You are on page 1of 74

Câu 1:Phân tích đặc trưng cơ bản của nhà nước

Nhà nước là 1 tổ chức quyền lực, bao gồm 1 lớp người tách ra từ xã hội. Để tổ chức
và quản lí xã hội. Để bảo vệ lợi ích cho lực lượng cầm quyền.

Đặc trưng cơ bản của nhà nước như sau:


*Nhà nước có quyền lực đặc biệt:
-Quyền lực nhà nước được nhân dân ủy quyền nhằm tổ chức và quản lí xã hội thay
nhân dân. “Đặc biệt” ở chỗ: Quyền lực nhà nước bao trùm lên toàn bộ xã hội. Vd:
Mọi công dân hay không phải là công dân khi đứng trên lãnh thổ của quốc gia đó
đều phải chịu sự quản lí, kiểm tra, giám sát từ nhà nước đó.
-Nhà nước có tiềm lực kinh tế to lớn, áp đặt ý chí lên mọi tổ chức xã hội khác. Nhà
nước có các lớp người tách ra từ xã hội nhằm quản lí, giúp đỡ cho nhà nước như
Công an, bộ đội, cảnh sát,…. Có các công cụ nhẳm quản lí, răn đe, cải tạo bộ phận
chống phá nhà nước, gây mất trật tự xã hội như Nhà tù, trại giam,…
*Quản lí dân cư theo đơn vị lãnh thổ
Nhà nước chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính từ tỉnh-thành phố, quận huyện,
thị xã- xã, làng-thôn. Mỗi đơn vị hành chính đó lại có những người được nhà nước
giao phó nhiệm vụ nhằm quản lí tổ chức giúp đỡ cho nhân dân. Mọi người dân sống
trên đơn vị hành chính đó đều phải chịu sự quản lí bởi những người đại diện của
nhà nước.
VD: Người ngoại quốc nhập cư trái phép vào huyện Hoài Đức Hà Nội sẽ bị bắt và
giám sát bởi ủy ban nhân dân Huyện Hoài Đức-Hà Nội.
*Có chủ quyền quốc gia
Nhà nước là đại diện của nhân dân, thay mặt cho nhân dân quản lí và điều hành mọi
hoạt động của xã hội. Nhà nước có quyết định tối cao trong đối nội. Mọi vấn đề xả
ra có liên quan đến quốc gia, các tổ chức khác có thể đóng góp ý kiến, nhưng quyết
định của nhà nước sẽ là quyết định tối cao, cuối cùng buộc mọi người phải nghe
theo.
Vd: Nghe tin báo thôn A có nội phản đang ẩn náu. Nhà nước sẽ quyết định điều
hành các công an, bộ đội lập tức vào thôn A, kiểm tra mọi nhà để tìm nội phẩn,
không ai được phép chống lại lệnh đó.
Nhà nước độc lập tự quyết trong lĩnh vực đối ngoại. Mọi vấn đề liên quan, xảy ra
đối với các nước bên ngoài thì quyết định của nhà nước sẽ là cao nhất. Các tổ chức
khác có thể đóng góp ý kiến nhưng chỉ khi nhà nước cho phép.
VD: Việt Nam đồng ý cho Trung Quốc thuê đất tại Đà Nẵng với thời hạn 100 năm,
thì quyết định của nhà nước là cao nhất, không ai được phép chống đối.
*Nhà nước có quyền ban hành tiền, thuế
*Nhà nước có quyền ban hành pháp luật

Câu 2: Phân biệt nhà nước CHXHCNVN với Đảng CSVN


*Có quyền lực đặc biệt
-Nhà nước là tổ chức chung của toàn xã hội, quyền lực nhà nước được nhân dân ủy
quyền, bao trùm lên toàn bộ xã hội, mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa,,.. Mọi cá nhân, tổ
chức đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chịu sự quản lí bởi nhà
nước Việt Nam
VD: 1 người dân Lào nhập cư tại Vn trái phép, không có giấy tờ trên người sẽ bị bắt
tạm giam và chịu sự kiểm tra giám sát bởi nhà nước Vn
+Nhà nước có 1 lớp người tách ra từ xã hội nhằm quản lí, kiểm tra giám sát xã hội
trong đó có cả biện pháp thuyết phục và cưỡng chế. Đó là công an, cảnh sát, lực
lượng an ninh,… Nhà nước có các công cụ quản lí nhằm răn đe, cưỡng chế, cải tạo
các đối tượng chống phá làm mất trật tự xã hội như nhà tù, trại giam,…
-Tổ chức Đảng cộng sản cũng có quyền lực, nhưng quyền lực ấy chủ yếu chỉ tác
động lên thành viên, nội bộ trong Đảng cộng sản Vn. Quyền lực cao nhất của Đảng
chính là
+Đảng luôn đề ra các đường lối, chính sách cho nhà nước
+Đảng tổ chức thực thi các chính sách đó
+Đảng kiểm tra giám sát những chính sách đã đề ra đó
+Đảng đào tạo và đề xuất các thành viên tiềm năng của Đảng vào bộ máy nhà nước
VD: Đảng đề ra chính sách xây thêm nhiều trường học đối với thành phố Thái
Nguyên
Đảng đề xuất ông Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch nước cộng HCHCNVN
*Quản lý dân cư theo lãnh thổ
Nhà nước chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính từ tỉnh-thành phố, quận huyện,
thị xã- xã, làng-thôn. Mỗi đơn vị hành chính đó lại có những người được nhà nước
giao phó nhiệm vụ nhằm quản lí tổ chức giúp đỡ cho nhân dân. Mọi người dân sống
trên đơn vị hành chính đó đều phải chịu sự quản lí bởi những người đại diện của
nhà nước.
VD: Người ngoại quốc nhập cư trái phép vào huyện Hoài Đức Hà Nội sẽ bị bắt và
giám sát bởi ủy ban nhân dân Huyện Hoài Đức-Hà Nội.
-Đảng cộng sản quản lí những người dã được kết nạp Đảng, giác ngộ lí tưởng Đảng,
nguyên lí Mac và tư tưởng Hồ chí Minh.
VD: Người dân không phải là thành viên của Đảng nếu vi phạm những điều lệ Đảng
đã quy định thì cũng không phải chịu sự kiểm tra, quy kết trách nhiệm bởi Đảng.
*Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia
- Nhà nước là đại diện của nhân dân, thay mặt cho nhân dân quản lí và điều hành
mọi hoạt động của xã hội. Nhà nước có quyết định tối cao trong đối nội. Mọi vấn đề
xả ra có liên quan đến quốc gia, các tổ chức khác có thể đóng góp ý kiến, nhưng
quyết định của nhà nước sẽ là quyết định tối cao, cuối cùng buộc mọi người phải
nghe theo.
Vd: Nghe tin báo thôn A có nội phản đang ẩn náu. Nhà nước sẽ quyết định điều
hành các công an, bộ đội lập tức vào thôn A, kiểm tra mọi nhà để tìm nội phẩn,
không ai được phép chống lại lệnh đó.
Nhà nước độc lập tự quyết trong lĩnh vực đối ngoại. Mọi vấn đề liên quan, xảy ra
đối với các nước bên ngoài thì quyết định của nhà nước sẽ là cao nhất. Các tổ chức
khác có thể đóng góp ý kiến nhưng chỉ khi nhà nước cho phép.
VD: Việt Nam đồng ý cho Trung Quốc thuê đất tại Đà Nẵng với thời hạn 100 năm,
thì quyết định của nhà nước là cao nhất, không ai được phép chống đối.
-Đảng cộng sản có quyền đề xuất cách chính sách, đường lỗi cho nhà nước Việt
Nam trong các vấn đề đối nội và đối ngoại.
VD: Đảng đề xuất chính sách tìm kiếm và truy cứu trách nhiệm các đối tượng là
thành viên trong bộ máy nhà nước có hành động tham nhũng.
Hoạt động, tổ chức của Đảng phải được sự cho phép, hợp pháp, công nhận của nhà
nước, đồng thời chỉ được nhân danh tổ chức khi tham gia vào các công việc của nhà
nước.
*Nhà nước ban hành pháp luật- Đảng có các quy tắc và điều lệ Đảng
*Nhà nước có quyền ban hành tiền- thu thuế- Đảng thì không, chỉ được phép thu lệ
phí đối với các đảng viên.
Câu 3: Phân loại nhà nước, trình bày khái quát từng loại nhà nước và cho ví
dụ.
*NN chủ nô
-Phương Tây
+Qúa trình biến đổi xã hội phát triển mạnh, sở hữu tư nhân và mâu thuẫn xã hội
diễn ra nhanh chóng => NN chủ nô ra đời sớm
+Cơ sở kinh tế: QHSx chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản xuất, nô lệ đều
thuộc sở hữu của chủ nô.
+Nô lệ có địa vị thấp kém, là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô.
VD: chủ nô có quyền buộc nô lệ làm bất cứ điều gì theo ý mình, hay giao bán nô lệ
như vật chất.
VD: NN Athen, Đế chế la mã.
-Phương Đông
+Quan điểm phận định về thời gian hình thành nn chủ nô ở Phương Đông chưa rõ
ràng.
+Các nn Phương đông xuất hiện khá sớm, nhưng lực lượng, công cự sản xuất còn
chậm chạp. NN xuất hiện công xã nông thôn, tàn tích của chế độ thị tộc.
+QHSX chủ yếu là qh giữa nn với công xã nông thôn.
+NN là chủ sở hữu tối cao, nhưng kẻ trực tiếp chiếm hữu, phân phát ruộng đất là
công xã nông thôn, thay mặt cho nn.
+Nô lệ ít, không quá thấp hèn, có sự tự do, có quyền, gia đình. Chủ yếu là phục vụ
cho vua chúa.
VD: Nhà nước chủ nô: Trung Quốc, Ai Cập từ năm 4k-5k TRƯỚC công nguyên.

*NN Phong Kiến


-Cơ sở kinh tế của nn phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là
sở hữu của địa chủ, phong kiến về ruộng đất, bóc lột nông dân qua thu tô thuế.
-Có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
-Nông dân là đối tượng đông đảo nhưng là bộ phận bị áp bức, bóc lột nên đấu tranh
giai cấp thường xuyên xảy ra.
*Phương Đông
-Sự phân định rõ về thời gian hình thành nhà nước phương đông còn chưa rõ ràng.
-Ban đầu là quan hệ sx giữa nhà nước với nông dân, về sau là qhsx dựa trên sở hữu
tư nhân với địa chủ.
-Nông dân phải làm ruồng và nộp tô thuế cho nhà nước. Nông dân không có ruộng
đất sẽ phải đi làm thuê và chịu nhiều áp bức.
-Về sự hình thành nhà nước phong kiến, quá trình tồn tại và phát triển luôn gắn liền
với chế độ tập trung quân quyền. VD: Thời nhà Trần, Lê,… của Việt Nam. Nhưng
cũng có những nhà nước ban đầu là giai đoạn phân quyền cát cứ, rồi chiến tranh xảy
ra tạo thành tập trung quân quyền. VD: Sau thời Tam Quốc tại Trung Quốc, đã
được hợp nhất lại.
=> Qua hàng nghìn năm tồn tại, nhà nước phong kiến dần trở nên lỗi thời, dần
chuyển sang nhà nước tư bản chủ nghĩa. NN phong kiến cũng mang ý nghĩa to lớn,
tạo tiền đề cho nn tư bản sau này, đem lại giá trị lịch sử về cả văn hóa lẫn tôn giáo.

*Nn Tư sản
-Vào cuối thế kỉ 15- đầu thế kỉ 16, phương Tây diễn ra quá trình tư bản hóa, dần
hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hình thành hai giai cấp mới là tư sản
và vô sản.
-Có 3 con đường ra đời của nhà nước tư sản
+Các cuộc cách mạng xã hội dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang như Hà Lan, Anh,
Pháp.
+Các cuộc cải cách xã hội, có sự thỏa hiệp, chuyễn nhượng giữa 2 giai cấp phong
kiến và tư sản như Nhật, Đức, Tây ban nha,…
+Những người di cư và tiêu diệt các thị tộc, bộ lạc, hình thành nên nhà nước tư sản
như Mỹ, Ca na đa, Úc,…
-Cơ sở kinh tế là quan hệ sx tư bản chủ nghĩa. Giua nhà tư bản với công nhân lao
động làm thuê.
-Cơ sở xã hội là quan hệ giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội, cốt lõi là quan hệ
giữa giai cấp tư sản và vô sản.
Người công nhân không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động.
-Có ba giai đoạn phát triển
+Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
+Giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
+Giai đoạn chủ nghĩa tư bản hiện đại.
-Khi mới xuất hiện, giai cấp tư bản là giai cấp tiến bộ trong xã hội, về sau ngày
càng bộc lộ rõ tính phản động. Ngày nay, giai cấp tư bản đã tiến bộ, chăm lo cho
người dân.
-Nn tư bản ngày càng hoàn thiện, tuy nghiên, nó vẫn là chủ nghĩa áp bức, bóc lột và
còn nhiều hạn chế.
=>Ý nghĩa: Chủ nghĩa tư bản sẽ dần biến đổi và làm nền tảng cho sự hình thành nn
kiểu mới xã hội chủ nghĩa.
-VD: Nga, Mỹ, Nhật bản,…

*NN xã hội chủ nghĩa


-Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, chủ nghĩa tư bản dần chuyển thành chủ nghĩa đễ quốc.
-Ra đời: Khi mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên trầm trọng, mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và tư sản ngày càng gay gắt thì các chính đảng, đội tiên phong chiến đấu
của giai cấp vô sản được vũ trang bằng học thuyết Mac-Leenin đã phát động quần
chúng đập tan tư bản, giành chính quyền.
- Ngoài ra, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những nước chưa qua chế độ tư
bản chủ nghĩa như Việt Nam.
-Cơ sở kinh tế của nn xã hcn là quan hệ sx xã hội chủ nghĩa, đặc trưng là chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất. “Công hữu về tư liệu sản xuất” là mục tiêu cần đạt tới
của chủ nghĩa xã hội.
-Cơ sở xã hội của nhà nước xhcn là quan hệ giữa các giai cấp, đó là nền tảng liên
minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tầm lới trí thức.
-Trong thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp thống trị cũ vẫn còn âm
mưu lật đổ, chống đối nhân dân. Nhưng, khi nn xã hội cn ngày càng chứng tỏ sức
mạnh, sự thắng lợi thì chúng dần tử bỏ âm mưu chống đối, phá hoại.
VD: NN chxhcn Việt Nam, Trung Quốc, Triều tiên.

Câu 4:Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề
bản chất nhà nước.
*Khái niệm bản chất nhà nước
-Bản chất nhà nước là tổng hợp những mặt, những yếu tố, mối liên hệ, thuộc tính tất
yếu tương đối ổn định bên trong nhà nước. Quy định sự tồn tại và phát triển trong
một chừng mực nhất định của nhà nước.
-Phân tích từ và giải thích:
+ “Mặt, yếu tố, thuộc tính, mối liên hệ” là những thứ tồn tại bên trong nhà nước,
quy định cách thức hoạt động của nhà nước ấy. Đó chính là tính giai cấp và tính xã
hội. Chính những thuộc tính, yếu tố bên trong nhà nước này sẽ quy định sự tồn tại
và phát triển của nhà nước.
Ví dụ: Tính giai cấp cao, tính xã hội thấp, hai tính chất này không có mối liên hệ
khăng khít, điều hòa cho nhau sẽ dần khiến nhà nước lụy tàn, lật đổ.
+ “Chừng mực nhất định” vì nếu vượt quá nó sẽ chuyển sang một bản chất khác của
nhà nước, không còn như ban đầu.
Vd: Nhà nước chủ nô có tính giai cấp rất cao, tính xã hội rất mờ nhạt, nhưng nếu
tính xã hội lại tăng cao và tính giai cấp lại tụt giảm thì bản chất nhà nước chủ nô sẽ
mất đi, và chuyển sang bản chất của nhà nước khác.
*Ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước
Bản chất nhà nước luôn thể hiện hai mặt cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội. Khi
hiểu rõ về bản chất nhà nước sẽ thấy rõ tính giai cấp và tính xã hội được thể hiện
trong từng kiểu nhà nước.
Vd:- Về nhà nước chủ nô: Tính giai cấp được thể hiện rõ nét bằng việc chủ nô là số
ít nhưng lại nắm mọi đất đai, tư liệu sản xuất, nô lệ,.. Còn nô lệ là số nhiều nhưng
lại không có của cải, hay quyền hành cho bản thân, luôn phải chịu sự chà đạp, bóc
lột từ chủ nô. Tính xã hội của nhà nước chủ nô được thể hiện rất mờ nhạt nhất là ở
phương Tây, nô lệ vẫn bị đàn áp bởi chủ nô.
-Về nhà nước phong kiến: Tính giai cấp thể hiện cũng khá rõ nét, nhân dân không
có đất đai, thấp cổ bé họng, phải bản sức lao động và nộp tô thuế cho nhà nước,
chịu sự bóc lột của địa chủ phong kiến, nhưng đã có một phần quyền lợi cho mình.
Về tính xã hội: Là chế độ quân chủ chuyên chế, mọi quyền lực đều thuộc về vua
chúa. Do đó, đất nước thịnh hay suy, dân đói khổ hay xấu là do nhà vua, chúa.
-Về nhà nước tư sản: Về tính xã hội của nhà nước tư sản nổi trội hơn, tính giai cấp
được che dấu kín đáo hơn. Nhân dân đã có những quyền và tính dân chủ được phổ
biến. Về tính giai cấp đã có sự tiến bộ hơn các nhà nước trước, xong, do những hạn
chế lịch sử, nó vẫn bộc lộ sự bóc lột, đàn áp, thống trị đối với nhân dân.
Câu 5: Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của bản chất
nhà nước. Trình bày ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện chức năng của
nhà nước Việt Nam hiện nay ?
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt tồn tại khách quan, gồm một nhóm
người tách ra khỏi xã hội nắm quyền lực, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
và tổ chức quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
- Bản chất nhà nước gồm hai thuộc tính cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội:
+ Về tính giai cấp, nó được thể hiện qua:
 nhà nước vốn là một tổ chức chuyên chính cho lực lượng cầm quyền, sinh ra
chủ yếu để bảo vệ, phục vụ cho lợi ích của lực lượng này ở mọt mặt: kinh tế,
văn hóa, tư tưởng,..
 lực lượng cầm quyền còn lập ra quân đội, nhà tù,… để đàn áp, cưỡng chế các
phần tử phản động, chống phá lại nhà nước, duy trì sự thống trị cho mình.

+ Về tính xã hội, được thể hiện qua:


 Nhà nước quản lí mọi giai tầng, mọi mặt của đời sống xã hội, giải quyết các
mâu thuẫn để ổn định xã hội.

- Sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của bản chất nhà nước có nghĩa là
nếu một trong hai thuộc tính này mất đi thì nhà nước sẽ biến mất hoặc nó sẽ biến
thành một tổ chức khác.
+ Nếu nhà nước chỉ có tính giai cấp, không có tính xã hội, chỉ có lợi ích của giai cấp
thống trị được bảo đảm thực hiện; lợi ích, ý nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác
bị gạt đi, chà đạp thì mâu thuẫn giữa các giai tầng sẽ ngày càng được đẩy lên cao
trào tới mức không thể giải quyết được. Khi ấy, nhà nước sẽ không còn nữa bởi giải
quyết mâu thuẫn đối kháng là một trong những yêu cầu để nhà nước ra đời.
VD: Sự sụp đổ của nhà nước chiếm hữu nô lệ chủ yếu là do giai cấp nô lệ không thể
chịu đựng được sự đàn áp, tra tấn, bóc lột dã man của giai cấp chủ nô.
+ Ngược lại, nếu chỉ có tính xã hội, các giai cấp đối kháng sẽ biến mất, của cải làm
ra sẽ được chia đều cho mọi người, mọi người được tự do bày tỏ, thực hiện ý
nguyện thì nhà nước cũng sẽ biến mất. Thế nhưng, khi đói nghèo, bệnh dịch, xung
đột mâu thuẫn giữa các nhóm người… phát sinh, do không còn giai cấp thống trị
hay lực lượng cầm quyền, sẽ không còn ai hay một tổ chức nào sẽ đứng ra giải
quyết triệt để chúng. Cuộc sống của người dân sẽ rất hỗn loạn, có thể dẫn đến đối
kháng và buộc một tổ chức nào đó phải đứng lên điều hành.
Ảnh hưởng của nó đối với việc thực hiện chức năng của nhà nước Việt Nam
hiện nay. Trong điều 2 hiến pháp năm 2013, bản chất nhà nước ta được xác định là
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Chức năng của nhà nước, theo giáo trình, là những mặt, những phương diện hoạt
động chủ yếu của nhà nước nhằm thể hiện bản chất của nó trong từng giai đoạn hay
những công việc cơ bản mà nhà nước phải làm để tổ chức, quản lí xã hội hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến cách thực hiện các chức năng trên:
+ Có nhiều công cụ thực hiện các chức năng hơn.
+ cách thực hiện các chức năng công khai, minh bạch hơn, nhân đạo hơn.
VD: để thực hiện chức năng trấn áp tội phạm, ngoài nhà tù, quân đội, chế tài xử lí,
… nhà nước Việt Nam còn sử dụng báo chí, mạng Internet để tuyên truyền cho
người dân tố giác tội phạm. Đối với tội phạm, nhà nước đưa ra chính sách khoan
hồng, cải tạo, dạy nghề, lập tòa gia đình và người chưa thành niên,…
- Nội dung các chức năng ngày càng hoàn thiện, đơn giản hơn. VD: trong thực hiện
chức năng đối nội về lĩnh vực y tế, ngoài việc đưa ra chính sách tăng cường khám,
chữa bệnh, xây dựng cơ sở vật chất, nhà nước còn có chính sách ưu tiên y tế cho các
nhóm yếu thế như người nghèo, phụ nữ,…
Câu 6: Ptich vai trò xã hội của nn CHXNCVN hiện nay.
Vai trò xã hội của nn tức là vai trò của nn vn đối với xã hội:
-Nhà nước là tổ chức đại diện cho nhân dân, có quyền lực đặc biệt, với nền kinh tế
to lớn, nhà nước có thể đơn giản thực hiện các chính sách của mình đối với xã hội:
VD: Chính sách an sinh xã hội, chính sách nhân đạo đối với những người phạm tội.
+ NN luôn biết chăm lo đến đời sống của nd, thể hiện qua việc các cầu đường, làng
đều đã được đổi mới, nâng cấp để nd dễ hoạt động công việc của mình.
+ Mở nhiều bệnh viện, trường học, có các chính sách cho người nghèo khi khám
bệnh hay trẻ em nghèo di học được giảm học phí.
-Có đội ngũ cán bộ với nền tàng tri thức to lớn, ý thức pháp luật cao, để quản lí xã
hội, chăm lo xã hội cho nhà nước.
-Có các chế tài mạnh hoặc nhẹ tùy vào các trường hợp để xử lí những người có ý
định chống phá nn, chống phá xã hội. Nhưng cũng có những chính sách khoan hồng
cho những người phạm tội biết hối cải.
-Có hệ thống pháp luật được nâng cao, quyền con người, quyền công dân được mở
rộng trong nhiều lĩnh vực. Công dân có quyền bầu cử những người tín nhiệm và bãi
nhiệm họ. NN luôn tôn trọng công dân, có nhiều cơ chế giải trình, hòm thư góp ý
lắng nghe dân để dân sửa đổi PL
+NN cx quy định rõ trong HP là nhà nước Pháp quyền xã họi cn vì dân,…
-NN đã liên kết, hợp tác, thỏa thuận với các nc trong việc chăm lo cuộc sống của
công dân nc VN khi ở nc ngoài, hay di du học, làm ăn
VD: Cô gái vn bị giết ở Bỉ
VD: Vụ những người khách thăm quan ở VN đi du lịch ở Ai cập bị đánh bom ô tô.

Câu 7: Trình bày sự hiểu biết về nn của dân, do dân, vì dân. Làm thế nào để là
1 nn của dân, do dân, vì dân.
*Của dân
-Toàn bộ quyền lực thuộc về nd, không thuộc về riêng giai cấp hay cơ quan nào.
Mọi cơ quan nn đều nhận quyền lực từ nhân dân, do nhân dân ủy quyền cho. Có thể
bãi miễn những người không xứng đáng trong cơ quan đó.
VD: VN: Nd bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của nn là Quốc Hội. Thực hiện
quyền quyền lực bằng dân chủ trực tiếp, bằng quyền lực gián tiếp qua đại diện là
Quốc hội và Hội đồng nd
*Do dân
-NN, bộ máy nn là do dân tạo nên bằng hình thức dân chủ gián tiếp thông qua đại
diện của mk là đại biểu QH. QH sẽ lập ra các cơ quan đó và quy định chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan
-ND có quyết định tối cao trong những vấn đề quan trọng của đất nước liên quan
đến vận mệnh quốc gia hay chủ quyền.
VD: Nếu có war, QH sẽ họp để quyết định có war hay không, rồi chủ tịch nước sẽ
có lệnh tổng động viên cả nc.
-ND có quyền kiểm tra giám sát các cơ quan của nn bằng quyền của mk.
VD: Chất vấn đại biểu quốc hội,…
-ND trực tiếp làm việc
VD: Dân xin vào đó làm việc nếu có bằng cấp, có sự bổ nhiệm nếu đủ điều kiện
-ND nuôi dưỡng nhân tài cung cấp vào nn
-Nd cung cấp tiền của, thuế cho nn
-NN đóng góp ý kiến, phê bình để cho cơ quan nn ngày càng hoàn thiện, phát triển
VD; NN cung cấp các hòm thư góp ý, cho người về khảo sát tình hình nd, có các cơ
chế giải trình cho nd.
*NN vì dân
- NN sinh ra là để phục vụ lợi ích của nd, cán bộ công chức là đầy tớ, công bộc của
nd. Vì thế, mọi chính sách, chủ trương lãnh đạo của Đảng và NN khi đặt ra đều phải
nghĩ đến lợi ích, quyền lợi của nd đầu tiên. Làm thế nào để dân có thành công, lợi
ích lớn nhất mà hậu quả phải giảm thiểu tối đa nhất.

=> Để là 1 nn của dân do dân, vì dân thì cần


+NN phải tôn trọng quyền lợi của nd, làm đúng mọi điều mà theo Hp quy định dành
cho nd
VD: “HP VN quy định NN cộng hòa xhcn Vn là nn của dân, quyền lực đều tập
chung vào tay nd. Nd bầu ra cơ quan đại diện cao nhất và có quyền bãi miễn những
người không làm đúng với nghĩa vụ”
+Cơ quan nn luôn phải sản sàng tiếp thu ý kiến lời phê bình để hoàn thiện chính
mình từ nd, phải để nd kiếm tra giám sát thường xuyên
+Phải công khai hóa những vấn đề lớn để nd biết, dân bàn, dân xem xét và tham gia
VD; Những vấn đề cho nước ngoài thuê đất với giá trị và thời hạn phải cho dân biết
+Trong vấn đề xây dựng PL phải công khai hóa mạnh để nd tham gia xd PL. Để PL
thực sự là của dân, do dân và vì dân
+Các cán bộ luôn phải lắng nghe ý kiến, tiếp thu từ nd. Làm việc hết sức, cống hiến
hết lòng, làm tốt nhiệm vụ.
+Có những biện pháp phòng chống tham nhũng mạnh mẽ, chống quan liêu để nd tin
tưởng hơn vào bộ máy nn
VD: Chính sách lưới trời của Đảng trung quốc.

Câu 8: Trình bày sự hiểu biết của anh chị về nhà nước dân chủ. Theo anh chị,
làm thế nào để xây dựng một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi ?
*Nhà nước dân chủ:
-Thứ nhất, Là nhà nước mà ở đó, quyền lực thực sự được trao vào tay nhân dân.
Thể hiện ở hai điểm chính
+ mọi nhân dân có quyền chọn lựa, bầu cử, bãi nhiệm người đại diện cho mình qua
mỗi cuộc bầu cử định kỳ một cách nghiêm túc, chứ không phải là một nhóm người
bao che, bầu cử cho nhau.
-Thứ hai, Là nhà nước mà ở đó, pháp luật được xây dựng, thực hiện, bảo vệ một
cách nghiêm minh:
+ pháp luật được xây dựng một cách chặt chẽ; dễ hiểu dễ thực hiện; thay đổi linh
hoạt theo thời gian nhưng không quá nhanh hay quá chậm; phù hợp với các chuẩn
mực đạo đức, nhân đạo; chế tài xử phạt nghiêm minh. Nếu một trong những yêu cầu
trên không được bảo đảm, luật pháp sẽ trở nên xa lạ với người dân, trật tự xã hội sẽ
bị đảo lộn.
+ quyền con người trước tiên luôn được thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm.
Quyền, nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, dân sự, hôn
nhân… ở cùng một hoàn cảnh đều quy định, thực hiện công bằng, minh bạch trên cả
lý thuyết lẫn thực tế.
VD: trong Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam năm 2013, chương II được đặt là
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thay vì chế độ kinh tế như
trong hiến pháp năm 1992. Điều này thể hiện chính sách nhân đạo, bảo vệ các nhóm
yếu thế như phụ nữ, người nghèo,… là ưu tiên của luật pháp nước ta, giúp họ không
bị những người có tiền, có quyền đàn áp.
+ Pháp luật cần đặt ra giới hạn mở rộng các quyền tự do của người dân. Các quyền
tự do như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do lập hội biểu tình,
… nếu không có giới hạn phù hợp, khi thực hiện, sẽ xâm phạm, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quyền, lợi ích của người khác. Chưa kể, các quyền tự do trên sẽ bị các thế
lực thù địch hay chính quyền lợi dụng để trục lợi, đàn áp nhân dân.
VD: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại điều 24 của hiến pháp Việt
Nam năm 2013. Nếu luật pháp không đặt ra giới hạn hoạt động của các tôn giáo
được nhà nước thừa nhận hay hình phạt với hành vi mê tín dị đoan thì những tà giáo
như Hội thánh đức chúa trời ngày càng lớn mạnh, lôi kéo thanh niên, làm mê muội
người dân, kích động họ đạp phá bàn thờ tổ tiên,… và xã hội sẽ trở nên bất ổn.
Theo tôi, cách để xây dựng một nhà nước dân chủ rộng rãi và thực sự:
- Những người nắm trong tay quyền lực phải trong sạch, giữ nghiêm minh kỷ luật,
có ý thức thực hiện pháp luật.
- Bộ máy nn, cơ quan nn phải được nhân dân kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm
tránh việc lạm dụng quyền lực, tham nhũng, tham ô
-Phải công khai hóa các hoạt động mang tính chất quan trọng của nn để dân bàn,
dân kiểm tra, dân quyết định
-Pl phải được xây dựng trên nền tảng là những ý kiến, những nguyện vọng của nd.
PL phải phản ánh đúng cuộc sống, những j dân cần, pl phải có tính khả thi cho nd
thực hiện.
Câu 8: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng nn
-Chức năng nn là những hoạt động cơ bản của nn nhằm thể hiện mục đích, bản chất
gắn với từng nhiệm vụ trong từng lịch vực nhất định, chủ yếu bị tác động bởi yếu tố
kinh tế xã hội.
*Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của nn
+Yếu kinh tế xã hội: Chức năng được quy định những j, chức năng ntn là được
quyết định bởi yếu tố này. Khi nền kinh tế xã hội của đất nước đang phát triển,
thuận lợi thì cần phải phát triển các chức năng cao hơn, đa dạng hơn như đối ngoại,
đối nội, chăm sóc cuộc sống cho nd,… Nếu đất nước bị lâm vào hoàn cảnh éo le
như chiến tranh, nạn dịch thì giảm bớt các chức năng không cần thiết và tập chung
vào chức năng quan trọng, chính như chức năng bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc
phòng, y tế.,…. Khi kinh tế nước nhà hạn hẹp thì chức năng nên được quy định cho
những việc quan trọng nhất, thiết yếu nhất vì nếu quy định chức năng nhiều, thì nền
kinh tế nc nhà không thể đáp ứng được.
+Pháp luật: PL quy định những j được làm, phải làm, cần làm, không được làm. Khi
thực hiện chức năng, thì các cơ quan nn phải có các quy định chung, để các cán bộ
làm việc nghiêm chỉnh nhằm thể hiện chức năng một cách tốt nhất.
VD: để thực hiện chức năng y tế, cần quy định rõ nguy tắc tổ chức và hoạt động của
cơ quan y tế, cán bộ y tế để tránh các hoạt động chồng chéo, tránh tham nhũng,
tránh ỷ công việc.
Câu 9: Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc
xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
- Chức năng của nhà nước, theo giáo trình, là những mặt, những phương diện hoạt
động chủ yếu của nhà nước nhằm thể hiện bản chất của nó trong từng giai đoạn hay
những công việc cơ bản mà nhà nước phải làm để tổ chức, quản lí xã hội hiệu quả.
Ý nghĩa của việc xác định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện
nay:
- Thứ nhất, phát huy đúng bản chất nhà nước trong giai đoạn hiện nay. VD: Bằng
việc xóa bỏ chức năng xâm chiếm nước ngoài, nhà nước Việt Nam dần bộc lộ bản
chất của nhà nước pháp quyền XHCN.
- Thứ hai: Xác đụng đúng chức năng nn để tạo một bộ máy nn với những cơ
quan nn thực hiện công việc 1 cách đúng đắn
. Nếu một nhà nước xác định, thực hiện các chức năng thứ yếu, không phù hợp với
giai đoạn hiện nay thì các cơ quan nhà nước sẽ trở nên quan liêu, cồng kềnh, hoạt
động kém hiệu quả. Ngược lại, các cơ quan này sẽ được thiết kế ngày càng chuyên
môn hóa cao, tinh gọn, năng suất hoạt động cao. VD: Để thực hiện chức năng tư
pháp, nhà nước Việt Nam xây dựng hệ thống tòa án và hệ thống viện kiểm sát.
Trong đó, tòa án thực hành quyền tư pháp, chức năng xét xử còn viện kiểm sát thưc
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
-Thứ 3: Các chức năng nn luôn có sự liên kết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau vì thế
phải xác định chính xác, k thừa, k thiếu
VD: Muốn tốt việc tổ chức và quản lí kinh tế thì phải thực hiện tốt chức năng
bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Câu 13: Phân tích vai trò của bộ máy nhà nước đối với việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Bộ máy nhà nước là tổng thể một hệ thống cơ quan nhà nước được sắp xếp, gắn kết
theo các nguyên tắc nhất định nhằm thực hiện chức năng nhà nước. Trong đó, cơ
quan nhà nước gồm một nhóm người nhất định phải được nhà nước trao quyền lực
qua các văn bản pháp luật.
- Chức năng của nhà nước, theo giáo trình, là những mặt, những phương diện hoạt
động chủ yếu của nhà nước nhằm thể hiện bản chất của nó trong từng giai đoạn hay
những công việc cơ bản mà nhà nước phải làm để tổ chức, quản lí xã hội hiệu quả.
Vai trò:
-Bộ máy nn thực hiện chức năng của nn:
+Nếu bộ máy được tổ chức linh hoạt, khoa học, rõ ràng, được kiểm tra giám sát
thường xuyên thì chức năng sẽ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chính xác,
đúng chuẩn mực
VD: Chức năng đối ngoại với các nước Trung Quốc về việc xuất nhập khẩu nông
sản từ Vn sẽ thành công trong năm 2019 nếu Cơ quan chính phủ luôn làm đúng và
làm tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của mình
+Nếu bộ máy nn kém, thiếu trách nhiệm thì, tổ chức cồng kềnh, không khoa học, thì
cơ quan này có thể thực hiện nhầm chức năng của cơ quan kia, thực hiện chức năng
không đúng, không chính xác, để lỡ công việc của nhà nước.
VD: Chức năng an sinh xã hội: Nhiều con đường, cầu cống ở HCM bị ngập nước
nhưng mặc dù có nhiều cơ quan, tổ chức đến sửa nhưng không lâu sau lại bị hỏng,
làm tốn tiền của nn.
-Vai trò của những cán bộ công chức, viên chức trong nn cũng rất quan trọng: Phải
là người công tâm, cần kiệm liêm chính, ý thức pháp luật cao, bởi chính họ là người
vận hành bộ máy nn để thực hiện các chức năng nn.
VD: Từ ngày 22/12/2018 đến 24/1/2019, một phần chính phủ Mỹ đã đóng cửa,
không hoạt động do quốc hội và chính quyền tổng thống Mỹ bất đồng về việc phê
duyệt ngân sách để xây bức tường biên giới Mỹ - Mexico. Điều này khiến cho các
nhân viên chính phủ không thể làm việc, một số chức năng đối nội về lĩnh vực kinh
tế bị đình trệ. Nước Mỹ thiệt hại khoảng 11 tỷ đô theo báo cáo ngân sách văn phòng
Quốc hội Mỹ CPO ngày 28/1/2019.

Câu 14: Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước
của nhà nước Việt Nam hiện nay.
- Chức năng của nhà nước, theo giáo trình, là những mặt, những phương diện hoạt
động chủ yếu của nhà nước nhằm thể hiện bản chất của nó trong từng giai đoạn hay
những công việc cơ bản mà nhà nước phải làm để tổ chức, quản lí xã hội hiệu quả.
- Bộ máy nhà nước là tổng thể một hệ thống cơ quan nhà nước được tổ chức từ
trung ương đến địa phương, dựa trên những nguyên tắc nhất định để phục vụ chức
năng và nhiệm vụ.
- Chức năng nhà nước do bộ máy nhà nước thực hiện, mỗi cơ quan nhà nước sẽ
thực hiện 1 số hoạt động nhất định như: cơ quan chuyên xây dựng văn bản
pháp luật, cơ quan chuyên quản lý kinh tế… có thể nói, mỗi cơ quan nhà nước
có 1 chức năng riêng, còn cả bộ máy nhà nước tạo thành 1 cơ chế để thực hiện
chức năng chung của nhà nước.
- Nhờ có bộ máy nhà nước, quản lý nhà nước được thể hiện và phát huy hiệu
lực, chức năng nhà nước được triển khai. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình bộ
máy nhà nước và nhận thức đầy đủ về các yếu tố có ảnh hưởng và tác động
đến bộ máy nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng.

Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy nhà nước là mối quan hệ nguyên nhân-kết
quả. Cụ thể:
- Bộ máy nhà nước sinh ra là để thực hiện chức năng nhà nước. Các chức năng nhà
nước nào được xác định là chủ yếu, quan trọng thì các cơ quan thực hiện chức năng
đó sẽ được thiết kế hoàn thiện, chuyên môn hóa cao hơn, hoạt động nhiều mạnh
hơn. Các chức năng nào được xác định là không cần thực hiện ở giai đoạn hiện nay
thì sẽ không có cơ quan nhà nước nào lập ra để thực hiện nó.
VD: Nhà nước Việt Nam hiện đại không còn chức năng xâm chiếm nước ngoài nên
sẽ không có cơ quan nào được lập ra để thực hiện nó.
- Nếu các cơ quan nhà nước thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình sẽ dẫn đến
tình trạng bộ máy nhà nước chồng chéo, cồng kềnh, phình to thì các chức năng nhà
nước sẽ không thể thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả.
(Becar-t57)
Câu 15: Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước, phân biệt cơ quan nhà nước
với các bộ phận khác của nhà nước.
-Khái niệm: Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số
lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật,
nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
-Phân tích từ:
+ “cơ bản” tức là bộ phận thiết yếu, quan trọng để cấu tạo nên nhà nước
+ “số lượng người nhất định” tức là trong cơ quan đó số lượng người cẩn là đủ,
không được quá nhiều hay quá ít
+ “theo quy định pháp luật” tức là nhà nước đưa ra các pháp luật để quy định quyền,
nghĩa vụ cho từng cơ quan, tranh việc lạm quyền hay vi phạm pháp luật, quy định
về cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức,…
+ “nhân danh nhà nước” tức là đại diện, thay mặt giúp đỡ, xử lí các vụ việc của
nhân dân thay cho nhà nước.
Vd về cơ quan nhà nước: Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan chính phủ, cơ
quan quốc hội
-Đặc điểm của cơ quan nhà nước;
+ Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước: Nghĩa là cơ quan nhà
nước là bộ phận thiết yếu, quan trọng để cấu tạo nên bộ máy nhà nước. Còn các bộ
phận khác chỉ là thứ yếu, giúp việc, tham mưu,… Trong đó, cơ quan nhà nước chỉ
có một số lượng người nhất định, đủ cho công việc cúa cơ quan.
Vd: cơ quan quốc hội cần số đại biểu là 500 thành viên, còn số lượng thành viên
khác sẽ là ban tham mưu, giúp việc cho chính phủ.
+Được nhà nước trao những quyền năng độc lập. Tức là mỗi cơ quan nhà nước lại
có nhiệm vụ và thẩm quyền riêng.
VD: Cơ quan tòa án có quyền xét xử, ủy ban nhân dân có quyền chứng thực, cơ
quan quốc hội có quyền lập pháp, lập hiến.
+Tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật: Tức là: Nhà nước sẽ ban hành
ra pháp luật cho các cơ quan nhằm quy định cách thức hoạt động, cách thức thành
lập, quyền và nghĩa vụ của cơ quan đó....
VD: Luật tổ chức Quốc hội, lập tổ chức tòa án nhân dân,…
*Phân biệt:
-Cơ quan nhà nước: Được nhà nước trao những quyền độc lập, nhân danh nhà nước
ban hành những yêu cầu nhất định. Yêu cầu tổ chức khác phải tôn trọng, phải thực
hiện. Có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức khác, hay có
những biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho việc thực hiện các quyết định
VD: Cơ quan quốc hội đề nghị bộ phận tham mưu, giúp việc của quốc hội tìm kiếm,
tra cứu số lượng trẻ em chưa tiêm vacsxin phòng sởi tại huyện Hoài Đức.
-Cơ quan nhà nước khác: Không có quyền lực được nhà nước trao. Chỉ là ban tham
mưu, giúp việc, chỉ có quyền đề xuất, trình bày ý kiến. Không có quyền quyết định,
chỉ có quyền thực thi nếu có quyết định hoặc sự cho phép của cơ quan.
VD: Bộ phận lao công, bộ phận sửa chữa, bộ phận thư kí ngoài,…

Câu 16:Phan tích giá trị nội dung của nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
*Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nn: Là những quản điểm, tư tưởng,
chỉ đạo, định hưỡng, hướng dẫn, điều chỉnh xuyên suốt quá trình hoạt động .
-Ngày trước, Vua là người đứng đầu có quyền quyết định mọi quyền hành trong nhà
nước, còn dân chỉ là bề tôi, thần dân, phải phục tùng ý chí của vua
-Nhưng h đây, chủ quyền trong xã hội thuộc về nhân dân
+ND tạo lập lên bộ máy nn bằng quyền lực gián tiếp qua việc bầu cử đại diện, có
quyền bãi nhiễm những người không tín nhiệm.
+ND kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nn
+ND có quyền làm việc trong bộ máy nn nếu như đủ nặng lực hoặc được sự tín
nhiệm
+ND có quyền quyết định những công việc quan trọng nhất của đất nước
+Quy định trách nhiệm của nn trong việc bảo bảo vệ nd, bảo đảm và tôn trọng
quyền con người, quyền công dân, quy định các xã hội dân sự…
*Ở các nn, nguyên tắc này có mức độ và phạm vi quy định khác nhau. VD ở vn
QUY ĐỊNH “ NC VN là nn pháp quyền,,…”

Câu 17: Nguyên tắc tỏ chức và hoạt động của bộ máy nn trên cơ sở HP và
pháp luật
-kn : Nguyên TẮC tổ chức và hoạt động của bộ máy nn là j
-Đây là nguyên tắc đồi hỏi việc tỏ chức và hoạt động của bộ máy nn không thể dk
tiến hành 1 cách tùy tiện, theo ý chí của cá nhân, mà phải đúng, phù hợp với những
quy định của HP và pl.
VD: PL quy định Quốc hội là có quyền lập hiến thì các cơ quan khác k dk làm chỉ
có Qh ms dk làm
-Nguyên tắc này chủ yếu được áp dụng và mới xuất hiện ở nn TƯ SẢN và XHCN.
+Về mặt tổ chức: Nguyên tắc này đòi hỏi việc thành lập, giải thẻ, chia tách, sát
nhập, tuyển dụng bổ nhiệm nhân viên của các cơ quan nn phải tuân thủ đúng theo
trình tự pl quy định
VD: Luật tổ chức Chính phủ quy đinh: Thủ tướng chính phủ được bổ nhiệm là do
sự giới thiệu của Chủ tịch nước trong những thành viên của Đại biểu quốc hội.
+Về mặt hoạt động quy định: Các cơ quan nn, nhân viên cán bộ phải thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo thủ tục, trình tự được Hiến pháp và
pl quy định:
VD: Thủ tướng chính phủ có quyền bãi bỏ các chính sách của các chủ tịch tỉnh,
thành phố trực thục trung ương, bãi nhiệm chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nếu không làm đúng nhiệm vụ.
*Ở VN quy định: NN chxhcnvn tổ chức và hoạt động theo HP và PL, Quản lí xã hội
bằng HP và PL “ Hp 2013.
Câu 18: Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc phân quyền trong tổ chức
và hoạt động của bộ máy nn tư sản
-Hiện nay, tư tưởng phân chia quyền lực nn được thể chế hóa thành PL, trở thành
một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng bậc nhất của việc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nn tư sản.
*Quyền lực nn được phân chia thành nhiều loại quyền khác nhau: Quyền lập
pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Được trao một cách độc lập cho mỗi
cơ quan, mỗi cơ quan chỉ có một quyền
-Quyền hành pháp được trao cho chủ tịch nước, tổng thống. Quyền tư pháp trao cho
tòa án. Quyền lập pháp được trao Quốc hội, Hạ viện hoặc nghị viện.
-Điều này đảm bảo không một cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, mà
chỉ được nn trao cho 1 quyền độc lập, nhất định. Sự phân chia quyền lực này để
phân định rạch ròi về nhiệm vụ, chức năng, quyền hàn của mỗi cơ quan, không có
sự nhầm lẫn, lấn áp. Đảm bảo sự chuyên môn hóa về nhiệm vụ. Các cơ quan đều
thực hiện nhiệm vụ của mk trên cơ sở PL
VD: Ở mỹ. Tổng thống thực hiện quyền hành pháp, có thể bổ nhiệm thẩm phán,
điều hành toàn bộ quân đội mỹ trong công việc quốc phòng và an ninh.
*Giua các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp,… còn có sự kiềm chế, đối trọng
và chế ước lẫn nhau theo phương châm không có cơ quan nào nằm ngoài sự kiểm
soát, giám sát từ phái cơ quan khác
-Điều này ngăn ngừa tình trạng lạm quyền, chuyên quyền độc đoán vì luôn nghĩ
rằng không ai lấn sang quyền lực hay công việc của mk. Buộc họ phải hoàn thành
tốt công việc mà nn giao phó, không dám làm xấu, làm bừa bởi luôn có cơ quan
khác giảm sát, kiểm tra. Đồng thời, nó còn là sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết của
các cơ quan khác với nhau, tạo nên sự thống nhất quyền lực nn.
VD: Nếu như cơ quan chính phủ của Mỹ có những hành động vi hiến như việc “
cấm người nhập cư, vi phạm đến quyền con người năm 2018” thì cơ quan Tư pháp
của Mỹ đã có cáo buộc đó là chính sách vi hiến của Mỹ năm 2018.
Câu 19: Phân tích các giải pháp hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam hiện
nay.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước, được tổ chức từ trung ương
đến địa phương dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước.
+cơ quan nn gồm số lượng người nhất định, được trao những quyền độc lập, tổ chức
và hoạt động theo quy định của PL
+Nguyên tắc: là những tư tưởng, chỉ đạo, định hướng xuyên suốt 1 quá trình
+chức năng là những hoạt động cơ bản thể hiện mục đích gắn với từng nhiệm vụ
Các giải pháp hoàn thiện bộ máy Việt Nam nhà nước vốn là cách giải pháp để sắp
xếp lại các cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả công việc của các cơ quan này
Chúng gồm một số giải pháp sau:
- Phải có lực lượng thanh tra giám sát kĩ càng ở từng các cơ quan để thấy:
+Cơ quan nào không cần thiết thì phải giảm bỏ, hợp nhất
VD: hội đồng nhân dân ở xã phường,,, tòa án ở các huyện ở những vùng cao,,, giảm
bỏ hoặc sát nhập
+Cơ quan nào làm việc chồng chéo, chưa đúng với trách nhiệm và nhiệm vụ của
mình thì phải sắp xếp lại nhiệm vụ, chức năng của cơ quan đó, xử lí nghiêm minh
những cơ quan không làm tròn nhiệm vụ
+Những cơ quan, tổ chức nào thấy cần thiết thì phải có để tổ chức xã hội cho tốt
Vd: Trong kì họp quốc hội gần đây, đại biểu qh đã yêu cầu tiền chùa phải do nn
quản lí, vậy phải có 1 cơ quan đặc biệt để quản lí số tiền của mọi ngôi chùa ở Vn.
- Thay đổi các kỳ thi tuyển người vào các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan cấp địa
phương nhỏ như UBND cấp huyện, cấp xã vì những cơ quan này gần dân nhất,
người dân thường nhìn cách làm việc của họ mà đánh giá cách làm việc, hiệu quả
làm việc của bộ máy nhà nước.
-Đặt ra một hệ thống PL tốt, chuẩn chỉnh, cao hơn quy định rõ các chức năng,
nhiệm vụ đồng thời là trách nhiệm pháp lí của từng cơ quan. Để các cơ quan có sự
chuyên nghiệp trong nhiệm vụ của mình
VD: Đặt cho cơ quan UBND làm nhiệm vụ chứng thực, đồng thời cũng quy kết
trách nhiệm của từng bộ phận trong cơ quan đó. Bộ phần nào làm sai j, bị nhân dân
tó giác điều j, sẽ phải chịu hình phạt nào của PL.
Câu 20; Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang, thông qua những ví dụ cụ thể về hai
dạng nhà nước này.

Tiêu chí Nhà nước đơn nhất Nhà nước Liên Bang
Khái niệm Là nhà nước chỉ có 1 bang, 1 pháp Là nhà nước có từ 2 hay
luật, có hệ thống quản lí quyền lực nhiều bang trở nên. Có hệ
thống nhất từ trung ương đến địa thống quản lí thống nhất
phương. VD: Việt Nam, trung chung, nhưng đồng thời
quốc, triều tiên mỗi bang lại có hệ thống,
chủ quyền riêng. Vd: Liên
bang Nga, Mĩ
Hệ thống cơ quan Có hệ thống cơ quan nhà nước Có 1 hệ thống cơ quan tổ
Phạm vi lãnh thổ chung, thống nhất, tổ chức từ trung chức chung do các liên
ương tới địa phương. VD: Việt bang đặt ra. Nhưng mỗi
Nam có hệ thống cớ quan trung bang lại thành lập, tổ
ương có quyền lập, hành, tư pháp. chức, cơ quan riêng cho
Cơ quan địa phương là được phân mỗi bang.
chia theo đơn vị hành chính là tỉnh- VD: Mỹ có hệ thống cơ
thành phố, quận-huyện, thị xã. quan tối cao chính phủ,
-Phạm vi lãnh thổ: Chỉ có một chủ nghị viện, tư pháp chung.
quyền. Vd: Việt Nam chỉ có một Nhưng bang Texas lại có
chủ quyền được thiết lập từ trung hệ thống, thành lập các cơ
ương đến địa phương. Đứng đầu là quan riêng ở trong bang
Quốc Hội, sau đó đến các cơ quan của mình
Chính phủ, tòa án, thành phố, -Phạm vi lãnh thổ: Có một
quận, thị xã,… chủ quyền chung, nhưng
trong mỗi bang lại có một
chủ quyền riêng. VD: Mĩ
có một chủ quyền chung
được thiết lập ra đó là
Nghị viện, Hạ viện, Tổng
thống do nhân dân bầu lên
và họ thiết lập một bộ luật
chung, cơ quan chung.
Nhưng trong mỗi bang lại
có một hệ thống cơ quan
riêng, một bộ luật riêng,
quốc tịch riêng.
Pháp luật Có 1 hệ thống pháp luật, mọi người Có 1 hệ thống pháp luật
phải tuân theo hiến pháp hoặc văn chung yêu cầu mọi thanh
bản quy phạm pháp luật. Chỉ phải viên trong Liên bang đó
chịu 1 quy chế pháp lí. phải tuân thủ, nhưng mỗi
bang lại có pháp luật riêng
của mình. VD: Ở Mĩ,
người dân phải chịu một
hệ thống pháp luật chung
của các Bang đặt ra và
thống nhất với nhau,
nhưng người dân sống tại
bang nào lại phải chịu
thêm hệ thống pháp luật
của bang đó đặt riêng ra.
Quốc tịch công Công dân chỉ được pháp mang 1 Công dân có thể mang
dân quốc tịch. Vd: Ở VN, công dân chỉ nhiều quốc tịch. Vd: Ở
có một quốc tịch là Việt Nam, Mĩ, công dân mang quốc
ngoài ra, không có quốc tịch nào tịch Mĩ, nhưng lại mang
khác. thêm cả quốc tịch của
Bang mình đang sống.
Câu 21: Cho ý kiến cá nhân của anh chị về ưu điểm và hạn chế của chính thể
quân chủ và chính thể cộng hòa.
-Chính thể quân chủ: là chính thể mà quyền lực tập chung toàn bộ, hoặc một phần,
hoặc không gì cả (chỉ là đại diện) trong tay vua.

*Quân chủ tuyệt đối: Vua nắm giữ mọi quyền lực, nắm quyền lực cao nhất trong
bộ máy hành chính nhà nước, không cần chia sẻ cho ai.
+Ưu điểm: Mọi quyết định của vua không bị ai phản biện hay nhận xét. Nếu một vị
vua tốt lên ngôi, thì quyết định của vua sẽ khiến nhân dân có cuộc sống ấm lo, hạnh
phúc.
+Hạn chế: Do vua có quyền lực cao nhất, mọi chính sách đều theo ý vua mà ra nên
người dân gần như không quan tâm đến chuyện chính trị to lớn, cứ theo chính sách
mà làm. Nhưng một khi chính sách đưa ra không hợp lòng dân, người dân sẽ phản
đối và không làm theo chính sách chứ gần như không đưa ra giải pháp mới. Điều
này dễ khiến xã hội rối ren.
VD: Vua Hồ Qúy Ly cho lưu hành tiền giấy để thu gom nhiều đồ kim loại cho việc
chế tạo vũ khí. Chính sách này không hợp lòng dân khiến người dân không phục, xã
hội bấy giờ rối ren, một nguyên nhân dẫn đến nhà Hồ diệt vong

*quân chủ hạn chế: Vua chỉ nắm 1 phần quyền lực, hoặc chỉ là đại diện cho quốc
gia về hình thức không nắm một phần quyền lực nào.
+Ưu điểm: Một quyết định đưa ra sẽ có sự bình luận, phản biện, cạnh tranh giữa
các cơ quan khác với vua để vua đưa ra một quyết định tốt nhất. Sự đại diện của
Vua làm tăng lên tinh thần tự hào, đoàn kết dân tộc, …
+Hạn chế: Có thể ý kiến của vua là tốt, nhưng các cơ quan khác lại thông đồng để
đối đầu với vua, ép vua phải đưa ra một quyết định không tốt, ảnh hưởng đến nhân
dân. Trường hợp vua chỉ là đại diện, vua sẽ chỉ là bù nhìn, không có quyền lực hay
đưa ra quyết định. Nếu các quyết định của cơ quan khác là sai, xấu, vua cũng không
có quyền phả biện hay đưa ra một quyết định tốt hơn.
VD: Đức vua ở các nước Thái Lan, Campuchia, Anh dù khiến người dân tự hào về
truyền thống, sự giàu có của đất nước nhưng họ gần như không có quyền lực gì
trong tay.
-Cộng hòa: Là chính thể mà quyền cao nhất thuộc về một tổ chức, cơ quan đại diện
của nhân dân.
*Cộng hòa quý tộc: Là chính thể mà trong đó các cơ quan quyền lực được bầu ra,
hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định, thường là giới quý tộc
+Về Ưu điểm: Tầng lớp quý tộc là những người có học thức cao, có tiền của và
tiếng nói lớn trong xã hội. Một chính sách đưa ra cần sự tranh luận của nhiều cơ
quan khác nhau để bảo đảm lợi ích cho số đông người trong xã hội
+Về hạn chế: Mất đi tính công bằng, dân chủ khi chỉ những kẻ giàu, tầng lớp quý
tộc mới được đi bầu cử. Thứ hai, tầng lớp quý tộc có thể bị mua chuộc, hoặc hợp
phe phái bầu cử lên những người không đáng được bầu, yếu kém.
*Cộng hòa dân chủ: Là chính thể mà mọi nhân dân không kể giàu nghèo, tôn
giáo,.. đều có quyền đi bầu cử người đại diện cho mình và tự ứng cử vào cơ quan
quyền lực
+Ưu điểm: Mang tính công bằng, dân chủ. Nhân dân có thể bầu ra người đại diện
hợp với lòng mình để trị vị, quản lí xã hội. Những người được bầu lên cần phải thực
hiện các công việc mình đã hứa với nhân dân nếu muốn ngồi vững ghế.
VD: Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời hứa “làm cho nước mỹ vĩ đại” lần
nữa trong chiến dịch tranh cử của mình bằng nhiều hành động nữa: tạo thêm việc
làm cho người dân; bài trừ hàng hóa Trung Quốc; siết chặt chính sách nhập cư ,…
+Hạn chế: Người dân thường không nắm rõ thông tin về người mình bầu, thậm chí
không nhớ mình đã bầu cho ai, dễ sai sót, bầu cử nhầm người mình tin tưởng. Ngoài
ra, luôn tồn tại tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, tranh công tiếc việc giữa các cơ quan
với nhau.
 Nói tóm lại, hình thức chính thể quân chủ hay cộng hòa đều mang lại những
ưu điểm và hạn chế, tùy theo mốc thời gian của nó xuất hiện, tồn tại. Nhưng
theo em, chính thể cộng hòa, đặc biệt là cộng hòa dân chủ vẫn mang lại
nhiều ưu thế, lợi ích, công bằng và dân chủ, đảm bảo quyền con người cao
hơn so với các hình thức chính thể khác.

Câu 22: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực
nhà nước.
Hình thức nhà nước là sự tổng hợp của 3 thành phần là: hình thức chính thể, hình
thức câu trúc và chế độ chính trị. Trong đó, theo giáo trình
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan cao nhất của
nhà nước, cho thây mối quan hệ của nó vs cơ quan khác, người dân
Hình thức cấu trúc là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành
chính lãnh thổ. Xác lập mqh giữa các cấp chính quyền vs nhau
Chế độ chính trị là tổng hợp phương pháp, thủ đoạn của lực lượng cầm người để áp
dụng lên người dân.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hình thức nhà nước thực tế là ảnh hưởng đến ba thành
phần trên. Có rất yếu tố ảnh hưởng, trong đó nổi trội là 2 yếu tố chính là:
- Lợi ích kinh tế.
- Xã hội- Lãnh thổ
*Kinh tế
Khi giai cấp thống trị nắm trong tay phần lớn tư liệu sản xuất, của cải vật chất ( tiềm
lực kinh tế mạnh), họ đưa ra các quy định khẳng định sự sở hữu với tư liệu sản suất,
ngăn chặn sự chiếm đoạt của các giai cấp khác, buộc các gc khác phải phụ thuộc nó
về kinh tế=> Thiết lập sự thống trị bằng hình thức quân chủ chuyên chế
VD: NN chủ nô vs cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, khi chủ nô
nắm mọi tư liệu sản xuất, tiềm lực kinh tế buộc nô lệ và nhiều giai cấp khác phục
tùng mk. PL của nô lệ cx ghi nhận sự bất công đó, tạo hình thức quân chủ chuyên
chế.
*Xã hội
Về mặt nhận thức của con người trong xã hội, Nhận thức càng phát triển, con ng ta
càng ý thức hơn về quyền lợi của mk và đấu tranh cho quyền lợi đó=> đòi hỏi 1 nhà
nước phải có sự dân chủ hơn. Đó cũng là lí do chính thể cộng hòa thay thế chính thể
quân chủ. Hay khi hoàn cảnh khách quan đem đến những yếu tố bất lợi với đất nước
đó, khiến tình hình trong nước bất ổn, 1 giai cấp nào đó có trình độ tốt hơn sẽ là giai
cấp lãnh đạo. Sau khi khó khăn qua đi, gc đó sẽ phục tùng theo. vd: đó là lý do ra
đời NN ở 1 số nước phương đông trước đây: do nhu cầu trị thủy
*Lãnh thổ
Khi đất nước quá rộng, khi những giai cấp đứng đầu khó có thể kiểm soát dk toàn
bộ xã hội, thì họ biết cách phân chia nhà nước mk thành các đơn vị hành chính, hay
các bang để họ quản lí dễ dàng hơn
VD: Mĩ, do các bang hình thành, họ hợp nhất nhưng không hợp thành 1 chủ quyền
riêng, mà chỉ là chung 1 chủ quyền, và mỗi bang lại có 1 chủ quyền riêng để các
bang tư quản lí cho dễ dàng hơn. Đó là hình thức nhà liên bang.

Câu 23: Phân tích vị trí, vai trò của nn trong hệ thống chính trị. Trình bày
ý nghĩa của việc xác định vị trí, vai nhà nước trò của nhà nước trong hệ
thống chính trị.
Hệ thống chính trị là sự tổng hợp của các đảng phái, nhà nước, các tổ chức chính trị
- xã hội hợp pháp theo các nguyên tắc nhất định nhằm tác động, quản lý đời sống xã
hội và củng cố địa vị của lực lượng cầm quyền. Trong đó, nhà nước chiếm vị trí
trung tâm, vai trò chủ đạo
-NN có vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị, khi có sự liên kết, tác động mật
thiết đến các tổ chức khác.
VD: Cung cấp tiền cho các tổ chức hoạt động và thành lập
-NN có vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị: Khi có quyền tối cao trong quyết
định mọi nhiệm vụ, hợp phap các tổ chức.
Vì NN có ưu thế hơn các tổ chức khác
+Có quyền lực cao nhất. Phạm vi quản lí cao nhất. Tiềm lực kinh tế cao nhất. Công
cụ quản lí hiệu quả nhất-luật.
Ý nghĩa của việc xác định trên:
+ Thứ nhất: Khẳng định rõ vị trí của nn trong hệ thống chính trị. Khẳng định rõ vị
trí của nd trong việc chủ quyền, quản lí đất nước.
+Thứ hai: Để cho thấy rõ vai trò của nn trong đất nước: Để quy định rõ trách nhiệm
của nn trong các hoạt động với với nhà nc cua rmk. VD: Khi có nạn dịch, nn phải
tìm cách kiểm soát nạn dịch, cung cấp nhân tài tìm cách cứu giúp, đầu tư tiền của
mua thuôc, máy đẻ cứu chữa người dân.
- Thứ ba để xác định rành mạch mối quan hệ giữa Nhà nước và đảng phái, nhà nước
và các tổ chức xã hội khác, để cả hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả. Đảng
phái chiếm vị trí chỉ đạo, đề ra các đường lối, định hướng phát triển xã hội; nhà
nước dựa vào đó để đưa ra các chính sách quản lỹ xã hội ; các tổ chức chính trị - xã
hội khác hỗ trợ nhà nước thực hiện các chính sách đó.
VD: Tại Việt Nam, Đảng đề ra đường lối nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường, định hướng XHCN; nhà nước đưa ra, thực hiện chính sách mở cửa cho
người dân tự do làm ăn buôn bán; các tổ chức xã hội – chính trị khác hỗ trợ người
dân phát triển kinh tế tư nhân.

Câu 24: Phân tích ưu thế của nhà nước so với các tổ chức khác trong hệ
thống chính trị, liên hệ thực tế Việt Nam.
Hệ thố ng chính trị là sự tổ ng hợ p củ a cá c đả ng phá i, nhà nướ c, cá c tổ chứ c
xã hộ i hợ p phá p theo cá c nguyên tắ c nhấ t định nhằ m tá c độ ng, quả n lý
đờ i số ng xã hộ i và củ ng cố địa vị củ a lự c lượ ng cầ m quyền. Trong đó , nhà
nướ c chiếm vị trí trung tâ m, vai trò đặ c biệt quan trọ ng.
- Nhà nước là một tổ chức quyền lực công đặc biệt tồn tại khách quan, gồm một
nhóm người tách ra khỏi xã hội chuyên thực hiện quyền lực, nằm bảo vệ lợi ích của
giai cấp thống trị và tổ chức quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

Các ưu thế của nhà nước so với đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội khác:
- Thứ nhất, nhà nước có nhiều tiền nhất do nhà nước độc quyền phát hành tiền và
thu thuế trên phạm vi cả nước, có một loạt các cơ quan quản lý, giám sát chặt chẽ 2
việc này. Các tổ chức khác không có điều này.
VD: Ngân hàng nhà nước Việt Nam do nhà nước quản lý độc quyền in ấn, phát
hành tiền việt nam, đưa ra và thực hiện nhiều chính sách liên quan đến tiền tệ ;
Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài Chính tổ chức quản lý các khoản thu nội địa, thuế
theo quy định của pháp luật. Đảng CS Việt Nam, các tổ chức xã hội khác chỉ thu
phí của các hội viên.
- Thứ hai, nhà nước độc quyền ban hành pháp luật, có một loại các biện pháp cưỡng
chế, xử phạt bất kì ai vi phạm pháp luật. Còn các tổ chức xã hội khác chỉ ban hành
các điều lệ, cách xử lí vi phạm đối với hội viên của mình; các điều lệ này không
được trái với pháp luật. Các cá nhân một khi bị xử phạt khi vi phạm pháp luật, còn
bị các tổ chức mình là thành viên xử lí.
VD: Sinh viên trường đại học luật Hà Nội đi xe máy phóng nhanh, gây tai nạn chết
người, ngoài bị cảnh sát giao thông xử phạt, còn bị nhà trường xử lí kỷ luật.
- Thứ ba, nhà nước là chủ thể duy nhất có chủ quyền quốc gia, có quyền phân chia
lãnh thổ và quản lý dân cư theo lãnh thổ. Các tổ chức xã hội khác chỉ quản lý hội
viên của mình, không có quyền phân chia lãnh thổ và địa bàn hoạt động dựa theo
các đơn vị hành chính mà nhà nước đã chia.
VD: Tổ chức Đoàn thanh niên đại diện cho quyền lợi, hoạt động của các đoàn viên,
hoạt động dựa trên các tỉnh, thành phố có sẵn.

Câu 25: Phân tích mối quan hệ giữa nhà nước CHXHCN Việt Nam với
Đảng cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa của mối quan hệ này trong tổ chức, quản
lý xã hội hiện nay
Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước là đảng chỉ đạo, nhà nước quản lí. Cụ
thể:
*Sự tác động của đảng cộng sản đối với nhà nước Việt Nam
- Đảng CS VN đưa ra đường lối, sách lược định hướng sự phát triển của đất
nước, xã hội. Đưa ra những nguyên tắc nhằm làm hoàn thiện PL
- Đảng tổ chức thực hiện chính sach mình để ra: Đảng tìm cách thức để thực
hiện 1 cách tốt nhất, hiệu quả nhất, nhận định trước các khó khăn và tìm cách
khắc phục
-Đảng kiểm tra giám sát các chính sách mà mình đã vạch ra và tổ chức thực
hiện. Bằng cách đề nghị các cơ quan nn giám sát, cung cấp người giám sát
-Đảng bồi dưỡng các nhân tài , các đảng viên ưu tú để đề cử vào vị trí chủ chốt
của nn VD: Tổng bí thư nguyễn phú trọng…
*NN Vn vs tổ chức đảng
-Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong hiến pháp
-Cho phép mọi hoạt động của đảng, kiểm tra, giám sát các hoạt động của đảng.
-Thể chế hóa các chính sách của đảng thành PL nhằm thực hiện những điều đó
và để người dân thực hiện
-Thực hiện các chính sách của Đảng đề ra bằng cách đề xuất các cán bộ thực
hiện, cung cấp tiền của thực hiện.
VD: Đảng đề ra chính sách xây cầu Nhật Tân, thì nn,,,,,
Như vậy, có thể coi mối quan hệ giữa đảng và nhà nước là quan hệ 2 chiều.
VD: Trước năm 1986, Đảng CS VN đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế tập
trung bao cấp. Nhà nước dựa vào đó thi hành chính sách thủ tiêu kinh tế tư nhân,
hạn chế đến cấm việc buôn bán tự do từ địa phương này đến địa phương khác.
Tuy nhiên, từ đường lối đến chính sách trên khiến cuộc sống của người dân khó
khăn, sản xuất đình trệ.
Sau năm 1986, Đảng CS đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thi hành chính sách cho phép người dân
tự do buôn bán.
Ý nghĩa của việc xác định mối quan hệ trên trong quản lí xã hội:
- Giữ vững vị trí Đảng cầm quyền duy nhất của đảng CS VN, tức mọi chính sách
quản lí xã hội của nhà nước từ lúc được đưa ra đến khi thực hiện đều theo ý chí
của Đảng. Để làm được, đảng đưa các đảng viên vào làm việc cho nhà nước.
VD: Từ ngày 23/10/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – một đảng viên giữ
chức vụ Chủ tịch nước, tức người đứng đầu nhà nước Việt Nam.
- Phát hiện và nhanh chóng sửa chữa các sai phạm của đảng viên; tránh làm tổn hại
uy tín của đảng trong người dân, qua đó tránh gây khó khăn trong việc thực hiện các
chính sách của nhà nước.
-Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Đảng với của NN, Đảng không nắm quyền
điều hành nhà nước, mà chỉ lãnh đạo nhà nước, định hưỡng nn, nn mới là vị trí cao
nhất, vị trí trung tâm,, đồng thời đẩy vao vị trí của nhân dân khi nhân dân trực tiếp
bầu ra đại diện của mk làm việc trong bộ máy nn
(becare)

Câu 26: Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với pháp luật trong nhà nước pháp
quyền.
Pháp luật, theo giáo trình, là một hệ thống các quy tắc xử xự chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận nhằm định hướng phát triển các mối quan hệ giữa người với
người
NN pháp quyền là 1 trạng thái tồn tại của nhà n trong xã hội. Đảm bảo 2 yếu tố:
Pháp luật có vị trí tối thượng và PL được xây dựng dựa trên quyền con người và
quyền công dân nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó, mọi người đều hành xử theo pháp luật,
kể cả những người đứng đầu nhà nước.
Những đòi hỏi của pháp luật này là
- Thứ nhất, mọi người đều bình đẳng, công bằng trước pháp luật. Nếu không có sự
bình đẳng này thì sẽ dẫn đến tình trạng những người có tiền, có quyền xử xự trái
pháp luật mà không bị xử phạt; những người yếu thế như phụ nữ, người nghèo …
thì không được pháp luật bảo vệ.
Vd: Điều 16 của hiến pháp 2013 : “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.”. Nếu
đổi nó thành : “Mọi người Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật.” thì những
người nước ngoài xử xự xấu xí mà không bị trừng phạt, gây bất bình cho người việt
nam
-Pháp luật phải luôn thừa nhận và bảo đảm quyền con người và công dân
+Phải ghi nhận mọi quyền con người và công dân đáng đượng hưởng trong HP hay
các quy định PL. Phải có cơ chế bảo vệ cho các quyền dk thực thi, tránh bị xâm
phạm
-Thứ hai, pháp luật không thường xuyên bị thay đổi; dễ hiểu dễ nhớ; được công bố
công khai… Điều này làm pháp luật không trở nên xa lạ với người dân khiến họ dễ
xử xự theo pháp luật.
- Thứ ba, pháp luật đặt ra sự giới hạn cho các quyền tự do của người dân. Các quyền
tự do thường bao gồm: tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do hội họp; tự do tín
ngưỡng tôn giáo,… được người dân sử dụng thường xuyên. Để hạn chế, xử lý một
người nào đó dùng chúng để làm hại người khác thì pháp luật cần có sự giới hạn
mức độ sử dụng, mức độ mở rộng các quyền tự do trên.
VD: Nếu pháp luật không giới hạn quyền tự do ngôn luận là không được xúc phạm
nhân phẩm, danh dự của người khác thì người khác.
-Thứ tư: Pháp luật dân chủ (do dân xây pháp luật sẽ trở thành công cụ để công cụ để
đàn áp , gây tổn thương tinh thần cho dựng lên, dân đóng góp ý kiến, dân xem xét,
dân kiểm tra việc xây dựng luật), tiến bộ (bắt kịp với điều kiện kinh tế, xã hội của
nước nhà ), khả thi (phải phù hợp với hoàn cảnh cuộc sống của người dân, của nước
nhà. Ban hành ra phải thực hiện dk)
Câu 28: Phân tích yêu cầu đoi hỏi của bộ máy nhà nước pháp quyền
-1: Bộ máy nhà nước phải có sự phân chia quyền lực rạch ròi giữa các cơ quan nhà
nước, phân định rõ nhiệm vụ quyền hạn chức năng của mỗi cơ quan nhà nước. Mỗi
cơ quan thực hiện 1 quyền độc lập. Không cơ quan nào nhảy sang nhiệm vụ của cơ
quan khác
VD: Ở vn, quyền lực được phân chia thành Lập pháp cho Quốc hội, chính phủ,,,,,
hay viện kiểm sát thực hiện quyền công tố và giám sát hoạt động tư pháp
2: Các cơ quan nn phải có sự kiểm soát, đối trọng, bổ sung, giúp đỡ , hỗ trợ lẫn
nhau
VD: Mặt trận tổ quốc VN có chức năng giám sát, có quyền đề nghị bãi nhiệm đại
biểu Qh nếu đại biểu đó k hoàn thành tốt nhiệm vụ..
3: Cơ quan nn luôn phải hết lòng phục vụ nhân dân, luôn phải lắng nghe nhân dân
và để nhân dân kiểm tra, giám sát, phản biện
4: Cơ quan nn luôn phải chấp hành nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân, vì thế
có mục 3.
Câu 27: Việc đề cao pháp luật có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng pháp luật
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung, 1 loại hình công cụ
được nhà nước thừa nhận và bảo đảm
- -PL rất tốt, có vai trò rất lớn trong việc quản lí xã hội
- +điều tiết, định hưỡng, bảo đảm, bảo vệ quyền công dân và xã hội. là công
cụ hiệu quả nhất trong việc giiar quyết các tranh chấp.
- Thế nhưng, không phải vấn đề j cũng đưa pháp luật ra, cũng dùng đến
pháp luật. Bởi đã có các công cụ khác chấn chỉnh, điều chỉnh và định
hướng giúp
Vd: 2 bên hàng xóm cãi nhau, có xô sát, chưa đến mức quá cao trào, khó giia
quyết mà phải dùng đến PL phải lên phường solve
- Những cán bộ công chức thiếu đạo đức, không công tâm, khi họ biết chút
pháp luật họ lại cậy mình biết và am hiểu về Pl, nhân dân lại kém hiểu
biết PL, khi lên phường giải quyết, k may có vướng mắc j, họ lạ đem luật
ra dọa,, khiến nhân dân sợ hãi, thực chất là để đòi tiền,,
- PL thường hay đi đôi với còng số 8, bởi PL có biện pháp cưỡng chế bảo
đảm. VD vụ ở Hải phòng, anh Vĩnh bảo chỉ chửi mắng những công nhân
vì ném vật dụng sang nhà mk, nhưng công an đến, a giải thick, họ lại bảo
a chống đối người thi hành công vụ nên đã dùng còng số 8 trấn giải anh về
phuongfwf…..

Câu 29: Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật, trên cơ sở đó làm sáng tỏ
một đặc trưng của pháp luật Việt Nam.
*Pháp luật có tính quyền lực nhà nước.
-NN là một tổ chức có quyền lực cao nhất, tạo ra pháp luật. PL vì thế cũng là công
cụ có quyền lực tối cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Vd: Trong việc hôn nhân và gia đình. Nếu 2 người đồng tính yêu nhau, được cả xã
hội đón nhận, phù hợp với nhân đạo, tính đạo đức. Nhưng pháp luật chưa cho phép
thì họ làm vậy là vi phậm pl.
-PL được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Bằng lớp người thực thi (Công an, an
ninh, bộ đội) và bộ phận công cụ hỗ trợ nhăm cài tạo, định hướng, điều chỉnh (Trại
giam, nhà tù,…) và cả biện pháp cưỡng chế nếu không chấp hành- tuân thủ.
-Chú ý nói: Các công cụ khác điều chỉnh như tôn giáo, đạo đức, tập quán thì k dk
nhà nc tạo ra.
*PL có tính quy phạm phổ biến.
-“Quy phạm” là những quy tắc được sử dụng nhiều lần đến khi không còn phù hợp,
nhằm điều tiết, định hướng theo các khuôn mẫu nhất đinh.
-“Phổ biến” là được áp dụng chung tới all mn, trong hoàn cảnh nhất định ( được làm
j, không được làm j, nên làm j, phải làm j,…)
VD: Đủ 18 tuổi phải đi đăng kí nghĩa vụ quân sự. Vậy, nó tác động đến all các công
dân VN đủ 18 tuổi phải đi đăng kí nghĩa vụ quân sự, không ngoại trừ một ai ( trừ
những trường hợp ngoại lệ: đã có người thân đi, công dân bị bệnh tim, cận,…)
*PL có tính xác định về hình thức.
-“xác định” tức là sự rõ ràng, có thể nhìn thấy, nắm bắt, tồn tại trong thế giới khách
quan để hiểu rõ.
-“Hình thức” Là dk ghi trong hiến pháp, các bộ luật, văn bản quy phạm, tập quán
pháp,…
-Ngôn ngữ Pl thường rõ ràng, cụ thể, rõ nghĩa, sắp xếp logic…
-Văn bản, nội dung được sắp xếp theo hình thức, trình tự, thủ tục rõ ràng. Quy định
chính xác các hành vi được làm, không được làm, nên làm, phải làm,.. để người đọc
có thể xác định chính xác ý nghĩa hành động của mình.
Vd: Quyền con người được ghi nhận trong chương 2 Hiến pháp năm 2013 quy định
về quyền và nghĩa vụ của công dân.
*Pl có tính hệ thống
-PL là các quy phạm, quy tắc, khuôn mẫu để xử sự. Các khuôn mẫu, quy phạm đó
phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, để có tính hệ thống nhất định.
VD: Luật hiến pháp quy định : công dân đủ 18+ được quyền bầu cử. Nhưng bầu cử
ntn, bầu cử ở đâu lại là do luật bầu cử QH và HĐND quy định năm 2013 tại văn bản
pl.
*Chú ý, thêm đặc trưng nếu ai muốn học.
-PL còn có tính chủ quan; Do ý thức con người tạo ra.
-Pl có tính khách quan; Điều luật phải phù hợp với cuôc sống
Nếu pl chỉ do ý thức con người tạo nên mà k nhìn nhận tính khách quan thì gọi là Pl
duy ý chí.
(Ý 2: PHÂN TÍCH 1 ĐẶC TRƯNG PL Ở VN: TỰ LÀM, NHƯ TRÊN)

Câu 31; Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với đạo đức
*Xung đột khi:
+Pháp luật với đạo đức cùng điều chỉnh 1 đối tượng. Pháp luật với đạo đức ngược
chiều nhau.
VD: Anh A đang đứng đợi xe bus, có một cô gái gửi nhờ anh A cầm hộ một túi đồ.
Nhưng khi công an đến kiếm tra thì phát hiện đó là ma túy. Mặc dù ra tòa có người
làm chứng là anh A được người đó gửi nhờ, nhưng không thể khẳng định mục đích,
bản chất thật của việc cầm nhờ của anh A. (Trong câu chuyện này, anh A thực sự là
người tốt, chỉ cầm nhờ, theo công cụ Đạo Đức, anh không có lỗi. Nhưng theo Pháp
luật anh vẫn có lỗi) => tạo vụ án oan.
*Biện pháp
- PhẢI nhận thức: Đạo đức luôn là gốc của mọi công cụ trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội.
-Xây dựng PL phảy lấy đạo đức làm gốc
-Có ba loại đạo đức chính: Đạo đức của giai cấp- Đd mới- Đd truyền thống. Phải
kết hợp xem xét và kết hợp ba loại đạo đức đó với nhau làm nền tảng trong xây
dựng Pl.
-Luôn kết hợp hai nguyên tắc
+PL luôn là tối thượng và Đề cao giá trị đạo đức tốt đẹp.
 Để Pl tốt nên, hoàn thiện và đồng thuận với dư luận xã hội
-Nếu PK trái với Đd tốt đẹp => PL phải sửa đổi sao cho phù hợp với Dd
-Nếu Dd lạc hậu, kém => PL sẽ loại bỏ nó và thay thế
-Khi ban hành Pl phải lựa theo đạo đức.

Câu 32: Phân tích biện pháp giải quyết sự xung đột giữa pháp luật với tập
quán\
*Xung đột khi: (giống trên)
VD: Dân tộc mông có tập quán bắt vợ. Nhưng pháp luật hiện nay cấm bắt vợ, và có
thể bỏ tù đối tượng thực hiện. Nó vi phạm đến quyền con người, quyền bất khả xâm
phạm về thân thể,…
*Biện pháp
+Tập quán là cơ sở để hình thành nên PL
+Tập quán dễ đưa PL vời đời sống hơn
+Luôn theo hai nguyên tắc: Pl là tối thượng, phải bổ sung để PL tốt nên
+Nếu tập quán lạc hậu, không phù hợp sẽ bị Pl bại trừ
Vd: bắt vợ
+Nếu tập quán tốt đẹp sẽ được Pl thừa nhận và khuyến khích thực thi
VD: Ăn trầu, nhuộm răng, đón tết cổ truyền.

Câu 33: Phân tích ưu thế của pháp luật đối với các công cụ khác trong việc
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
*Pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn nhất
-Pháp luật được nhà nước ban hành. Vì thế được nhà nước bảo đảm trong việc
truyền bá, phổ biến bằng nhiều con đường.
VD: Các chính quyền địa phương truyền bá luật cho người dân. Các thông tin đại
chúng truyền bá luật trên ti vi, đài, radio,…
-Các công cụ khác chỉ tác động đến một nhóm,. Phạm vi cụ thể. Chủ yếu là các tín
đồ, bằng lối sống của họ.
VD: Những nguyên tắc của đạo thiên chúa chỉ tác động, ảnh hưởng đến các tín đồ
tôn giáo theo đạo thiên chúa để họ biết, nắm bắt kĩ và thực hiện. Còn những tín đồ
theo đạo khác họ có thể biết chút ít nhưng không rõ nhiều.
*Pháp luật được bảo đảm bằng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp cưỡng
chế.
-Pl được bảo đảm bởi nhà nước, bằng các lớp người quản lí (công an, an ninh), bằng
công cụ ( nhà tù,..). Trong đó có biện pháp cưỡng chế nhằm bắt buộc người ta phải
thực hiện. Thực hiện PL là điều bắt buộc, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể.
VD: Đủ 18 tuổi đi nghĩa vụ, k đi thì cầm tù
-Các công cụ khác không được nhà nước bảo đảm, không có các thiết chế chuyên
nghiệp. Chủ yếu là sự răn đe, giáo điều. Thực hiện hay không lại là chuyện khác.
VD: Nhà sư không được ăn thịt rượu, ăn hay không lại là chuyện khác  
*Pháp luật có tính xác định hình thức
-“xác định” tức là sự rõ ràng, có thể nhìn thấy, nắm bắt, tồn tại trong thế giới khách
quan để hiểu rõ.
-“Hình thức” Là dk ghi trong hiến pháp, các bộ luật, văn bản quy phạm, tập quán
pháp,…
-Ngôn ngữ Pl thường rõ ràng, cụ thể, rõ nghĩa, sắp xếp logic…
-Văn bản, nội dung được sắp xếp theo hình thức, trình tự, thủ tục rõ ràng. Quy định
chính xác các hành vi được làm, không được làm, nên làm, phải làm,.. để người đọc
có thể xác định chính xác ý nghĩa hành động của mình.
-Các công cụ khác thường không được xác định về hình thức, chủ yếu là những câu
ca dao, lời hát,…
+Nếu có thì ngôn ngữ, cách trình bày cực khó hiểu và phức tạp, gây ra nhiều suy
nghĩ
VD: Kinh Koran và kinh thánh của Chúa: câu từ dài dòng, không súc tích, ngôn ngữ
khó hiểu hoặc gây nhiều cách hiểu, thậm chí hiểu sai.
*Pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế
-Pháp luật là hình thức pháp lí của quan hệ kinh tế xã hội. Nên, những quy định
cơ bản khi lập ra đều xem xét kĩ lưỡng sao cho phù hợp và khả thi với điều kiện
thực tế.
VD: Cấm tập quán bắt vk vì nó không còn phù hợp với thời hiện đại, xâm phạm
quyền con người.
-Kinh tế, xã hội thay đổi thì pháp luật cũng thay đổi. Các tôn giáo, công cụ khác
thường biến đổi các nguyên tắc của mình rất chậm chạp. Có những nguyên tắc tồn
tại hàng ngàn năm vẫn không thay đổi, thậm chí là bất di bất dịch.
VD: tôn giáo ở ấn độ cấm phụ nữ khi lấy ck được đi làm, phải ở trong nhà phụ bếp.

Câu 35: Vì sao Pl không phải là công cụ duy nhất điều chỉnh các QHXH.
KN điều chỉnh qhxh: Là làm thay đổi hành vi của các bên chủ thể trong qhxh đó
theo mục đích, định hướng.
*PL là công cụ hiệu quả nhất, có ưu thế hơn nhiều các công cụ khác
+Có phạm vi tác động rộng lớn nhất
+Bảo đảm bằng quyền lực nhà nước, có biện pháp cưỡng chế.
+Có tính xác định về hình thức
+Phù hợp với điều kiện kinh tế.
*Tuy nhiên, Pl cũng có những mặt hạn chế nhất định. Có các QHXH không thể điều
chỉnh.
VD: Về mặt tình cảm, hôn nhân gia đình
-Biên pháp cưỡng chế đôi khi không thể phát huy hết hiệu quả. Mà phải nhờ đến
các công cụ khác như tôn giáo, tình cảm, dư luận xã hội.

Câu 36: Why cần phải kết hợp Pl với cac công cụ khác trong điều chỉnh
QHXH
-Nêu 4 ưu thế của pl : Đã phân tích trên
-Pl luôn có những hạn chế nhất định: Đã nêu trên
-Phải có sự kết hợp
+Có những công cụ truyền thống tốt đẹp, những chuẩn mực đạo đức tốt sẽ làm nền
để xây dựng Pl
VD: Truyền thống giúp đỡ cho người khác. Tạo nên luật: Nếu ai thấy người bị nạn
nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu, phạt tù.
+Để cải thiện, bù đắp những lỗ hổng của PL, nhằm hoàn thiện PL. phát triển PL
Vd: Pl không thể điều chỉnh về mặt tình cảm,..
+Các công cụ khác sẽ giúp, đưa PL vào cuộc sống một cách dễ dàng hơn
VD: Khi PL phù hợp với phong tục tập quán, mà phong tục lại ăn sâu vào cuộc
sống nd thì Pl sẽ dễ đi vào cuộc sống hơn. VD:Không giết người, không ăn cắp ăn
trộm,…

Câu 37: Phân tích khái niệm điều chỉnh QHXH


*KN: Là làm thay đổi hành vi của các bên chủ thể trong QHXH đó theo các mục
đích, định hướng nhất định
-“hành vi”: là hoạt động phản ánh ý thức, suy nghĩ của con người ra ngoài thế giới
khách quan
-“qhxh” là qh giữa con người vs nhau trong cuộc sống. giữa con người vs con người
và con người vs tổ chức. Trong QHXH, các bên qua lại lẫn nhau bằng hành vi, chứ
không phải bằng suy nghĩ.
-Chỉ điều chỉnh QHXH khi các cá nhân được đặt trong một mqh cụ thể, khi đó mới
có sự tác động, qua lại lẫn nhau.
VD: trong quan hệ mua bán, hợp đồng, trao đổi,..
-Còn những cá nhân riêng tư, cá nhân, cách li tuyệt đối với mqh bên ngoài thì không
cần điều chỉnh.
-Khuynh hướng điều chỉnh: Hành vi có ích: phát triển, đẩy mạnh, nhân rộng,.
Khuynh hướng có hại: kìm nén, cấm, đẩy lùi, giảm thiểu rồi tìm cách xóa bỏ.
VD: TỰ CHO.
Câu 39: Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của PL.
Trình bày ý nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức và thực hiện, bảo vệ
PL ở nước ta hiện nay.
-Tính giai cấp của Pl và tính xã hội của Pl trong một nhà nước luôn phải có sự thống
nhất chặt chẽ với nhau.
-Nếu tính giai cấp của Pl nổi trội hơn hẳn tính xã hội thì nhân dân sẽ không có nhiều
quyền hạn, sẽ bị áp đặt, bị trị, lệ thuộc, thiếu tính tự do thì sớm muộn nhân dân sẽ
nổi dậy chống phá đòi dân chủ, bình đẳng. NN đó sẽ k thể tồn tại lâu
VD: NN chủ nô, phong kiến
-Nếu tính xã hội của PL nổi trội, cao hơn nhiều tính giai cấp. Nhân dân có quá nhiều
quyền hạn, mà giai cấp, các cơ quan nn lại ít quyền hạn, quyền lực, chức năng,
nhiệm vụ thì khi có bạo động, chiến tranh, tranh chấp, vấn đề nội, ngoại thương thì
giai cấp đứng ra giải quyết sẽ rất khó vì quyền lực ít. Nhân dân sẽ sớm bạo động.
NN đó sẽ sớm tan giã.
-Vì thế, tính giai cấp và xã hội của Pl luôn phải có sự cân bằng, thống nhất. Một nn
muốn có tính giai cấp cao, tốt, vững thì phải làm tốt tĩnh xã hội. Để nd tin tưởng về
trách nhiệm, nhiệm vụ, chức năng, quyền lực mà nd ủy quyền cho.
-Người dân càng hài lòng thì bộ máy nn càng vững, giai cấp càng bền lâu.
VD: Ở VN: Hiến pháp quy định đảng là giai cấp lãnh đạo. quy định quyền hạn,
chức năng cho các cơ quan lập-hành-tư. Quy định chương 2 trong HP về quyền con
người.
*Trong việc xây dựng PL
-Pl phải phù hợp với ý chí nd, phản ánh đúng nhu cầu nvong của ndan, thực tại
khách quan của cuộc sống
-Pl không bao h là ý chí của bộ phận, phải là ý chí tổng thể của nd
-Pl phải hiểu dân, lắng nghe dân, có cơ chế để dân tham gia đóng góp ý kiến
-Phải công khai hóa các quy định cho nd biết để nd bàn, xem xét, sửa đổi, bổ sung
trước khi tung ra 1 bộ luật.
-Pl khi đưa ra phải khả thi, phù hợp với ý chí của đa số
-Có sự quy kết trách nhiệm cho người tạo luật.
*Tổ chức và thực thi PL
-Phải có bộ phận truyền thông, đăng lên radio, ti vi, các phương tiện đai chúng để
dân biết
-Phải có bộ phận giải thích những quy định mà dân k hiểu
-Có bộ phận để dân đóng góp ý kiến
*Bảo vệ PL
-Phải có các chế tại, các bộ phận để thực thi và bảo đảm PL. Để tránh các đối tượng
bên ngoài xuyên tạc, làm hỏng luật
-Phải có lớp người, các công cụ chuyên trách để bảo đảm cho PL khi ban hành đến
người dân được dễ dàng, để dân có cái hiểu đúng nhất, tránh sai lệch.
Câu 40: Phân tích tính chủ quan và tính khách quan của PL. Làm thế nào để
tránh tình trạng duy ý chí trong xd PL
Tính chủ quan và khách quan của Pl luôn phải có sự thống nhất
*Tính chủ quan của PL: Pl do con người tạo ra, thể hiện ý chí và nguyện vọng của
con người. Mọi nội dung ý nghĩa, hình thức câu từ trong Pl luôn là do ý chí của con
người tạo ra
*Tính khách quan
-Là pl đưa ra phải phù hợp, khả thi với cuộc sống thực tế, với kinh tế, đk xã hội.
Phản ánh đúng nhu cầu của nd. PL phải là dòng chảy để định hướng cho nhân dân
*Nếu pl mang quá nhiều tính chủ quan, thì sẽ là Pl duy ý chí. Pl khi đưa ra sẽ có rất
nhiều điểm sai, không đúng với thực tế, không thể điều chỉnh qhxh, không đúng với
bản chất của pl
VD; 1980 Luật Hp quy định: ND đi hok k mất tiền, đi khám k mất tiền, đk cấp nhà
cửa
*Nếu Pl mang tính khách quan quá nhiều cũng không tốt
VD: Bây giờ, PL quy định nhân dân tự do hội họp. Vậy không may hội họp để phản
động, chống phá, ai giải quyết? Phải có tính chủ quan, ý chí của nhà làm luật, để
kìm hãm những việc đó lại.
*Cách giải quyết
+Nhà làm luật cần nghiên cứu đầy đủ, khái quát, toàn diện về xã hội. Về nội dung
của PL có khả thi, chuẩn mực, đúng đắn với XH hay k.
+ Phải công khai hóa quá trình xây dựng luật. Để nhân dân biết, dân bàn, dân xem
xét, kiểm tra, giám sát
+ Có cơ chế để dân đóng góp ý kiến, bổ sung, bù đắp, loại bỏ, sửa đổi
+ Có cơ chế giải trình ý kiến của nd trong quá trinh xd PL: tai sao lại tiếp thu ý kiến
này, k tiếp thu ý kiến này, ý kiến luật này có nghĩa là gì,….
+ Có sự quy kết trách nhiệm rõ ràng cho người làm ra điều luật, bộ luật .

Câu 41: Trình bày hiểu biết về PL dân chủ, Làm thế nào để PL là dân chủ.
-Dân chủ là chế độ chính trị mà nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân làm chủ
trực tiếp hoặc gián tiếp qua những người đại diện
-PL dân chủ là Pl do nhân dân làm chủ, nhân dân đưa ra ý kiến, quan điểm, ý chí để
xây dựng P, tạo ra PL. Nhân dân có quyền bãi bỏ hoặc loại bỏ những bộ luật không
chính đang, không khả thi, phù hợp với điều kiện của nd hay kinh tế xh
*Làm thế nào để PL dân chủ.
-Nhà nc phải công khái hóa quá trình xây dựng PL. Để dân xem xét, kiểm tra, giám
sát trong quá trình làm luật và tạo luật
-Phải đa dạng hình thức góp ý để nhân dân có thể đóng góp ý kiến, đóng góp quan
điểm, nhận xét
VD: Các cổng thông tin, hòm thư,…
-Có cơ chế giải trình cho dân biết: Tại sao tiếp thu ý kiến này, không ý kiến kia, luật
này là ntn…
-Có những thanh tra, giám sát, tiếp xúc với người dân, lắng nghe cuộc sống của
người dân rồi mới đi xây dựng pl
-Ngăn chặn lợi ích nhóm, ý chí cá nhân của những người tạo luật
-Quy kết trách nhiệm rõ ràng đối với những người tạo luật
-Luật trước khi đưa ra về cả hình thức và nội dụng phải để cho dân xem trước, dân
bàn, dân kiểm tra sau đó mới được xuất bản, ban hành

Câu 42: Phân tích các yếu tố quy định bản chất, nội dung của pháp luật.
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử xự chung áp dụng cho mọi người, được
nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp
nhằm góp phần quản lý xã hội.
Nội dung của pháp luật là sự ghi nhận việc được làm, không được làm, phải làm
cho các cơ quan và người dân, quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các cơ
quan trong bộ máy nn.
Bản chất của pháp luật thể hiện ở 2 thuộc tính: tính giai cấp và tính xã hội.
- tính giai cấp có nghĩa rằng: thông qua pháp luật, lực lượng cầm quyền hay giai cấp
thống trị sẽ phát triển, quản lý xã hội theo ý muốn của cíung. Qua đó, pháp luật
cũng bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
- tính xã hội có nghĩa rằng: pháp luật cần phải phù hợp với lợi ích của đa số người
dân trong xã hội; pháp luật cần bảo đảm nguyện vọng, ý chí của các giai tầng khác
trong xã hội, để giải quyết tốt mâu thuẫn giữa lực lượng cầm quyền và các giai tầng
khác.
VD: Pháp luật trong xã hội phong kiến xưa cho phép một người đàn ông được lấy
nhiều vợ. Điều này được đa số các giai tầng trong xã hội chấp nhận và ủng hộ vì tư
tưởng trọng nam kinh nữ tồn tại ở nhiều giai cấp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới nội dung và bản chất của pháp luật:
- Thứ nhất là ý chí của giai cấp thống trị vì chúng nằm quyền kiểm soát nhà nước và
có quyền tạo ra pháp luật. Yếu tố này ảnh hưởng tới bản chất pháp luật có tính xã
hội hay tính giai cấp cao hơn. Yếu tố này khiến việc ghi nhận những việc người dân
được làm, không được làm và phải làm là nhiều hay ít đều theo mục đích của giai
cấp thống trị.
VD: Pháp luật trong xã hội phong kiến chủ yếu là những việc không được làm và
hình phạt do giai cấp thống trị muốn răn đe người dân, để dễ bề cai trị.
- Thứ hai, sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế qua các kiểu xã hội chủ nô,
phong kiến, tư sản, XHCN làm cho tính xã hội dần cao hơn tính giai cấp trong bản
chất pháp luật . Sự phát triển kinh tế khiến cho số lượng việc người dân được làm,
không được làm hoặc phải làm có khuynh hướng tăng lên; nội dung các việc này
phức tạp hơn để giải quyết tốt mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các giai tầng.
VD: Pháp luật trong xã hội tư sản ghi nhận việc người dân được phép đi bầu cử, có
quyền sở hữu tài sản cá nhân ,… nhằm giải quyết mâu thuẫn về kinh tế giữa những
người công nhân làm thuê và các ông chủ. Điều này là do kinh tế ở xã hội này phát
triển hơn so với xã hội phong kiến.

Câu 43: Phân tích luận điểm : “Xã hội không thể một ngày thiếu pháp luật.”
*PL là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pl có vai trò rất to lớn đối với xã hội
-PL điều tiết và định hưỡng các quan hệ xã hội: nên làm j, không nên làm j, cấm
dược làm j, phải làm j
-PL bảo đảm an toàn xã hội : Khi đưa ra những quy định để bảm đảm tính mạng,
sức khỏe, tài sản, bí mật đơi ftuw, danh dự, uy tín cho các chủ thể.
VD: nghiêm cấm việc xúc phạm danh dự, xâm phạm bí mật thư tin của người khác,

-PL bảo đảm cho xã hội phát triển bền vững
-PL là cơ sở để giải quyết tranh chấp tốt nhất
-PL bảo vệ bảo đảm quyền con người-
-PL bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
Vậy, PL có vai trò cực kì to lớn đối với các quan hệ xã hội. Vậy, bây h thử 1 ngày
không có PL thì xã hội sẽ ra sao? PL sẽ bạo loạn, hỗn độn, không có quy củ điều
hành định hướng. Khi đánh chau, chém mướn, hấp diêm, vvvvv ,, chỉ còn lại các
công cụ khác là đạo đức, tập quán, tôn giáo, không có biện pháp cưỡng chế jj đó thì
không thể bảo đảm tốt cho xã hội. Vậy, phải có pl.
VD: Trước đây, trong quan hệ vợ chồng, người vợ phải chịu thiệt thòi hơn, chồng
có quyền đánh mắng không ai ngăn cấm. Để điều tiết mối quan hệ này theo hướng
tốt đẹp hơn, pháp luật đặt ra các quy định về hôn nhân một vợ một chồng bình đẳng,
tiến bộ, vợ chồng có trách nhiệm và quyền hạn như nhau trong gia đình.
- Thứ ba, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong xã hội. Nếu không có pháp luật,
người có tiền, có quyền sẽ ức hiếp người khác, những người yếu thế thì nhẫn nhục
chịu đựng, gây nên sự bất bình trong xã hội, làm suy đồi đạo đức xã hội.

Câu 44: why NN lại quản lí xã hội bằng PL\


-Mọi nn khi sinh ra, đều đi đôi với những quy tắc, nguyên tắc, điều lệ và PL
VD: Chủ nô có nguên tắc của nn chủ nô, bảo vệ cho giai cấp chủ nô. Phong kiến Vn
có luật Hồng Đức. NN tư sản có Hiến pháp.
-PL là những quy tắc xử sự chung, nhằm điều chỉnh xã hội theo định hướng, mục
đích của lực lượng, giai cấp cầm quyền hay những chuẩn mực xã hội. => PL và nn
cùng sinh ra, cùng tồn tại, cùng bàn chất và mục đích
-Cùng với công việc điều chỉnh xã hội là các công cụ khác như Hương ước, tôn
giáo, đạo đức, tập quán,… Nhưng chỉ có PL là phù hợp nhất, phản ánh đúng nhất
các điều kiện, kinh tế.
=> Vì: Đạo đức luôn hướng người ta đến cách giải quyết êm đẹp, nhẹ nhàng.
VD: 1 thằng bị bắt vì giết người, ăn lăn xin lỗi, Đạo đức sẽ cho qua. Nhưng rồi
người đó lại chứng nào tật đấy thì sao? Vậy PL phải cưỡng chế, có chế tài mạnh mẽ
để bảo đảm người đó sau này không tái phạm nữa.
+Khi các QHXH ngày càng mở rộng, phát triển phức tạp thì các công cụ như tập
quán, hương ước lại rất cổ hủ và khó điều chỉnh được.
VD: như tập tục bắt vk, ngày nay nó dk coi là vi phạm pl, xâm phạm đến các quyền
*Quan trọng nhất để giải thicsk là PL có 4 ưu thế nổi trội nhất.
(Đã phân tích kĩ ở câu trên)

Câu 45: Cho biết phương thức tạo nguồn pháp luật Việt Nam hiện nay.
Câu 46: Ptich kn vbqppl. Cho vd. Phân tích ưu thế của VBPPL so với các
nguồn khác của pl.
KN: Là những văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục, nội dung theo luật định, có chứa các qppl nhằm định hướng và điều chỉnh các
qhxh
+”chủ thể có thẩm quyền” được quy định tại điều 4 luật ban hành văn bản
+”qppl: là ntn….
+điều chỉnh các qhxh là j
-Có 2 loại là vb luật và vb dưới luật
+VB Luật: Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự,..
+VB dưới luật: Thông tư của chánh án tòa án ndtc về việc thêm các loại án lệ về nd
trong chủ đề giao thông,….
*Ưu điểm so với các loại nguồn khác:
+Được hình thành do kết quả của hoạt động xg pl, thường thể hiện trí tuệ của một
tập thể, có tính khoa học, logic cao
+Các quy định được thể hiện thành văn với ngôn từ súc tích, ngắn gọn, rõ ràng, dễ
hiểu, cụ thể, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ hóa thành pl, dễ phooer biến, dễ áp
dụng
+Đáp ứng kịp thời những yêu cầu, đòi hỏi mà xh đề cập đến
Vd: ở Tuyên quang đang có báo và người dân bị đói rét, ngay lập tức sẽ có vb nghị
định của chính phủ về việc mở kho dự trữ nn phát lương thực cho nd tỉnh tuyên
quang.

Câu 47: Ptich kn tập quán pháp. Nêu ưu, nhược điểm cùa TQP và cho ví dụ.
KN: Tâp quán pháp là những tập quán được nn thừa nhận, nâng lên thành pl
-Thừa nhận bằng cách: nn tôn trọng các tập quán tốt đẹp, sẵn có của con người Vn.
Ghi nhận các tập quán đó vào PL nhằm gìn giữ, phát huy.
-Ưu điểm của TQP:
+TQP xuất phát từ những thói quen, các quy tắc ứng xử lâu đời nên dễ đi sâu vào
tiềm thức của nhân dân, được nd tự giác tuân thủ, góp phần nâng cao hiệu quả của
pl.
+TQP bổ sung, hỗ trợ cho các vbqppl, các bộ luật. Thực tế cho thấy, có những thứ
pl không thể điều chỉnh được, khó điều chỉnh, không cần điều chỉnh như về mặt tình
cảm, về mặt đạo đức. Như là việc: trách nhiệm thiệt hại của cá nhân do gia súc gây
ra ở các vùng dân tộc thiểu số.
-Hạn chế của TQP:
+TQP tản mạn, thiếu thống nhất, không xác định. Mỗi vùng dân tộc lại có 1 tập
quán khác nhau, một cách xử lí khác nhau. Không thành văn.
*VD: Theo bộ luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình quy định: Nếu gia đình không
quyết định được tên con theo họ nào, thì quy định theo tập quán tại nơi đó.

Câu 48: KN án lệ, ưu nhược điểm của An LỆ, ví dụ minh họa


Kn: Án lệ là những bản án được giải quyết bởi các chủ thể có thẩm quyền,
được nn thừa nhận có tính khuông mẫu, có chứa qppl để giải quyết các vụ án
sau có tc tương tự
*Án lệ có 2 loại: Án lệ giải thích pl và án lệ tạo ra khuôn mẫu mới
*Ư ĐIỂM của án lệ
-Án lệ là hoạt động thực tiễn được các chủ thể có thẩm quyền giải quyết trên cơ sở
khách quan, tôn trọng lẽ phải, hợp tình, đạt lí, dễ dàng được xh chấp nhận
-Có tính linh hoạt, phù hợp với cuộc sống
-Khắc phục, bổ sung, hỗ trợ cho PL
-Giai quyết nhanh chóng các vụ án được đưa ra khi PL khó giải quyết.
*Hạn chế CỦA ÁN lệ
-Thủ tục áp dụng phức tạp, lâu, dài, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pl cao,
hiểu rõ về thế giới, sự vận động của khách quan.
VD: Án lệ số 01 xử Đồng xuân Phương cố tình giết Nguyễn Văn Soi khi áp dụng
các khoản, điều luật trong bộ luật hình sự là sai. Mà chỉ là “cố ý gây thương tích dẫn
đến chết người” => giải thích luật, tạo khuôn mẫu.

Câu 49:ptich kn Quy PPL, Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu QPPL.
KN: QPPL là những quy tắc xử sự chung,do nn ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều
chỉnh các ưhxh
*”qtxsc” là những tư tưởng, chỉ đạo, định hướng xuyên suốt 1 quá trình, áp dụng
cho nhiều người.
-“ban hành” Là việc nn, các chủ thể có thẩm quyền đưa ra những quy tắc, nguyên
tắc mới mang tính khuôn mẫu nhằm định hướng cho người dân
-“thừa nhận” là ghi nhận, lấy, chắt lọc những cái hay, sẵn có để làm quy tắc
=>Ý nghĩa: nghiên cứu qppl sẽ giúp cho việc hoàn thiện các nội dung trong việc xd
pl. Để pl phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xh, khả thi khi hoạt động và áp dụng,
tránh duy ý chí. Pl khi đến với người dân sẽ dễ hiểu dễ thuộc, dễ nắm bắt, dễ sử
dụng, tuân thủ. Pl dễ định hưỡng cho người dân khi thực hiện, có chế tài phù hợp để
mang tính răn đe rồi mới cưỡng chế.
Câu 50: Ptich cơ cấu của qppl. Nêu ý nghĩa của từng bộ phận trong QPPL.
*kn: QPPL là những quy txs chung, do nn đặt ra hoặc thừa nhận rồi bảo đảm thực
hiện điều chỉnh các qhxh theo mục đích, định hướng nhất định.
-Theo giáo trình: có 3 bộ phận: Gỉa định, quy định, chế tài.
*Gia định là bộ phận của qppl nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh, trường hợp cụ
thể có thể xảy ra đối với những chủ thể mà khi đó qppl sẽ có sự tác động đến họ.
-Gỉa định có thể là những tình huống, hoàn cảnh, điều kiện, độ tuổi, không gian,
thời gian, giới tính, dân tộc được nêu rõ
VD: Công dân nước Vn đủ 18 tuổi thì, …
-Có 2 loại giả định: giả định đơn giản và giả định phức tạp.
+Gỉa định đơn giản ví dụ: Nếu người nào có hành vi vppl thì sẽ bị cướng chế
+Gỉa định phức tạp: Người đã được cấp dưỡng nếu lâm vào tình trạng hiểm nghèo,
hoiawcj tai nạn, hoặc khó khăn trầm trọng mà đã được cấp dưỡng thì sẽ dk nhận cấp
dưỡng thêm theo yêu cầu
-Có những giả định nêu chủ thể một cách chung, trong hoàn cảnh chung
VD: Công dân Vn đủ thì..
-Có giả định nêu chủ thể cụ thể, điều kiện hoàn cảnh cụ thể:
VD: TrẺ em nghèo vùng cao nếu gặp khó khăn k có tiền đóng học phí thì…
=>Ý NGHĨA: Cho biết được ai, khi nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào, thì được
phép làm những j, áp dụng qppl gì, biện pháp chế tài ra làm sao. Đây là bộ phận rất
quan trọng để chủ thể có thẩm quyền xem xcts trước khi áp dụng pháp luật đúng với
các chủ thể.
*Quy định:
Quy định là bộ phận của qppl nêu lên những cách ứng xử: nên làm gì, phải làm j,
cần làm gì trong hoàn cảnh, điều kiện của bộ phận giả định.
VD: Các công ty doanh nghiệp nhỏ và lớn, nếu kinh doanh thì phải nộp thuế cho nn.
-Bộ phận quy định là nêu lên ý chí của nn, chủ thể trong hoàn cảnh này phải làm gì
sao cho đúng, phù hợp với ý chí của nn và đúng, công bằng với xã hội.
-Vì vậy, mức độ chính xác, chặt chẽ trong mệnh lệnh, chỉ dẫn của quy định là điều
kiện đảm bảo pl được thực thi
-Có 3 dạng quy định
+Không được: Không được bôn bán ma túy, chất cấm, …
|+Cho phép: Đủ 18 tuổi cho đi bầu cử, cho đi ứng cử, cho tự do kinh doanh
+buộc: Kinh doanh đóng thuế,…
=>Y nghĩa:Định hướng, hưỡng dẫn cho mn biết trong tình huống này thì phải làm j,
nên làm j, không được làm gì để mn làm cho đúng, chuẩn, phù hợp với ý chí của nn
và của xã hội. Cho biết quyền và nghĩa vụ pháp lí của họ khi tham gia và qhpl.
*ChẾ tài
-Là bộ phận của qppl, nêu lên những biện pháp cưỡng chế mang tính chất răn đe,
trừng trị mà nn dự kiến sẽ áp dụng với các chủ thể không thực hiện các quy định mà
nn đề cập.
VD: Nếu ai giết người, vippl, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.
-Biện pháp chế tài là biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các quy định của pl
được thực thi. Luôn phải được quy định một cách phù hợp, xét trong từng hoàn
cảnh, từng điều kiện thì chỉ răn đe, cảnh cáo, nhưng trường hợp xấu hơn phải trừng
phạt mới có hiệu quả.
-Có nhiều biện pháp chế tài như : cảnh cáo, răn đe, phạt tiền, phạt tù. Cụ thể là chế
tài hình sự, dân sự, hành chính và kỉ luật
-Có 2 loại chế tài là chế tài cố định và chế tài không cố định
VD: NgưỜI nào đi xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt hành chính từ
200-500. Đó là chế tài không cố định
VD: Người nào có hành động chống phá nn Vn gây hậu quả nghiêm trọng. sẽ bị
tước quốc tịch và chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 51: Nêu các cách trình bày qui phạm pháp luật trong văn bản qui
phạm pháp luật. Qua đó, phân biệt qui phạm pháp luật với điều luật,
cho ví dụ.
Qui phạm pháp luật là những quy tắc xử xự chung áp dụng cho những trong
cùng một hoàn cả điều kiện; do những người có thẩm quyền ban hành ra
chúng, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp.
VB QPPL là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo hình
thức, trình tự, thủ tục do luật định. Trong đó có chưa các quy tắc xử sự
chung nhằm điều chỉnh các qhxh
Có ba cách trình bày QPPL trong VB QPPL:
Một là, 1 QPPL được thể hiện trong 1 điều. hoặc 2 hoặc hơn nhiều QPPL dk
thể hiện trong 1 điều luật
Hai là, Trong QPPL có thể viện dẫn 1 khoản, 1 điều luật khác trong đó
Ba là: Có bộ phần chế tài quy định một cách không cụ thể, chung:
(Hiểu rõ xem giáo trinh trang 326)
Phân biệt QPPL và điều luật:
Về mục đích sử dụng, QPPL dùng để điều chỉnh các quan hệ giữa người với
người theo hướng: nếu quan hệ tốt thì để nó phát triển; quan hệ xấu thì loại bỏ
hoặc định hướng lại nó theo hướng tốt hơn; quan hệ không tốt không xấu thì
để yên,… Còn điều luật có thể là nơi thể hiện QPPL hoặc không.
VD: Điều luật thứ 29 trong Hiến pháp 2013 chứa đựng QPPL : “Công dân đủ
18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.” .
Nhưng điều luật.
5 khoản trong điều luật thứ 13 của Hiến pháp 2013 quy định quốc huy, quốc
kì, quốc khánh, thủ đô, quốc ca của Việt Nam, không hề chứa quy phạm pháp
luật nào.
Về mối tương quan với pháp luật, nếu QPPL là đơn vị nhỏ nhất cấu thành
pháp luật về mặt nội dung, tức là dùng để điều chỉnh các quan hệ giữa người
với người thì điều luật là một phần tử cấu thành pháp luật về mặt hình thức.
Bởi lẽ, trong các VB QPPL, các điều luật đều được đánh số thứ tự, sắp xếp
theo một trật tự nhất định để dễ dàng tìm đọc. Nhờ vậy, pháp luật mới có cách
thể hiện khoa học, chặt chẽ.
VD: điểm c khoản 5 điều 62 của nghị định số 34/2016/NĐ-CP có hiệu lực
ngày 1/7/2016 quy định: “…Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được
trình bày bằng chữ in thường, cách lề trái từ 1cm đến 1,27cm, số thứ tự của
điều dùng chữ số Ả Rập, sau số thứ tự có dấu chấm (.); cỡ chữ bằng cỡ chữ
của phần lời văn từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;…”
Câu 52: Phân tích bộ phận chế tài của qui phạm pháp luật. Tại sao
trên thực tế, bộ phận chế tài thường không cố định.
Có nhiều quan điểm về pháp luật. Quan điểm phổ biến hiện nay coi pháp
luật là hệ thống quy tắc xử xự chung, áp dụng cho mọi người được nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận, bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp
như cưỡng chế, giáo dục.
Qui phạm pháp luật là đơn vị cơ bản cấu thành nên pháp luật về mặt cấu
trúc
Có nhiều quan điểm về cấu trúc của qui phạm pháp luật. Theo quan điểm
truyền thống, cấu trúc của nó gồm 3 bộ phận và không phải lúc nào cũng
đi cùng nhau.
Giả định chỉ tình huống xảy ra trong thực tiễn, khi ấy cá nhân, tổ chức phải
hành động theo quy tắc xử xự mà qui phạm đặt ra. Tức là trả lời cho câu
hỏi : “trong tình huống nào?”
Quy định chỉ cách xử xự mà cá nhân, tổ chức được phép hoặc phải hành
động theo khi tình huống ở phần giả định xuất hiện. Đây là phần không thể
thiếu, trả lời câu hỏi : “được làm gì ? ” hoặc “phải làm gì ? ”.
Chế tài chỉ hậu quả mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu nếu không hành
động hoặc hành động không đúng theo nội dung ở phần quy định, thường
trả lời cho câu hỏi : “ nếu không hành xử như quy định sẽ bị làm sao?”
VD: có 1 quy phạm pháp luật thứ nhất: “ Khi tham gia giao thông, người
điều khiển phương tiện xe moto, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.”. Quy
phạm thứ hai: “Người điều khiển phương tiện xe moto, xe gắn máy khi
tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm bị phạt từ 200.000 đến
500.000 đồng.”
Bộ phận chế tài của quy phạm 1 là “bị phạt từ 200.000 đến 500.000 đồng.”
Thực tế, bộ phận chế tài thường không cố định, tức là mức độ hậu quả mà
cá nhân phải gánh chịu không cụ thể, nằm trong 1 khoảng nào đó.
Vd: chế tài : “bị phạt từ 200.000 đến 500.000 đ” được coi là không cố
định.
Bộ phận này không cố định vì
Những người làm luật muốn tạo sự linh hoạt trong xử lý vụ việc trên thực
tế. Không phải cá nhân, tổ chức nào xâm phạm các quy phạm pháp luật
cũng ở cùng một mức độ nên không thể xử lí họ ở cùng một mức phạt, tức
là áp dụng 1 chế tài cố định.
VD: Cùng là tội giết người nhưng có kẻ lĩnh án chung thân, có kẻ lĩnh án
tử hình, có kẻ được hưởng khoan hồng của pháp luật, kẻ thì không. Điều
này là do chúng phạm tội ở các mức độ khác nhau.
*Khi xét đến việc kết luận tội án của một người trong vi ppl hình sự, dân
sự, hay hành chính thì người đưa ra kết luận phải xem xét kĩ lương về
nhiều mặt (lí do, mức độ, hậu quả, động cơ,.. ) thì mới được đưa ra kết
quả, trách nhiệm pháp lí cho 1 chủ thể vi phạm. Vì thế, không cố định về
bộ phận chế tài.

Câu 53: Phân tích cơ cấu của qui phạm pháp luật. Việc thể hiện nội
dung từng bộ phận của qui phạm pháp luật có ảnh hưởng gì đến việc
thực hiện pháp luật trên thực tế.
Có nhiều quan điểm về quy phạm pháp luật. Quan điểm phổ biến nhất,
rằng quy phạm pháp luật là quy tắc xử xự chung, áp dụng cho mọi người,
được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, bảo đảm thực hiện bằng nhiều
biện pháp như cưỡng chế, giáo dục.
Theo quan điểm phổ biến hiện này, cơ cấu của quy phạm pháp luật có 3 bộ
phận và không phải quy phạm nào cũng có đầy đủ 3 bộ phận trên.
Giả định chỉ tình huống xảy ra trong thực tiễn, khi ấy cá nhân, tổ chức phải
hành động theo quy tắc xử xự mà qui phạm đặt ra. Tức là trả lời cho câu
hỏi : “trong điều kiện nào? Hoàn cảnh nào, chủ thể là ai, tuổi bao nhiêu,
gia cảnh,….”
Quy định chỉ cách xử xự mà cá nhân, tổ chức được phép hoặc phải hành
động theo khi tình huống ở phần giả định xuất hiện. Đây là phần không thể
thiếu, trả lời câu hỏi : “hành xử như thế nào? ”.
Chế tài chỉ hậu quả mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu nếu không hành
động hoặc hành động không đúng theo nội dung ở phần quy định, thường
trả lời cho câu hỏi : “ nếu không làm theo như quy định sẽ bị làm sao?”
Thực hiện pháp luật là làm những việc pháp luật cho phép; không làm việc
pháp luật cấm và phải làm việc pháp luật bắt buộc làm.
Việc thể hiện nội dung từng bộ phận:
Nếu rõ ràng, rành mạch sẽ khiến việc thực hiện pháp luật trên thực tế dễ
dàng, thuận lợi, đúng đắn. Cụ thể, các cá nhân, tổ chức dễ nhận biết, hiểu
các tình huống, cách hành động, cách xử lí,… khi các nội dung này được
thể hiện rõ ràng, hợp lý. Từ đó, các cá nhân, tổ chức sẽ dễ dàng chấp hành,
tuân theo pháp luật một cách tự nguyện, tự giác hoặc ít chống đối.
Để phân định các ngành luật, ta dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương
pháp điều chỉnh của chúng.
Đối tượng điều chỉnh ở đây là chỉ những mối quan hệ giữa người với
người, ở một lĩnh vực nào đó mà cần pháp luật điều chỉnh.
VD: Ngành luật Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh là những mối quan hệ
cơ bản nhất, quan trọng nhất như quan hệ giữa nhà nước và công dân, quan
hệ giữa nhà nước và người nước ngoài.
Phương pháp điều chỉnh là những biện pháp mà nhà nước sử dụng để tác
động vào cách xử xự của các bên trong các mối quan hệ. Phương pháp
điều chỉnh thể hiện chủ yếu dưới dạng trao quyền và nghĩa vụ cho các bên.

Câu 54: Phân tích kn hệ thống Pl. Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu hệ
thống PL đối với việc xây dựng PL và thực hiện PL.
Kn: Hệ thống PL là chỉnh thể các hiện tượng PL, cốt lõi là các quy phạm pl
trong các nguồn của PL. Có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm điều chỉnh các qhxh
theo pl
+”chỉnh thể” là sự thống nhất, đồng bộ
+”qppl” là những quy tắc xử sự chung nhằm định hưỡng các qhxh
+”nguồn của pl” là nơi chưa các qppl, là nơi cung cấp những căn cứ pháp lí
+”điều chỉnh qhxh” là làm thay đổi hành vi của các bên chủ thể
Đặc điểm
-Hệ tpl được hình thành một cách khách quan, phụ thuộc vào đk kinh tế, xã hội của
nn. Không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể ban hành pl.
-Giua thành tố của PL với các nguồn của pl luôn có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít
với nhau nhằm bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc điều chỉnh qhxh
VD: Luật hiến pháp quy định bầu cử. Nhưng bầu cử như nào lại trong luật bầu cử.
-Hệ thống PL luôn là một tập hợp động, tính ổn định chỉ là tương đối. Nó luôn vận
động, thay đổi, phát triển theo các thời kì sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội. Hệ thống PL này lại tốt hơn hệ thống PL trước
VD: Pl chủ nô độc ác, giã man, không giống như Pl của nn xh chủ nghĩa.
*Nghiên cứu hệ thống PL có ý nghĩa rất quan trọng
-Trong việc xây dựng pl
+ Trong việc xây dựng PL thì nguồn PL có hiệu lực pháp lí thấp không được trái vs
nguồn Pl có hiệu lực pháp lí cao hơn ( Tập quán pháp k dk trái với văn bản QPPL).
Nguồn pháp luật có hiệu lực ban hành cũ, không được trái với nguồn pháp luật có
hiệu lực mới hơn ban hành.
+ Các nguồn pl, các quy định PL luôn phải có sự thống nhất, liên kết, bổ sung, hỗ
trợ chặt chẽ cho nhau. Nguồn PL mới ban hành không được trái với các nguồn PL
hiện hành, làm khó sử dụng, khó khả thi trong cuộc sống. Phải tìm cách sử đổi, hủy
bỏ hoặc làm mới
+ Trong hoạt động xd PL thì phải chú ý đến khả năng thực thi của nó trên thực tế.
Có phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hay chưa. Phù hợp với ước muốn, nguyện
vọng của người dân chưa. Tránh PL duy ý chí, hay mà lại k khả thi
VD: HP 1980: dân đi hok k cần đóng tiền, đi viện k mất tiền.
*Đối với thực hiện PL
-Khi thực hiện PL, ưu tiên áp dụng các nguồn Pl có pháp lí cao hơn. Như Hiến pháp
sau đó mới đến các bộ luật, rồi đến vbqppl
-Mọi quy định PL, nguồn PL không biết là cao hay thấp đều phải thực hiện nghiêm
minh, đúng dắn. Vì nó luôn có sự liên kết, chặt chẽ, bổ sung cho nhau
VD: Hp quy định mọi người đều bình đẳng trước PL. Chính phủ có nghị định “ bắt
các quan chức tham ô, tham nhũng”. Khi ra tòa, thằng nào to hơn lại dk xử nhẹ hơn
nếu k chấp hành hiến pháp., Vậy phải nghiêm túc thực hiện mọi quy định PL.

Câu 55: Phân tích các yếu tố cấu thành của hệ thống qui phạm pháp
luật. Trình bày căn cứ để phân định các ngành luật.
Hệ thống QPPL là hệ thống các quy định pl, có sự liên kết, thống nhất với
nhau và phân định hành các bộ phận như QPPL, Chế định pl, ngành luật,…
Các yếu tố cấu thành bao gồm : QPPL và các nguyên tắc, căn cứ xác định.
Hệ thống QPPL bao gồm:
Thứ nhất, QPPL: Là những quy tắc xử sự chung, được nn ban hành, thừa
nhận và bảo đảm trong việc điều chỉnh các qhxh
+QPPl là quy tắc điều chỉnh 1 qhxh. Được cấu tạo từ các bộ phận như giả
định, quy định, chế tài: VD :…..
Thứ hai, chế định là tập hợp 1 nhóm QPPL có sự liên kết chặt chẽ với nhau,
điều chỉnh 1 nhóm qhxh có liên quan mật thiết. Tồn tại chế định pháp luật
của ngành luật VD: ChẾ định công dân trong Hp. Và chế định pháp luật liên
ngành luật: VD: Chế định hợp đồng…
VD: Chế định chủ tịch nước VN qua các bản Hiến pháp là tập hợp các QPPL
là tập hợp các QPPL trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.
Đặc điểm giống nhau của tập hợp các QPPL là đều quy định về vị trí, quyền
hạn, chức năng, nghĩa vụ, vai trò của chức danh chủ tịch nước đối với nhà
nước Việt Nam.
VD: Chế định Hợp Đồng liên quan đến cả ngành luật dân sự, thương mại,
lao động. Chế định chế độ chính trị, chế độ chính sách an ninh quốc phòng.
Thứ ba, Ngành luật là tập hợp nhiều chế định, chúng có mối liên hệ mật
thiết với nhau nhằm điều chỉnh 1 loại qhxh.
VD: Ngành luật Hiến pháp Việt Nam là tập hợp các chế định về
- các chức danh nhà nước (quốc hội, chính phủ, chủ tịch nước, tòa án nhân
dân, VKSND) và mối liên hệ giữa các chức danh này với nhau và với nhân
dân (chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội)
- các vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của đất nước như: chính sách kinh
tế-khoa học-xã hội; nhiệm vụ bảo vệ đất nước, sửa đổi hiến pháp, quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… và mối liên hệ giữa chúng.
Phương pháp điều chỉnh là các cách thức tác động pháp l lên các qhxh. Đó
có thể là mệnh lệnh, giữa 1 bên là nn, 1 bên là nhân dân : có sự cho phép,
cấm, bắt buộc
+Đó là phương pháp tự định đoạt khi các bên đầy đủ pháp lí như nhau vd:
quan hệ pl dân sự,… hợp đồng,…
Có 2 căn cứ để phân định các ngành luật:
- đối tượng điều chỉnh là các hoạt động của con người có tác động qua lại
lẫn nhau thuộc 1 lĩnh vực đời sống xã hội.
VD: Ngành luật hiến pháp có đối tượng điều chỉnh là các hoạt động phổ
biến, cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và các quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân và tác động của các hoạt động này.
- phương pháp điều chỉnh là những biện pháp, phương thức có thể theo hình
thức, trình tự, thủ tục nhằm định hướng, hướng dẫn, điều chỉnh các qhxh mà
nn muốn điều chỉnh và phân định nó trong từng ngành luật
VD: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là:
+Cho phép: VD: Đại biểu Qh có quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch
quốc hội, thủ tướng chính phủ,..
+Bắt buộc: VD: Mn có nghĩa vụ nộp thuế. Đủ 18+ công dân phải đi nghĩa vụ
quân sự.
+Cấm: VD: Cấm buôn bán chất cấm, hàng hóa trái phép. Cấm mại dâm, …..

Câu 56: Phân tích khái niệm hệ thống nguồn của PL. Trình bày vai trò của các
loại nguồn của PL VN hiện nay.`
Kn: Là tập hợp tất cả các nguồn của PL, vb quy phạm pl có mối liên hệ mật thiết,
sắp xếp 1 cách thống nhất theo Qhxh mà chúng điều chỉnh, theo trật tự hiệu lực
pháp lí.
+”Nguồn của pl” là nơi cung cấp những căn cứ pháp lí, nơi chứa đựng các qppl
+”vb qppl” là vb có chứa đựng các qppl do các chủ thể có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục, nội dung do luật định nhằm điều chỉnh các qhxh
*Hiện nay, có rất nhiều các loại nguồn PL, nhưng có 3 loại nguồn chính
-VB QPPL: Vừa là nguồn, vừa là hình thức PL có hiệu lực pháp lí cao nhất. Nó
chứa những quy tắc xử sự chung, những khuôn mẫu nhằm định hướng, điều chỉnh
hành vi một nhóm đối tượng chung trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định
VD: Quyết định của UBND XÃ A về việc thu hồi đất tại làng A, đề nghị những
người có giấy thu hồi đất di dời sang nơi khác.
Văn bản qppl có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các qhxh.
+Tự phân tích: đối với nhà nc là để quản lí. Đối với xh là biết phải làm j, hưởng
quyền j
+Đầu tiên là hiến pháp có hiêu lực pháp lí cao nhất, sau đó đến các bộ luật, luật:
Dựa vào đó để công dân, mọi người sống trên quốc gia biết mình thừa hưởng những
quyền j, những nghĩa vụ j, được làm j, không được làm j… Biết mk khi gây ra hậu
quả này sẽ phải chịu trách nhiệm j,…
+Sau đó đến các vb dưới luật do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, nhằm đưa ra
văn bản điều chỉnh một nhóm người cụ thể trong qhxh với điều kiện hiệu lực.
VD: Các thông tư của bộ trưởng, chánh án. Nghị quyết của Hội ĐND…..
-Tập quán pháp: Là những tập quán dk nhà nước thừa nhận, nâng lên thành PL.
+Đối với nn: Tập quán pháp đóng vai trò quan trọng tạo nên hệ thống pl của một
quốc gia. NN thừa nhận 1 tập quán nào đso, biến chúng thành tập quán pháp nhằm
đáp ứng việc điều chỉnh qhxh trong khi chưa thể xây dựng pl thành văn, hoặc không
thể xd pl thành văn
VD: luật hôn nhân và gia đình + luật dân sự; 2 vk ck lấy nhau không biết đặt tên
con theo ai, đặt theo tập quán tại nơi sinh sống.
+Đối với xh: Thể hiện sự chấp nhận của nn đối với tập quán của nhân dân, tôn trọng
tập quán của nhân dân, nhằm phát triển, phát huy những tập quán cao đẹp
-Án lệ: Là những bản án được các chủ thể có thẩm quyền giải quyết, được nn thừa
nhận có tính khuôn mẫu, chứa các quy tắc xs chung nhằm định hướng qhxh.
+Án lệ đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng hệ thống PL.
+Án lệ dễ xử dụng, linh hoạt, hợp lí, phù hợp với thực tiễn cuộc sống
+Có những vụ án đặc biệt, nhạy cảm, hay xảy ra với cuộc sống xh thì khi được các
chủ thể giải quyết một cách lập luận, logic, công bằng, hợp lí, khách quan mà lại
mang tính chất điển hình, mẫu mực thì sẽ được chấp thuận để làm 1 bản án lệ giải
quyết các vụ án sau. Vì vậy, khi các vụ án sau tương tượng sẽ giải quyết nhanh hơn,
đơn giản, dễ dàng hơn: Đỡ tốn thời gian, chi phí, sức người
VD: án lệ: con ốc sên trong chai bia gừng.
Câu 57: Phân tích nguyên tắc dân chủ trong xd pháp luật. Theo anh chị, cần
làm j để xây dựng PL Vn dân chủ?
*Nguyên tắc đòi hỏi Hiến pháp, luật phải được hình thành bằng con đường trưng
cầu dân ý, hoặc bởi cơ quan đại diện do nd bầu ra. Việc xây dựng pl phải có sự
đông đảo nhân dân tham gia, để nhân dân thể hiện ý chí, nguyện vọng.
+Các luật, bộ luật, dự án luật đã ban hành đòi hỏi nn phải có các công cụ truyền tải
đến nhân dân để dân biết, dân bàn, dân xem xét bổ sung
=>Đây là nguyên tắc góp phần phát huy được trí tuệ của nd trong xã hội vào việc xd
PL, giúp nhân dân hiểu được các quy định PL, nâng cao ý thức PL của nd để nd
chấp hành nghiêm.
Ở Vn: dù chưa có vb pl nào thông qua theo thủ tục trưng cầu ý dân, song trong quá
trình xd các bộ luật nn luôn lắng nghe các ý kiến của nd. Bằng việc nd có thể gửi
hòm thư góp ý, hay nn có các cơ chế giải trình, lắng nghe ý kiến nd
*Trong quá trình xd PL cần
-Tránh PL duy ý chí, phải là PL dân chủ bằng cách
+Nn phải công khai hóa hoạt động xây dựng PL để nhân dân tham gia đông đảo.
Dân xem xét, dân góp ý bổ sung, dân kiểm tra giám sát
+Phải có các bộ phận, ban tham mưu để dân đóng góp ý kiến nói ra những điều băn
khoăn, trắc trở, cần thiết,… Phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nd, hiểu nd, hiểu xh
+Có các cơ chế giải trình: Tại sao cần phải tiếp thu ý kiến này, k ý kiến kia, luật này
nghĩa là j
+Đối với những người tạo luật cần phải hiểu dân, hiểu xã hội, hiểu kinh tế.
+Luật phải khả thi, phù hợp, xác đáng
+Quy kết trách nhiệm pháp lí rõ ràng đói với những ngươi làm luật.
Câu 58: Phân tích nguyên tắc khách quan trong xây dựng pháp luật.
Trình bày ý nghĩa của nguyên tắc này trong xây dựng pháp luật.
Pháp luật thường được hiểu là pháp luật thực định, là những quy tắc xử xự
chung, áp dụng cho mọi người , được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,
bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như cưỡng chế, giáo
dục để quản lý xã hội.
Xây dựng pháp luật là một chuỗi các hoạt động có phạm vi rộng lớn, kế
tiếp nhau do nhiều người có nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng khác nhau
nhằm tạo ra, ban hành các quy tắc xử xự chung và thể hiện các chúng này
dưới nhiều hình thức qua các quy trình, thủ tục nhà nước quy định.
Nội dung của nguyên tắc khách quan này gồm:
Thứ nhất, nội dung của pháp luật phải phù hợp, sát với thực tế, gắn với sự
phát triển của xã hội. Bởi lẽ, pháp luật là một công cụ để nhà nước quản lý
xã hội một cách có hiệu quả, bền vững.
VD: Thực tế, thời nay, Internet, mạng xã hội ngày càng phổ biến, phát
triển mạnh, dẫn đến tình trạng nhiều người lợi dụng mạng để nhằm mục
đích bất chính như bôi nhọ danh dự người khác, lừa đảo, … Pháp luật Việt
Nam đã có Luật an ninh mạng, có hiệu lực từ 1/1/2019 nhằm bảo vệ an
ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng;
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thứ hai, hoạt động xây dựng pháp luật cần công khai, minh bạch cho
mọi người dễ thấy, dễ hiểu, dễ có ý kiến đóng góp.
Thứ ba, hoạt động này cần diễn ra theo một quy trình, thủ tục nhất
định được quy định rõ ràng.
Cụ thể, tại Việt Nam, trình tự, thẩm quyền ban hành; trách nhiệm
những người có liên quan trong việc xây dựng văn bản pháp luật, nguyên
tắc xây dựng,… được ghi nhận tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015, được áp dụng từ ngày 1/7/2016.
Ý nghĩa của nguyên tắc này trong xây dựng pháp luật:
Thứ nhất, giúp các nhà làm luật nhận biết, lựa chọn được vấn đề xã hội
nào cần pháp luật giải quyết và đưa ra các quy tắc, chuẩn mực để giải
quyết chúng. Bởi lẽ, các nhà làm luật không phải cỗ máy vạn năng, không
thể tự họ nghĩ ra các cách quy tắc, chuẩn mực chung áp dụng cho mọi
người nếu họ sống sát thực tế.
Thứ hai, giúp các nhà làm luật xây dựng cách để người dân tiếp cận và
hiểu pháp luật dễ dàng nhất. Bởi vì, xây dựng pháp luật còn gồm cả khâu
thể hiện pháp luật dưới nhiều hình thức, bằng nhiều biện pháp thông qua
một loạt các trình tự, thủ tục đã được quy định chặt chẽ.
VD: Để giúp người dân dễ tiếp cận, dễ hiểu pháp luật, các nhà làm luật đã
thường xuyên thể hiện pháp luật dưới dạng các văn bản, kèm theo những
văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện.

Câu 59: Phân tích kn pháp điển hóa PL. Trình bày mục đích, ý nghĩa của pháp
điển hóa PL.
-KN: Pháp điển hóa là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền nhằm tập hợp các quy
định, các nguồn pháp luật hiện hành, có thể chỉnh sửa, bổ sung, loại trừ, sắp xếp tạo
thành một chỉnh thể theo các lĩnh vực, chủ đề, khoa học,…
+”nguồn pl” là….
+”chỉnh thể” là sự thống nhất, tập hợp chuẩn chỉnh.
-Có 2 loại pháp điển hóa
+Pháp điển hóa về nội dung: Nhằm tập hợp các quy định pl hiện hành, có thể sửa
đổi, loại bỏ các quy định không phù hợp, bổ sung thêm nhằm tạo ra 1 bộ luật mới
chuẩn chỉnh, hoàn thiện, phù hợp cho việc điều chỉnh các qhxh
VD: HP 1980 quy định đi hok, đi khám không mất tiền thì Hp 2013 đã loại bỏ
những quy định ấy cho phù hợp, khả thi hơn
-Pháp điển hóa về hình thức: Là tập hợp các quy định, các nguồn pl , các bộ luật
nhằm sắp xếp lại, điều chỉnh lại về mặt hình thức, kĩ thuật thành các chủ đề hay bộ
pháp điển mang tính khoa học, chặt chẽ, thuận tiện cho việc tra cứu, tiềm kiếm.
VD: HP 1945 khi quy định cơ quan VKS vs TOÀN ÁN là 1 chương, thì 2013 đã
tách 2 cơ quan này ra, quy định rõ tòa án là cơ quan tư pháp. Cho thấy rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của 2 cơ quan. Để người đok rõ ràng nhìn nhận về 2 cơ
quan này.
Câu 60: Phân tích kn qhpl. Việc một qhxh được PL điều chỉnh có ý nghĩa gì đối
vói sự vận động và phát triển của nó.
*Qh pl là các qhxh được pl điều chỉnh,
+có ý chí
+có quyền và nghĩa vụ….
-
Câu 61: Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật, cho ví dụ về quan hệ
pháp luật cụ thể mà anh/chị tham gia hàng ngày.
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh theo các
hướng: nếu nó tốt thì tạo điều kiện để nó phát triển; xấu thì ngăn chặn mà nếu
không tốt không xấu thì để yên.
Quan hệ xã hội là sự tác động qua lại giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với tổ chức hoặc giữa tổ chức với tổ chức.
Các điều kiện để trở thành 1 quan hệ pháp luật là: phổ biến; lặp lại nhiều lần;
cơ bản có ý nghĩa quan trọng.
Đặc điểm của quan hệ pháp luật:
Một là, tính ý chí, gồm ý chí của nhà nước và ý chí của các bên chủ thể. Chủ
thể ở đây là cá nhân, tổ chức tham gia vào QHPL có quyền và nghĩa vụ theo
quy định của pháp luật. Cụ thể, nhà nước sẽ lựa chọn các quan hệ xã hội cần
pháp luật điều chỉnh và sẽ nâng nó lên quan hệ pháp luật và sự tác động qua
lại giữa các bên trong QHPL vốn xuất phát từ ý chí của họ.
VD: Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được pháp luật điều chỉnh thông qua
bộ luật hôn nhân và gia đình.
Hai là, các chủ thể tác động qua lại lẫn nhau bằng cách thực hiện các quyền
và trách nhiệm/nghĩa vụ. Quyền của chủ thể này tương đương với trách nhiệm
của chủ thể kia.
Ba là, quan hệ pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện
pháp như cưỡng chế, giáo dục.
VD về qhpl tham gia hàng ngày.
Quan hệ giữa người mua (tôi) và người bán. Em cho rằng đây là QHPL bởi
vì:
- lặp lại hằng ngày, ngày nào cũng mua và người nào cũng có người bán hàng
cho em.
- phổ biến vì cứ ở đâu có người, có hàng để bán thì ắt sẽ có người mua.
- cơ bản, có ý nghĩa quan trọng: vì đối với người mua, nhu cầu mua hàng rất
lớn, không mua thêm hàng về dùng thì đồ dùng trong nhà sẽ hết, không có đồ
dùng nữa, cuộc sống không đảm bảo. Đối với người bán, hàng cần bán nhiều,
muốn có lợi nhuận cao.
Khi tham gia quan hệ mua bán này, em là người có quyền chọn mặt hàng để
mua, người bán có trách nhiệm cho em xem hàng, đảm bảo chất lượng hàng,
bán cho em khi nhận đủ tiền. Người lại, em có trách nhiệm trả tiền cho người
bán, người bán có quyền bán hay không bán cho em nếu họ chấp nhận hoặc
không chấp nhận cái giá đó.
Câu 62: Phân tích những yếu tố bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật, cho ví dụ minh hoạ.
QHPL là qhxh được pháp luật điều chỉnh theo các hướng : nếu quan hệ tốt thì
phát triển nó, nếu nó xấu thì ngăn chặn nó, nếu nó không xấu không tốt thì để
yên.
Quan hệ xã hội là sự tác động qua lại giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức. Sự tác động qua lại giữa họ thực chất là
việc họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, quyền của chủ thể
này = nghĩa vụ pháp lý chủ thể này.
Các yếu tố bảo đảm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý:
Thứ nhất, ý chí của các bên chủ thể. Chủ thể là người, tổ chức tham gia vào
QHPL có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật. Trước hết,
bản thân họ phải tự nhận thức được mình có quyền và nghĩa vụ pháp lý gì. Họ
sẽ lựa chọn một hay nhiều cách để thực hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý
của mình.
VD: Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ cần nhận thức được mình
có quyền và trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc con cái, con cũng cần nhận thức
được mình có quyền học tập, tự phát triển,.. có trách nhiệm hiếu kính với cha
mẹ. Từ đó, cả hai bên lựa chọn cách để thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản
thân.
Thứ hai, là các biện pháp giáo dục, cưỡng chế, tạo điều kiện thuận lợi của nhà
nước. Do không phải lúc nào, các bên chủ thể cũng nhận thức đúng, đầy đủ và
tự giác thưc hiện quyền và nghĩa vụ đúng cách, nhiều quyền và nghĩa vụ phải
có các điều kiện vật chất, tinh thần hỗ trợ mới được thực hiện
VD: Để người sử dụng xe máy không đội mũ bảo hiểm nộp phạt, nhà nước
cần sử dụng biện pháp cưỡng chế, giáo dục luật giao thông đường bộ. Để tạo
điều kiện cho người đó nộp phạt, CSGT cần chọn một lề đường, vỉa hè an
toàn, hướng họ đứng vào đó.

Câu 63: Cho ví dụ về một quan hệ pháp luật cụ thể và xác định chủ thể,
khách thể, nội dung của quan hệ pháp luật đó.
QHPL là qhxh được pháp luật điều chỉnh theo các hướng : nếu quan hệ tốt thì
phát triển nó, nếu nó xấu thì ngăn chặn nó, nếu nó không xấu không tốt thì để
yên.
Quan hệ xã hội là sự tác động qua lại giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức. Khi họ tham gia vào QHPL, họ có
quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được gọi là cụ thể.
Các điều kiện để trở thành 1 quan hệ pháp luật là: phổ biến; lặp lại nhiều lần;
cơ bản có ý nghĩa quan trọng.
Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ
thể. Chủ thể của QHPL này không mặc nhiên là chủ thể của QHPL khác.
Khách thể là lợi ích vật chất, tinh thần, xã hội khác,… mà các chủ thể mong
muốn có được khi tham gia vào các QHXH.
VD: Trong QHPL giữa vợ và chồng, vợ và chồng là 2 bên chủ thể. Nội dung
là quyền và nghĩa vụ của cả vợ và chồng trong việc chăm sóc, nuôi dạy con
cái, kiếm tiền cho gia đình, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của đối phương, …
Khách thể của quan hệ này là sự trưởng thành của con cái, nhà cửa, tiền bạc,
tình yêu, sự tôn trọng từ người kia,…
Câu 64: Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật. Trình bày mục đích, ý
nghĩa của việc thực hiện pháp luật.
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, thực tế, có mục đích, xuất phát từ ý
chí của con người được pháp luật điều chỉnh.
Hợp pháp tức là không trái pháp luật; không thiếu xót cũng không vượt quá
khoảng mà pháp luật cho phép; thực hiện đúng quy trình mà pháp luật quy
định.
Dựa vào tính tự giác, chủ động của hành vi con người được pháp luật điều
chỉnh, có 4 hình thức thực hiện pháp luật:
Một là tuân thủ pháp luật trong 1 TH cụ thể: tức là con người giữ mình lại,
không làm điều pháp luật cấm.
Hai là, chấp hành/thi hành pháp luật , tức là con người phải thực hiện nghĩa
vụ pháp lý 1 cách tích cực
Ba là, sử dụng pháp luật là con người thực hiện các quyền tự do của mình
được pháp luật quy định.
Bốn là, áp dụng pháp luật. Đây là hình thức mà những người được nhà nước
trao quyền lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để tạo điều kiện cho
người dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ.
Ý nghĩa, mục đích của thực hiện pháp luật:
Thứ nhất, để PL bộc lộ hết vai trò của mình đối với xã hội
Thứ hai, để đưa pháp luật vào đời sống. Nhà nước ban hành, bảo đảm thực
hiện pháp luật là để quản lý xã hội, định hướng xã hội phát triển theo ý chí
của nhà nước. Nếu người dân không thực hiện pháp luật hoặc thưc hiện không
tốt, sẽ tạo tâm lý coi thường pháp luật, thích làm gì thì làm, xã hội dễ rối loạn.
VD: Người lớn đi xe máy trên đường, dừng đèn đỏ, không lạc lách, đánh
võng, thực hiện nghiêm túc pháp luật khi tham gia giao thông. Điều này dễ
khiến trẻ em tự giác thực hiện pháp luật, rồi nhân rộng ra cho mọi người, pháp
luật dễ đi vào đời sống.
Thứ ba, để phát hiện ra những lỗ hổng của pháp luật và tìm cách sửa chữa
chúng. Bởi các nhà làm luật không phải cỗ máy vạn năng, không thể tính toán
được hết cụ thể các TH mà con người cần thực hiện pháp luật. Chỉ khi thực
hiện pháp luật, con người mới phát hiện ra những điểm bất hợp lý của pháp
luật như: trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục,... Các nhà làm luật dựa vào đó
mà xem xét lại pháp luật
VD: Đợt trước Tết Kỷ Hợi 2019, có lệnh cấm in chụp, sao chép hình ảnh tiền
Việt Nam trên phong bao lì xì và có mức độ xử phạt. Tuy nhiên, việc mua
loại lì xì này vẫn rất chạy, tức rất ít người thực hiện lệnh cấm trên. Có thể
thấy lỗ hổng trong việc đưa ra lệnh cấm, cách xử lí sự việc trên.
THứ 4: Để cuộc sống an lành, không bị xâm phạm, ..

Câu 66: Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật. Trình bày mục đích, ý
nghĩa của hoạt động áp dụng pháp luật.
Câu hỏi này, em xin trả lời theo hướng giải thích pháp luật trước:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc, được nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận để quản lý xã hội.
ÁP dụng pháp luật là hoạt động của những người có thẩm quyền ADPL, căn cứ vào
các quy định của pháp luật , thông qua những trình tự, thủ tục nhất định để đưa ra,
tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật nhằm quản lý xã hội.
Đặc điểm:
Một là, tính quyền lực nhà nước. Thể hiện qua
- những người ADPL là những người được nhà nước trao quyền lực, thực hiện các
công việc nhà nước. Nhà nước trao cho họ bằng cách ra những văn bản ghi rõ chức
năng, thẩm quyền nhân danh nhà nước cho họ.
- Việc ADPL thể hiện ý chí đơn phương’ của nhà nước, muốn xã hội phát triển theo
hướng của nhà nước hoặc nhà nước chấp nhận sự thỏa thuận của các cá nhân, tổ
chức trong xã hội.
- những người có quyền lực nhà nước cưỡng chế những ai không thực hiện pháp
luật hoặc thực hiện không đúng như pháp luật yêu cầu.
Hai là, tính chủ động, cá biệt:
- Do các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật theo nhiều cách, mức độ khác nhau
trong các tình huống khác nhau nên những người ADPL cần phải linh hoạt, chủ
động, không cư xử máy móc,..
- Nhằm đưa pháp luật đến gần với đời sống. Do không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận
được.
VD: Không phải ai cũng đọc luật giao thông đường bộ Việt Nam. Nhưng qua việc
bị cảnh sát giao thông xử phạt, qua việc các cơ quan tuyên truyền, nhiều người có ý
thức chấp hành luật giao thông hơn. Luật giao thông dần đi vào cuộc sống.
Ba là, tính chặt chẽ. Những người có thẩm quyền ADPL phải tuân thủ đúng trình tự,
thủ tục hợp pháp mà pháp luật đưa ra.
VD: Luật ban hành văn bản QPPL Việt Nam 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016 quy định
về nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong
việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động ADPL:
- Thứ nhất, đối với những nhà làm luật, hoạt động này giúp họ tìm ra những điều
bất hợp lý, thiếu tính khả thi của 1 một số nội dung của pháp luật. Từ đó, đưa ra các
giải pháp khắc phục.
VD: Trong năm 2018, UBND TP Cần Thơ ra quyết định xử phạt 90 triệu đồng1 anh
thợ điện vì đổi 100 USD tại một tiệm vàng không được cấp phép đổi ngoại tệ. Hành
động ADPL này đã khiến các nhà làm luật tìm ra nhiều điểm bất hợp lý về các quy
định xử phạt việc đổi ngoại tệ trái phép như: 1 USD hay 100 USD đều bị phạt như
nhau; mức phạt lên tới 90 triệu đồng là quá cao đối với 1 người lao động bình
thường.
- Thứ hai, đối với người dân, việc ADPL này 1 phần khiến họ tiếp cận gần hơn với
các quy định của pháp luật, xử xự đúng pháp luật hơn. Tuy nhiên, nhiều lúc việc
ADPL này dẫn tới cái nhìn, phản ứng tiêu cực từ phía người dân.
VD: Chỉ tới khi sự việc anh thợ điện đổi 100 USD bị phạt 90 triệu động, nhiều
người dân mới biết đến quy định của pháp luật về việc đổi ngoại tệ ở nơi được cấp
phép.
Câu 67: Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật. Trình bày các bảo đảm
của hoạt động áp dụng pháp luật.
Câu hỏi này, sẽ giải thích “pháp luật là gì” trước rồi sẽ đi vào câu hỏi cụ thể.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc, được nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận để quản lý xã hội.
ÁP dụng pháp luật là hoạt động của những người có thẩm quyền ADPL, căn cứ vào
các quy định của pháp luật , thông qua những trình tự, thủ tục nhất định để đưa
ra/áp dụng các quy định của pháp luật giải quyết các vấn đề của xã hội.
Đặc điểm:i
Một là, tính quyền lực nhà nước. Thể hiện qua
- những người ADPL là những người được nhà nước trao quyền lực, thực hiện các
công việc nhà nước. Nhà nước trao cho họ bằng cách ra những văn bản ghi rõ chức
năng, thẩm quyền nhân danh nhà nước cho họ.
- Việc ADPL thể hiện ý chí đơn phương’ của nhà nước, muốn xã hội phát triển theo
hướng của nhà nước hoặc nhà nước chấp nhận sự thỏa thuận của các cá nhân, tổ
chức trong xã hội.
- những người có quyền lực nhà nước cưỡng chế những ai không thực hiện pháp
luật hoặc thực hiện không đúng như pháp luật yêu cầu.
Hai là, tính chủ động, cá biệt:
- Do các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật theo nhiều cách, mức độ khác nhau
trong các tình huống khác nhau nên những người ADPL cần phải linh hoạt, chủ
động, không cư xử máy móc,..
- Nhằm đưa pháp luật đến gần với đời sống. Do không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận
được.
VD: Không phải ai cũng đọc luật giao thông đường bộ Việt Nam. Nhưng qua việc
bị cảnh sát giao thông xử phạt, qua việc các cơ quan tuyên truyền, nhiều người có ý
thức chấp hành luật giao thông hơn. Luật giao thông dần đi vào cuộc sống.
Ba là, tính chặt chẽ. Những người có thẩm quyền ADPL phải tuân thủ đúng trình tự,
thủ tục hợp pháp mà pháp luật đưa ra.
VD: Luật ban hành văn bản QPPL Việt Nam 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016 quy định
về nguyên tắc, thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong
việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Các bảo đảm của hoạt động ADPL là những cách thức nhằm bảo đảm việc
ADPL được thực hiện hiệu quả.
Thứ nhất, trình độ, ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền áp dụng pháp
luật. Nếu người có quyền ADPL có chuyên môn cao, thông hiểu pháp luật
hiện hành, không đùn đẩy công việc cho người khác thì việc ADPL sẽ diễn ra
suôn sẻ, nhanh chóng, thuận lợi. Ngoài ra, điều này giúp các vấn đề của xã
hội được giải quyết tốt, không bị tồn đọng.
Thứ hai, sự phản ánh, giám sát của người dân khi diễn ra hoạt động ADPL.
Do người có thẩm quyền ADPL không phải cái máy, không thể tính được hết
tất cả các trường hợp cần/không cần ADPL và tác động của nó tới người dân.
Sự phản ánh của người dân khiến việc ADPL dần được nâng cao về chất
lượng. Sự giám sát của người dân nhằm bảo đảm trong quá trình ADPL,
người có thẩm quyền ADPL làm việc đúng quy trình, không đùn đẩy trách
nhiệm.

Câu 68: Phân tích khái niệm áp dụng pháp luật. Trình bày các biện pháp
khắc phục hạn chế (nếu có) trong hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt
Nam hiện nay.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc, được nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận để quản lý xã hội.
ÁP dụng pháp luật là hoạt động của những người có thẩm quyền ADPL, căn cứ vào
các quy định của pháp luật , thông qua những trình tự, thủ tục nhất định để đưa
ra/áp dụng các quy định của pháp luật giải quyết các vấn đề của xã hội.
Đặc điểm:i
Một là, tính quyền lực nhà nước. Thể hiện qua
- những người ADPL là những người được nhà nước trao quyền lực, thực hiện các
công việc nhà nước. Nhà nước trao cho họ bằng cách ra những văn bản ghi rõ chức
năng, thẩm quyền nhân danh nhà nước cho họ.
- Việc ADPL thể hiện ý chí đơn phương’ của nhà nước, muốn xã hội phát triển theo
hướng của nhà nước hoặc nhà nước chấp nhận sự thỏa thuận của các cá nhân, tổ
chức trong xã hội.
- những người có quyền lực nhà nước cưỡng chế những ai không thực hiện pháp
luật hoặc thực hiện không đúng như pháp luật yêu cầu.
Hai là, tính chủ động, cá biệt:
- Do các cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật theo nhiều cách, mức độ khác nhau
trong các tình huống khác nhau nên những người ADPL cần phải linh hoạt, chủ
động, không cư xử máy móc,..
- Nhằm đưa pháp luật đến gần với đời sống. Do không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận
được.
VD: Không phải ai cũng đọc luật giao thông đường bộ Việt Nam. Nhưng qua việc
bị cảnh sát giao thông xử phạt, qua việc các cơ quan tuyên truyền, nhiều người có ý
thức chấp hành luật giao thông hơn. Luật giao thông dần đi vào cuộc sống.
Ba là, tính chặt chẽ. Những người có thẩm quyền ADPL phải tuân thủ đúng trình tự,
thủ tục hợp pháp mà pháp luật đưa ra.
Một số biện pháp khắc phục hoạt động ADPL:
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. Hoạt động ADPL đôi khi gặp chỉ
trích, phản kháng từ phía người dân do họ không hiểu biết nhiều về nội dung các
quy định của pháp luật. Việc tuyên truyền này cũng cần diễn ra thường xuyên,
phong phú, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền.
Câu 69: Phân tích khái niệm – giải thích pháp luật. Trình bày sự cần
thiết của việc giải thích pháp luật.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc được nhà nước
ban hành và bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như cưỡng chế, giáo dục.
Giải thích pháp luật là việc làm rõ nội dung pháp luật, làm mọi người hiểu đúng để
thực hiện pháp luật đúng, thống nhất. Có 2 hình thức là giải thích chính thức do
những người có thẩm quyền giải thích và không chính thức do bất kì làm cũng
được.
Cần phải gtpl vì
Thứ nhất, thực tế có rất nhiều người dân hiểu sai nội dung quy định của pháp luật,
dẫn đến không làm hoặc làm không đúng các quy định. Do các nhà làm luật quen
với ngôn ngữ chuyên ngành, không quen với ngôn ngữ đời thường. Hơn nữa, do
không phải người dân nào cũng có vốn hiểu biết pháp luật sâu sắc, đủ rảnh để tự
làm rõ các quy định của pháp luật.
: 1. Cần gt pl vì pl được ban hành bởi nhiều chủ thể ở nhiều thời điểm khác nhua,
trong lĩnh vực khác nhau, khó tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp, gt
để nhận thức thống nhất về pl, để ng dân lẫn cơ quan áp dụng pl thực hiện đúng.

VD: Trích mục d, khoản 2, điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Cấm hành
vi: “…Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời…”. Nếu không giải thích
“người cùng dòng máu về trực hệ”, “ người có họ trong họ phạm vi ba đời “ là gì thì
rất nhiều cặp đôi sẽ lúng túng, lo lắng khi mà kết hôn.
Thứ hai, ngăn chặn tình trạng nhiều kẻ lợi dụng điểm chưa rõ ràng của pháp luật để
trục lợi. Vì tâm lí người dân thường e dè, cúi đầu trước các ông “quan chức”, dễ làm
theo sự chỉ dẫn của họ khi gặp 1 quy định của pháp luật còn mù mờ. Hay nhiều kẻ
giả mạo các cơ quan công quyền; lợi dụng việc người dân ít tiếp xúc pháp luật để
giải thích sai sự thật.
2. Ngôn ngữ vốn đa nghĩa, cùng 1 từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, đôi
khi các chủ thể ban hành pl ko lường trước đc điều này, vô tình tạo ra kẽ hở pháp lí
để ng ta lách luật hoặc tạo ra sự trừu tượng, khó hiểu vs ng dân , ng dân ko biết nên
hiểu theo nghĩa nào. vì thế cần gt để ko có tình trạng lách luật và để ng dân thực
hiện pl dễ dàng hơn

VD: Năm 2018 vừa qua, dự án Luật Đặc khu kinh tế Việt Nam có một điều là “cho
các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất tới 99 năm”, chứ không phải là “cho các nhà đầu
tư Trung Quốc thuê đất tới 99 năm”. Nhưng một số kẻ lợi dụng truyền thông lại giải
thích rằng “nhà đầu tư nước ngoài” ở đây là “Trung Quốc” nhằm gây bão dư luận.
Câu 70: Cho một ví dụ về vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích các dấu
hiệu của vi phạm pháp luật đó.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, được nhà bước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng
chế, giáo dục.
Vi phạm pháp luật là hành vi cụ thể của cá nhân hay tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lý trong hoàn cảnh cụ thể , xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.
VD: Bạn A- sinh viên trường đại học luật Hà Nội đi xe máy trên đường Nguyễn Chí
Thanh, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm.
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật trên gồm
Thứ nhất, vi phạm pháp luật đó phải là hành vi xác định, cụ thể. Có 2 dạng hành vi
- không hành động như biết bơi mà không nhảy xuống cứu người sắp chết đuối
- hành động. Trong VD trên: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm
Thứ hai, do có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Đối với cá nhân, năng lực
trách nhiệm pháp lý được xác định dựa vào:
1, độ tuổi.
2, khả năng nhận thức về lợi ích, tác hại thực tế của hành vi.
3, khả năng làm hay không làm hay theo thay đổi hướng thực hiện hành vi.
Do bạn A là sinh viên của HLU nên đầy đủ trách nhiệm pháp lý.
Thứ ba, hành vi không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, trái với quy định của Luật
giao thông đường bộ.
Thứ tư, luôn chứa đựng lỗi của chủ thể tại thời điểm VPPL. Tức là, bạn A hoàn toàn
có thể đội mũ bảo hiểm, dừng xe trước đèn đỏ; thậm chí là biết rõ hậu quả việc
mình làm do là sinh viên luật, nhưng bạn ấy vẫn không làm theo hướng trên.

Câu 71: Cho 1 ví dụ về vi phạm pl cụ thể rồi phân tích cấu thành của vippl đó.
KN: Vi ppl là những hành vi trái PL, có lỗi, do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện khi xâm phạm đến các qhxh đk nhà n bảo đảm
VD: Vào lúc 7a.m tại thôn A, ông Nguyễn Văn B sn 1982 đã đánh bà C với một cây
gậy khiến bà chết tại chỗ. Do xô sát việc đất cát và trong lúc mất bình tĩnh có to
tiếng gây ra hậu quả này.
*Mặc khách quan
-Đây là hành vi trái pháp luật. Ông A đã không tuân thủ Pl, khi pl quy định việc
cấm đánh nhau, gây ẩu đả
-Hậu quả, khiến bà C chết tại chỗ.
-Time: Lúc 7a.m, địa điểm tại thôn A. Công cụ: cây gậy
*Mặt chủ quan
-Đây là lỗi cố ý gián tiếp: Ông A nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước được hậu quả hành vi của mình nhưng không muốn nó xảy
ra.
-Động cơ: Do bị bức xúc, tức giận, khiêu khích khi to tiếng với nhau
--Mục đích: Chỉ muốn dọa bà C, nhưng không ngờ hậu quả xảy ra.
*Chủ thể
-Ông nguyễn văn B, đủ độ tuổi nhận thức, đủ trách nhiệm pháp lí, đủ năng lực hành
vi và năng lực pháp luật
*Khách thể: Là những qhxh được nn bảo vệ nhưng đã bị hành vi Vi ppl xâm hại
-Đất cát giữa hai nhà, sức khỏe, thân thể của bà C
Câu 72: Phân tích khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trình bày
mục đích, ý nghĩa của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Đầu tiên, cần hiểu về trách nhiệm pháp lý. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, trách
nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi mà cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải gánh
chịu theo quy định của pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế, có mục đích, có ý chí, trái pháp luật của cá
nhân, tổ chức có đủ năng lực chịu trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc đi xử lý các vi phạm pháp luật và cá nhân, tổ
chức vi phạm pháp luật ấy.
Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lí:
- mang tính quyền lực nhà nước. Bởi việc truy cứu này được thực hiện bởi những
người được nhà nước trao quyền lực, diễn ra theo thủ tục được pháp luật quy định.
Thông qua hoạt động này, nhà nước thể hiện ý chí của mình: muốn người dân hành
xử theo pháp luật để quản lý xã hội.
- tính cá biệt, nhanh chóng, linh hoạt, chính xác. Cá biệt, linh hoạt do không phải cá
nhân, tổ chức nào cũng vi phạm pháp luật ở cũng 1 mức độ giống nhau, nên không
ai cũng bị truy cứu chung 1 cách, 1 mức độ. Nhanh chóng tức không tốn thời gian
bởi số lượng người dân vi phạm pháp luật rất nhiều, trình tự thủ tục truy cứu đôi khi
rườm rà
Mục đích, ý nghĩa của hoạt động này:
- Thứ nhất, bảo đảm an toàn, răn đe người dân. Do nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm
pháp luật nghiêm trọng như giết người, buôn lậu,.. gây mất an toàn cho mọi người,
gây nhức nhối dư luận. Nếu việc truy cứu trách nhiệm pháp lý không diễn ra hoặc
diễn ra không đúng (đúng quy trình, đúng người, đúng nội dung) sẽ gây dậy sóng
dư luận, nhiều kẻ sẽ coi thường pháp luật.
VD: Từ ngày 1/2/2019, người dân xôn xao việc 1 tên cướp bí ẩn trả lại 100 triệu
đồng, 2 điện thoại và 1 lá thư xin lỗi trước cửa UBND phường An Phú, thị xã
Thuận An, tỉnh Bình Dương. Dù tên cướp và cả nạn nhân đều mong muốn công an
không truy cứu trách nhiệm pháp lý với hắn nhưng một số người vẫn cho rằng việc
truy cứu là cần thiết để không dung túng cho hành vi cướp giật này.
- Thứ hai, bảo đảm xã hội phát triển bình thường, theo đúng ý chí của nhà nước. Vì
không ai thích phải chịu hậu quả bất lợi cả, họ muốn làm điều mình thích, nếu nhà
nước cứ để mặc như vậy thì xã hội sẽ phát triển rất rối ren, lệch định hướng ban đầu
của mình.

Caau 73: Ptich yêu cầu đòi hỏi đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí.
1: HoẠT động truy cứu trách nhiệm pháp lí phải được thực hiện theo quy đinh của
PL, đúng trình tự, thủ tục, nội dung ban hành
2: Phải mang tính công bằng
3: Hoạt động phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn các vi phạm pl
có thể xảy ra, ngăn ngừa hiện tượng tiêu cực trong truy cứu
4: PhẢI bảo đảm quyền con người, quyền công dân, Không áp dụng các biện pháp
cưỡng chế làm nhục con người, nghiem trị những kẻ cầm đầu, khoan hồng vs những
kẻ biết hối cãi.
5: Phải họp bàn, xem xét đánh giá đúng, chính xác, có đội phản biện xem có cần
thiết phải truy cứu trách nhiệm pháp lí hay k, tránh bị án oan.
Câu 74: Ptich căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL.
-VPPl: Là hành vi trái pl, có lỗi, do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện xâm phạm đến các qhxh dk nn bảo đảm.
-VPPL gây hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội, vì thế phải có sự đánh giá mức độ
nguy hiểm của nó sao cho hợp lí.
-Căn cứ vào lỗi, phương tiện, thủ đoạn, mục đích, động cơ, hậu quả, chủ thể và
khách thể.
+Lỗi: Có các lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu
thả: Phải xét xem người vi phạm pl mắc phải lỗi gì để xác định rõ căn cứ để đánh
giá hành vi của họ.
VD: Người mắc lỗi cố ý trực tiếp chắc chắn tội sẽ cao hơn người mắc lỗi vô ý do
quá tự tin.
+Phương tiện, thủ đoạn : Đây là 2 yếu tố rất quan trọng để xét, bởi chủ thể ở đây có
thể đã định và sắp xếp trước mọi hành động vi phạm pl của mình, với nhiều thủ
đoạn tinh vi và phương tiện mạnh thì có thể sẽ phải chịu án phạt nặng hơn người
bộc phát hành động khi bị chọc tức, cáu giận,..
VD: Vụ án Lê văn luyện giết người khi hắn đã có các thủ đoạn tính toán từ trước và
dùng dao đâm chết nhiều người trong nhà
+Hậu quả: Xét hậu quả là phần rất nghiêm trọng để tăng nặng hay giảm án trong vi
ppl. Nếu thủ đoạn tinh vi, gian xảo với nhiều thủ đoạn ghê gớm nhưng hậu quả lại
nhẹ hoặc không để lại hậu quả j thì tội vẫn sẽ có nhưng không quá nặng như tử
hình, chung thân. Còn nếu để lại hậu quả to lớn, gây chết người, tổn hại nhiều sức
khỏe thì sẽ bị xét tội nặng.
+Mục đích, động cơ: Động cơ cũng được xét rất quan trọng để đánh giá, có thể đó
là động cơ tốt nhưng không may lại gây chết người
VD: bạn bị thương, muốn giúp bạn nhưng k may lại đưa cho lọ thuốc độc uống chết
Động cơ nguy hiểm, muốn án sát do hi hữu cá nhân thì có thể bị xử tội nặng, hoặc
cùng tùy hoàn cảnh mà xử.
+Chủ thể: Phải xét xem chủ thể ở đây có đủ độ tuổi chưa, đủ năng lực pháp luật,
năng lực hành vi hay không?
Vd: Người mà bị tâm thân giết người tùy trường hợp là k bị đi tù
Vd: Hay vụ án lê văn luyện do chưa đủ 18+, chưa có đủ năng lực hành vi, chưa thực
hiện được hành vi theo ý chí của mk, dễ bộc phát theo cảm xúc nên k tuyên án
chung thân hay tử hình.
+Khách thể: Là những quan hệ xã hội được Pl bảo vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm
pl xâm hại đến. Phải xét xem khách thể đó là j, có nhiều hay ít thì mới đánh giá dk.
VD: Người kẻ chỉ cướp thì sẽ xâm hại đến quyền sở hữu có thể bị phạt tù nhẹ hay ít
tùy theo số tiền họ cướp. Nhưng kẻ đã cướp lại đánh người, giết người xâm phạm
đến quyền sở hữu, sức khỏe, tính mạng thì chắc chắn sẽ bị án phạt nặng hơn nhiều.
+Để xây dựng pl, tạo ra bộ phận chế tài một cách phù hợp: Hành vi nào nguy hiểm
hơn thì phải có biện pháp chế tài cao hơn.
+Như vậy, sẽ tạo tiền đề phù hợp trong việc áp dụng PL: Để lựa chọn biện pháp
cưỡng chế sao cho phù hợp hơn với các vi phạm
VD: Khi quy định về tội đánh nhau phải xem xét mức độ xem có nguy hiểm hay
không. Nếu chỉ đánh nhau nhẹ, không gây hại quá nhiều đến sức khỏe người khác
thì chỉ nên truy cứu trách nhiệm hành chính, phạt tiền. Nếu gây chết người thì phải
có chế tài cứng rắn, truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù.
Câu 75: Phân tích ý nghĩa của từng yếu tố trong cấu thành vi
phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Trước hết, em sẽ giải thích theo hướng từ nhỏ đến lớn, từ pháp luật trước.
Theo quan điểm trong giáo trình, pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung,
mang tính bắt buộc, do nhà nước đặt ra hoặc thừ nhận nhằm quản lý xã hội.
Vi phạm pháp luật là hành vi thực tế, có mục đích, có ý chí, trái pháp luật
của cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Theo nghĩa phổ biến hiện nay, trách nhiệm pháp lý là việc phải gánh chịu hậu
quả theo pháp luật của cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là việc xử lí vi phạm pháp luật và xử lí cá
nhân, tổ chức của vi phạm pháp luật đó của những người có thẩm quyền truy cứu.
Đặc điểm của việc truy cứu:
Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật:
Thứ nhất, chủ thể. Chủ thể thực chất là cá nhân, tổ chức có năng lực trách
nhiệm pháp lý.
- Đối với cá nhân, nó được xác định dựa trên: độ tuổi; khả năng nhận thức tác
hại, lợi ích của hành vi; khả năng điều khiển hành vi.
- Đối với tổ chức hợp pháp, năng lực trách nhiệm pháp lý được xác định dựa
trên giấy phép hoạt động hợp pháp của nó. Còn với tổ chức bất hợp pháp, ta xét
đến năng lực trách nhiệm pháp lí của từng thành viên tham gia nó.
Ý nghĩa:
- linh hoạt trong các xử lí chủ thể VPPL, để không làm ảnh hưởng tiêu cực
đến tâm lí, hành động về sau của chủ thể.
- Tìm ra các cách truy cứu nhằm khuyến khích sự ăn năn, hối cải,.. của chủ
thể.
VD: Học sinh cấp 3 đi xe máy lạc lãnh, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,
… Dù đều biết làm vậy là trái pháp luật, có thể chọn hướng không làm. Nếu cách
xử lí của cảnh sát giao thông là phạt tiền (vài trăm nghìn trở lên) gây 1 tâm lí : chỉ
cần có tiền là chuyện gì cũng ok hết ở 1 số bạn có điều kiện hoặc là sợ hãi ở 1 số
bạn khác.
VD: 1 tên cướp trả lại 100 triệu đồng, 2 điện thoại và thư xin lỗi nạn nhân,
nói rõ lý do mình buộc lòng đi cướp có thể được giảm nhẹ mức truy cứu trách
nhiệm pháp lý.
Thứ hai, mặt khách quan, gồm có : hành vi trái pháp luật; hậu quả trực tiếp
của hành vi VPPL; có thời gian, địa điểm, công cụ,… xảy ra cụ thể. Hành vi ở đây
là sự biểu hiện của con người ra thế giới khách quan, bao gồm dạng hành động
như ăn uống, đi lại và không hành động như im lặng. Suy nghĩ trong đầu của con
người không phải là hành vi. Dựa vào mặt khách quan này,
Ý nghĩa:
- 1 hành vi có thể gây ra 1 hậu quả hoặc nhiều hậu quả trực tiếp. Dựa vào
mức độ thiệt hại của hậu quả, ta xác định mức độ nguy hiểm của hành vi đối với
xã hội để có thể xác định cách thức xử lí chủ thể VPPL phù hợp, răn đe.
- Thời gian, địa điểm, công cụ,… giúp cơ quan truy cứu TNPL đề ra địa điểm
xử lí VPPL chóng, thuyết phục nhất
VD: Vào hồi 18h trên đường Nguyễn Chí Thanh, lượng xe giao thông rất
lớn, nhiều người không đội mũ bảo hiểm nhưng việc xử lí vi phạm đối với những
người đó không thể nếu truy cứu bên đường.
Thứ ba, mặt chủ quan, gồm lỗi và động cơ, mục đích của chủ thể. Động cơ
là động lực thúc đẩy chủ thể có hành vi VPPL, mục đích là cái mà chủ thể muốn
đạt được. Lỗi của chủ thể là thái độ tâm lí tiêu cực của chủ thể đối với VPPL mình
gây ra và với hậu quả của nó. 1 chủ thể không có lỗi trong 2 TH là không có hành
vi trái pháp luật và làm điều trái pháp luật khi không có lựa chọn khác. Việc xác
định lỗi cụ thể của chủ thể khá phức tạp
Ý nghĩa:
- Dựa vào lỗi, người có thẩm quyền truy cứu có thể xem xét liệu có thể tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm. Thậm chí là miễn truy
cứu.
- Mục đích, động cơ,… không phải lúc nào cũng được xét đến, vì có nhiều
VPPL xuất phát không phải từ mục đích, động cơ không rõ ràng hoặc quá phức
tạp. Trong nhiều TH, đây là cơ sở để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi
VPPL. Từ đó, xác định mức độ truy cứu, thời gian để tiến hành quá trình truy cứu,
cách thức truy cứu.
VD: bạn sinh viên A dậy đi học muộn, phóng nhanh vượt ẩu. Động cơ là dậy
muộn, mục đích là đến lớp đúng giờ, lỗi của bạn ấy là dù phóng nhanh vượt ẩu là
sai, sẽ gây hậu quả nhưng vẫn cứ làm. Nếu bị CSGT xử phạt, bạn A có thể được
xem xét giảm hoặc tăng mức phạt tiền.
Thứ tư, khách thể. Khách thể là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ BỊ
VPPL xâm hại. Quan hệ xã hội ở đây là sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân, tổ
chức với tổ chức, tổ chức với cá nhân được rành buộc bởi việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ pháp lý của các bên. Khách thể là một trong cở sở quan trọng phản ánh
mức độ nguy hiểm của VPPL. Không phải khách thể càng quan trọng thì hành vi
VPPL đó càng nguy hiểm và việc truy cứu trách nhiệm pháp lý càng diễn ra nghiêm
minh, nhanh chóng hơn
Ý nghĩa:
- xác định cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý.
- xác định khi truy cứu TNPL, cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng cơ sở pháp lý
thuộc lĩnh vực nào
VD: Chị A vượt đèn đỏ, không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông
trên đường Nguyễn Chí Thanh. Hành động của chị là trái với các quy định của luật
giao thông đường bộ. Người có thẩm quyền xử phạt chị ở đây là CSGT, cơ sở pháp
lý để xử phạt là luật giao thông đường bộ và các văn bản dưới có liên quan.
Câu 76: Phân tích căn cứ đánh giá ý thức pháp luật của một cá nhân, liên
hệ bản thân.
Câu trả lời này, đi từ giải thích pháp luật trước rồi sẽ phân tích theo đề yêu cầu.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc, được nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như cưỡng chế, giáo
dục.
Căn cứ để đánh giá ý thức pháp luật là:
- vốn hiểu biết về pháp luật. Có 2 kiểu vốn
 vốn tri thức khoa học về pháp luật (ở các nhà khoa học pháp lý)
 vốn hiểu biết về các quy định của pháp luật hiện hành VD: Sự hiểu biết về
nội dung các quy định của luật giao thông đường bộ.
- thái độ, tình cảm chủ quan của họ đối với pháp luật. Thường nói đến thái độ chấp
hành. VD: Thái độ không tuân thủ, coi thường các quy định dừng xe, đi đúng làn
khi tham gia giao thông của một số người.
Theo em, một người có ý thức pháp luật cao khi có cả 2 điều:
Thứ nhất, vốn tri thức khoa học về pháp luật cao hoặc vốn hiểu biết về pháp luật
hiện hành cao
Thứ hai, thái độ tôn trọng, chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
Một người có vốn hiểu biết pháp luật cao nhưng có thái độ coi thường pháp luật thì
ý thức pháp luật được coi là không cao.
Một người vốn hiểu biết pháp luật thấp, thậm chí là không có (ở 1 số vùng khó
khăn) thì họ dường như không có thái độ gì cả đối pháp luật (không biết thì không
có thái độ).
Liên hệ với bản thân: ÝTPL chưa cao mấy.
Vốn hiểu biết pháp luật thực định như quy định về luật giao thông đường bộ chưa
đầy đủ, nhiều thiếu sót.
Thường vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng chưa bị bắt.
Câu 77: Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng
pháp luật, liên hệ thực tiễn Việt Nam.
Câu trả lời này, đi từ giải thích pháp luật trước rồi sẽ phân tích theo đề yêu cầu.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc, được nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như cưỡng chế, giáo
dục.
YSTPL gồm 2 cấu thành:
- vốn hiểu biết về pháp luật. Có 2 kiểu vốn
 vốn tri thức khoa học về pháp luật (nổi bật ở các nhà khoa học pháp lý)
 vốn hiểu biết về các quy định của pháp luật hiện hành VD: Sự hiểu biết về
nội dung các quy định của luật giao thông đường bộ.
- thái độ, tình cảm chủ quan của họ đối với pháp luật. Thường nói đến thái độ chấp
hành.
Xây dựng pháp luật là tổng hòa các hoạt động kế tiếp nhau, được thực hiện bới
nhiều các người có nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, nhằm tạo ra, hoàn thiện hoặc
chỉnh sửa
- thứ nhất, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành
- thứ hai, các vấn đề của giới nghiên pháp pháp luật
- thứ ba, các hình thức thể hiện các quy định của pháp luật hiện hành.
Vai trò của ýTPL với hoạt động xây dựng pháp luật:
ÝTPL là tạo nền móng tư tưởng trực tiếp trong hoạt động XDPL. Vì:
- Vốn hiểu biết về các quy định của pháp luật hiện hành của người dân chưa cao,
nhiều thiếu xót, dẫn đến thái độ lạnh nhạt và có nhiều hành vi không tuân thủ pháp
luật mà không biết.
- Có sự chênh lệch vốn hiểu biết pháp luật hiện hành lớn giữa các vùng miền
VD: Năm 2018, 1 người thợ điện đổi 100 USD ở tiệm vàng ở tình Cần Thơ bị phạt
90 triệu đồng. 1 nguyên nhân của việc đổi tiền trên là người thợ điện không biết đến
quy định pháp luật về việc đổi ngoại tệ.
Vai trò cụ thể:
Thứ nhất, dựa vào ÝTPL của người dân và vốn tri thức khoa học pháp lý của mình,
những nhà làm luật sẽ sớm tìm ra những điểm hạn chế, vô lí trong nội dung của quy
định của pháp luật hiện hành.
VD: Dự án Luật đặc khu – kinh tế Việt Nam trình lên Quốc hội vào tháng 6/2018 có
một nội dung : “cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 99 năm”. Nhiều kẻ lợi dụng
điểm này và vốn hiểu biết pháp luật hạn hẹp của người dân 1 số tỉnh thành như Bình
Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng,… tung tin rằng : Việt Nam bán đất cho Trung Quốc. Dự
luật này đã bị lùi thông qua để xem xét lại.
- Thứ hai, xem xét tình trạng các VB PL khô khan, khó tiếp cận, các nhà làm luật,
báo chí, truyền thông,… sẽ tìm ra nhiều phương án, hình thức phổ biến pháp luật
hiệu quả tới người dân.
VD: Các quy định về luật giao thông đường bộ được truyền tải thông qua các buổi
tuyên truyền, các cuộc thi ATGT, …
Câu 78: Phân tích vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện
pháp luật, liên hệ bản thân.
Câu trả lời này, đi từ giải thích pháp luật trước rồi sẽ phân tích theo đề yêu cầu.
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử xự chung, mang tính bắt buộc, được nhà nước đặt
ra hoặc thừa nhận, bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như cưỡng chế, giáo
dục.
YSTPL gồm 2 cấu thành:
- vốn hiểu biết về pháp luật. Có 2 kiểu vốn
 vốn tri thức khoa học về pháp luật (nổi bật ở các nhà khoa học pháp lý)
 vốn hiểu biết về các quy định của pháp luật hiện hành VD: Sự hiểu biết về
nội dung các quy định của luật giao thông đường bộ.
- thái độ, tình cảm chủ quan của họ đối với pháp luật. Thường nói đến thái độ chấp
hành.
Thực hiện pháp luật là làm những việc pháp luật cho phép, không làm những việc
pháp luật cấm và phải làm những việc bắt buộc làm.
ÝTPL là một trong những nguồn động lực để thực hiện pháp luật. Cụ thể:
- Một người có vốn hiểu biết pháp luật hiện hành cao thì thường dễ dàng thực hiện
pháp luật hơn. Tuy nhiên, điều này chưa chắn chắn.
VD: Biết rằng đi xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, không được chở quá số người
quy định nếu không muốn bị phạt, nhiều người có ý thức tự thực hiện hơn.
- Nếu 1 người công nhân, viên chức nhà nước có thái độ tôn trọng đối với pháp luật,
người dân cũng sẽ tin và thực hiện pháp luật, công việc sẽ được tiến hành hiệu quả,
nhanh chóng. Và ngược lại .
Liên hệ bản thân: (tùy)

Câu 80.Phân tích các biện pháp cơ bản để nâng cao ý thức pháp luật ở
Việt Nam hiện nay.
Câu hỏi này sẽ giải thích theo hướng từ nhỏ đến to.
Trước hết, cần hiểu pháp luật là gì. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, là hệ thống
các quy tắc xử xự chung, bắt buộc được nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
bằng nhiều biện pháp như giáo dục, cưỡng chế.
Ý thức pháp luật là chỉ vốn hiểu biết về pháp luật và thái độ, tình cảm của con
người đối với pháp luật.
Cần phải nâng cao ý thức pháp luật ở Việt Nam bởi
Một là, người dân ở nhiều tỉnh thành ít tiếp xúc với pháp luật, dẫn đến thiếu hiểu
biết về những quy định của pháp luật. Họ quen sống với các phong tục tập quán mà
nhiều cái còn rất cổ hủ, phản khoa học,…
VD: Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2017, H’ Hen Niê mạnh dạn nói rằng tại buôn làng
của cô ấy ở tỉnh Đak Lak, việc kết hôn ở tuổi 14, (dưới độ tuổi kết hôn hợp pháp) là
rất phổ biến. Thực tế, các tỉnh Tây Nguyên, tình trạng kết hôn sớm là rất phổ biến.
Hai là, nhiều người dân tuy hiểu biết pháp luật nhưng có thái độ coi thường, không
tôn trọng pháp luật.
VD: Nhiều học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội dù luôn hiểu rằng xe máy phải
đội mũ bảo hiểm, không lạc lách, đánh võng nhưng vẫn cứ cố tình vi phạm
Các biện pháp nâng cao ý thức pháp luật:
1. Một là, đẩy mạnh giáo dục đạo đức, nêu gương người tốt việc tốt trong
môi trường giáo dục học đường, đặc biệt là cấp 2 và cấp 3.
- Do người dân Việt Nam thường sống theo chuẩn mực đạo đức, 1 người có
đạo đức tốt thì thường có thái độ tốt, có ý thức làm theo pháp luật nhiều hơn.
Hiện nay, nhiều chương trình như “Việc tử tế”, “Cặp lá yêu thương” của
Trung tâm tin tức VTV24, Đài truyền hình Việt Nam đang gây ảnh hưởng
lớn đến việc nâng cao đạo đức xã hội.
- Học sinh cấp 2, cấp 3 thuộc lứa tuổi dậy thì, có nhiều biến động lớn về tâm
lí, thích thể hiện và không ngại vi phạm pháp luật như đua xe, đánh bạc,…
Hình thức nâng cao: Làm gương, giáo dục trong gia đình, giáo dục thể chất,

2. Hai là, phong phú các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao vốn hiểu
biết về những điều cơ bản của pháp luật ở trẻ em, thanh thiếu niên. Đối
tượng là trẻ em, thanh thiếu niên bởi có câu “cây non dễ uốn”, khả năng tiếp
thu nhanh. Một số cách thức có thể triển khai:
- đối với trẻ em thành phố, có thể thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật
kiểu như thi đấu hay viết bài về tình trạng pháp luật, làm video, đóng kịch,
các khẩu hiệu, bang rôn,… qua mạng XH. Thường nhấn mạnh vào 3 mảng
giao thông; phòng chống tệ nạn xã hội (nhất là bạo lực họa đường), giáo dục
giới tính….
- đối với các trẻ em khu vực nông thôn, các vùng khó khăn. Các hoạt động
tuyên truyền cần thông qua nhà trường. Khu vực các tỉnh Tây Nguyên, Đắc
Lắc,… có thể sử dụng truyền thông,
VD: câu nói của hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 tại cuộc thi Hoa hậu hoàn
vũ thế giới 2018, H’ Hen Niê : “Tôi là người dân tộc thiểu số. Tôi phải kết
hôn ở tuổi 14. Nhưng không, tôi đã chọn giáo dục. Tôi ở đây. Tôi làm được
và bạn cũng làm được.”. Kết hôn ở tuổi 14 thực tế là trái quy định của pháp
luật.

You might also like