You are on page 1of 32

#ĐCSVNQVMN

ĐỐT LÒ P1 - CUỘC ĐÁP TRẢ TƯƠNG XỨNG

1. NGUYÊN NHÂN
Tháng 11/2012, sau khi kết thúc Hội nghị TW6, trả lời báo chí, TBT NPT cho biết, ông cảm
thấy buồn và day dứt vô cùng, khi trong nội bộ Đảng có những cá nhân vi phạm nghiêm
trọng, xong chưa bị xử lí thích đáng. Cá nhân mà TBT nói đến ấy chính là X, k buồn và day
dứt sao đc khi mà đa số thành viên của BCT bỏ phiếu kỉ luật X, song lại k đc sự chấp thuận
của BCH TW Đảng, đó là sự thất bại nặng nề của bộ máy tối cao nhất của Đảng từ trước
đến nay, lần đầu tiên trong lịch sử, ý kiến của BCT bị phủ quyết.

Qua sự việc này cho thấy, ung nhọt đã lây lan ra khắp các cành lá của Đảng, gần như toàn
bộ các thành viên BCH TW Đảng - tức các CT, PCT, BT, PBT của các tỉnh thành và các
chức danh lãnh đạo của nhiều bộ máy khác đã có sự thoái hóa, biến chất nghiêm trọng,
đừng đằng sau sự sự thoái hóa, lũng loạn này k ai khác chính là X.

Ngay sau thất bại nặng nề này, các bên đều nhận ra rằng, thiệt hại của đất nước ở thời
điểm hiện tại là quá lớn, đứa con quý tử đã ngoài tầm kiểm soát của họ, và từ đây, một kế
hoạch thanh tẩy đã được vạch ra, với sự hậu thuận cực lớn của các Nguyên lão đương
thời, tương truyền, một Nguyên lão từng đảm đương cả 3 chức cấp cao của Đảng, Nhà
nước, Quân đội đã phẩy tay nói thẳng: "Quyết đánh".

2. HÀNH TRÌNH
Cuối năm 2012, chính xác là tháng 12, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khi ấy được điều ra TW
giữ chức vụ Trưởng ban Nội chính TW, bước đầu tách con cáo ra khỏi bầy cáo, và từ đó,
cuộc thanh trừng bắt đầu, lần lượt từng năm một.

Năm 2013
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị đã chỉ đạo
các cơ quan chức năng khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử 8 vụ án, 2 vụ việc tham
nhũng nghiêm trọng, phức tạp, trong đó có các vụ án tham nhũng tại Công ty cho thuê tài
chính 2 thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank; Tổng
công ty hàng hải Việt Nam Vinalines; Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu ACB. Nhiều
bị cáo bị tuyên án ở mức cao nhất: tử hình.
Đặc biệt là vụ nhóm nhà đầu tư mới mua 85% cổ phần của TrustBank và đổi tên thành
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - tiền đề để xử lí Phạm Công Danh sau này.

Năm 2014
Tiếp tục đẩy mạnh điều tra, xử lí các vụ đại án, nhiều cá nhân đã bị kết án trong các vụ án
tham nhũng lớn, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị
Huyền Như và nhiều bị cáo khác đã phải nhận những hình phạt thích đáng. Ủy ban Kiểm tra
Đảng các cấp cũng tiến hành xác minh, xử lý kỷ luật Đảng những cán bộ, đảng viên đương
chức hoặc nghỉ hưu do những sai phạm nghiêm trọng. Sự cương quyết của Đảng, Nhà
nước đã có tác dụng tích cực để từng bước đẩy lùi tham nhũng, mang lại niềm tin trong
nhân dân. Đồng thời, tiến hành việc tái cơ cấu và cổ phần hóa các tập đoàn nhà nước
nhanh chóng, bước đầu chặt đứt vòi bạch tuộc của lợi ích nhóm.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống
tham nhũng năm 2014. Ông khẳng định, một khi đã xảy ra tham nhũng, phải nhất thiết xử lý
thật nghiêm, không có vùng cấm.

Năm 2015
Có kết luận sai phạm chính thức về các đại án tiếp, củng cố hồ sơ luận tội X. Đồng thời khui
thêm hàng loạt sai phạm nhiều nghìn tỉ đồng ở Agribank
Bắt đầu đụng chạm đến 2 cánh tay đắc lực của X, Trần Bắc Hà và xxx.

Năm 2016
Chiến thắng ngoạn mục của TBT NPT, ông được BBT giới thiệu ở lại vào nhiệm kì tới, với
nhiệm vụ dung hòa, chuyển giao công việc giữa 2 thế hệ, mà ẩn ý đằng sau nó là tiếp tục
cuộc thanh trừng cái ác mà ông và các bậc Nguyên lão đã dày công gây dựng, và cũng sau
đợt bầu cử này, những nhân vật như VHH, ĐLT... đã biết đc kết cục của mình.

Bên cạnh các vụ án về kinh tế - cơ sở để bóc gỡ những tay chân của X, Đảng cũng làm cực
kì quyết liệt trong việc rà soát việc bổ nhiệm cán bộ - gốc rễ của cái ung nhọt X, bởi dưới
thời của X, hầu hết các lãnh đạo chủ chốt ở địa phương đều đc X nâng đỡ đưa lên, bởi vậy
mà mới có cái tát đau điếng của BCH TW dành cho BCT ở Hội nghị TW6 đã nói ở trên.

Từ năm 2013 đến nay, có hơn 300 chức danh lãnh đạo bị rà soát, kiểm tram, nếu bạn nào
thường xuyên theo dõi báo sẽ nhận thấy, tất cả các vị CT, PCT, BT, PBT bị kỉ luật gần đây
đều là trong nhiệm kì 2010-2015.

3.KIÊN NHẪN CHỜ THỜI KHẮC QUYẾT ĐỊNH

Tại sao TBT NPT phải đợi tới 5 năm để tung ra đòn đánh quyết định này, theo mình có các
nguyên nhân sau đây:
-Thứ nhất: cần thời gian để củng cố hồ sơ, chứng cứ luận tội phe X
-Thứ hai: vây cánh của con quái thú khi ấy thực sự quá mạnh, dồn chó đường cùng e rằng
có biến, gỡ đc vạ thì má cũng sưng
-Thứ ba: đất nước ta thời kì 2010-2015 có quá nhiều bất ổn, có thể kể đến như:
+Mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2007, kinh tế đất nước vẫn chưa phục hồi
kịp, do vậy tập trung làm kinh tế vẫn hơn là giải quyết nội bộ, dễ gây dư luận k tích cực >>>
bất ổn
+Thứ tư: vấn đề ngoại giao gặp rất nhiều nghiêm trọng, phía Mỹ và phương tây liên tục o ép
trên nhiều lĩnh vực, cần thiết giữ an toàn cho X, bởi X cũng là 1 quân bài trong quan hệ với
phương Tây và Mỹ
+Thứ năm: thời kì này Trung Quốc dường như cảm nhận đc sự bất ổn trong nội bộ ta, nên
đã đẩy mạnh các hoạt động xâm phạm chủ quyền, cả trên biển và đất liền, do đó cần thiết
có sự đoàn kết để chống lại mối nguy hại này, bất kì 1 sự đấu đá tổn thương nào cũng sẽ bị
Bắc Kinh chớp lấy gây phương hại đến chủ quyền ANQG và toàn vẹn lãnh thổ.

Xin hết.
Chú ý:
-TOÀN BỘ BÀI VIẾT LÀ QUAN ĐIỂM RIÊNG CỦA MÌNH, CÓ THỂ ĐÚNG CÓ THỂ SAI.
-BÀI VIẾT DỰA TRÊN QUAN ĐIỂM VÀ LÍ LUẬN CỦA CÁ NHÂN, KHÔNG DỰA TRÊN BẤT
KÌ MỘT NGUỒN NÀO, VÀ CŨNG CHẲNG CÓ NGUỒN NÀO VIẾT THẾ NÀY ĐÂU :))
-MỌI SỰ CẮN PHÁ ĐỀU BỊ PHỚT LỜ.

#ĐCSVNQVMN
ĐỐT LÒ P2 - CHIẾN THẮNG BAN ĐẦU

1.ĐẶT GẠCH ĐỐT LÒ

Sau Hội nghị TW6 10/2012, mặc dù ko đạt đc mục tiêu kỉ luật X, xong Hội nghị đã đạt được
những thành công nhất định, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình ĐỐT LÒ sau này.

Thứ nhất:
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chuyển sang cho Bộ Chính trị quản
lý, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước đó, Ban này do Thủ tướng đứng đầu,
nhưng trên thực tế, tình hình tham nhũng không những không đc giải quyết mà còn tăng
lên, gây nhức nhối trong xã hội, là nguy hại của an ninh quốc gia. Đây được coi là bước
ngoặt cực kì to lớn của ván bài, mấu chốt quyết định cho toàn bộ quá trình thanh trừng X và
bè lũ.

Thứ hai:
Kết thúc hoạt động của các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Tổ chức lại
Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới hoạt
động của các ban bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng và
phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước. Tăng cường
phân cấp, phân quyền hợp lý đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực và kiểm tra,
giám sát chặt chẽ. Rà soát, sắp xếp giảm các ban chỉ đạo, ban quản lý dự án và các cơ
quan phối hợp liên ngành cho phù hợp. Đây chính là tiền để tháng 10/2017 Ủy ban
KTKLTW đã có những động thái trừng phạt cụ thể:

Bà Huỳnh Thị Xuân Lam - ủy viên Ủy ban Kiểm tra trung ương - đã thay mặt ủy ban này
triển khai quyết định của Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra trung ương xử lý kỷ luật đối với một
số cá nhân nguyên lãnh đạo, lãnh đạo BCĐ Tây Nam Bộ giai đoạn 2011-2016 do có nhiều
sai phạm trong quản lý tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.

Các cá nhân sai phạm bị kỷ luật đều có mặt tại buổi làm việc. -Theo đó, ông Nguyễn Phong
Quang - nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó trưởng ban thường trực BCĐ Tây
Nam Bộ - bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng (bao gồm chức phó trưởng ban thường
trực BCĐ Tây Nam Bộ; ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ cơ quan BCĐ Tây Nam Bộ; bí thư
Đảng ủy cơ quan BCĐ Tây Nam Bộ).
Ông Nguyễn Quốc Việt - bí thư Đảng ủy, phó trưởng BCĐ Tây Nam Bộ - nhận hình thức kỷ
luật cảnh cáo.
-Ông Nguyễn Văn Út - chánh văn phòng - bị kỷ luật cảnh cáo; ông Nguyễn Thanh Hải -
nguyên chánh văn phòng, và bà Lê Thị Thu Hằng - nguyên kế toán trưởng - bị khai trừ
Đảng. Bà Sơn Thị Quanh Ni - thủ quỹ - bị kỷ luật khiển trách.

Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng chính là căn cứ của X, nơi mà qua đó, không ít Ngân sách
Nhà nước đã bị rút ruột k thương tiếc.
Thứ ba:
Đề xuất tăng quyền hạn cho Chủ tịch nước và TBT, đồng thời thu vén bớt quyền lực của
Thủ tướng, từng bước chặt đứt vây cánh của con quái vật

2.ĐẠI HỘI LẦN THỨ 12, NĂM 2016

Sau 4 năm kì công gây dựng và củng cố quyền lực, cụ Tổng đã bắt đầu thi hành những
quyết định trừng phat đầu tiên:

-Điều chuyển ĐLT về làm Bí thư Thành ủy TP HCM, một chức danh cực kì quan trọng, số
má nhất nhì về mặt Đảng, song ĐLT lại ko có mặt trong BCT, động thái này nhằm đặt ĐLT
dưới sự quản lí trực tiếp của cụ, giam lỏng để điều tra, tách bầy để bẻ vuốt
-Điều chuyển Nguyễn Văn Bình về làm Trưởng ban Kinh tế TW, đáng chú ý, Z là thầy phù
thủy trong việc hô biến sát nhập chia tách hàng loạt Ngân hàng, làm thất thoát của Nhà
nước hàng chục nghìn tỉ đồng.

Bonus:
-NVB và Trần BH, là 2 cánh tay đắc lực của X trong việc lũng loãn nền tài chính quốc gia,
phù phép hàng nghìn tỉ của Nhà nước thành tiền túi.
-PNV và TB, là 2 cánh tay đắc lực của X trong việc rửa tiền, sử dụng mối quan hệ thân hữu,
dễ dàng nuốt trọn hàng trăm dự án lớn nhỏ, hô biến vô số tài sản công thành của riêng,
nghiễm nhiên trở thành tỉ phú chứng khoán + BĐS, trở thành thần tượng của hàng nghìn
bạn trẻ :3
-Có 2 nhân vật cấp cao trong ngành áo xanh, là công cụ hữu hiệu để X điều khiển và nắm
toàn bộ hệ thống hành pháp, một tay che trời. Bắt buộc sau đó có sự vào cuộc của lực
lượng 94, kết hợp vs UBKTKLTW dưới sự chỉ huy của cụ Tổng, tạo nên một lực lượng
chuyên biệt săn hổ diệt ruồi.

CHÚ Ý:
-BÀI VIẾT THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
-BÀI VIẾT K CÓ NGUỒN
-BÀI VIẾT CÓ LỠ ĐỤNG CHẠM ĐẾN IDOL NÀO THÌ XIN LỖI NHEN

Ảnh 1: up lại của bài trước: xanh là đồng chí của xanh
Ảnh 2: nơi tôi nhóm lò :v
#ĐCSVNQVMN
ĐỐT LÒ P3 - NGƯỜI TỬ TẾ

I. NGƯỜI ĐỠ ĐẦU
Tháng 6 năm 2006 Thủ tướng Phan Văn Khải xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ của
mình một năm.

Trong diễn văn kết thúc, ông xin lỗi nhân dân vì đã để tình trạng tham nhũng nghiêm trọng
diễn ra: "Để tham nhũng nghiêm trọng, tôi nhận lỗi trước nhân dân". "Điều tôi trăn trở là vì
sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu,
đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí
có mặt còn diễn biến xấu hơn."

Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử Nguyễn Tấn Dũng làm người
kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ nhậm chức phát biểu: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống
tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay."

II. ĐỨA CON HƯ

1.KINH TẾ
a).PMU18 - Bộ GTVT
Đầu tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Các Dự án PMU-18 bị
bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số tiền trên 1,8 triệu USD.

b).Đại lộ Đông Tây - Bộ GTVT


Cũng trong năm 2006, Công ty Nhật Bản JTC thừa nhận hối lộ số tiền gần 80 triệu yên (16 tỉ
đồng) để trúng thầu dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Đây là dự án có vốn ODA của Nhật. Đại
án tham nhũng này còn có tên goi khác là Đại lộ Đông- Tây.

c).Gang thép Thái Nguyên - Bộ Công thương


Tháng 7-2007, TISCO ký hợp đồng tổng thầu với MCC xây dựng Nhà máy Gang thép Thái
Nguyên giai đoạn hai công suất 0,5 triệu tấn/năm, tổng vốn 3.843 tỉ đồng.
Ký hợp đồng xong, nhà thầu được TISCO tạm ứng trên 35 triệu USD (khoảng 600 tỉ đồng, tỉ
giá thời điểm đó) trong tổng giá trị hợp đồng khoảng 160,8 triệu USD. Tuy nhiên chỉ sau một
năm, vào tháng 8-2008 MCC yêu cầu tăng giá hợp đồng thêm hơn 298 triệu USD (khoảng
5.000 tỉ đồng, tỉ giá thời điểm đó).
Chủ đầu tư sau đó báo cáo lên cấp trên và được đồng ý điều chỉnh tổng mức đầu tư lên
8.104 tỉ đồng, tức hơn gấp đôi so với tính toán ban đầu. Theo nguồn tin từ Bộ Công thương,
có nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhà máy chậm tiến độ, trong đó có khâu thương thảo với
nhà thầu MCC không chặt chẽ.
d).Vinashin - Bộ GTVT
Tháng 7/2010, Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn diện tình hình tài sản, kết quả
sản xuất kinh doanh của Vinashin. Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ gửi Thủ tướng,
tính tới cuối năm 2009, tổng giá trị tài sản của Vinashin đạt hơn 102.500 tỷ đồng. Nếu loại
trừ các công nợ nội bộ thì tổng giá trị tài sản còn lại gần 92.600 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả
của Vinashin tính đến thời điểm cuối năm 2009 là hơn 86.700 tỷ đồng bao gồm 750 triệu đô
la trái phiếu Chính phủ bảo lãnh vay, nợ các ngân hàng trong và ngoài nước, nợ các đối tác.
Tổng vốn chủ sở hữu của Vinashin là 5.900 tỷ đồng. Trong năm 2009, Vinashin thực lỗ gần
5.000 tỷ đồng, nhiều hơn 3.300 tỷ so với báo cáo tài chính của Vinashin (1.700 tỷ đồng).
Trong tháng 11 năm 2009, Thủ tướng chính phủ còn ký quyết định phát hành 3.000 tỷ đồng
trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh cho tập đoàn để đầu tư dự án nâng cấp mở
rộng Công ty Đóng tàu Phà Rừng và dự án đầu tư nâng cao năng lực đóng tàu của Công ty
đóng tàu Hạ Long thuộc Tập đoàn

Ngày 18/11/2010, đã cho tái cơ cấu Vinashin, một số dự án sẽ chuyển về Tập đoàn Dầu khí
(PVN) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

Vụ án Vinashin gây thất thoát rất lớn cho Việt Nam. Vinashin nổi tiếng với khoản nợ trên 4 tỷ
đô la và thành biểu tượng của chính sách 'tập đoàn kinh tế' thua lỗ.

e). PVN và Vinalines - Bộ GTVT + Bộ Công thương


Sản phẩm của việc tái cơ cấu Vinashin và Tập đoàn Dầu khí PVN và Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam (Vinalines) tiếp tục để lại những hậu quả khủng khiếp, đoạn này mình không cần
nói thêm nữa vì tư liệu trên truyền thông là nhất nhiều.

f).Đạm Ninh Bình - Bộ Công thương


Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình được khởi công vào ngày 10/5/2008 với tổng mức đầu tư là
667 triệu USD (tương đương 12.000 tỷ đồng). Từ ngày 15/10/2012, Công ty TNHH một
thành viên Đạm Ninh Bình tiếp nhận, quản lý và vận hành nhà máy.
Trong giai đoạn 2012-2015, nhà máy liên tục rơi vào tình trạng thua lỗ. Theo báo cáo nghiên
cứu khả thi, lỗ kế hoạch được đặt ra trong 3 năm đầu là hơn 47,9 triệu USD (1.025 tỷ đồng -
quy đổi theo tỷ giá ngày 31/12/2014), từ năm thứ 4 trở đi nhà máy sẽ có lãi.
Trên thực tế, tổng lỗ lũy kế từ khi nhà máy đi vào sản xuất năm 2012 đến ngày 31/12/2014
là 1.719 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch là 694 tỷ đồng.
4 năm sau khi đi vào hoạt động, vào năm 2015, nhà máy tiếp tục lỗ 364 tỷ đồng. Đến nay,
dự án không có hiệu quả về kinh tế, phải tạm dừng sản xuất, người lao động thực hiện nghỉ
luân phiên.

Ngoài ra còn hàng chục dự án lớn nhỏ khác của Bộ Công thương và Bộ GTVT đc đầu tư
xây dựng trong giai đoạn 2006-2010 thất bại và thua lỗ, gây thất thoát cho nhà nước hàng
trăm nghìn tỉ đồng

2.TÀI CHÍNH
Trong giai đoạn 2006-2010, có rất nhiều sự chia tách sát nhập các Ngân hàng lớn, và hàng
loạt các sai phạm ở các Ngân hàng này, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 100 nghìn tỉ đồng.
Phần này mình sẽ không nói thêm vì tư liệu cũng khá nhiều, và một số vụ án vẫn đang trong
quá trình điều xa xét xử
3.ĐỐI NGOẠI VÀ TRUYỀN THÔNG
Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt là người có xu thế và tư tưởng mở cửa với phương Tây khá sâu
sắc, ông là người tích cực cải thiên mối quan hệ vs các nc phương Tây và Mỹ, người kế cận
của ông là Phan Văn Khải cũng ủng hộ đường lối này, đặc biệt, Cố thủ tướng từng phát
biểu:
"Ông Nguyễn Tấn Dũng làm tốt hơn tôi cái đó”

Cái đó là cái gì, không ai biết, mà cũng không ai hiểu. Có một điều rõ ràng là trong gia đoạn
từ 2006-2016, truyền thông báo chí và internet ở nước ta phát triển cực kì mạnh mẽ, tới
mức lấn át cả Ban tuyên giáo và TTXVN. Và cũng trong giai đoạn này, hàng chục nhà dân
chủ, nhà nhà nhân quyền và đặc biệt là các hoạt động chống phá Nhà nước CHXHCN Việt
Nam được đẩy lên mức đáng báo động, mà ít có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước,
liệu có hay không sự "mở cửa" nào đó. Có hay không sự chống lưng nào đó, như kiểu huyết
thống, như một cuộc hôn nhân, giữa con gái của một quan chức cấp cao của Đảng và con
trai của một nhân vật tầm cỡ trong chế độ cũ.

Và còn rất nhiều điều nữa...

Có hay không một sự dung túng, khởi đầu cho một cuộc CM màu, gây nguy hại đến sự tồn
vong của Đảng và dân tộc???
Đây phải chăng là nguyên nhân chính, khiến các Nguyên lão bắt đầu một cuộc "thanh
trừng". Và đây cũng là lí do mà trong các bài viết trc mình đã sử dụng từ "thanh trừng".

III. NGHỊCH TỬ
Tại Hội nghị TW6, BCT đã thống nhất kỉ luật X, song phương án này k đc BCH TWĐ cháp
thuận. Hay nói cách khác, đứa con quý tử đã trưởng thành, đã có một bầy quý tử riêng,
cùng nhau tát thẳng vào mặt ông cha mình.

KẾT: Hết!!!

-BÀI VIẾT DỰA TRÊN CÁC SỰ KIỆN THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM TRONG SUỐT 10 NĂM
QUA
-BÀI VIẾT HÔM NAY NHIỀU NGUỒN VKL, GG KHÔNG THU PHÍ
-NẾU CÓ CHIA SẺ, VUI LÒNG GIỮ NGUYÊN BẢN, VUI LÒNG KHÔNG THÊM BỚT LÀM
SAI LỆCH NỘI DUNG VÀ TƯ TƯỞNG BÀI VIẾT

#ĐCSVNQVMN
ĐỐT LÒ P4 - LỜI KHAI

Tại phiên xét xử ngày 9/1/2018:


-Ông Thăng khai: "Thời điểm đó bị cáo đã thay mặt HĐTV ký báo cáo gửi Thủ tướng Chính
phủ, xin phép giao PVC làm tổng thầu". Vậy Thủ tướng khi đó đã chỉ đạo như thế nào
-Ông Đinh La Thăng mong HĐXX xem xét trong bối cảnh 10 năm về trước.
Và dưới đây là một phần của câu chuyện 10 năm về trược ;))

1.Năm 2008 với tư cách chủ tịch hội đồng quản trị PVN lúc đó, ông Đinh La Thăng đã ký
thỏa thuận với chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm về việc PVN góp vốn vào ngân hàng này.
- Chủ trương cho PVN góp vốn vào Oceanbank đã có từ năm 2005 do thủ tướng Phan Văn
Khải đồng ý.
Như vậy việc góp vốn này là chủ trương của chính phủ, chứ không phải của ông Đinh La
Thăng.

2.Ngày 13-5-2009, ông Đinh La Thăng đã có văn bản gửi các đơn vị thành viên tập đoàn về
việc sử dụng dịch vụ của OceanBank.
Văn bản thể hiện: để tạo điều kiện cho OceanBank trở thành một định chế tài chính của tập
đoàn trong việc quản lý dòng tiền, thực hiện việc chuyển tiền giữa PVN và các đơn vị thành
viên, HĐQT PVN yêu cầu các đơn vị sử dụng dịch vụ do OceanBank cung cấp.
Chính vì văn bản này mà tại tòa, đại diện viện kiểm sát đã chất vấn đại diện PVN: Liệu PVN
có ép buộc các công ty thành viên phải sử dụng dịch vụ của OceanBank không? Nếu không
ép buộc sao lại có những văn bản với nội dung như vậy?
Việc chỉ đạo này không trái luật, cái gì luật không quy định thì doanh nghiệp được làm. Và ai
cũng biết đa phần các doanh nghiệp đều có 1 ngân hàng quen thuộc để sử dụng các dịch
vụ tài chính. PVN là cổ đông lớn của Oceanbank thì ưu tiên ủng hộ dịch vụ của Oceanbank
là điều tất yếu. Đại diện Viện Kiểm Sát chất vấn cái này là thừa thãi.

3.Theo ông Hoàng Văn Dũng- đại diện PVN khai trước phiên tòa, lần lượt trong năm 2010
và 2011, khi OceanBank tăng vốn điều lệ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho PVN góp
thêm 400 tỉ đồng để mức vốn góp luôn chiếm 20% vốn điều lệ của ngân hàng này.
Hội đồng xét xử cho biết theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 , PVN không được góp
vốn vượt quá 15% vào OceanBank.
Tuy nhiên mức vốn của PVN tại OceanBank lại lên tới 20%? Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng
Văn Dũng cho rằng việc góp vốn trước đó đã xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và được
đồng ý.
- Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Cần làm rõ xem
PVN xin chủ trương nâng vốn góp vào Oceanbank lên mức 20% là trước hay sau khi luật có
hiệu lực. Nếu chủ trương này đã được duyệt từ trước ngày 01/01/2011 mà sau ngày đó mới
góp vốn thì cũng là không sai luật.

4/ TT: Tháng 6-2014, PVN báo cáo Thủ tướng cho phép được chuyển nhượng phần vốn
góp cho các đối tác tiềm năng.
Sau đó, Văn phòng Chính phủ có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng đồng ý cho
PVN chuyển nhượng 20% vốn tại OceanBank. Nếu không chuyển nhượng được thì đấu giá
công khai theo quy định.
Tuy nhiên, khi PVN chưa thực hiện việc chuyển nhượng thì Văn phòng Chính phủ lại có văn
bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng phải dừng việc chuyển nhượng lại. Sau đó,
OceanBank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
- Như đã biết, từ khoảng giữa năm 2014 là Ocebank đã có tin rò rỉ có dấu hiệu bất thường
trong sử dụng vốn. Lúc đó PVN xin phép chuyển nhượng 20% vốn góp cho đối tác khác
nghĩa là đã muốn bán vốn bỏ chạy để giảm thiểu hậu quả. Như vậy phó thủ tướng nào đã
ký công văn đình chỉ việc chuyển nhượng này và lý do vì sao đình chỉ làm gia tăng thiệt hại
cho PVN?

Như vậy
Về mặt Chính phủ, những sai phạm của PVN trong vụ án Oceanbank (là cơ sở để khởi tố
ông Đinh La Thăng) có liên quan đến 2 TT tiền nhiệm là PVK và X cùng 1 PTT là NSH. Và
có sự giúp đỡ rất đắc lực của 1 lãnh đạo cao cấp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Về mặt Đảng thì có liên quan đến BTC TW và UBKTTW qua hai khóa, đó là các ông HĐV,
THR, NVC, NVD.

BÊN LỀ XÉT XỬ
-Theo quyết định trưng cầu giám định sức khỏe của Cơ quan CSĐT – Bộ Công an, Trung
tâm Pháp y đã kết luận bà Phấn bị cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa cột sống thắt lưng;
không có khả năng đi lại. Từ căn cứ trên, hội đồng giám định đã kết luận tỷ lệ tổn thương cơ
thể do bệnh lên đến 93%, điều này đồng nghĩa hiện sức khỏe của bà Phấn chỉ còn lại 7%,
tại thời điểm có kết luận giám định.
Mặt khác, tinh thần của bà Phấn hiện không ổn định và mắc thêm chứng rối loạn lo âu. Kể
từ khi bị khởi tố bị can liên quan đến vụ án Hà Văn Thắm thì khả năng tiếp xúc của bà Phấn
với mọi người ngày càng khó khăn, lúc mê, lúc tỉnh.

-Trần Bắc Hà xin phép vắng mặt tại HĐXX vì đang điều trị ung thư gan.Vợ con người thân
của TBH cũng đã rút toàn bộ vốn khỏi các công ty và tập đoàn

-Trịnh Xuân Thanh tiếp tục quanh co chối tội, đại diện VKS đánh giá TXT k thành khẩn.

-Đại diện VKS cũng đánh giá ông ĐLT đã thành khẩn khai báo, giúp đỡ cho CQĐT, mặc dù
cách đây 1 tuần, chính đại diện VKS đã từng nói ĐLT ko thành khẩn ;)

Không biết ĐLT đã thành khẩn khai báo những gì, nhưng hy vọng TBH và HTP sẽ k chết
theo quy trình, có như vậy mọi ch mới nhanh chóng đ làm sáng tỏ.

Bonus; Phần 5 sẽ nhắc đến các ông HĐV, THR, NVC, NVD, đồng thời sẽ lạm bàn về BOT
như yêu cầu của 1 mem nào đó, mình quên tên r :v

-BÀI VIẾT SỬ DỤNG NHIỀU TƯ LIỆU DẪN CHỨNG CỦA CÁC BÁO
-BÀI VIẾT CÓ NHẮC ĐẾN NH CÁI TÊN NHẠY CẢM, VUI LÒNG K BÀN LUẬN QUÁ GIỚI
HẠN.
#ĐCSVNQVMN

ĐỐT LÒ P5 - BOT, CANH BẠC LỚN

I.KHÁI NIỆM
BOT: Build-Operate-Transfer, có nghĩa là: Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao. Chính phủ có
thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build) thông qua đấu thầu, sau đó
khai thác vận hành một thời gian và sau cùng là chuyển giao lại cho nhà nước.

Về bản chất mô hình này có ba loại, tất cả theo phương thức công ty tư nhân bỏ vốn xúc
tiến rồi chuyển giao lại cho chính quyền. Khác nhau là hoạt động của công ty sau khi khởi
công, có kinh doanh thu phí hay không.

II.VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM

Cơ sở hạ tầng có vị trí rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng
giao thông. Để thực hiện đầu tư cho các dự án giao thông lớn, Nhà nước sử dụng nguồn
vốn từ thuế, hoặc các khoản vay từ các tổ chức thương mại hoặc tín dụng trong và ngoài
nước. Trước đây, khi chưa có sự tham gia đầu tư của tư nhân thì Nhà nước chịu hoàn toàn
chi phí và rủi ro khi đầu tư xây dựng các dư án này. Điều đó khiến cho gánh nặng nợ nần và
thâm hụt ngân sách trở nên nặng nề hơn, là bài toán đau đầu cho Chính phủ qua các thời
kì. Và BOT ra đời đã giải quyết đc những khó khăn trên.

Như vậy, đặt trong hoàn cảnh Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, đầu tư dàn trải, thì BOT
chính là cứu cánh cho sự phát triển cơ sở hạ tầng tầng giao thông ở nước ta

III.TÌNH HÌNH BOT Ở VN HIỆN NAY

Từ năm 2011 đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động được hơn 186.000 tỷ đồng đầu
tư 62 dự án đường bộ theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao)
và BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó 58 dự án BOT với tổng mức đầu tư hơn 170.000
tỷ đồng và 4 dự án BT với mức đầu tư trên 16.000 tỷ đồng.

Các dự án BOT đã xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo hơn 4.400 km đường bộ và hơn 94 km
cầu, góp phần nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây
Nguyên) từ 2 lên 4 làn xe, khai thác sớm hơn một năm so với kế hoạch.

Trên quốc lộ 1 đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ dài 1.900 km đi qua 20 tỉnh, thành, Bộ Giao
thông đã huy động được 20 dự án BOT với chiều dài 700 km, tổng mức đầu tư hơn 50.000
tỷ đồng.

Quốc lộ 14 dài 663 km đi qua 5 tỉnh cũng huy động được 5 dự án BOT với chiều dài hơn
200 km, tổng mức đầu tư trên 54.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 46% tổng vốn đầu tư tuyến
đường này.

Hiện các phương tiện từ Hà Nội đi Cần Thơ đã giảm 7-10 giờ chạy xe so với trước; từ Tây
Nguyên đi TP HCM giảm 3-4 giờ. Cùng với đó, số vụ tai nạn giao thông trên quốc lộ 1 và
đường Hồ Chí Minh giảm cả 3 chỉ tiêu về số vụ, số người chết và bị thương.
IV.GÓC KHUẤT LỢI ÍCH NHÓM

Ở phần này, mình xin mạn phép "giới thiệu" qua về một vài dự án BOT "nổi cộm" trong thời
gian gần đây:
1.BOT Cai Lậy
Theo thông tin công khai, chủ đầu tư của BOT Cai Lậy là Công ty Bắc Ái có trụ sở tại số nhà
215 đường Mê Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngô Hồng Thắng, sinh năm 1971, là con trai của Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị
khóa XI, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương,
nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.

Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, công ty Bắc Ái thành lập từ năm 2004, tại Vĩnh Phúc với số
vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo hồ sơ đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 10/7 vừa
qua, Bắc Ái đã hoàn tất tăng vốn từ 500 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng.

Ngoài BOT Cai Lậy, Bắc Ái còn là cổ đông chính của BOT Hoài Nhơn. Cuối năm 2015, liên
danh Tư vấn đầu tư HNS Việt Nam – Đầu tư Văn Phú Invest và Bắc Ái được chỉ định là nhà
đầu tư thực hiện dự án Xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút
giao thông Gò Dưa (quốc lộ 1 qua Tp HCM) với tổng mức đầu tư là 1.134 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bắc Ái cũng đang triển khai nhiều dự án bất động sản với tổng vốn hàng nghìn tỷ
đồng khác tại Tp HCM, như dự án 129 Đinh Tiên Hoàng (quận Bình Thạnh) vốn đầu tư
1.089 tỷ; dự án 132 Đào Duy Từ (quận 10) vốn 362 tỷ; dự án 12 Kỳ Đồng (quận 3) vốn
122,5 tỷ đồng; dự án 582 Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) vốn 161 tỷ đồng…

Đa phần các dự án của Bắc Ái đều đc Chính phủ CHỈ ĐỊNH THẦU
2.BOT Biên Hòa

Chủ đầu từ của BOT Biên Hòa là Công ty Cường Thuận IDICO.
Trung tướng Nguyễn Văn Thành nguyên Phó Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt
Nam là Thành viên HĐQT của Cty Cường Thuận từ ngày đầu thành lập.

BOT Biên Hòa được bắt đầu hình thành từ năm 2009, dưới sự phê duyệt của Thủ tướng
Chính phủ đương thời.

Đây cũng là 1 trong 3 dự án BOT trên cả nước hiện đã thực hiện xong các thủ tục quyết
toán chi phí đầu tư với Bộ GTVT và Bộ Tài chính.

3.BOT VIỆT TRÌ

Dự án đầu tư xây dựng công trình Cầu Việt Trì mới (hay còn gọi cầu Hạc Trì) được Bộ Giao
thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2932/QĐ-BGTVT ngày 25/9/2013 và chính thức
khởi công xây dựng ngày 30/11/2013.

"Út trọc" là biệt danh của ông Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Phát triển
đầu tư Thái Sơn - một công ty trong liên danh thực hiện Dự án BOT cầu Việt Trì.
Giám đốc điều hành của Công ty Thái Sơn - ông Đinh Mạnh Toàn (thường trú tại Gia Viễn,
Ninh Bình) là thành viên HĐQT Tổng công ty Xây dựng Đường thuỷ (Vinawaco) - một đơn vị
thuộc Bộ GTVT được cổ phần hoá năm 2014.

Liên danh thực hiện dự án BOT Việt Trì cón có cty Yên Khánh, cty gia đình của Đinh Thị
Lựu, Đinh Thị Hiên, Đinh Thị Liên.

*)Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo QL20, đoạn Km 123 + 105 – Km 268
thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT và BT. Chủ đầu
tư dự án là liên danh: Tổng công ty 319 – Bộ Quốc phòng, Công ty Thái Sơn và Công ty
Yên Khánh. Liên danh trên đã thành lập Công ty TNHH BOT và BT quốc lộ 20 có số vốn
điều lệ là 555,3 tỷ đồng do ông Nguyễn Việt Dũng làm đại diện pháp luật. Trong đó, Tổng
công ty 319 góp 222,12 tỷ đồng (tương đương 40%), Công ty Thái Sơn và Công ty TNHH
Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh mỗi công ty góp 166,59 tỷ đồng (tương đương
30%).

*)Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng do liên
danh: Tuấn Lộc – Yên Khánh - Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng BMT - Công ty TNHH Tập
đoàn Thắng Lợi - Công ty cổ phần Hoàng An - Công ty cổ phần Đầu tư Cầu đường CII làm
chủ đầu tư. Để thực hiện dự án, liên danh trên đã lập ra Công ty Cổ phần BOT Trung Lương
– Mỹ Thuận. Trong đó Yên Khánh và Tuấn Lộc mỗi bên chiếm 30% vốn, 40% còn lại chia
đều cho các cổ đông khác.

*)Ngoài ra Yên Khánh còn góp mặt ở loạt các dự án BOT khác như, Yên Khánh hợp tác
cùng Cienco 1 để đầu tư xây dựng dự án cầu Cổ Chiên có tổng mức đầu tư 2.308 tỷ đồng.
Công ty Yên Khánh là cổ đông chiến lược của Cienco1 với 28,28% tỷ lệ sở hữu.

Như vậy có thể thấy bóng dáng BQP và Bộ GTVT đứng đâu đó phía xa...

4.BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Tháng 8/2017, bắt đầu rộ lên những thông tin về sự bất ổn ở BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Trúng thầu dự án này là cty Minh Phát, mới thành lập năm 2008 thì đến năm 2012 đã trúng
thầu dư án BOT Pháp Vân.

Công ty Minh Phát có vốn điều lệ 889 tỷ đồng, được coi là chủ sở hữu của dự án BOT Pháp
Vân - Cầu Giẽ khi nắm tới 65% cổ phần dự án này.

Ngoài ra, nhóm cổ đông đầu tư vào Minh Phát còn sở hữu một công ty rất lớn khác trong
lĩnh vực BOT là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công Thành có vốn điều lệ 1.566 tỷ đồng.

Công ty Công Thành vừa qua đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 95% lên 99,99% tại dự án BOT
Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông
Dương.

Tổng mức đầu tư của các dự án có sự tham gia của nhóm cổ đông lớn nhất đứng sau BOT
Pháp Vân Cầu Giẽ lên tới 20.000 tỷ đồng.
5.BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp

Sáng ngày 4/1/2018, nhiều tài xế cho xe dàn hàng ngang, căng băng rôn phản đối trạm
BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng.

Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng công trình tại Quyết định số 1683/QĐ-BGTVT ngày 28/7/2011. Tuy nhiên,
do nguồn vốn NSNN khó khăn, Bộ GTVT sau đó có chủ trương chuyển đổi hình thức đầu
tư, kêu gọi nguồn vốn tư nhân tham gia dự án.

Ngày 10/7/2013, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1
đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp theo hình thức Hợp đồng BOT tại Quyết định số 1993/QĐ-
BGTVT. Ngày 18/7/2013, Bộ GTVT đã có Quyết định số 2090/QĐ-BGTVT phê duyệt kết quả
CHỈ ĐỊNH THẦU đầu tư thực hiện dự án là iên danh Công ty TNHH Sản xuất và xây dựng
Thi Sơn và Công ty CP Thương mại và tư vấn đầu tư xây dựng công trình số 9.

LẠI LÀ "CHỈ ĐỊNH THẦU"

V.KẾT

1.KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN MÀ TRƯỚC KHI ĐỐT LÒ, BỖNG NHIÊN XUẤT HIỆN HÀNG
LOẠT 'CÁNH TÀI XẾ" "LÀM LOẠN" Ở CÁC DỰ ÁN BOT NÀY, KHÔNG PHẢI TỰ NHIÊN
MÀ BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG LIÊN TỤC ĐƯA TIN VỀ VẤN ĐỀ NÀY.

2.DI SẢN CỦA ĐINH LA THĂNG KHỦNG KHIẾP THẬT.

CỤ TỔNG CAO TAY QUÁ!!!

Ảnh: Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ...
Không sinh cùng năm cùng tháng, nguyện chết cùng chùm với nhau!!!
#ĐCSVNQVMN
ĐỐT LÒ P6 - X,Y,Z
I.BỘ MÁY
Để các bạn hiểu rõ thêm về cơ cấu tổ chức, vai trò, quyền lực của các cá nhân/ tổ chức,
mình xin giới thiệu sơ qua về vài cơ quan đặc biệt trong bộ máy Đảng và Chính phủ:
1.Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan kiểm tra, giám sát
chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam; tham mưu,
giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
2.Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ quan tham mưu của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban
Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực tổ chức cán bộ của hệ thống
chính trị; đồng thời là cơ quan chuyên môn nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng
viên của Trung ương. Ban này quan trọng nhất nên đứng đầu là một Ủy viên Bộ Chính trị, Bí
thư Trung ương.
3.Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là một cơ quan do Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập để giám sát việc thi hành chính
sách hàng ngày của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định một số vấn đề theo sự phân công
của Ban Chấp hành Trung ương. Ban Bí thư được bầu bởi Ban Chấp hành Trung ương.
Thành phần Ban Bí thư gồm có Tổng Bí thư, một số Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành
Trung ương bầu trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và một số Ủy viên Bộ Chính
trị (do Bộ Chính trị phân công). Số lượng Ủy viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương
quyết định.
4.Văn phòng Trung ương Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong tổ chức, điều
hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp, điều hoà hoạt động của các cơ quan tham
mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản
của Đảng, trực tiếp quản lý tài chính, tài sản của các cơ quan đảng Trung ương và bảo đảm
hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là một trung tâm thông tin tổng
hợp phục vụ lãnh đạo.
II.CON NGƯỜI
Mình xin phép được giới thiệu sơ qua về một số nhân vật mà bản thân mình "rất yêu thích",
như cái cách mà mình thích đi tìm X vậy.
1.Ngô Văn Dụ
Tiểu sử
-Năm 1996, ông được phân công giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam.
-Tháng 4 năm 2001, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam khoá IX, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
-Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam khoá X.
-Tháng 1 năm 2009, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), ông
được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khoá XI, được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công làm Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
2.Đỗ Thị Huyền Tâm
Bà Đỗ Thị Huyền Tâm sinh ngày 17/10/1966 tại TP. Bắc Ninh. Bà có bằng cử nhân kinh tế
Ngoại thương, trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Bà là:
-Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 và 13, thuộc đoàn đại biểu Bắc Ninh.
-Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội,
-Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Về kinh doanh bà là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty cổ
phần tập đoàn Minh Tâm. Minh Tâm Group tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được
thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Dưới sự lãnh đạo của bà Đỗ Thị Huyền Tâm, Minh Tâm Group đến nay đã trở thành một
nhóm các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Bắc Ninh, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất
động sản, giáo dục, kinh doanh khách sạn, sản xuất phân bón, bao bì, thức ăn chăn nuôi...
Trong danh sách cổ đông sáng lập của Minh Tâm Group còn có một cái tên họ Đỗ khác là
ông Đỗ Ngọc Minh, ông Đỗ Ngọc Minh là cổ đông lớn nhất của CTCP Đầu tư Phát triển Xây
dựng Minh Phát – “Ông chủ” của dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Công ty Minh Phát được các ông Đỗ Minh Đức và Đỗ Ngọc Minh thành lập năm 2008, với
vốn điều lệ 30 tỷ đồng.
Công ty Minh Phát không có hoạt động gì đáng chú ý cho tới khi được cấp phép dự án nâng
cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ năm 2014, cùng với Tổng công ty Xây dựng công trình giao
thông 1 (Cienco1) và đối tác quen thuộc - Phương Thành Tranconsin. Các bên thành lập
doanh nghiệp dự án là Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC).
Ông Đỗ Minh Đức lại là chủ sở hữu của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Công Thành được
thành lập vào tháng 6/2014, với vốn điều lệ ban đầu 3,6 tỷ đồng, do ông Lê Thành Công làm
giám đốc, đóng trụ sở tại toà nhà Minh Tâm, đường Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
Sau nhiều lần thay đổi cổ đông và vốn góp, vốn điều lệ của Công Thành đến tháng 5/2015
được tăng lên mức 1.566 tỷ đồng, tức là gấp tới 435 lần so với ban đầu.
Trong đó, ông Đỗ Minh Đức và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (trú tại cùng địa chỉ) góp lần lượt
52% và 33%, thành tiền quy đổi tổng cộng là 1.331 tỷ đồng.
Chỉ trong vòng chưa tới một năm, việc đổ hơn nghìn tỷ đồng tăng vốn cho Công Thành cho
thấy độ giàu có của những cá nhân này.
Cần phải nói thêm rằng ông Đỗ Ngọc Minh cùng cựu Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm
là các cổ đông sáng lập của Công ty CP Tập đoàn Minh Tâm, một trong những nhóm doanh
nghiệp lớn nhất tỉnh Bắc Ninh.
Dự án nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có tổng mức đầu tư hơn 6.700 tỷ đồng. Như
vậy, nhóm cổ đông họ Đỗ chỉ trong thời gian ngắn đã được cấp phép hai dự án với tổng
mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng.
Tương tự tại dự án 14.000 tỷ ở Quảng Ninh, dù gần như “vô danh” khi xếp cạnh các tên tuổi
trong ngành cầu đường là Cienco1 và Phương Thành Tranconsin, song Minh Phát lại nắm
cổ phần chi phối tại doanh nghiệp dự án MPC (65% vốn).
Sự khăng khít giữa Minh Phát hay Công Thành với Phương Thành Tranconsin là điều
không khó để nhận ra. Điều mà doanh nghiệp của nhóm cổ đông họ Đỗ cần có phải chăng
không phải là tiền bạc, mà là danh tiếng cũng như uy tín của Phương Thành, qua đó giúp
“đánh bóng” hồ sơ năng lực trong các lần xin dự án.
Có một điều khá thú vị đó là, năm 2012 khi tập đoàn Minh Tâm đứng trước nguy cơ phá sản
với khoản nợ gần 900 tỉ và hàng loạt các sức ép pháp lý khác thì tập đoàn này lại bất ngờ
trúng thầu BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Năm 2012 cũng là một năm đáng nhớ của bà Đỗ Thị Huyền Tâm về mặt đời tư.
3.NÔNG ĐỨC MẠNH
-Tháng 4 năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu vào
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
-Tháng 4 năm 2006, ông được bầu lại làm Tổng bí thư, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng.
TBT Nông Đức Mạnh đc "tín nhiệm" giữ cương vị TBT ở 2 nhiệm kì liên tiếp.
III.NHẬN XÉT
1.Theo ý kiến của cá nhân mình, có 3 cách thức chủ yếu để "bỏ túi riêng":
-Thứ nhất: là lợi dụng sự lỏng lẻo, buông lơi trong các quy định của Nhà nước, từ đó cố ý
làm trái các quy định về quản lí kinh tế, gây thất thoát tài sản Nhà nước. Trong phần 1,2,3,4
mình đã nêu ra các vụ án điển hình như Vinashine, Đạm NB, Thép Thái Nguyên, PVN,
PVC...Cơ quan liên quan trực tiếp đến các sai phạm này là Bộ GTVT và Bộ Công thương -
nơi quản lí và chi phối trưc tiếp các dự án lớn và trọng điểm của quốc gia
-Thứ hai: sử dụng các công ty "sân sau", dùng áp lực để "CHỈ ĐỊNH THẦU", cho phép các
doanh nghiệp Thánh Gióng này nhận hàng loạt các dự án béo bở, lợi nhuận hàng nghìn tỉ
( đặc biệt là BOT), phương thức này mình đã trình bày cực kì chi tiết ở Phần 5, xâu chuỗi lại
ta có thể dễ dàng nhận ra ng CHỈ ĐỊNH ấy là ai, thân phận cao như thế nào.
-Thứ ba: là sử dụng các mối quan hệ thân hữu, tức móc mối vs các doanh nghiệp tư nhân,
chống lưng cho các doanh nghiệp này lên tầm Tập đoàn lớn, sau đó sử dụng các Tập đoàn
này như một công cụ rửa tiền, chiếm đoạt tài sản công ( cơ hở hạ tầng, đất đai ). V, F, THM,
T&T... là những ví dụ điển hình cho phương thức này.
Bonus:
-Những năm trước đây, rộ lên nh vụ ì èo ở các doanh nghiệp QĐ như Thành An, 319, Lũng
Lô, Tổng Cty 36...Mà vụ gì thì mình "quên" mất r, bạn đọc tự gg giúp.
-Giữa năm 2017, báo chí đông loạt đưa tin về việc các tàu thép đóng cho ngư dân liên tiếp
gặp sự cố, có tàu chưa ra khơi đã hỏng, lỗi là do sự yếu kém trong công tác giám sát quản lí
việc đóng tàu, gây thiệt hại cho cả ngư dân và Nhà nước, số tiền lên tới vài trăm, cả nghìn tỉ
đồng. Đơn vị chịu trách nhiệm đóng tàu theo là Nhà máy đóng tàu Nam Triệu, Đại Nguyên
Dương, Phà Rừng...Các nhà máy đóng tàu này thuộc quản lí của ai, vui lòng gg để biết
thêm.
Nghị định 67 về việc hỗ trợ đóng mới tàu cá cho ngư dân đc Thủ tướng phê duyệt năm
2014, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm lên phương án, trị giá mỗi tàu thí điểm ở mức 7,3 tỉ/ tàu
-BÁO CHÍ LUÔN ĐC BẬT ĐÈN XANH TRONG MỘT SỐ CHUYỆN, THỔI KHÓI LÊN RỒI
MỚI NHÓM LỬA!!!
Ảnh 1: TBT Nông Đức Mạnh cùng các "em nhỏ"
Ảnh 2: Đỗ Thị Huyền Tâm
#ĐCSVNQVMN

ĐỐT LÒ P7 - X,Y,Z...
Ở phần 6, mình đã giới thiệu sơ qua về ẩn số Y - vị Thái Thượng Hoàng trên cả X, hnay
mình sẽ tiếp tục viết chi tiết về một vụ án tham nhũng khác, đc cho là đầu mối dẫn đến vị
Thái Thượng Hoàng thứ 2 - tạm gọi là Z. Đồng thời mình cũng muốn đào sâu về một mối
quan hệ đang rất đc ưa chuộng trong "ngành tham nhũng" suốt 10 năm qua - kiềng ma quỷ.
I.PHÁO HIỆU
Ngày 31/7/2017, tại phiên họp thứ 12 của BCĐTW về phòng, chống tham nhũng, Tổng bí
thư yêu cầu Ban chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm 2017 phải khẩn trương thanh tra, kết luận
rõ đúng, sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức,
cá nhân có sai phạm tại 9 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm. Trong
đó có dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần
nghe nhìn Toàn cầu (AVG), việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn. Vụ án Phạm Công Danh, Hà
Văn Thắm, Vũ Quốc Hảo, các vụ việc xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt
Nam (PVC) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á.
Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ và dự án xây dựng Nhà máy sản xuất
Ethanol Dung Quất.
Nếu các bạn tinh ý sẽ nhận ra rằng, 9 đại án này chính là 9 "thanh củi" chắc chắn sẽ đc đốt
trong chiến dịch lần này. Những đại án kia mình đã trình bày chi tiết ở 6 phần trc r, hnay cta
sẽ bàn về Mobifone.
II.TỪ TƯ VẤN CỔ PHẦN HÓA...
Tại thời điểm năm 2006, khi Chính phủ công bố sẽ cổ phần hóa MobiFone thì đã có 9 tập
đoàn tài chính, ngân hàng nước ngoài đó là Credit Suisse (Thuỵ Sỹ), Deutsche Bank (Đức),
Goldman Sachs (Mỹ), Morgan Stanley (Mỹ), Rothschild (Đức) và UBS (Mỹ)... nộp hồ sơ
thầu tư vấn về cổ phần hoá cho MobiFone.
Ông Lê Nam Trà, thời điểm đó là Chủ tịch MobiFone cho biết, trước đó, MobiFone đã làm
việc với đơn vị tư vấn trước đây là Credit Suisse - Thuỵ Sỹ để tư vấn cổ phần hóa cho
MobiFone. Tuy nhiên, mức phí tư vấn để tiến hành cổ phần hóa quá cao nên việc thương
thảo với Credit Suisse đã không thành.
Tháng 09 năm 2015, Lê Nam Trà có một động thái đc cho là khá vội vã khi kí quyết định CHỈ
ĐỊNH THẦU cho Công ty đầu tư chứng khoán Bản Việt (VCSC) thực hiện tư vấn xác định
giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và IPO cho Mobifone. Trong khi đó,
Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Bản Việt (Vina Capital) từ 2013 đã âm thầm mua lại 90% các
trạm xã hội hóa của Mobifone. Quyết định này đc đưa ra trc thềm ĐH Đảng 2016, sự kiện
mà X đc cho là sẽ về vườn, một quyết định thể hiện sự vội vã muốn đẩy nhanh tiến độ cổ
phần hóa Mobifone, phải chăng sự vội vã này mang màu sắc "thâu tóm", muốn "ăn cú chót"
trc khi về vườn, bởi Bản Việt chính là cty của Nguyễn Thanh Phượng.
Việc chỉ định thầu cho Bản Việt tư vấn CP hóa Mobifone k đơn thuần là tư vấn thôi đâu các
bạn ạ. Mình nghĩ vs vai trò cố vấn cp hóa, sau khi IPO thành công, kịch bản xảy ra có thể là
phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, và "một nhóm cổ đông" nào đó sẽ vung tiền ra
để sở hữu trọn Mobifone, trong quá khứ, với chiêu bài này thì "một nhóm cổ đông" ấy đã
thâu tóm Ngân hàng Gia Định, sau đó đổi tên thành Ngân hàng Bản Việt.
Sau này, khi đối chiếu với việc Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm con trai làm TGĐ Sabeco, và những
khuất tất trong việc cổ phần hóa Sabeco, mình cho rằng mình đã k sai, và rất kinh hãi trc
những âm mưu đen tối và lòng tham vô đáy của tập đoàn X. Thật may, sự sáng suốt của cụ
Tổng đã cứu đc cả Mobi và Sabe, giữ lại cho Nhà nước đc hàng chục tỉ USD.
I....ĐẾN TƯ VẤN ĐỊNH GIÁ AVG
1.BÀI BINH
-Lê Nam Trà được Nguyễn Bắc Son (Bộ trưởng Bộ TTTT) đưa lên ghế Chủ tịch Mobifone
(tháng 1/2015)
-Nguyễn Bắc Son đã điều Phạm Phương Anh (em ruột Phạm Anh Tuấn: chủ tịch VN Post,
con rể Hồ Tiến Nghị là trợ lý của Nông Đức Mạnh) về làm PTGĐ tài chính của Mobifone vào
tháng 3/2015
-Nguyễn Bắc Son điều Cao Duy Hải từ Vinaphone về làm TGĐ Mobifone vào tháng 4/2015
2.BỐ TRẬN
Dường như MobiFone đã nhắm đến việc mua AVG theo một lộ trình đã được định sẵn.
Theo đó ngày 19-8-2015 tổng giám đốc MobiFone có văn bản yêu cầu lập dự án đầu tư dịch
vụ truyền hình và chưa đến một tuần, ngày 24-8 Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng
thương mại CP Vietcombank (VCBS) đã phát hành báo cáo tư vấn về đánh giá AVG.
Đến ngày 9-9, nhóm cổ đông của AVG cũng có văn bản gửi tới MobiFone liên quan thương
vụ mua bán sáp nhập. Và ngày 10-9, phương án mua AVG kèm những tính toán nguồn vốn
dự kiến, đánh giá ảnh hưởng của thương vụ tới MobiFone đã được các bộ phận chức năng
trình lên tổng giám đốc MobiFone.
Tức là đã có sự dọn đường và xì thông tin từ trc, để khi Mobi "ngỏ ý" muốn đầu tư thêm dv,
thì có 1 bàn tiệc mang tên AVG đc bày ra.
AVG được ba doanh nghiệp thẩm định giá đưa ra những con số chênh nhau khá lớn. Công
ty TNHH kiểm toán AASC định giá AVG lên tới hơn 33.000 tỉ đồng, trong khi Công ty TNHH
Định giá Hà Nội - TP.HCM định giá hơn 18500 tỉ và Công ty thẩm định giá AMAX chỉ đưa ra
con số khoảng 16500 tỉ. Và VCBS định giá AVG là 25000 tỉ.
Liệu thực tế giá trị của AVG là như thế nào, ta thử so sánh với SCTV, một công ty truyền
hình cáp với 2.5 triệu thuê bao, mạng lưới truyền hình cáp bao phủ gần cả nước cũng chỉ
được định giá cỡ khoảng 4.000 tỷ đồng. Vậy một công ty truyền hình DTH/DTT công nghệ
lạc hậu như AVG với 400.000 thuê bao thực, hạ tầng truyền dẫn gần như bằng không đang
lỗ hàng trăm tỷ đồng/năm, được định giá ở mức 9.300 tỷ đồng theo phương pháp "dòng
tiền" thì có phải là điều bình thường không? Một điều quan trọng nữa là hai băng tần vô
tuyến 700 mhz của AVG là tài nguyên quốc gia, phải trả lại cho Nhà nước vào năm 2017 (để
đấu giá lại) và không thể được coi là một tài sản để định giá theo phương pháp “tài sản
ròng”.
Nói cách khác, Nguyễn Bắc Son và Lê Nam Trà đã "phù phép", bày trò con bò vs với 4 công
ty tư vấn trên “tung hứng”, nhằm mục đích định giá công ty AVG thành mức giá lên đến nửa
tỉ USD, lưu ý là tại thời điểm này, AVG đang thua lỗ nghiêm trọng.
Những kết luận sơ bộ của TTCP vào giữa năm 2017 cũng cho thấy giá trị thực tế của AVG
tại thời điểm mua là khoảng 900 tỉ, tức là Mobi đã "mua hớ" tới 8000 tỉ đồng.
3.ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CO NGHE NHÌN TOÀN CẦU AVG
AVG là viết tắt của Audio Visual Global - là tên gọi tắt của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn
Cầu. Chủ sở hữu là ông Phạm Nhật Vũ. Ttheo báo cáo đánh giá đầu tư của Công ty AVG,
đến thời điểm 31-12-2014, lỗ lũy kế của AVG là 1.563 tỷ đồng (tính tròn), tổng nợ phải trả là
1.722 tỷ đồng. Vẫn theo báo cáo của chính AVG, phải đến năm 2020, AVG mới có lãi sau
thuế khoảng 1.800 tỷ đồng và doanh thu đạt khoảng 7.000 tỷ đồng. Hơn thế, việc khẳng
định AVG sẽ lãi vào năm 2020 chỉ mới là dựa trên kết quả dự báo về số thuê bao mà AVG
phát triển được trong giai đoạn này; nghĩa là chỉ mới là phương án giả định, trong khi thị
trường truyền hình trả tiền của Việt Nam hiện đã tồn tại MyTV của VNPT và K+ của VTV với
cơ sở hạ tầng, công nghệ, kinh nghiệm xây dựng nội dung truyền hình… hùng hậu.
Tính ra, để đạt ngưỡng cân đối thu chi, trong khoảng 5 năm (đến 2020), AVG phải phát triển
được khoảng 1 triệu thuê bao trở lên, một mục tiêu rất thách thức so với tốc độ phát triển
thuê bao thực tế của AVG trong thời gian qua. Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền
thông, tính đến cuối năm 2014, tổng thuê bao của AVG vào khoảng 450.000, một con số
khá khiêm tốn so với thị trường 9,9 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (gồm cả truyền hình
cáp và số vệ tinh). Số thuê bao của AVG ít nhất trong số 3 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền và trong khi 2 đối thủ liên tục tăng trưởng tốt về số thuê bao thì tốc độ của AVG
lại gần như chững lại. Bên cạnh đó, các thuê bao của AVG chủ yếu phát triển ở vùng nông
thôn nhờ giá cước rẻ (20.000-50.000 đồng/tháng), thậm chí miễn phí thuê bao từ 1 đến 2
năm, nên khả năng gia tăng các nguồn thu từ dịch vụ khác cũng không đáng kể.
Bất chấp bảng thành tích như l ấy, Bộ TTTT vẫn thả cửa cho Mobi mua lại AVG, thậm chí là
mua vs giá trên trời để thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ đã giao cho trc đó =='
4.NGUYỄN BẮC SON
-Từ tháng 4/1994 đến tháng 3/1997, ông là Thượng tá, Cục Cán bộ, Tổng cục chính trị
Quân đội nhân dân Việt Nam, Thư ký Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
-Từ tháng 4/1997 đến tháng 3/2003, ông là Trợ lý Cố vấn TW Đảng, Chủ tịch nước Lê Đức
Anh.
-Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông làm UV BCH TW Đảng, Bí thư Ban cán sự
Đảng bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng
ban Tuyên giáo TW.
III.NHẬN XÉT
-Ở đại án AVG, mình bắt đầu nhận thấy sự quay trở lại của liên minh ma quỷ, giữa Mafia
kinh tế, Lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước và Quan chức cấp cao. Mà cụ thể ở đây là Phạm
Nhật Vũ - chủ sở hữu AVG và...
-Cá nhân mình nghĩ xét xử AVG đến cùng sẽ khui ra rất nhiều bí mật động trời nữa, liên
quan đến cả 2 vị Thái Thượng Hoàng, và cả 1 đường dây ngày đêm đang nghĩ cách bán
sạch tài sản quốc gia, hô biến làm của riêng.
-Nếu AVG đc xử minh bạch, khả năng cao Nhà nước sẽ thu về đc 10 tỉ USD từ tài sản của 1
vài idol nào đó :3
-Trong quá khứ, từng có 1 vụ đại án là "hình mẫu" cho những đại án như AVG và Phạm
Công Danh bây giờ, đó là vụ án Tăng Minh Phụng+ Liên Khui Thìn, vụ án này liên quan đến
những vị Thái Thượng Hoàng tiền triều, mình xin k bàn đến, bạn nào có hứng thú thì tự gg.
-Mình đồng ý việc các bạn chia sẻ loạt bài này ra ngoài, song phải đề nguồn là Quán bia
Comcom, k đc để tên mình.
-Các fan đã lờ mờ nhận ra bản chất của Vin chưa ạ ;)
-Đừng cmt vội.
#ĐCSVNQVMN
ĐỐT LÒ P8 - CHẶNG ĐƯỜNG DÀI
Mấy htrc có một bạn cmt hỏi tôi là sao ko cho đốt trụi một thể luôn đe, tôi có trả lời như thế
này: "Không phải cứ muốn đốt là đốt luôn, đầu tiên phải làm đường mở lối, r phát quang bụi
rậm, chặt cây nhỏ cây thấp trước để mở rộng thêm khoảng trống, sau đó tìm cây mục
ruỗng, cây bệnh chặt trc, tránh tình trạng cành khô củi mục bất thình lình rơi xuống, gây
thương vong cho anh em làm nhiệm vụ. Rồi khoanh vùng những cây gỗ tốt, hoặc cây con
đang lớn, trừ lại để giữ hệ sinh thái. Tiếp đó mới đưa máy móc dụng cụ vào đốn hạ cây cao,
cây to, cây lâu năm, sau cùng là gom lại, chất đống r đốt. Không thể nào mà cứ xồng xộc
vào rừng r châm lửa đốt đc đâu, rừng thiêng nc độc mà, rắn rết thú dữ nó cắn cho ngã ngửa
ra đấy ;)". Hnay t sẽ bàn về những bước làm cụ thể trong chiến dịch ĐỐT LÒ, mà cụ Tổng
và các cộng sự đã dày công xây dựng.
I.ĐỘNG THÁI ĐẦU TIÊN
-Ngày 01-02-2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng
ban chỉ đạo. Thành phần gồm có:
Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh, Ngô Văn Dụ, Nguyễn Xuân Phúc, Uông Chu Lưu,
Nguyễn Bá Thanh, Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang, Ngô Xuân Lịch, Trương
Hòa Bình, Nguyễn Hòa Bình, Huỳnh Phong Tranh, Đinh Tiến Dũng, Vũ Trọng Kim, Nguyễn
Văn Hiện.
Như đã nói, trc đây cơ quan phòng chống tham nhũng do Thủ tướng NTD đứng đầu, nhưng
càng chống càng tham nhũng, do đó sau Hội nghị TW6 Khóa 11, cụ Tổng đã quyết định
thành lập 1 cơ quan mới, do cụ làm Trưởng ban, đặt dưới sự quản lí trực tiếp của BCT và
BBT.
-Ngày 30-5-2014, trong BCT đã ban hành Chỉ thị 36 đó, mình xin tóm tắt nội dung chủ yếu
của Chỉ thị 36 là nhắm đến công tác nhân sự. Đại khái là đưa ra những quy định mới, khung
mới, các tiêu chuẩn để bầu hay bổ nhiệm nhiều chức danh chủ chốt trong Đảng và Chính
phủ. Chỉ thị này là sự dọn đường cho quá trình loại bỏ dần những thành phần cán bộ suy
thoái, ô nhiễm, gọi tắt là "tay chân của X"
-Ngày 30/11/2015, bác Tô Huy Rứa có bài viết đánh giá về kết quả của đại hội đảng bộ các
cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trong bài viết có đoạn: "rà soát,
bổ sung quy hoạch cấp ủy và lãnh đạo chủ chốt một cách thường xuyên, liên tục, phát hiện
nhân tố mới đủ tiêu chuẩn bổ sung quy hoạch và đưa ra khỏi quy hoạch những người không
còn đủ tiêu chuẩn" và "thực hiện luân chuyển 54 đồng chí thuộc diện Trung ương quản lý để
đào tạo bồi dưỡng thông qua thực tế địa phương và điều động 28 đồng chí đang công tác
tại các địa phương về Trung ương để có điều kiện kiện toàn các chức danh chủ chốt gắn
với nguồn nhân sự tham gia cấp ủy địa phương khóa mới."
Hay nói cách khác, cụ Tổng đã thực hiện 1 cuộc luân chuyển ngoạn mục, tống cổ một cơ số
th bố láo bố toét ra khỏi TW, đồng thời đưa 1 loạt đồng chí tốt về TW, chung tay cùng cụ
ĐỐT LÒ. Cái gọi là "luân chuyển cán bộ" này rất quan trọng, nó là mấu chốt của công cuộc
chỉnh đốn tổ chức Dảng nói chung, và công cuộc ĐỐT LÒ nói riêng.
II.LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ.
Ngược dòng thời gian trở về gần 20 năm trước, giai đoạn 1996-2001, có 2 vụ đại án chấn
động khi ấy, biểu hiện cho sự mục ruỗng, thối nát trong công tác quản lí, giám sát tiêu cực.
Đó là vụ án EPCO - Tăng Minh Phụng và vụ án Năm Cam. Chi tiết 2 vụ án này các bạn gg
sẽ rõ thêm chi tiết, mình chỉ nói sơ lược về quan điểm của mình về 2 đại án ấy.
1.EPCO- Tăng Minh Phụng
Đây là vụ án đầu tiên về cái gọi là "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lí kinh
tế, gây thất thoát tài sản Nhà nước", vụ án này gây thiệt hại hơn 3000 tỉ cho Nhà nước thời
điểm những năm 2000, 1 con số quá khủng khiếp, nó cũng là "hình mẫu" cho những đại án
"kinh tế" sau này.
2.Năm Cam
Tội ác của hắn ta diễn ra trong 1 thời gian khá dài, thể hiện sự buông lỏng, dung túng của
rất nhiều quan chức cấp cao của hệ thống tư pháp, ở đây bắt đầu xuất hiện mối quan hệ
giữa xã hội đen và Chính phủ, khi mà xã hội đen vung tiền ra mua chuộc hầu hết các lãnh
đạo cấp cao của BCA, Thành ủy và cả UBND TP HCM lúc ấy. Một thuật ngữ mới cũng xuất
hiện "ông trùm của những ông trùm", nói dễ hiểu thế này, trc đó vẫn có sự hiện diện của nh
ông trùm, trùm cá độ, trùm bao gái, trùm ma túy, trùm đâm thuê chém mướn...nhưng Năm
Cam là kẻ đầu tiên và duy nhất thông nhất đc tất cả, thâu tóm cả thế giới ngầm từ Nam ra
Bắc. Sau vụ án này, nh quan điểm của hệ thông tư pháp về xã hội đen đã thay đổi, nhìn
chung là để chống việc có thêm 1 Năm Cam thứ 2. Có 1 vài giả thuyết đưa ra kiểu như
5Cam bị đánh bởi vì cấu kết vs các thế lực phản động tại Thái Lan, nhưng mình k đồng ý vs
thuyết này, đó chỉ là tin tung hỏa mù đánh lạc hướng nhằm lấp liếm đi tội ác của 5cam mà
thôi.
Vậy đâu là căn nguyên của 2 vụ thảm án này??? Lại ngược dòng thời gian quay về thêm vài
năm nữa, sau sự tan rã của Liên Xô năm 1991, ít nhiều Đảng ta đã có sự thay đổi, quyền
lực TW dần dần đc phân bổ về địa phương, các chính sách về kinh tế, luật, thuế, đất
đai...đã tao cho chính quyền địa phương quyền tự chủ, tự quyết độc lập hơn trc rất nh. Về
mặt Đảng, các đại biểu địa phương cũng bắt đầu chiếm đa số ghế ở Đại hội Đảng. Chủ
trương này nhằm thúc đẩy pt kinh tế địa phương, và phòng tránh 1 cuộc "lật đổ chính trị"
của 1 nhóm ng lãnh đạo ở TW trong tương lai như đã diễn ra ở LX cũ.
Thế nhưng chủ trương này dần bộc lộ một yếu điểm chết ng, đó là khi Chính quyền địa
phương nắm quyền độc lập hơn, thì bắt đầu có hiện tượng "trên bảo dưới không nghe", bắt
đầu xuất hiện những ông "trời con", "lãnh chúa" của 1 tỉnh thành nào đó, hay thậm chí là cả
1 vùng. Về sau, sự bất tuân thượng lệnh này đã góp phần k nhỏ vào việc K THỂ KỈ LUẬT X
NĂM 2012, khi BCT đề nghị kỉ luật X nhưng các UV BCH TWĐ k đồng ý.
Chính vì thế, khi đảm đương chức vụ TBT, Nguyên lão Lê Khả Phiêu đã có những động thái
đầu tiên trong công cuộc cải tổ bộ máy và phòng chống tham nhũng tiêu cực trong các cấp
lãnh đạo. Cụ P đã đưa ra Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 lần hai, trong Nghị quyết này,
cụ Phiêu khởi xướng “cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng” và “luân chuyển, điều
động cán bộ”. Về bản chất, sự "luân chuyển, điều động cán bộ" của cụ mang hàm ý là loại
bỏ những khối ung nhọt ở TW, và tăng cường đưa các nhân tố trong sạch vững mạnh từ địa
phương về TW. Tuy nhiên, đáng tiếc, cụ vấp phải sự phản ứng quá mạnh mẽ của các "Ban
cố vấn" đương thời, chính cái "Ban cố vấn" ấy đã dung túng cho tiêu cực, di họa cho đất
nước tới tận 20 năm sau mới phần nào gỡ bỏ đc. Về sau, cụ P lại có 1 bước đi cực kì
ngoạn mục nữa, ấy là chấp nhận hy sinh thân mình, chấp nhận rời bỏ cương vị TBT trc nửa
nhiệm kì, để kéo theo cái "Ban cố vấn" củ loz kia về hưu luôn. Có nhiều quan điểm nói rằng
cụ bị ha bệ, nhưng mình tin cụ đã "đồng quy vu tận" với bọn chó má, chứ k dễ gì mà hạ đc
cụ đâu, cụ từng đảm đương 3 chức vụ cao cấp cơ mà ;))
III.BỘ CÔNG AN
-Xuyên suốt trong nhiều vụ đại án trong 20 năm gần đây, k thể k nhắc đến sự "vô dụng" "bù
nhìn" 1 cách ngớ ngẩn của BCA, và trên thực tế thì trong vụ án Năm Cam, có tới 2 Thứ
trưởng BCA bị cách chức, và vô số các lãnh đạo cao cấp khác dính chàm. Về sau, trong vụ
án Dương Chí Dũng, cũng có nh chi tiết khó hiểu lquan đến cái bộ củ loz này. Theo mình,
nói về vấn đề ANQG và TTATXH thì Bộ CA làm cực tốt, nhưng đụng đến kinh tế vs tiêu cực
thì đúng là như loz, nối giáo cho giặc.
-Tiện đây cũng nhắc luôn là dưới thời Bộ trưởng Trần Đại Quang, có tới 4 Thứ trưởng quê
gốc Ninh Bình, còn lãnh đạo Tổng cục và các Cục thì thôi khỏi bàn nữa :v
-Ngày 8/6/2017 TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Đảng ủy CATW nhằm đánh giá kết
quả thực hiện công tác bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH và xây dựng lực lượng CAND thời
gian qua; xem xét, thống nhất một số chủ trương, nội dung công tác trọng tâm thời gian tới
-Ngày 26/6/2017, Đảng ủy Công an TW đã ra Nghị quyết số 06 về chủ trương “Kiện toàn tổ
chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nói cách khác, BCA đã và
đang trong quá trình thanh lọc tẩy rửa, có lẽ sắp tới sẽ có kha khá vị lên đường đây ;)
-Thời gian qua, có khá nhiều nguồn tin nói rằng bác Tô Lâm sẽ abc xyz, tuy nhiên, quan
điểm của mình thế này, bác Tô Lâm hiện đang là Phó trưởng Ban Chỉ đạo TW về phòng,
chống tham nhũng. Hiểu vị trí của bác Lâm r chứ ;)
IV.KẾT
-Thực ra cái phần 8 này nó rất dài, rất nh ch để nói, nhưng mình chỉ thu gọn nhiêu đây thôi,
những gì chưa nói đc thì sẽ bóc tách thành 1 bài viết riêng, với cả hết thuốc lá r, k viết thêm
đc nữa :v
-Hqua có hứa viết 1 bài về vai trò của công tác định hướng tư tưởng trong nền giáo dục nc
nhà, mà bận quá mới viết đc chút ít, hẹn vài hôm nữa nhé.
-Có ai để ý là thời gian gần đây cụ P xuất hiện khá nh k ;)

30
#ĐCSVNQVMN

ĐỐT LÒ - P9: TRUYỀN THÔNG - CON DAO 2 LƯỠI

Có thể nói chiến dịch chống tham nhũng lần này, ngoài sự quyết tâm vô cùng lớn của cụ
Tổng và các cộng sự, cùng sự hậu thuận của nhiều cấp lãnh đạo ban ngành, còn có sự giúp
vô cùng đắc lực của truyền thông.

I.CHUYỆN QUỐC TẾ

Nếu như vài năm trước, hàng loạt các nhà dân chủ, các nhà hoạt động nhân quyền NỔI
LÊN khá rầm rộ, thậm chí có lúc tưởng như thách thức các cơ quan công quyền. Trên mạng
thì chúng liên tục đăng đàn viết bài bôi nhọ, vu vạ, nói xấu các lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
đồng thời xuyên tạc nhiều chính sách của Chính phủ, nhằm gây mất lòng tin của Nhân dân
và dư luận. Bên ngoài, chúng nhân danh các tổ chức phi chính phủ, nhân danh các hội
nhóm, nhân danh tôn giáo, xuống đường biểu tình, gây rối mất trật tự, đồng thời lợi dụng
thời cơ để chụp mũ, vu vạ các lực lượng thi hành pháp luật của ta.

Đó là về mặt tự do ngôn luận, còn về mặt truyền thông, phải nói chắc chắn một điều rằng,
thời kì 2006-2016 là thời kì thịnh vượng của BÁO CHÍ ME TÂY, của LŨ KỀN KỀN VIẾT
BÁO, không khó để nhận ra sự thần thánh hóa phương Tây đến buồn cười.
Tôi lấy một vài ví dụ nhỏ thế này:
-Hồi Obama lên làm Tổng thống Mỹ, báo chí VN đồng loạt tung hô th mọi đen ấy, cái th mà
đã gieo rắc chiến tranh, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu ng dân vô tội, phá vỡ sự ổn
định lâu đời của 7 nước Lybia, Iraq, Syria, Yemen, Somali, Pakistan, Afgha. Và khi th mọi
đen ấy lên nhận giải Noel vì Hòa bình, đéo có 1 th nhà báo nào ở VN nhắc đến ch vì sao
gieo rắc chiến tranh lại đc giải Nobel Hòa bình??? Vì nhà báo ăn bẫm tiển chứ sao :))

Tiện thể nhắc đến Syria, k thể k nhắc đến lũ ISIS và nước Nga. Truyền thông phương Tây
đã tô vẽ Chính phủ Syria là 1 Nhà nước tàn bạo, độc tài, song đ chứng minh đc con c gì về
điều đó, và nghiễm nhiên, PHÊ ÔN HÒA - những kẻ tụ tập âm mưu lật đổ 1 Nhà nc có chủ
quyền như Syria lại đc thần thánh hóa như những vị anh hùng, và tất nhiên báo chí VN ngày
ấy hốc hết sạch đống cứt mà truyền thông phương Tây ỉa ra, sạch sẽ như chưa bao giờ đc
hốc. Và ngay trong cuộc chiến chống IS, báo chí luôn đưa tin ngắn gọn r lờ tịt đi những vụ
không kích nhầm của Mỹ vào lực lượng chống IS, nhưng đbh đặt ra câu hỏi tại sao 1 quân
đội đc coi là hiện đại nhất TG, lại có thể không kích nhầm??? Và mỗi khi người Nga có một
động thái quân sự nào đó nhằm bảo vệ đồng minh và lợi ích của họ, truyền thông phương
Tây lại giãy nảy lên như thể ng Nga sắp nuốt hết cả Châu Âu, và tất nhiên, báo chí VN lại
tiếp tục hốc hết.

-Thứ hai là, trong rất nhiều các hoạt động quốc tế, báo chí luôn đưa tin về phương Tây như
một cứu cánh cho nền kinh tế và quốc phòng của VN. Những khoản vay hàng trăm triệu
USD của phương Tây dành cho VN - mà thực chất là cái thòng lọng vô hình, đc báo chí VN
tung hô như một sự cứu cánh cho nền kinh tế VN. Và đâu đó trong những bài báo ấy, lại
điểm xuyết những dòng title kiểu như: "Hợp tác kinh tế vs EU là con đường thoát khỏi sự lệ
thuộc vào TQ", ồ, thấy chưa, có mùi bài Tàu r đấy. Báo chí liên tục đưa tin về những ch
nhảm loz kiểu như: "Mỹ viện trợ tàu tuần duyên trị giá 18 triệu USD giúp VN tuần tra biển".
Có lẽ trong mắt lũ báo chí me Tây ấy, 18 triệu USD ấy to lắm, mua đc nh tàu lắm, và đéo có
1 th nhà báo nào tự hỏi rằng, để nhận đc KHOẢN VAY 18TR USD ấy, VN đã phải đánh đổi
những yêu sách gì vs Mỹ, đéo có ái cả, báo mạng lại tràn ngập những dòng title kiểu như:
"Mỹ hiện diện ở Biển Đông, sát cánh cùng VN chống TQ".

Ô hay, VN tao cần đ gì chúng mày có mặt ở Biển Đông, tao đuổi th TQ khỏi Biển Đông đ đc
giờ lại thêm m xuất hiện, sự xuất hiện của Mỹ lại chính là cái cớ để TQ gia tăng quân sự
trên biển Đông, lý do TQ đưa ra là: "Để cân bằng vs sự hiện diện quân sự của Mỹ". Hay
chưa, cái thứ truyền thông chó đẻ ở VN đã định hướng sự mê muối về sự "tốt đẹp" của
phương Tây như thế đấy :))

Còn rất nhiều ví dụ khác nữa về sự me Tây trắng trợn và bài Tàu mù quáng của báo chí VN,
song trong khuôn khổ bài viết này, tạm thời k nhắc đến nữa, chỉ biết 1 điều rằng, trong 2
nhiệm kì làm Thủ tướng của ai đó, truyền thông VN thực sự như 1 con chó của phương
Tây.

II.QUAY TRỞ LẠI VS ĐỐT LÒ

1.TRÒ BẨN CỦA X


Như tôi đã nói ở trên, X sử dụng khá nhuần nhuyễn quân bài truyền thông, để phục vụ nh
mưu đồ đen tối. Theo dõi báo chí nhiều năm qua, có thể dễ dàng nhận ra rằng, ở những
thời điểm "nhạy cảm", "yếu thế" của phe X, bỗng nhiên trên mạng lại xuất hiện nh bài viết
xuyên tạc, mang tính chất bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các lãnh đạo trc đó và cả đương thời.
Vấn đề mà chúng nói đến thì đủ loại, từ gia đình, vợ con, đến tài sản, đến những phát ngôn
của các lãnh đạo bị cắt xén, biến tấu nhằm phục vụ mưu đồ xấu xa của 'phe nào đó". Có thể
kể đến như:
- Thăm nhà nguyên TBT Lê Khả Phiêu năm 2009
- Dựng chuyện con trai tướng Nguyễn Đức Nhanh nợ cá độ bị giang hồ vào nhà ám sát
- Đưa tin đồn thất thiệt về tướng PQT và con trai năm 2012
- Liên tục công kích BT Bộ YT Nguyễn Thị Kim Tiến
...
Và những ngày gần đây là công kích cháu nội của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời bôi
nhọ cả Đại tướng và các vị lãnh đạo trong thời kì 1984-1987 (sẽ viết trong một bài viết
khác).

2.THAY ĐỔI

Ngày 31/7/2017, tại Phiên họp thứ 12 của BCĐTW về phòng chống tham nhũng, TBT NPT
có nói: "Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào cuộc
đấu tranh phòng chống tham nhũng; cần tăng cường cung cấp thông tin cho báo chí, bảo
đảm tính công khai và phát huy vai trò của báo chí tham gia giám sát.
Tuy nhiên, báo chí cũng cần thông tin đúng, chuẩn xác, góp phần thúc đẩy công tác phòng
chống tham nhũng; đồng thời đấu tranh phản bác những thông tin sai lệch, xuyên tạc, bịa
đặt. Báo chí là "thanh bảo kiếm" để chữa lành những vết thương"

Thật vậy, từ năm 2015 trở lại đây. có thể nói truyền thông và tự do ngôn luận ở VN đã "thay
đổi" khá nhiều. Về mặt tự do ngôn luận, đó là cái án tù gần chục năm cho rất nh các nhà
hoạt động dân chủ, những kẻ mà dưới thời X đã "sống hết mình" "cháy hết mình" cho công
cuộc nói xấu chế đố, hiện nay, gần như k còn bóng dáng của 1 nhà dân chủ nào lộng ngôn
như trc đây nữa.

Về phần báo chí, hàng loạt các Tổng biên tập, phó Tổng bị cách chức, bị cảnh cáo kỉ luật,
hàng trăm nhà báo bị rút thẻ, vì lí do gì chắc các bạn tự hiểu. Song song vs đó, các bài viết
cũng k còn thiên hướng me Tây nữa, các quan điểm Đông Tây đc nhìn nhận khách quan,
tâm lý kích động bài Tàu đc xóa bỏ.

Riêng về công cuộc chống tham nhũng và tiêu cực, truyền thông đã đóng vai trò vô cùng
tích cực. Bắt đầu từ những vụ "bổ nhiệm" rất đơn giản ở các tỉnh thành địa phương, từ
những cuộc liên hoan có phần "xa xỉ" của các quan chức địa phương, từ những "đóng góp
phản ảnh của ng dân"...rất nhiều những thanh củi đã đc cụ Tổng đưa vào lò.

Chẳng thế mà chỉ từ một bức ảnh chụp "chiếc Lexus 570 mang biển xanh" của PCT UBND
tỉnh Hậu Giang, cụ đã chụp luôn tổng GĐ PVC một thời, từ đó nắm đầu luôn tên BT Thành
ủy năm xưa làm chủ tịch PVN, khui ra cả 1 đường dây tham ô tài sản quốc gia.
Chẳng thế mà bỗng dưng trên cả nc xuất hiện hình ảnh của hàng loạt "biệt phủ", báo chí
tràn ngập tin tức về những "lãnh đạo trẻ, tuổi mới 30 nhưng đã yên vị trên ghế GĐ Sở".
Chẳng thế mà từ những "thông tin báo chí về Cty Điện Quang", ngày 16/2/2017 TBT
Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ thông tin báo nêu liên quan tài
sản của Thứ trưởng Công thương Hồ Thị Kim Thoa, để rồi 6 tháng sau, TBT cách chức bà
Thoa luôn.
Chẳng thế mà từ đầu năm 2017, báo chí rộ lên thông tin DN tặng 1 chiếc Toyota Avalon, đời
2016 trị giá hơn 1 tỷ đồng để chuyên đưa đón ông Nguyễn Xuân Anh đi làm và cho rằng
chiếc xe này gắn biển xanh giả. Và dưới sự chỉ đạo làm rõ của cụ TBT, những sai phạm
chết ng của Xuân Anh đã lộ ra, cái kết cũng đã đến vs cha con NVC.
Và còn cha con Vũ Huy Hoàng, còn hàng loạt dự án BOT, tất cả đều đc báo chí nhắc đến
hết sức "tình cờ", nhưng vô cùng "bài bản"

III.KẾT
Hiện tại, cá nhân mình cho rằng truyền thông VN đang đi đúng hướng, đang dần vào quỹ
đạo, hy vọng với sự chỉ thị quyết liệt và nghiêm khắc của cụ Tổng, báo chí VN sẽ dần quay
trở lại đúng vs sứ mệnh của nó, sẽ làm tốt vs quyền lực mà nó sở hữu, để đại bộ phận ng
dân không còn phải sống trong thời đại ngập ngụa thông tin, nhưng thiếu kiến thức nữa.

DỰ LÀ SẮP TỚI BÁO CỨ NHẮC ĐẾN TH NÀO LÀ TH ẤY CHẾT THẲNG CẲNG


Nguồn : Quán bia ComCom

#ĐCSVNQVMN

ĐỐT LÒ P10 - TỀ GIA

.
I.CÔNG THẦN LỠ BƯỚC.

1.Tín hiệu.

Chiều 4/8/2016, tại hội trường Thành ủy Cần Thơ, hơn 300 cử tri là cán bộ hưu trí, cán bộ
chủ chốt của thành phố Cần Thơ có buổi tiếp xúc với Đoàn đại biểu QH bà Nguyễn Thị Kim
Ngân "Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện luân chuyển. Trách nhiệm thuộc về Ban Tổ chức
Trung ương."

Như thế nào là trách nhiệm thuộc về BTCTW??? Và BTCTW khi ấy đứng đầu là ai???

Đồng thời, ngày 8/12/2016 Ban Bí thư đã họp ngày dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo với 2 nguyên Ủy viên Trung ương Trần Lưu
Hải và Huỳnh Minh Chắc.

Sau khi xem xét các báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư đã kết luận như
sau:

Ban Bí thư nhận định những vi phạm, khuyết điểm của các cán bộ nêu trên đã gây hậu quả
nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, gây bức xúc và tạo dư luận
xấu trong xã hội.

Xét nội dụng, tính chất, mức độ vi phạm; căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị
về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư thống nhất rất cao (100% bằng phiếu kín)
quyết định:

- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương.

- Thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên
Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015.( mà tới năm
2018 thì tiếp tục đến lượt con trai Huỳnh Thanh Phong lên thớt)

- Thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Duy Thăng, Ủy viên Ban
cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

2.Người chịu trách nhiệm.

Quay trở lại vs phát ngôn của bà Kim Ngân, mình có suy nghĩ như thế này. Chức vụ của bà
Ngân là CT QH, bà Ngân cũng k thuộc hàng chỉ huy của UBKTKL Đảng, hơn nữa vs truyền
thống lâu nay của QH là KHÔNG DÍNH LÍU ĐẾN CHUYỆN QUYỀN LỰC, thì phát ngôn của
bà Ngân k đơn thuần chỉ là "khẳng định". Bởi vốn dĩ trên thực tế, CT QH "k đủ tư cách" để
bàn về những vấn đề này. Theo mình, phát ngôn của bà Ngân như là 1 sự truyền tải thông
điệp của cụ Tổng rằng, việc luân chuyển cán bộ "có vấn đề" "có sai phạm" dưới thời X có 1
sự lquan k hề nhẹ đến BTCTW, mà đứng đầu là bác THR. Trong phần 4 hay 5 mình cũng
đã đề cập đến cái tên này r.

3.Nỗi buồn bác Tô

Tại sao mình lại gọi là bác Tô, chứ k phải ông Tô, hắn ta, hay 1 cái tên nào khác. Thực sự,
trong suy nghĩ của mình, mình vẫn rất ngưỡng mộ bác Tô.
Xuyên suốt 1 time dài, bác Tô là cộng sự đắc lực của cụ Tổng trong "sứ mạng" thanh lọc
đồng chí phe ta và đồng bọn phe địch. Ông ta đã đi khắp các địa phương để ban hành nhiều
quyết định thay thế nhân sự, gầy dừng lực lượng cơ sở chuẩn bị đá văng Nguyễn Tấn Dũng
trong đại hội 12.

Việc luân chuyển cán bộ vào các vị trí Phó Chủ tịch, Phó Bí thư là thuộc thẩm quyền của
BTCTW.

Ngày 22/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận được Công văn số 551/VN-PVC/CBTT về
việc công bố thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của Công ty CP Đầu tư Xây dựng
Vinaconex - PVC.

Theo đó, bà Tô Linh Hương thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị Công
ty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC kể từ ngày 21/6/2012, tức là sau 2 tháng giữ
chức vụ.

Tô Linh Hương sinh năm 1988, tốt nghiệp Học Viện Báo Chí, thời điểm năm 2012, Hương
mới 24 tuổi, đã đc bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu Vinaconex, một con oắt con học Báo chí
Tuyên truyền liệu có lãnh đạo nổi 1 tập đoàn như Vinaconex, xét thấy so vs Nguyễn Thanh
Nghị, Hương chẳng kém là bao.

Đáng ra bác THR ko nên làm như thế, chán!!!

III. BCA
Ngày 8/4/2011 Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng ủy quyền cho Trần Đại Quang
bổ nhiệm quyền Tổng cục trưởng cho Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh.
Ngày 2/8/2011, trước Quốc hội, Nguyễn Tấn Dũng đề cử Trần Đại Quang làm Bộ trưởng Bộ
Công an.

IV.KẾT
Phần 10 này mình nói ko nhiều, vì thực sự đụng chạm đến nh ch rất k hay, thi thoảng sẽ up
riêng về 1 vị nào đấy thôi, bên phe ta ấy ;)

Nguồn: Quán bia ComCom


#ĐCSVNQVMN

ĐỐT LÒ P11 - Ngân Hàng

Ngày này năm ngoái, NHNN quyết định loại bỏ vai trò quản lý của cha con Trầm Bê tại Ngân
hàng Sacombank, đồng thời, CQĐT cũng bắt đầu điều tra xét xử các sai phạm tại
Oceanbank, Sacombank, Phương Nam Bank...

Ngược dòng thời gian, năm 2008, Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm Nguyễn Văn Bình
làm Thống đốc NHNN VN, thay cho bác Nguyễn Văn Giàu.

Và kể từ năm 2008, các Ngân hàng tư nhân mọc lên như nấm sau mưa, cùng với đó là các
hoạt động sát nhập mua bán giữa các NH vs nhau, và giữa các NH vs các tổ chức tín dụng,
các quỹ đầu tư. Tiêu biểu có thể kể đến như Đại Tín, Gia Định, Phương Nam, Xây Dựng...
Kết quả là Nhà nước thất thoát hàng trăm nghìn tỉ, còn Gia Định, Đại Tín về tay Bản Sắc
Việt, riêng Phương Nam cũng góp chút công lso vs anh Ba bằng khoản chi trả 1500 tỉ cho
Bản Sắc Việt...

Tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính, dòng tiền trên dải dắt VN này, k thể k qua mặt
đc Thống đốc NHNN, bởi mọi việc mua bán sát nhập giữa các tổ chức tín dụng đều phải có
sự đồng ý của Thống đốc, và đây cũng chính là đất diễn tuyệt vời của vị phù thủy tài ba này.
Vậy thì nếu có sai phạm, k thể nói rằng phù thủy ko liên quan.

Ngày 8/9/2017, ông Đặng Thanh Bình bị bắt, bởi những sai phạm ở Ocean Bank, đại khái
ông Đặng TB vs vai trò là ng giám sât, ng "giúp" Thống đốc giải quyết các vấn đề lquan đã
để xảy ra sai phạm, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thật lạ, bởi ông Phó họ Đặng này chỉ
là ng quan sát, còn ng quyết định,chỉ đạo là ông Trưởng cơ mà, sao lại bắt ông Phó, tội của
ông Phó, có chăng chỉ là trùng tên Bình mà thôi...Lại một Lê Lai bị ép phải cứu Chúa...

Nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình là ng có tài, k ai ở VN này giỏi về tài chính tiền bạc
hơn ông, đáng tiếc, tài k đúng chỗ.

Cùng vs Trần Bắc Hà, Trầm Bê, Hứa Thị Phắn, ông "em X" đã lũng loạn ngành tài chính
ngân hàng suốt 1 thời gian dài, giờ cũng nên "trả lễ" đi thôi.

Ông Nguyễn Văn Bình hiện là Trưởng Ban Kinh tế TW, vị trí này hay này ;))

Phần 11.1
có nhã hứng thì tự tim đọc về Dương Thanh Cường và Trần Quốc Liêm nhé, sẽ hiểu thêm
rất nhiều về cách Phù thủy làm phép như thế nào :)) Kiểu như cầm sổ đỏ cắm ở 1 ngân
hàng, r lại "mượn lại" sổ để đem sang Ngân hàng khác ;) Thống đốc gật đầu mới đc đó
nha :3

thêm 1 chút thông tin về BCA


-ông Bùi Văn Nam, hiện là Thứ trưởng BCA, trc đây từng làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
-ông Trần Quốc Liêm, Phó TC Trưởng TC An Ninh
-ông Phan Văn Vĩnh nguyên là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Ủy viên Đảng ủy Công
an
-ông Bùi Văn Thành sinh năm 1958, quê tại Xóm Bùi, xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình
-Thượng tướng Đặng Văn Hiếu sinh ngày 21/7/1953, quê quán tại thôn Yên Trạch, xã
Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, từ năm 2003, ông là Chánh
văn phòng Bộ Công an, hàm Thiếu tướng.
-Thượng tướng, Thứ trưởng Bùi Quang Bền sinh ngày 15/3/1955, quê quán xã Thạnh
Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang).

https://www.tienphong.vn/phap-luat/sieu-lua-duong-thanh-cuong-dang-tu-chung-than-bi-
khoi-to-them-toi-1190530.tpo

https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ky-luat-3-lanh-dao-cao-nhat-tinh-ninh-binh-2177723.html
nguồn : Quán Bia Comcom
#ĐCSVNQVMN

ĐỐT LÒ P12- SOÁI CA HAY SÓI NGA, “CÂU LẠC BỘ ĐỒI CHIM SẺ” CỦA 3X

I.BẦY SÓI CON NĂM NÀO…


Những năm 80 của thế kỉ trước, nhờ sự trao đổi quan hệ giữa hai nước, có rất nhiều sinh
viên của Việt Nam đã sang Liên Xô du học, tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của
nước bạn, với mục đích xây dựng và bảo vệ đất nước, thế nhưng mọi chuyện lại không đơn
giản như vậy
Tòa nhà Dom 5,phố Dmitria, Ulianova, Moscow là KTX dành riêng cho các du học sinh nước
ngoài tới LX học tập. Ban đầu, nó đơn thuẩn chỉ là nơi sinh sống và học tập của các dhs,
dần dần trở thành nơi tụ tập, trao đổi, buôn bán giữa các dhs, và giữa các dhs và ng bản
địa. Đến năm 1991, một nghiên cứu sinh thuê Dom 5 và Dom 11 phố Aminiev làm chợ, một
dạng trung tâm thương mại bán buôn, chính thức mở ra một xu hướng mới, một hướng đi
mới cho nhiều cuộc đời. Nhiều sinh viên từ đây, với hai bàn tay trắng bắt đầu đi lên bằng tri
thức và sức lao động. Sau khi Liên Xô sụp đổ, việc Nga chuyển đổi thể chế và chuyển nền
kinh tế từ kế hoạch hóa sang thị trường tạo nên cơ hội làm giàu cho tất cả mọi người trong
đó có du học sinh Việt Nam. Nước Nga với hơn 140 triệu dân trở thành thị trường khổng lồ,
là bệ phóng đưa các doanh nhân Việt Nam ở Nga và Ba Lan cất cánh, giàu lên nhanh
chóng.
Du học sinh Việt Nam tại Liên Xô những năm đó chủ yếu làm dịch vụ nhận và bán hàng như
đồng hồ điện tử, máy tính, máy fax, quần áo bò…cho bạn bè bên Ba Lan rồi đổi $, mua
vàng chuyển ngược sang. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cựu sinh viên trường Đại học Kinh
tế Plekhanov, Moskva khởi nghiệp từ rất sớm. Năm 21 tuổi bà đã có "triệu đô la" đầu tiên từ
buôn đồng hồ điện tử, máy tính… nhập từ Ba Lan và kinh doanh tài chính. Về sau, cuối
những năm 90 bà Thảo chuyển sang xuất khẩu ô tô, máy móc thiết bị, thép xây dựng… từ
Nga về Việt Nam.

1.PHẠM NHẬT VƯƠNG- LÊ VIẾT LAM


-Phạm Nhật Vượng quê gốc ở Can Lộc, Hà Tĩnh, nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sau khi
thi đỗ Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội ông được chọn sang Liên Xô du học. Năm 1993, ở thời
điểm khi Liên bang Xô Viết đã tan rã với rất nhiều hệ lụy và cơ hội mới, Phạm Nhật Vượng
sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Mỏ-Địa chất đã không lựa chọn nghề Mỏ đã học
mà bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, kết hôn và lập nghiệp ở thủ đô Nga rồi chuyển đến cố đố
Khakov, Ukraina. Tại Ukraina, ông mở một nhà hàng Việt tên là Thăng Long với số vốn
10.000 USD. Một thời gian sau, ông cùng “một số người bạn” thành lập Tập đoàn
Technocom để sản xuất mì ăn liền. Sau này, Vượng trở về VN đầu tư như chúng ta đã biết
-Lê Viết Lam sinh năm 1969 tại Thanh Hóa, đến năm 1987 ông sang Nga theo chương trình
đào tạo của nhà nước. Sau khi hoàn thành khóa học thạc sĩ ở Moscow, Lam cùng Vượng
đã bắt tay nhau, xây dựng đế chế Technocom, ông cũng đồng hành cùng với ông Vượng và
1 số bạn bè thành lập khu chợ Barabarosha cho người Việt và dân địa phương tới buôn
bán.
Ông cũng không gắn bó lâu với Technocom mà sớm tách riêng và thành lập Tập đoàn
Sungroup. Tập đoàn này đã xây dựng nhiều công trình, dịch vụ lớn ở Ukraine thời điểm đó,
như siêu thị thực phẩm SunMart, công viên nước trong nhà Jungle, khách sạn 4 sao
SunLight và Làng Thời Đại.
Năm 2007, ông Lê Viết Lam đầu tư về Việt Nam với các công trình, dự án hàng chục nghìn
tỷ đồng như Khu du lịch Bà Nà Hills tại Đà Nẵng (104 triệu USD), công viên Châu Á (10.000
tỷ đồng), dự án Công viên Đại Dương tại Hạ Long (6.000 tỷ đồng), dự án cảng hàng không
Quảng Ninh (7.500 tỷ đồng).
Khác với ông Vượng, người dồn lực đầu tư về Việt Nam, ông Lam vẫn duy trì các hoạt động
kinh doanh, đầu tư ở Đông Âu.
Vị tỷ phú ẩn mình này còn là thành viên sáng lập Ngân hàng VIB và đang là Chủ tịch Tập
đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt ở nước ngoài.

2.NGUYỄN ĐĂNG QUANG- HỒ HÙNG ANH- TRỊNH THANH HUY


-Nguyễn Đăng Quang nổi tiếng trong giới doanh nhân bởi quy mô tài sản hàng tỷ USD cũng
như tốc độ tăng trưởng vượt bậc của doanh nghiệp nguồn gốc tư nhân này.
Nếu như ông Phạm Nhật Vượng nổi tiếng với mì tại Ukraina thì ông Nguyễn Đăng Quang -
một tiến sĩ Vật lý lại nổi tiếng với mì gói tại Nga.
Những năm đầu thập niên 1990, ông Nguyễn Đăng Quang bắt đầu bán mì ăn liền cho người
Việt tại Nga, và xây dựng nhà máy đầu tiên với công suất 30 triệu gói/tháng, sản xuất mì,
nước tương, nước mắm, tương ớt bán cho người bản xứ.
Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà. Tại đây, thương hiệu Masan Food
liên tục gặt hái thành công khi tham gia vào cả 4 nhóm hàng tiêu dùng đang nổi tại Việt Nam
là nước tương, nước nắm, mì ăn liền và hạt nêm, với doanh thu năm 2009 đạt gần 4.000 tỷ
đồng, tăng hơn gấp đôi (106%) so với năm 2008.
NĐQ hiện còn là Chủ tịch cty khoáng sản Núi Pháo, chủ tịch Vinacafe Biên Hòa...
-Hồ Hùng Anh theo học ngành Điện Kĩ thuật tại Kiev, Ukraina, là ng cùng NĐQ kinh doanh
mì gói tại Nga, thành lập Masan Nga và Techcombank
-Trinh Thanh Huy từng theo học Học viện Kĩ thuật quân sự Nga, hiện là Chủ tịch HĐQT
kiêm TGĐ Công ty CP BĐS Bình Thiên An – nổi tiếng với dự án Đảo Kim Cương và
Metropolis Thảo Điền tại TP HCM.Đồng thời ông Huy còn là sáng lập viên Công ty cổ phần
thương mại Đầu tư HB, thực hiện nhiều thương vụ M&A với các công ty như Vinafco, Beton
6, Descon…Ông Huy từng kinh doanh mỳ ăn liền và thức ăn nhanh tại Nga trong giai đoạn
1994-1999 và phó chủ tịch của Tập đoàn Masan trong thời gian từ 1994-2006.

3.NGÔ CHÍ DŨNG- ĐĂNG KHẮC VỸ


-Ngô Chí Dũng theo học ngành Địa chất tại Moscow, trước khi trở về Việt Nam đầu tư, ông
cũng có thời gian kinh doanh trong lĩnh vực mì ăn liền tại Nga.
Năm 1996, ông là cổ đông sáng lập ngân hàng VIB. Trong giai đoạn 2005-2010, ông là Chủ
tịch Công ty CP Đầu tư Liên Minh và tập đoàn KBG tại Nga. Trước khi trở thành Chủ tịch tại
VPBank, ông từng là Phó chủ tịch thứ nhất tại Techcombank.
-Một đại gia trong ngành tài chính khác cũng trở về sau khoảng thời gian kinh doanh thực
phẩm tại Đông Âu là ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch Ngân hàng VIB.
Ông Vỹ là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Mareven Food Holdings, một trong những tập
đoàn lớn nhất của người Việt tại nước ngoài, Công ty TNHH Mareven Food Central thuộc
Mareven Food Holdings được tạp chí Forbes bình chọn Top 200 công ty tư nhân lớn nhất
của Liên bang Nga. Sau khi tích lũy được số vốn khá lớn, không dừng lại ở kiểu làm ăn
buôn bán chụp giật đầy rủi ro bất trắc, ông Đặng Khắc Vỹ hiện là chủ tịch Vietnam
International Bank (VIB) chuyển sang mô hình kinh doanh có tính bài bản, hệ thống. Với tầm
nhìn xa trông rộng, nhận thấy thị trường thực phẩm Nga đầy triển vọng, ông Vỹ quyết định
đầu tư kinh doanh mì ăn liền. Thời kì cực thịnh, công ty MFH của ông Vỹ đạt doanh thu trên
500tr$/năm.
Ông Đặng Khắc Vỹ là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng Quốc tế - VIB.Hiện
ông là thành viên của HĐQT VIB và Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những
tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tại các quốc gia Đông Âu,
Tây Âu và một số quốc gia Châu Á.
Sản phẩm của tập đoàn đã hiện diện tại hơn 20 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, ông Vỹ là
một trong những doanh nhân Việt Nam thành đạt nhất ở trong nước cũng như ở nước
ngoài.

4.NGUYỄN CẢNH SƠN


Sau khi trở về từ Đông Âu, năm 1996, ông chính thức tham gia vào hoạt động kinh doanh
trong nước với việc trở thành cổ đông của Ngân hàng Quốc tế (VIB) và sau này lập ra
Eurowindow Holding để quản lý các dự án đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực
bất động sản, vật liệu xây dựng, tài chính...
Hiện ông Sơn vẫn là chủ tịch Tập Đoàn T&M Trans tại Moscow, Nga.
Ông là một doanh nhân khá bí ẩn, hiếm khi xuất hiện nhưng sự phát triển dữ dội của các
DN ông lập ở Việt Nam như Eurowindow, Melinh Plaza và sự lấn sân sang lĩnh vực tài chính
như Techcombank, VIB Bank…

5.BƯỚC NGOẶT
Ngày 19/5/1994, lực lượng đặc nhiệm OMOH của Nga bất ngờ ập vào Dom 5, Dom 11 phố
Aminiev, phong tỏa và tịch thu số tiền, vàng và hàng hóa trị giá ước tính khoảng 40tr $. Sự
kiện này đã tạo ra bước ngoặt thay đổi cơ bản hình thức kinh doanh của người Việt Nam tại
Nga và Ba Lan. Do mất rất nhiều tiền trong vụ bị "cướp trắng" này, và do điều kiện vươn
sang thị trường Nga khó khăn hơn, thế hệ dhs năm nào bắt đầu rút dần về nước.
Những PNV, LVL, NĐQ, HHA, NCD, ĐKV, TTH... lập nghiệp đúng thời kỳ nước Nga chuyển
đổi thể chế và nền kinh tế, họ đã học được nhiều bài học quý báu từ quá trình tư nhân hóa,
chuyển tài sản nhà nước thành tài sản cá nhân. Họ đúc rút được nhiều kinh nghiệm đắt giá
từ quá trình kinh doanh thành công và làm giàu nhanh chóng của các tỉ phú Nga, nhất là
trong lĩnh vực đầu tư tài chính, bất động sản, tài nguyên khoáng sản...Và nền tư pháp tranh
nhập nhằng, kỉ cương phép nước rối loạn, cán bộ quản lí tha hóa ở Việt Nam là cơ hội làm
giàu cho những kẻ biết tận dụng các kẽ hở của cơ chế để lách luật. Và họ biết rất rõ cách
thiết lập các mối quan hệ thân cận gần gũi với lãnh đạo các cấp từ trung ương tới địa
phương, tranh thủ hỗ trợ và ưu đãi trong cấp đất đai, duyệt dự án của chính quyền để kiếm
tiền. Từ đó, mở ra một thời kì tàn phá cực độ cho kinh tế đất nước

II.ĐÀN SÓI NGA CỦA 3X

Không thể phủ nhận tài năng của những vị tỉ phú kia, đầu óc nhanh nhạy và kĩ năng sinh tồn
đáng ngạc nhiên của họ đã giúp họ làm giàu trên xứ người, nhưng cũng phải nói ra 1 điều
rằng, sự thành công đó có k ít sự "nâng đỡ" từ Chính phủ VN thời kì đó, với mong muốn
dồn toàn lực cho thế hệ vàng này, từ điều kiện sinh sống học tập cho đến các mối quan hệ
vs chính phủ LX, để sau này trở về phục vụ cho đất nước.
Nhưng rốt cục những gì mà Vin, Sun, BTA...làm được chỉ là thông quá mối quan hệ "thân
hữu", sở hữu vô vàn những dự án, nhưng vị trí vàng, xây lên vô số BĐS đem bán, thu lợi
bất chính hàng trăm nghìn tỉ đồng, thêm sự trợ giúp từ Phù thủy, đã thâu tóm, sát nhập
chuyển nhượng vô số các Ngân hàng, bỗng chốc trở thành những tỉ phú USD đầu tiên của
VN, "vinh dự" có tên trên bảng vàng tỉ phú thế giới. Đổi lại, là nhiệm vụ "rửa tiền", "giữ tiền"
cho 3X.

1.TỪ Núi Pháo...


Giữa thập niên 1990, công ty khoáng sản Tiberon Minerals của Canada phát hiện ra khu
vực Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên là một mỏ đa kim có trữ lượng lớn với các
khoáng sản có giá trị cao, gồm vonfram, bismut và florit. Khi đi vào hoạt động, mỏ Núi Pháo
sẽ trở thành nhà cung cấp vonfram và bismut lớn nhất và nhà cung cấp florit lớn thứ 2 bên
ngoài Trung Quốc.
Sau một thời gian dài thăm dò và lập dự án, đến đầu năm 2004, liên doanh Nuiphaovica –
do Tiberon sở hữu 70%, phần còn lại thuộc về 2 đối tác trong nước – đã nhận được giấy
phép đầu tư và được cấp giấy phép khai thác năm 2005. Thời điểm này đối tác nước ngoài
là Tibron Canada đang nắm giữ 70% mỏ Núi Pháo, Việt Nam chỉ có 30%. Tuy nhiên, khủng
hoảng kinh tế khiến Tibron năm 2007 đã bán lại Núi Pháo cho Quỹ đầu tư Dragon Capital,
thế nhưng Dragon Capital cũng không thể lo liệu vốn để khai thác dự án và buộc phải tạm
dừng khai thác vào năm 2008.
Những biến cố trên của Núi Pháo là cơ hội để ông Nguyễn Đăng Quang, bấy giờ là Phó
Chủ tịch Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Chủ tịch tập đoàn
Masan tham gia vào dự án Núi Pháo với việc tập đoàn này mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại
Công ty Núi Pháo từ tay Dragon Capital vào năm 2010.
Thương vụ mua lại dự án Núi Pháo là một trong những thương vụ M&A phức tạp nhất từ
trước đến nay với một loạt các giao dịch phát hành hối phiếu nhận nợ, quyền chọn mua,
quyền chọn bán. Và cũng nhờ đó, tài sản của MASAN từ 9000 tỉ năm 2009, đã tăng đột biến
lên tới 21000 tỉ năm 2010, quả là cha thương con quá mà :))
Về sau, để yên ổn tình hình đất Thái Nguyên, ai đó đã đc điều về làm Bí thư tỉnh này, nhưng
lưới trời lồng lộng, năm 2016, cụ Tổng đã cho Thanh tra lại rồi, chạy đi đâu bây giờ...

2.ĐẾN AVG
Phần này mình đã viết riêng trong Series r, nếu như Núi Pháo là quà cho NĐQ, thì AVG là
khoản "lì xì" của 3X dành cho đứa con yêu PNV :))
3.VÀ MÓN QUÀ DÀNH CHO CÔNG CHÚA
Khoảng năm 2010, khi Ngân hàng Bản Việt đc thành lập, "bỗng nhiên" có một "yêu cầu" nho
nhỏ của ai đó, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ này Bộ kia, các Tổng công ty Nhà nước, các Tập
đoàn lớn... "mở tài khoản gửi tiền" tại Bản Việt, để làm gì nhỉ???
Rồi tại sao Vietcombank lại mua lại cổ phiếu của NH Gia Định từ Bản Việt với giá gấp 1.7
lần và những khoản rót vốn kì lạ, hàng chục nghìn tỉ đồng từ BIDV, Viettinbank,
Vietcombank, VDB, ACB, Techcombank...tự nhiên đổ dồn vào Bản Việt, đưa Ngân hàng
này vụt chốc trở thành ngôi sao sáng trên bầu trời tài chính Việt, kì lạ quá nhỉ :))
...

III.KẾT
Điều 40 của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày đầu tiên năm
2018, xác định rằng người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi
bị kết án “chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ” thì không thi hành án tử
hình với họ.
Tuy nhiên, điều luật mới cũng quy định rằng đây không phải là điều kiện duy nhất, mà còn đi
kèm với việc người bị kết án phải “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng” hoặc “lập công
lớn”.

LIỆU SẼ CÓ BAO NHIỀU KẺ HOÀN LƯƠNG??? BAO NHIÊU SỐ TIỀN 'CƯỚP" ĐC SẼ ĐC


NHẢ LẠI??? HAY NHỮNG CÂU CHUYỆN NÀO SẼ ĐƯỢC KHAI TRƯỚC TÒA??? MÌNH
CŨNG K BIẾT, NHƯNG CHẮC CHẮN SẼ K CÓ CHUYỆN NHỮNG TẬP ĐOÀN LỚN KIA BỊ
ĐÁNH SẬP, CHỈ NHỮNG KẺ NĂM XƯA ĐI HỌC BẰNG XƯƠNG MÁU CỦA ĐỒNG BÀO
SẼ PHẢI ĐỀN TỘI MÀ THÔI. VÀ CHƯA HẾT, TỨ ĐẠI NGÂN HÀNG CŨNG CHẲNG
THOÁT ĐÂU...

Nhắc lại câu chuyện năm xưa, vào đầu những năm 2000:
Vladimir Putin nhìn xuống bàn hội nghị, 30 đại gia tài chính và công nghiệp ngồi quanh. Đó
là những gương mặt từng xem trời bằng vung.
“Các vị đã xây dựng đất nước này - Putin với gương mặt lạnh như tiền cố hữu bắt đầu lên
tiếng - bằng những cấu trúc chính trị và bán chính trị nằm dưới sự giám sát của các vị.
Những hình thái này cần phải chấm dứt, ngay lập tức!”.

Bonus1: Tuần sau có khả năng một tập đoàn BĐS tầm cỡ và một tỉnh bị sờ đến, nếu chưa
sờ thì up P13 cho nó ra
Bonus2: Đoạn kết của bài báo này có một câu hỏi khá hay, xin trích lại cho bạn đọc:
"Phải chăng nợ xấu, áp lực xử lý nợ xấu đã bán cho VAMC; “đua” thị phần tín dụng qua mở
rộng mạng lưới; hay còn lý do khác khiến cho Viet Capital Bank từ một “ngôi sao sáng”
trong kinh doanh rơi vào nhóm các ngân hàng có lợi nhuận thấp nhất ngành?"

You might also like