You are on page 1of 24

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………..…………………………………….1

PHẦN NỘI DUNG………………………………………..……………………………………….2


CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…….………………………………….2
1.1. Khái niện tham nhũng……………..……………….…………………………….2
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế.….……………………………….……………..3
1.3. Phân loại tham nhũng……………..…….……………………………………….3
1.4. Đặc trưng của tham nhũng…….………...……………………………………6
1.5. Sự ảnh hưởng của tham nhũng tới sự phát triển kinh tế………..9
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA THAM
NHŨNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY….…….9
2.1. Thực trạng về tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt
. Nam hiện nay………………………………………………………………………………..9
2.2. Nguyên nhân của tham nhũng………………………………………………16
2.3. Hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay……………………..19
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NẠN THAM NHŨNG TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY…………………………………………………………………………………..25

PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………………………28


MỞ ĐẦU
http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_Detail.aspx?CatID=-
1&ItemId=25&LVC=21&CapChaId=2

Các nghiên cứu về tham nhũng ở các nước trên thế giới và Việt Nam cho
thấy tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư
hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà
nước, quyề nlực nhà nước và các quyền lực công cộng khác.Tham
nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau. Khi nhà nước
và quyền lực chính trị còn tồn tại thì còn có điều kiện để xảy ra tham
những. Nhất là với sự phát triển của kinh tế thị trường, các quan hệ
chính trị - kinh tế, tham những là một tệ nạn trầm trọng ở nhiều quốc
gia đang và đã phát triển trong đó có Việt Nam. Tham nhũng xúc phạm
đạo đức, lũng đoạn xã hội, làm đảo lộn trật tự xã hội, bộ máy nhà nước,
các cơ quan, lãnh đạo cấp cao,…Đối với mỗi cá nhân, nhu cầu về lợi ích
là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng, khi yếu tố lợi ích kết hợp với
sự lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, quyền hạn thì khả
năng xảy ra tham nhũng là rất cao. Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế
Việt Nam đã trải qua những biến động bất ổn về tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm lại, lạm phát giá tăng, giá trị đồng nội tệ không ổn định,
thậm hụt thương mại nặng nề,…hàng loạt vấn đề này đã gây ra những
ảnh hương tiêu cực tới hoạt động của các doanh nghiệp và đời sống của
người dân. Để giảm bớt hậu quả do tham nhũng gây ra, Đảng và Nhà
nước đã đề ra những chủ trương, những phương pháp phòng, chống
tham nhũng, ban hành các luật, chính sách phòng, chống tham nhũng
để nhanh chóng loại bỏ, xử lý nghiêm khắc những thành phần tham
nhũng. Đặc biệt là Cục Phòng chống tham nhũng đã tham mưu Tổng
Thanh tra Chính phủ xây dựng Tờ trình số 72/TTr-TTCP trình Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện nhiệm
vụ phòng chống tham nhũng gia đoạn 2011-2020 và mục tiêu, nhiệm vụ
của giai đoạn 2021-2030. Bên cạnh đó Đảng cũng đề ra Nghị quyết số
04/NQ-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.

A. NỘI DUNG
Chương I : Những vấn đề cơ bản về tham nhũng đối với sự phát
triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1.1.Khái niệm tham nhũng
Mặc dù đã tồn tại từ lâu trong lịch sử nhân loại và do sự khác nhau về
truyền thống lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị, điều kiện kinh tế - xã
hội… nên hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào mang tính tổng hợp
và được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu về tham nhũng.
Theo Từ điển tiếng Việt : “ Tham nhũng là lợi dụng quyền hạn để nhũng
nhiễu dân và lấy của “
Theo “The Oxford Unabridged Dictionary” thì “Tham nhũng là sự bóp
méo hoặc phá hoại tính liêm chính trong thực hiện công vụ bởi hối lộ
hay thiên vị”
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 1960 của Singapore thì
“Tham nhũng là hành vi vụ lợi của công chức và cơ quan công quyền”
Tài liệu hướng dẫn của Liên Hợp quốc về cuôc đấu tranh quốc tế chống
tham nhũng cho rằng : “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực nhà nước
để trục lợi riêng”
Vì vậy, tổng hợp các định nghĩa trên có thể hiểu “Tham nhũng là hành vi
do người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của minh
nhằm vụ lợi, gây thiệt hại cho nhà nước và công dân”.
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế
a. Khái niệm kinh tế : https://voer.edu.vn/c/giao-trinh-tieng-viet-kinh-
te/3ec080b8https://voer.edu.vn/c/giao-trinh-tieng-viet-kinh-te/3ec080b8
Kinh tế ( Economic ) là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống
của con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất
xã hội, “toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông,
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ” của cả một cộng đồng dân cư, một quốc
gia trong khoảng một thời gian.

b. Khái niệm phát triển kinh tế :


Phát triển kinh tế ( Economic development ) là quá trình thay đổi theo
hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về
lượng và về chất, là quán trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của
mỗi quốc gia.

1.3. Phân loại tham nhũng : https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/41391/vai-net-nhan-dang-hanh-


vi-tham-nhung.aspx

1.3.1. Tham nhũng theo mức độ


- Tham nhũng lớn : là hành vi tham nhũng xâm nhập đến những cấp bậc
cao nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý
đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh
tế. Ví dụ như các hành vi : nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ quyền
hafnjtrong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi, gây ảnh hưởng với
người dân, sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi, cản trở, can
thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi,…
- Tham nhũng nhỏ : là hành vi tham nhũng có liên quan đến việc đổi
chác một số tiền nhỏ, việc hàm ơn không đáng kể bởi những người tìm
kiếm sự đối xử ưu đãi hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ
những chức vụ nhỏ. Ví dụ như : sửa chữa, làm, cấp giấy từ giả, nhận
tiền, tài sản để nắm giữ chức vụ tại đại phương, quận, huyện,…
1.3.2. Tham nhũng theo mức độ chủ động của đối tượng có hành vi
tham nhũng :
- Tham nhũng chủ động : Được dùng để chỉ hành vi đề nghị hoặc là đưa
hối lộ. Như là đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có
chức vụ quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị
hoặc địa phương để vụ lợi.
- Tham nhũng bị động : Được dùng để chỉ hành vi nhận hối lộ.

1.3.3. Tham nhũng theo lĩnh vực :


- Tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế : là dạng tham nhũng xảy ra trong
hoạt động quản lý kinh tế như quản lý tài sản, dịch vụ, sản xuất, kinh
doanh,…được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong quản lý, doanh
nghiệp nhà nước. Các hành vi thể hiện tham nhũng trong lĩnh vực kinh
tế như : vi phạm pháp luật để tiến hành sản xuất, kinh doanh, trục lợi
gây thiệt hại cho xã hội, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, công dân
nhằm vụ lợi cá nhân…
- Tham nhũng trong lĩnh vự chính trị : là sử dụng quyền hạn của các
quan chức chính phủ hoặc giữa sự câu kết của những người có ảnh
hưởng trong hệ thống chính trị như các quan chức cấp cao trong bộ
máy nhà nước nhằm thu lợi riêng, với mục đích tăng quyền hoặc tăng
tài sản. Trao đổi các chức vụ chính trị, vị trí có quyền lực, chạy chức,
chạy quyền, sau đó dùng vị trí của mình để trục lợi cá nhân.
- Tham nhũng trong lĩnh vực hành chính : chủ yếu xảy ra ở các đội đội
ngũ công chức hành chính, ở đó những người được giao quyền đã sử
dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để gây khó khan
cho công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân, hạch sách,
nhũng nhiễu trong một quyết định cụ thể nào đó mà công dân, tổ chức
có quyền được hưởng từ cơ quan hành chính nhà nước,…
1.3.4. Tham nhũng theo phạm vi :
- Tham nhũng trong lĩnh vực công : là hành vi tham nhũng xảy ra trong
cơ quan nhà nước.
- Tham nhũng trong lĩnh vực tư : là hành vi tham nhũng xảy ra bên ngoài
nhà nước.
Bên cạnh đó cũng còn một số loại tham nhũng như : tham nhũng cá
nhân đơn lẻ, tham nhũng có tổ chức ( tham nhũng tập thể ), tham
nhũng trong nội bộ quốc gia, tham nhũng xuyên quốc gia.

1.4. Đặc trưng của tham nhũng


Theo quy định của pháp luật Việt Nam, và căn cứ vào Điều 3 Luật
Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tham nhũng có những đặc trưng
cơ bản như sau :
1.4.1. Chủ thể của tham nhũng
Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có
chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ quyền hạn bao gồm : cán bộ,
công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp
của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo quản lý là người đại diện phần vốn góp
của Nhà nước tại các doanh nghiệp, người được làm việc hay được thuê
làm việc cho người khác bao gồm người được ủy quyền quản lí, người
thực hành, người phục vụ của chính phủ; người làm hợp đồng, người
đang làm hợp đồng được ủy quyền; người được ủy thác giữ tài sản, nhà
tài trợ; người có quan hệ, họ hàng với công chức, người có cùng đảng
phái chính trị, cùng bộ tộc, tôn giáo. ( Theo khoản 2, Điều 3, Luật Phòng,
chống tham nhũng 2018 ).
Những chủ thể trên đều là những người có quá trình công tác và cống
hiến cho Nhà nước, chính phủ, được đào tào có hệ thống, nhiều kinh
nghiệm về nhiều lĩnh vực khác nhau. Là người có nhiều mối quan hệ
rông và có uy tín xã hội nhất định, nhưng lại lạm dụng chức vụ, quyền
hạn của mình để đem lại lợi ích cho cá nhân, vụ lợi.

1.4.2. Chủ thể của tham nhũng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi
phạm pháp luật
Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức
vụ, quyền hạn” của mình như một phương tiện để mang lại lợi ích cho
cá nhân, cho gia đình hoặc cho người khác. Biểu hiện của chủ thể tham
nhũng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm pháp luật như : tham
ô, quà cáp, trộm cắp, chiếm đoạt, lạm dụng chức vụ, hối lộ, lừa đảo,
tống tiền, thiên vị, biến thủ, tư lợi riêng khai thác lợi ích xung đột chính
trị không đúng đắn, đòi hỏi hoặc gợi ý đưa, nhận hối lộ ( trực tiếp hoặc
gián tiếp ); giả mạo, bao che, cản trở, can thiệp, bịp bợm, mối giới hối
lộ, tạo lợi ích xung đột chủ nghĩa thiên vị, nhận đưa hối lộ phục vụ lợi
ích cá nhân, chuyển nhượng tài sản dù không có quyền. ( Theo Điều 2,
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 )

1.4.3. Mục đích, động cơ của hành vi tham nhũng


a. Mục đích
Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là
vụ lợi. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất ( tiền, nhà, đất, các vật
có giá trị,…) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã
đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng, trục lợi
bất hợp pháp, người dùng quan hệ để xâm phạm tài sản, khiến người
khác tự nguyện giao tài sản hoặc khiến người khác phải hợp tác giải
quyết công việc. ( Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
)
b. Động cơ
Động cơ của hành vi tham nhũng là do người thực hiện hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để mưu cầu trục lợi. Động cơ tham nhũng được
hình thành từ các yếu tố cơ bản như lòng tham, ham muốn vật chất,
lòng tham địa vị và quyền lực cao, muốn làm giàu một cách nhanh
chóng.
1.4.4. Cách thức thực hiện
Các hình thức cơ bản của tham nhũng ở nước ta hiện nay vẫn là tham ô,
hối lộ, dựa vào quyền lực để sách nhiễu, dùng quyền lực để mưu lợi
riêng, dùng tiền để làm chuyện phi pháp và các thủ đoạn mà kẻ phạm
tội triệt để lợi dụng là những sơ hở của pháp luật, chính sách, trong các
biện pháp tổ chức, quản lý và điều hành, biểu hiện ở các dạng sau :
- Có địa phương, đơn vị ra những chỉ thị, nghị quyết không đúng với
chính sách, luật pháp của Nhà nước để thu lợi bất chính.
- Đề ra hàng loạt các khoản bắt nông dân đóng góp, bưng bít thông tin,
thiếu công khai minh bạch, gây khó khăn, sách nhiễu để đòi hối lộ dưới
nhiều hình thức kể cả mua bằng, bán điểm.
- Các công ty, doanh nghiệp nhà nước tham nhũng lớn trong các chương
trình, dự án, hay nghiên cứu khoa học; tạo thành tích giả để thham ô
dưới hình thức tiền thưởng, quà cáp đến hàng chục, hàng trăm triệu
đồng; thành lập các “công ty ma”
- Lợi dụng buôn bán vận chuyển, đi nước ngoài câu kết với bọn buôn
lậu, có tính quốc tế ( nhập tàu, xe cũ, máy móc lạc hậu,…) bất chấp hậu
quả cho dân và nền kinh tế miễn là có hoa hồng..
1.5. Sự ảnh hưởng của tham nhũng tới sự phát triển kinh tế :
Trong những năm vừa qua, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Đặc biệt
là sự ảnh hưởng của tham nhũng trong vấn đề kinh tế là thực sự nghiêm
trọng, hành vi này gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền bạc,
công sức và thời gian của nhân dân. Theo thống kê, giá trị tài sản bị thiệt
hại liên quan đến hành vi tham nhũng của mỗi vụ lên đến hàng chục,
hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó hành vi tham nhũng còn
hủy hoại uy tín của các doanh nghiệp, giảm các cơ hội kinh doanh, đặc
biệt là khi mới tiếp cận thị trường, mất đi các cơ hội hợp tác với doanh
nghiệp nước ngoài.

Chương II : Nguyên nhân, thực trạng, hậu quả của tham nhũng đối với
sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay https://thanhtra.com.vn/theo-dong-thoi-
cuoc/Ky-II-Tham-nhung-Thuc-trang-va-nguyen-nhan-136552.html

2.1. Nguyên nhân của tham nhũng


Các nghiên cứu về tham nhũng ở trên các nước thế giới và Việt Nam cho
thấy tham nhũng là hiện tượng xã hội gắn với sự ra đời và phát triển của
bộ máy nhà nước, quyền lực, Cùng với sự phát triển của các hình thái
nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các
quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan quan trọng
làm cho tham nhũng phát triển, dưới đây là những nguyên nhân, điều
kiện cơ bản của tham nhũng :
2.1.1. Nguyên nhân và điều kiện khách quan
Một là, tham nhũng là hệ quả tất yếu của nền kinh tế kém phát triển,
quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo, yếu kém, tại đó một phần quyền lực
chính trị được biến thành quyền lực kinh tế. Hệ thống chính trị chậm
được đổi mới, tạo ra các kẽ hở cho những người có chức vụ, quyền hạn
điều kiện để “lách luật” trục lợi, làm giàu bất chính, tệ nạn tham nhũng
nảy sinh và phát triển.
Hai là, quá trình chuyển đổi cơ chế đòi hỏi phải có thời gian, vừa làm
vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện. Cơ chế cũ bị thay thế nhưng
nếp nghĩ, thói quen thì vẫn còn. Các chuẩn mực đánh giá không rõ ràng;
vì thế không ít đối tượng lợi dụng danh nghĩa đổi mới, sang tạo để
chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, lợi dụng chủ trương xã hội một số lĩnh
vực để “thương mại hóa”, thu lợi ích tối đa cho cá nhân hoặc một nhóm
người, có thể là một cơ quan, đơn vị hay một địa phương.
Ba là, ảnh hưởng của mặt trái của cơ chế thị trường. Đó là sự cạnh tranh
khốc liệt, sự chi phối của lợi ích vật chất làm cho người sản xuất, kinh
doanh có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, tìm cách hối lộ
công chức nhà nước để tạo lợi thế trong kinh doanh. Trong xã hội, sự
phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, có những giá rị xã hội bị đảo lộn,
việc kiếm thật nhiều tiền đôi lúc đã trở thành sức ép. Chính điều này đã
góp phần làm gia tăng tệ tham nhũng thông qua việc thúc đẩy các hành
vi phạm pháp của cán bộ, công chức, ganh đua làm giàu phi pháp đục
khoét tiền của Nhà nước và nhân dân.
Bốn là, do ảnh hưởng của tập quán văn hóa. Tập quán văn hóa của
người Việt có rất nhiều điều kiện khiến cho tệ tham nhũng, mà biểu
hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ, có cơ sở tồn tại và phát triển,
nét văn hóa này đã và đang bị lợi dung để thực hiện hành vi tham
nhũng.
2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện chủ quan
Một là, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy
thoái, công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên yếu kém. Điều này
đã được đánh giá trong nhiều văn kiện của Đảng. Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X cũng nhận định “Công tác cán
bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói
riêng còn yếu kém. Một số bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công
chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh
đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong viêc giữ gìn phẩm chất đạo
đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và
thực hành tiết kiệm”
Hai là, chính sách pháp luật chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu nhất
quán. Sự nghiệp đổi mới mà trọng là đổi mới quản lý kinh tế, phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặtt ra yêu cầu
hết sức quan trọng là phải xây dựng một hệt hống cơ chế, chính sách,
pháp luật. Trong khi đó, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng
việc xây dựng thể chế pháp luật vẫn không đáp ứng được nhu cầu, chưa
phản ánh và điều chính kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong quá
trình phát triển kinh tế. Việc phân biệt quản lý nhà nước và quản lý sản
xuất, kinh doanh có phần chưa rõ. Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý
vốn và tài sản trong doanh nghiệp nhà nước còn lỏng lẻo.
Ba là, sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng
trong một số trường hợp chưa chặt chẽ, sâu sát, thường xuyên; xử lý
chưa nghiêm đối với hành vi tham nhũng. Những năm qua, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp
luật về đấu tranh chống tham nhũng tuy nhiên việc tổ chức thực hiện
trên thực tế còn nhiều hạn chế. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan
nhà nước, đơn vị chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, chưa có
kế hoạch, giải pháp để tích cực phòng, chống tham nhũng trong cơ
quan.
Bốn là, thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu.
Những năm qua, hoạt động điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,
giám sát còn nhiều hạn chế, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
từng cơ quan trong cuộc đấu tranh chung còn chưa rõ rang, cụ thể dẫn
đếnbj tình trạng lẫn lộn, chồng chéo, thiếu hiệu quả trong hoạt động
phát hiện và xử lý tham nhũng.
Năm là, việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự
tham gia của lực lượng báo chí vào cuộc đấu tranh tham nhũng chưa
được quan tâm đúng mức, sự thông tin đôi khi không chính xác hoặc
không đúng thời điểm đã gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý triệt
để các vụ việc tham nhũng; chưa coi trong việc truyền đạt kịp thời
những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Đây có thể coi là một hạn chế không nhỏ trong hoạt động báo chí
hiện nay với tư cách là công cụ của Đảng và nhân dân trong đấu tranh
chống tham nhũng.

2.2.Thực trạng về tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
hiện nay. https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/633 https://thanhtra.com.vn/theo-
dong-thoi-cuoc/Ky-II-Tham-nhung-Thuc-trang-va-nguyen-nhan-136552.html k

2.2.1. Tham nhũng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoạt
động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam luôn giữ vị trí quan
trọng, đặc biệt là giải quyết vốn, tạo công ăn việc làm để phát triển kinh
tế quốc dân. Tuy nhiện trong một vài năm gần đây, tình hình tham
nhũng và tội phạm tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng diễn biến hết
sức phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm
trọng gây thất thoát nhiều tỷ đồng, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế - xã hội. Hành vi lợi dụng cơ chế chính sách của ngành ngân
hàng nhất là quy định về lãi xuất trần, sơ hở trong khâu quản lý để lợi
dụng làm trái, tham ô, lừa đảo chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Điển hình
là vụ Vũ Quốc Hảo ( Công ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ) gây thất thoát 700 tỷ đồng,
hay vụ làm giả hợp động xuất nhập khẩu nông sản để thế chấp ( Ngân
hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông ), chiếm đoạt hơn 1000 tỷ
trong đó có cán bộ ngân hàng tham gia.
2.2.2. Tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công, xây dựng
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng được coi là “xương sống” cho tăng
trưởng kinh tế và là động lực cho sự phát triển xã hội, tạo nền tảng
quan trọng để Nhà nước cung cấp các dịch vụ cơ bản đến với người
dân. Nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông qua các dự án có quy mô
lớn ngày càng tăng vọt trong những năm gần đây cũng kéo theo đó
nguy cơ tham nhũng lớn trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, ngày
càng bộc lộ những kẽ hở qua đó tăng nguy cơ dẫn đến việc thất thoát,
lãng phí. Loạt hành vi gây tham nhũng như : thông đồng dàn xếp trong
tổ chức đấu thầu để trúng thầu được thanh toán với giá cao so với chi
phí thi công; lập hồ sơ phiếu giá khối lượng xây dựng hoàn thành để
thanh toán vốn đầu tư trước khi có khối lượng thực tế thu công để
chiếm dụng vốn của ngân sách; mua vật tư, nguyên liệu, thiết bị không
đúng số lượng, chủng loại và đơn giá theo dự đoán, thiết kế, mua số
lượng ít kê khai mua nhiều, mua loại kém chất lượng để thi công nhưng
lại quyết toán công trình loại vật tư thiết bị chất lượng tốt giá cao;…Ví
dụ như bị can Lê Quang Hào, Phó tổng giấm đốc Tổng Công ty đầu tư
phát triển đường cao tốc Việt Nam, chủ tịch Hội đồng nghiệm thu ơ sở
công trình dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, về hành vi tổ
chức nghiệm thu công trình xây dựng không đúng trình tự, quy định của
pháp luật, yêu cầu thiêt kế dự án được phê duyệt, dẫn đến đưa công
trình không đảm bảo chất lượng vào khai thác sử dụng, gây hậu quả rất
nghiêm trọng.
2.2.3. Tham nhũng trong quản lý kinh tế
Quản lý kinh tế là lĩnh vực xảy ra tham nhũng phổ biến nhất, với tần
suất nhiều nhất và số tài sản rất lớn. Phân bố kế hoạch vốn đầu tư dàn
trải dẫn đến tình trạng kéo dài dự án; duyệt dự toán cho xây dựng trụ
sở cơ quan, trang thiết bị đắt tiền vượt định mức Nhà nước; Nhiều cá
nhân lơ là, bỏ qua đối tượng phải nộp thuế, áp dụng mức thuế khoán
thấp, không sát thực tế nhiều lần cho đối tượng nộp thuế, thông đồng
trong kiểm hóa; lập chứng từ hồ sơ khống, thông đồng giữa các cơ quan
đơn vị và với cán bộ cơ quan thuế để chiếm tiền hoàn thuế giá trị gia
tăng; Bỏ qua không xử lí các sai phạm của các đối ượng trong quá trình
quản lí, thanh tra, kiểm tra để ăn chia tiền,…Ví dụ như vụ án “Vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí,
tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), vụ
án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra
tại Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan.
2.2.4.Tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp, thanh tra, kiểm tra
Tư pháp là lĩnh vực hoạt động bảo vệ pháp luật, đảm bảo sự nghiêm
minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế không ít các cơ quan tư
pháp, cơ quan bảo vệ pháp luật và một số bộ phận không nhỏ cacsn bộ
công tác trong lĩnh vực này lại đang lợi dụng hoạt động bảo vệ pháp luật
để tham nhũng, tiếp tay cho những kẻ tham nhũng vì mục đích vụ lợi
thường thể hiện ở các hành vi như : dọa dẫm, nhận hối lộ để bỏ qua vi
phạm, bao che, cố tình đưa ra những kết luận sai lệch, làm giảm mức độ
sai phạm; cán bộ công an, kiểm sát, thẩm phán nhận hối lộ để bỏ lọt sai
phạm, làm lệch hồ sơ vụ án, chạy án, chạy tội; cảnh sát gia thông nhận
tiền để bỏ qua những lỗi vi phạm của người tham gia giao thông, cảnh
sát khu vực nhận hối lộ để bảo kê cho các hoạt động kinh doanh phi
pháp,…Điển hình như Nguyễn Huỳnh Tú Anh ( tuyên phạt 8 năm tù ) và
Bùi Thanh Phú ( tuyên phạt 5 năm tù ) ( 2 thư ký tòa hình sự, TAND
thành phố ) chuyên phối hợp với “ cò chạy án “ Hoàng Hữu Hạnh, nhận
tiền của đương sự và tìm cách để cho họ được giảm hình phạt.
https://vnexpress.net/8-nam-tu-cho-hai-thu-ky-toa-tp-hcm-chay-an-1982906.html
2.2.5.Thực trạng của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt
Nam hiện nay
Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay đang mang đến rất nhiều
nguy hại, hành vi tham nhũng không còn chỉ dừng lại là hành vi của một
cá nhân có chức có quyền mà nó đang dần lan tràn, trở thành hành vi
của cả một tập thể ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị. Tham nhũng không chỉ
diễn ra một cách ngấm ngầm trong nội bộ một cơ quan, mà nó còn là sự
cấu kết một cách có tổ chức, có liên kết với một vài cơ quan, đơn vị
khác,…Tham nhũng diễn ra một cách tinh vi, khó phát hiện do các đối
tượng tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn, có trình độ hiểu biết
pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích –
“tham nhũng lớn” hay “tham nhũng vặt”.
Tổ chức Minh Bạch Quốc tế ( Transparency International ) có đại diện ở
hơn 100 quốc gia, hàng năm khảo sát hơn 150 nền kinh tế thế giới, đã
xếp thứ hạng tham nhũng của Việt Nam như sau : Theo dữ liệu của Diễn
đàn Kinh tế thế giới, trong chỉ số nhận thức tham nhũng 2017 Việt Nam
chỉ đứng ở vị trí 107 trong 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nói chung, từ
năm 2017 trở về trước, Việt Nam đứng trong top 30 nước tham nhũng
nhiều nhất của thế giới. Ở châu Á, Việt Nam cùng Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Malaysia, Campuchia,… là những nước tham nhũng nhiều
nhất. Ở Đông Nam Á, Việt Nam cũng xếp trong top 4, tức là top những
nước tham nhũng nhiều nhất.
Đến năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công
tác phòng chống tham nhũng, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết
xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về
phòng chống tham nhũng. Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật
Phòng, chống tham nhũng ( sửa đổi ) gồm 10 chương với 96 điều. Vì
vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so
với năm 2018, đứng thứ 98/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp
hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018.
Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn
nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm
trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính
chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng
và chế độ ta. Theo báo cáo về công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt,
thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tháng 6 năm
2020 của Bộ Tư pháp cho biết, tổng số vụ việc kinh tế, tham nhũng nói
chung tính từ 01/10/2019 đến 31/3/2020 đã thi hành xong 1.679 việc
với số tiền 7.746 tỷ 112 triệu đồng. Trong số tiền đã thi hành xong thì
số tiền án phí, tiền phạt, truy nộp sung công quỹ Nhà nước hơn 2.567 tỷ
679 triệu đồng; số tiền bồi thường cho các tổ chức, doanh nghiệp Nhà
nước hơn 13.449 tỷ 311 triệu đồng.
Trong năm 2020 tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, kết thúc
xác minh, xử lý 21 vụ việc; truy tố 23 vụ án; xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét
xử phúc thẩm 7 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là tập trung
đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội
quan tâm. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số tồn tại, hạn
chế : Một số vụ việc, tài sản đã được tòa án kê biên để đảm bảo thi
hành án nhưng chấp hành viên chưa kịp thời xử lý; số tài sản được cơ
quan Thi hành án dân sự xác minh, truy tìm được ít,…Nguyên nhân của
tồn tại, hạn chế trên là do pháp luật về tố tụng hình sự, phòng, chống
tham nhũng, phá sản và thẩm định giá, bán đấu giá còn khó khăn,
vướng mắc trong việc áp dụng; một số quy định còn mâu thuẫn, chồng
chéo với Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
http://noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/202006/cong-tac-thu-hoi-tai-san-bi-chiem-doat-
that-thoat-trong-cac-vu-tham-nhung-kinh-te-dat-ket-qua-tich-cuc-308100/ https://tuoitre.vn/nam-
2020-tap-trung-xu-ly-dut-diem-cac-vu-tham-nhung-nghiem-trong-20200115145005703.htm

2.3. Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
hiện nay
Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể
và của công dân. Ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn
ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài
sản của Nhà nước, tiền của, thời gian. Đặc biệt hậu quả của tham nhũng
trong vấn đề kinh tế là rất nghiêm trọng, theo thống kê giá trị tài sản bị
thiệt hại liên quan hến hành vi tham nhũng của mỗi vụ lên đến hàng
chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng. Gây thiệt hại, thất thoát, lãng
phí, hủy hoại uy tín của các doanh nghiệp khi bị phát hiện có liên quan
đến tham nhũng trong hoạt động kinh doanh. Giam các cơ hội kinh
doanh, đặc biệt là khi mới tiếp cận thị trường, tham gia hoạt động đấu
thầu, huy động vốn mở rộng kinh doanh; cản trở sự phát triển của các
thị trường và suy giảm dòng vốn đầu tư và nền kinh tế, nhất là đối với
các nhà đầu tư nước ngoài, thiếu tin tưởng và cảm giác không an toàn
khi ra quyết định đầu tư; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giảm sút,
không đủ sức trụ vững trong bối cảnh khi tham gia vào các khu vực
thương mại tự do. https://kdlc.vn/bo-cong-cu-2/tac-hai-cua-tham-nhung.html
Tham nhũng gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển của xã
hội, kéo lùi sự phát triển theo quy mô và mức độ gây hại của nó, làm
chậm nhịp độ phát triển kinh tế, phá vỡ những chiến lược và kế hoạch
phát triển, gây thiệt hại vật chất lớn cho nhà nước và người dân. Trong
quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, tham nhũng luôn là mối đe dọa đến
hiệu quả của sự hợp tác song phương và đa phương, là một trong các
nguyên nhân quan trọng và chủ yếu nhất kìm hãm sự phát triển của thế
giới hiện đại, gây ảnh hưởng xấu tới tính hợp pháp của nhà nước, cản
trở khả năng cung cấp những thể chế hỗ trợ thị trường.
http://tapchimattran.vn/nghien-cuu/tham-nhung-bieu-hien-tinh-hinh-ket-qua-cong-tac-phong-chong-
tham-nhung-23277.html

Tham nhũng ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm thất
thoát hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước. Một số công trình nghiên cứu về
chi phí kinh tế của tham nhũng đưa ra số liệu, tham nhũng làm tăng 3-
10% cho giá của một giao dịch để đẩy nhanh tiến độ, tổn thất khoảng
50% nguồn thu từ thuế. Mức độ tham nhũng cao có thể làm cho các
nhà tài trợ đình chỉ, giảm bớt hoặc rút quỹ hỗ trợ phát triển; làm giảm
chậm đầu tư, giảm thu nhập và ảnh hưởng đến thành phần chi tiêu của
mọi người. Hối lộ cũng dẫn đến những thất thoát lớn trong việc hoàng
thuế, xét miễn giảm thuế,…Tham ô tài sản đã làm cho số lượng lớn tài
sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức.
Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, đòi hối lộ của một bộ phận cán bộ,
công chức, viên chức còn gây thiệt hại đến tài sản của người dân do họ
phải đưa hối lộ khi liên quan đến các thủ tục hành chính. Mặt khác thủ
tục hành chính bị kéo dài đã gây mất thời gian, tiền của của người dân,
làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại Việt Nam với mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 400
USD/năm nhưng những vụ tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng về
kinh tế vẫn diễn ra hàng năm điển hình như vụ án Minh Phụng – EPCO
đã chiếm đoạt hơn 3.547 tỷ đồng và 25,4 triệu USD của Nhà nước.
Ngoài ra tính đến khi vụ án bị khơi tố ngân sách Nhà nước còn bị thiệt
hại 115 tỷ đồng và 596.303 USD là phí bảo lãnh và lãi phát sinh của các
khoản thiệt hại nói trên. Bên cạnh đó còn là những vụ gây thiệt hại
nhiều đến tiền của Nhà nước và nhân dân như vụ án Tamexco đã thiệt
hại 500 tỷ đồng, dệt Nam Định khoảng 900 tỷ đồng… Đặc biệt hiện nay
tình trạng tham nhũng ở Việt Nam gây thiệt hại về kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ trong đầu tư xây dựng cơ bản, hoàn thuế giá trị gia tăng, lạm
dụng quyền lực để bản thân và gia đình tham nhũng.
https://voer.edu.vn/file/34966 KẺ BẢNG THEO CÁI NÀY.

Chương III : Một số giải pháp hạn chế nạn tham nhũng tại Việt Nam
hiện nay
Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều
cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ cá nhân,
lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sơ hở của chính sách, pháp luật…sách
nhiễu gây phiền hà, thậm chí tiêu cực, thực hiện hoạt động công vụ, gây
bức xúc, làm xói món lòng tin của người dân, cản trở sự phát triển kinh
tế-xã hội. Trước tình hình nêu trên, để chủ động phòng ngừa vi phạm,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ
trưởng, các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên
quan tập trung chỉ đạo, triển khai ngay các biện pháp sau :
Một là, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết Chính phủ đã
thông qua như Nghị quyết số 21/NQ-CP về việc ban nhành chiến lược
quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Quốc hội cũng đã
ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng ( năm 2018 ) gồm mười
chương và 96 điều, hay chỉ thị số 10/CT-TTg về việc tăng cường xử lý,
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phải gương
mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về
phòng chống tham nhũng.
Hai là, nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh
nghiệp, tổ chức khu vực nhà nước trong phòng, chống tham nhũng
( theo chương I, điều 4, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 ).
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện, xử
lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy trình chuyên môn nghiệp vụ. Cần
ban hành quy chế làm việc rõ ràng, minh bạch, cụ thể và có cơ chế kiểm
soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, thi hành án, quản lý thị trường…bảo đảm
ngăn chạn cho được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách
nhiễu, “vòi vĩnh”, “chung chi”, phục vụ động cơ cá nhân, vụ lợi trong
thực thi công vụ.
Ba là, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội đề phòng
chống tham nhũng. Hoàn thiện các quy định để quản lý, kiểm soát chặt
chẽ việc thu chi ngân sách của chính quyền cấp cơ sở; các khoản chi cho
đầu tư xây dựng. Minh bạch tài sản thu nhập, tiếp tục đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính trong
các lĩnh vực gắn liền với quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như :
đất đai, tài nguyên, thuế, ngành nghề kinh doanh nhạy cảm…
Bốn là, tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham
nhũng. Có biện pháp bảo vệ an toàn và kịp thời biểu dương, khen
thưởng những cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân dũng cảm tố
cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí. Phát huy vai trò
giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ
quan báo chí và nhân dân trong việc phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng
trong hoạt động công vụ. Yêu cầu các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định kỳ hàng năm báo cáo tình
hình thực hiện về Thanh tra Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Năm là, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích
cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ,
công chức, viên chức. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ chính quyền, đồng thời tập trung công tác phổ biến tuyên truyền
Chiến lược quốc gia về Phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí đến toàn thể cán bộ; triển khai đồng bộ các giải
pháp phòng, chống tham nhũng.
Sáu là, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức
thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng. Cải cách hành chính là công
việc có tính chất thường xuyên, lâu dàu, liên tục với mục tiêu xây dựng
một nền hành chính trong sạch, hiện đại, hoạt động có hiệu quả, hiệu
lực và thể hiện tính phục vụ. Cải cách hành chính bao gồm rất nhiều nội
dung phong phú và toàn diện, từ cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, quản
lý và sử dụng cán bộ công chức, quản lý tài chính công,…

B. KẾT LUẬN http://datc.vn/portal/Pages/2020-1-15/Tham-nhung-va-phong-chong-tham-


nhungtezp5r00n6z5.aspx

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra
đời và tồn tại của nhà nước, và cũng gây ra nhiều tác hại nghiệm trọng
về xã hội, chính trị đặc biệt là kinh tế, làm mất lòng tin của nhân dân với
Đảng, Nhà nước. Chính vì thế phòng chống tham nhũng, lãng phí tại Việt
Nam là một công việc khó khăn, phức tạp và là nhiệm vụ quan trọng,
cấp bách, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công
cuộc xây dựng va bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện tốt công tác thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng,
kinh tế, trong thời gian tới, các cơ quan Thi hành án sẽ tập trung xử lý
dứt điểm các tài sản đã được Tòa án kê biên để đảm bảo thi hành án để
thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước; thực hiện quyết liệt công tác xác
minh, truy tìm tài sản của người phải thi hành án trong giai đoạn thi
hành án, nâng cao tỷ lệ thi hành về tiền trong các vụ án tham nhũng,
kinh tế…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Quang Hiển (2017). Giáo trình Pháp luật đại cương. Nhà xuất
bản Tư pháp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Nguyễn Xuân Trường. Tham nhũng – Biểu hiện, tình hình, kết quả
công tác phòng, chống tham nhũng. Tạp chí Mặt trận.
3. Thu Hương (2020) Ban Nội chính Trung ương. Công tác thu hồi tài
sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ tham nhũng, kinh tế đạt kết
quả tích cực.
4. Chính phủ (2020). Năm 2020, tập trung xử lý dứt điểm các vụ tham
nhũng nghiêm trọng. Báo Tuổi trẻ.
5. D.Bùi (2019). Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống
tham nhũng. Tạp chí tài chính.
6. Chính phủ (2018). Tổng Bí thư nhấn mạnh 6 giải pháp trọng tâm
phòng chống tham nhũng. Báo Chính phủ.
7. Luật Phòng, chống tham nhũng (2018). Thư viện pháp luật.
8. TTXVN. (2020). Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020 tại Davos – “nóng” vấn
đề “kinh doanh như bình thường”. Báo Quốc tế.
9. Hiền Hòa (2020). Năm 2020, công tác phòng, chống tham nhũng cần
quyết liệt hơn, hiệu quả hơn. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
10. Anh Tuấn – Nguyễn Hà. (2019). Điểm danh các vụ án tham nhũng,
kinh tế được xét xử cuối năm 2019. Báo Lao động.
11. Dỗ Đức Hồng Hà và Phùng Lê Mai. (2018). Nâng cao hơn nữa hiệu
quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới.
(http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207440 )
12. Lê Hoàng (2020). Tham nhũng trong kinh doanh và tác hại của tham
nhũng. (http://truongcanbothanhtra.gov.vn/nghien-cuu-khoa-
hoc/nghien-cuu-trao-doi/849-tham-nhung-trong-kinh-doanh-va-tac-hai-
cua-tham-nhung.html )
13. Củng cố niềm tin trong nhân dân : Chống phải để bắt bỏ tù. (2020).
(http://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/nam-2020-cong-tac-phong-
chong-tham-nhung-can-quyet-liet-hon-hieu-qua-hon-546908.html )
14. TVT – Thanh tra Bộ Giao thông vận tải. (2016). Nhận dạng hành vi
tham nhũng. (https://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/41391/vai-net-nhan-dang-
hanh-vi-tham-nhung.aspx)
15. Chuyên trang Giáo dục đào tạo Phòng chống tham nhũng. Nguyên
nhân và điều kiện của tham nhũng
(http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_Detail.aspx?CatID=-
1&ItemId=25&LVC=21&CapChaId=2 )
16. Hồ Ngọc Sơn – Đỗ Công Định. (2018). Kỳ II : Tham nhũng : Thực
trạng và nguyên nhân. (https://thanhtra.com.vn/theo-dong-thoi-
cuoc/Ky-II-Tham-nhung-Thuc-trang-va-nguyen-nhan-136552.html)
17. Bàn về tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai hiện nay.
(https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/633)
18. Triệu Minh (2003). 8 năm tù cho hai thư ký tòa Thành phố Hồ Chí
Minh chạy án. (https://vnexpress.net/8-nam-tu-cho-hai-thu-ky-toa-tp-
hcm-chay-an-1982906.html)
19. Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng (2020).
(http://datc.vn/portal/Pages/2020-1-15/Tham-nhung-va-phong-chong-
tham-nhungtezp5r00n6z5.aspx )
20. Tác hại của tham nhũng. (. https://kdlc.vn/bo-cong-cu-2/tac-hai-cua-
tham-nhung.html )
21. Tổ chức Minh bạch Quốc tế sẽ công bố CPI 2019 ngày 23/01/2020.
(https://towardstransparency.vn/to-chuc-minh-bach-quoc-te-se-cong-
bo-cpi-ngay-23-1-2020/ )
22. Hoàng Thùy. (2019). Tội phạm tham nhũng lộ diện tại nhiều vụ án
kinh tế lớn. (https://vnexpress.net/toi-pham-tham-nhung-lo-dien-tai-
nhieu-vu-an-kinh-te-lon-3981132.html )
23. Trọng Phú. (2020). 5 vụ án lớn được tập trung điều tra, xử lý trong
năm 2020. (https://plo.vn/thoi-su/chinh-tri/5-vu-an-lon-duoc-tap-trung-
dieu-tra-xu-ly-trong-nam-2020-915097.html )

You might also like