lực bị tha hóa, biến chất, đi vào con đường
chạy theo quyền lực, lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi...vvv. Vì thế, để
đảm bảo tất cả mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, cần kiểm soát quyền lực nhà
nước.
Về hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước
- Trước hết, cần phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt nam,
theo Hồ Chí Minh:
+ Đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách
của Đảng.
+ Các cấp ủy Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Để kiểm
soát có kết quả tốt cần có hai điều kiện là việc kiểm soát phải có hệ thống và người
đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín. Người còn nêu rõ hai cách kiểm soát
là từ trên xuống và từ dưới lên, đồng thời nhấn mạnh phải “khéo kiểm soát”.
+ Kiểm soát dựa trên cách thức, tổ chức bộ máy nhà nước và việc phân công,
phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước.
- Kiểm soát quyền lực Nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bộ máy nhà nước
và phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước.
- Tiếp theo, cần phát huy vai trò của nhân dân - với tư cách là chủ thể tối cao
của quyền lực Nhà nước.

c. Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước

- Sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước một mặt dựa vào tính nghiêm minh của
việc thi hành pháp luật, mặt khác dựa vào sự gương mẫu, sự trong sạch của đạo đức
của người cầm quyền.

- Chỉ một tháng sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người
gửi thư cho uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng nêu rõ 6 căn bệnh cần đề
phòng: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo.
- Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước, Hồ Chí Minh thường đề cập
những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục:

+ Thứ nhất, là đặc quyền, đặc lợi

+ Thứ hai, là tham ô, lãng phí, quan liêu.

Quan điểm của Hồ Chí Minh là: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu dù là
cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến…Tội lỗi ấy cũng
nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”.

Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”, “giặc trong
lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người phê bình những người “lấy
của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”.

+ Thứ ba, là “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”

- Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều biện pháp phòng chống tiêu cực trong hoạt
động của nhà nước, có thể khái quát lại như sau:

+ Một là, nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

+ Hai là, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh. Công
tác kiểm tra phải thường xuyên, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc và tự giác tuân
thủ pháp luật, kỷ luật.

+ Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc đúng người đúng tội. Đồng thời, cần
con trọng giáo dục, lấy giáo dục, cảm hóa làm chủ yếu.

+ Bốn là, cán bộ phải đi trước làm gương, cán bộ giữ chức vụ càng cao, trách
nhiệm nêu gương càng lớn.

+ Năm là, phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước vào cuộc chiến chống lại
tiêu cực trong con người, trong xã hội và trong bộ máy Nhà nước.
Tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước Việt Nam

Việc nhận diện các biểu hiện cụ thể của “tiêu cực” là không đơn giản, nhưng có thể khái
quát lại, biểu hiện rõ nét nhất của “tiêu cực” là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

 “Tiêu cực” có nội hàm rất rộng, với nhiều biểu hiện khác nhau cả trong nhận thức lẫn hành
vi, với tính chất, mức độ khác nhau.

Chỉ số tham nhũng của Việt Nam điểm 1-10, sau năm 2011 là 0-100 điểm

( điểm càng nhỏ tham nhũng càng cao)

Năm Chỉ số Hạng

2001 2.6 75/91

2002 2.4 85/102

2003 2.4 100/133

2004 2.6 102/145

2005 2.6 107/158

2006 2.6 111/163

2007 2.6 123/179

2008 2.7 121/180

2009 2.7 120/180

2010 2.7 116/178


2011 2.9 112/182

2012 31 123/176

2013 31 116/176

2014 31 119/175

2015 31 112/168

2016 33 113/176

2017 35 107/180

2018 33 117/180

2019 37 96/180

2020 36 104/180

1. Một số vụ án tham nhũng tiêu biểu

Vụ án Trần Dụ Châu: https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/682-h-ch-t-ch-y-an-t-hinh-


tr-n-d-chau.html (mọi người có thể đọc thêm ở link này)

Có 03 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng
bọn can tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến” bị đưa ra trước
vành móng ngựa.
Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội khóa 1 gửi
lên Hồ Chủ Tịch.
Công tác thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài
liệu chứng cứ từ Khu Bốn trở ra, Khu Ba gửi lên - Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là một tên
gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, quân đội và nhân dân.
Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải
cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm Đại
tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 02 đồng bọn của Châu, mỗi tên bị phạt án tù
10 năm.
Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin
tha tội chết của Trần Dụ Châu.
 Đoàn thể (Đảng), Nhà nước, Bác Hồ nghiêm khắc xử lý vụ án Trần Dụ Châu hơn nửa
thế kỷ trước đây vẫn là bài học quý cho việc chống tham nhũng, lãng phí hiện nay, coi đây là
việc làm nhân đạo để củng cố niềm tin của quần chúng.
Vụ án Đinh La Thăng và đồng phạm phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (PVN).
Bị cáo Đinh La Thăng
 
Đây là vụ án kinh tế lớn, được TAND tp Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị
cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm. Quá trình điều tra cho thấy, trong quá trình thực
hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành
viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí
(PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định,
sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6
triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn
1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại
cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng. Với hành vi này, TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt
Đinh La Thăng 13 năm tù. Các bị cáo đồng phạm khác trong vụ án bị tuyên phạt từ 03 năm đến
22 năm tù, buộc bồi thường số tiền Nhà nước bị thất thoát.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng
thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng. Tháng
3/2018, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm  tuyên phạt Đinh La Thăng 18 năm tù
về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng
hợp hình phạt của cả hai vụ án, bị cáo Đinh La Thăng phải chấp hành mức án là 30 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi
thường 800 tỉ cho cho PVN. Trong đó, bị cáo Đinh La Thăng, chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỉ
đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính.
Tháng 6/2018, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm, đã bác toàn
bộ kháng cáo và y án sơ thẩm đối với Đinh La Thăng cùng 6 bị cáo đồng phạm khác.
2. Phòng, chống tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước Việt Nam.

Đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban
Chỉ đạo) đã khẳng định “Không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế,
mà quan trọng hơn phải chống tiêu cực trong cả lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Hai cái này có liên quan đến nhau, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống thì mới
dẫn đến tham nhũng, đây mới là cái gốc, cái cơ bản cần phải chống” và “Tham nhũng kinh tế
làm mất tiền bạc, nhưng suy thoái, tiêu cực không chỉ làm mất cán bộ mà nặng hơn là làm giảm
uy tín của Đảng, thậm chí có thể làm mất chế độ,… Tiền mất có thể thu hồi lại. Cán bộ mất
phẩm chất chính trị, có thể trở thành phản bội Đảng, nhân dân thì nguy hiểm vô cùng…

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên trong 6 nhiệm vụ
trọng tâm của cả nhiệm kỳ là “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Hơn thế, trong 6 nhiệm
vụ trọng tâm của cả nhiệm kỳ Đại hội XII, thì 2 nhiệm vụ đầu tiên là về công tác xây dựng
Đảng, đó là: 

1- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ; 

2- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

Đại hội XIII đã phát triển thành tố “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”
của Đại hội XII thành “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh”. Điểm mới ở đây là đã bổ sung “xây dựng hệ thống chính trị” cùng với xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh và không chỉ đề cập đến xây dựng Đảng, mà còn nhấn mạnh cả đến
chỉnh đốn Đảng.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày Báo
cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII nêu rõ:

“Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú trọng, được
tiến hành toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức
và cán bộ. Nhiều vấn đề phức tạp được đặt ra và thực hiện từ những năm trước nhưng hiệu quả
còn thấp, trong nhiệm kỳ này đã có chuyển biến tích cực.

Công tác kiểm tra, giám sát và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được
triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước đột phá và đạt những kết quả cụ thể, rõ
rệt. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra, khởi tố, xét xử nghiêm minh, tạo
sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đánh giá cao và đồng
tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong
Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế, ngăn chặn.”

Tại đây, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu đầu tiên là cần
tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trên
thực tế, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có mối quan hệ
biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau; trong đó, xây dựng, chỉnh đốn Đảng có vai trò hạt nhân,
quan trọng vì Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đặc biệt là Đảng
lãnh đạo, giới thiệu những đảng viên ưu tú của mình ứng cử vào các vị trí chủ chốt của Nhà nước
và cả hệ thống chính trị.

Đại hội XIII của Đảng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Một là, phổ biến, quán triệt những điểm mới Quy định (số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021) về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương
về PCTN, tiêu cực đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn xã hội. Theo đó,
công tác PCTN phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt
động của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực. Xác định rõ phạm vi, trọng tâm chỉ đạo
của Ban Chỉ đạo trong thời gian tới là chỉ đạo công tác PCTN, phòng, chống tiêu cực, trọng tâm
là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong
phạm vi cả nước. Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham
nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án, vụ việc và hành vi tiêu cực
khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ.

    Hai là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về phòng, chống tiêu cực, tạo hành lang pháp lý hoàn
chỉnh, đồng bộ để phòng, chống tiêu cực. Trước mắt, cần tập trung xây dựng các quy chế nội bộ
của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, nhất là
người đứng đầu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, liêm chính, gương mẫu. Tiếp tục cải cách
hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị. Về lâu dài, cần nghiên cứu, xây dựng nghị quyết chuyên đề về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tiêu cực, làm cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng,
cơ quan chức năng triển khai thực hiện.

    Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức với tinh thần “không tiêu cực” trong thực hiện các quan
điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực thi hoạt động công vụ.
Phải coi công tác phòng, chống tiêu cực là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của
công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Kiên trì
giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tiêu cực, không tham
nhũng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và toàn xã hội. Phê phán, lên án tích cực
đối với mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực.

    Bốn là, hoạt động phòng, chống tiêu cực phải được triển khai toàn diện, đồng bộ, tiến
hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, “không ngừng”, “không nghỉ” ở tất cả các cấp, các ngành, các
lĩnh vực, từ Trung ương xuống địa phương với quyết tâm cao. Nhận diện rõ và đấu tranh quyết
liệt, hiệu quả với các hành vi, biểu hiện tiêu cực, nhất là các hành vi, biểu hiện tiêu cực phổ biến,
nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, diễn ra trong những ngành, lĩnh vực nhạy cảm.
Thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Đề cao trách
nhiệm người đứng đầu và kiểm soát quyền lực. Phát hiện, làm rõ và xử lý nghiêm đối với các
hành vi bao che cho tiêu cực, trả thù, trù dập người tố cáo tiêu cực.

    Năm là, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng,
chống tiêu cực. Trong đó, người đứng đầu phải quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện
đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà
trong giải quyết công việc. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách
nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu,
gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp, có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới
quyền có hành vi tiêu cực. 

    Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý tiêu cực, tham nhũng thông qua công
tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung vào những lĩnh
vực, địa bàn dễ phát sinh tiêu cực, những nơi có vấn đề nổi cộm, gây bức xúc cho xã hội và kịp
thời kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm; giúp nhận dạng cụ thể các biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm, đồng
bộ giữa kỷ luật Đảng với kỷ luật Nhà nước và xử lý hình sự đối với cán bộ vi phạm với phương
châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

You might also like