You are on page 1of 3

Phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh

nghiệm gợi mở cho Việt Nam


Tóm tắt: Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, chính trị và kinh tế phức tạp, ảnh hưởng đến tất
cả các quốc gia, làm suy yếu các thể chế dân chủ, kìm hãm sự phát triển kinh tế và góp phần vào
sự bất ổn của chính phủ[1]. Tham nhũng có thể diễn ra ở dưới nhiều hình thức và quy mô khác
nhau. Những hành vi tham nhũng liên quan đến những khoản chi phí nhỏ hay còn được gọi là
tham nhũng vặt tuy ít được chú ý nhưng lại có thể gây ra những hậu quả lâu dài và nghiêm
trọng trên thực tế vì đây là dạng tham nhũng xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là ở những nền
kinh tế quá độ và đang phát triển. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả đã trình bày khái quát
về tham nhũng vặt; tác động tiêu cực của tham nhũng vặt; phòng, chống tham nhũng vặt trên thế
giới; và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.

1. Khái quát về “tham nhũng vặt”


Tham nhũng vặt (TNV) là hành vi lạm dụng quyền lực diễn ra hàng ngày bởi chủ thể công
quyền/công chức trong những giao tiếp thông thường của họ với người dân khi tiếp cận hàng
hóa, dịch vụ cơ bản ở những nơi công cộng như bệnh viện, trường học, sở cảnh sát và các cơ
quan khác[2]. TNV thường biểu hiện bằng các hành vi hối lộ hoặc nhũng nhiễu, vòi vĩnh trong
cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả các giao dịch tư nhân và ở cấp cơ sở của chính quyền[3].

TNV về căn bản không tác động đến tổng nguồn thu hoặc chính sách về tài chính của nhà nước.
Tuy nhiên, TNV là hành vi gâu nguy hại cho xã hội, vì nó được tạo nên bởi các yếu tố: (i) thiếu
kiểm soát việc thực hiện quyền lực công; (ii) sự thiếu thận trọng trong giải thích pháp luật, đặc
biệt là trong việc xác định chủ thể hưởng lợi hay các quy trình, giấy tờ phù hợp và (iii) thiếu cơ
chế chịu trách nhiệm.Trên thực tế, việc thực thi quyền lực độc quyền của nhà nước có tác dụng
phân phối lại thu nhập từ người sử dụng dịch vụ bằng cách thu phí nộp vào ngân sách nhà nước
nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn nguy cơ quyền lực bị lạm dụng

TNV có những đặc điểm tương tự như tham nhũng nói chung, cụ thể (i) là hành vi vi phạm pháp
luật, gắn liền với sự lạm dụng quyền lực, (ii) có sự tham gia của chủ thể công quyền và (iii) được
thực hiện nhằm mục đích thu lợi bất chính. “TNV” hay “tham nhũng nhỏ” là tham nhũng liên
quan đến việc đổi chác một số tiền hay lợi ích để có những ưu đãi nhỏ, thông thường ở cấp cơ sở.
Do vậy, TNV tuy có ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của nhà nước nói chung, song chưa đủ
tác động phá vỡ các khuôn khổ xã hội và thể chế quản lý đã được thiết lập

2. Tác động tiêu cực của tham nhũng vặt


Tham nhũng làm giảm nguồn đầu tư, cản trở tăng trưởng kinh tế và phát triển con người, đồng
thời gia tăng tỷ lệ đói nghèo, làm suy yếu bộ máy nhà nước, tạo ra một xã hội thiếu công bằng.
Với tần suất thường xuyên, những hậu quả về tài chính và xã hội của nó có thể rất đáng kể.

Thứ nhất, mặc dù số tiền hối lộ trong TNV không lớn nhưng vẫn có thể là con số đáng kể đối với
cá nhân và các hộ gia đình, đặc biệt là người nghèo.

Thứ hai, TNV làm suy giảm chất lượng của môi trường pháp lý và hiệu quả của bộ máy nhà
nước.

Thứ ba, TNV làm xói mòn niềm tin của công chúng đối với các thiết chế nhà nước và nền pháp
quyền.

Thứ tư, TNV ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu của Nhà nước từ việc thu thuế.

3. Phòng, chống tham nhũng vặt – những kinh nghiệm gợi mở cho Việt
Nam
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Georgia từng được coi là một ví dụ điển hình về
phòng, chống, loại trừ TNV bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận trực diện được hỗ trợ bởi
một ý chí chính trị mạnh mẽ. Sau năm 2003, Georgia được cho là đã thành công trong việc xoá
bỏ TNV trong một khoảng thời gian tương đối nhanh chóng.

Từ thành công của Georgia, Ngân hàng Thế giới đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về phòng,
chống TNV như sau: (i) Chính phủ cần ưu tiên các biện pháp tập trung vào việc giải quyết nạn
tham nhũng khi người dân tiếp cận những dịch vụ công cộng cơ bản, hàng ngày; (ii) Nhà nước
cần thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ trong việc phòng, chống tham nhũng nói chung, TNV nói
riêng; (iii) Chính phủ phải tạo dựng uy tín bằng cách ngay lập tức áp dụng chính sách không
khoan nhượng đối với tham nhũng và cho thấy kết quả một cách nhanh chóng và rõ ràng; (iv)
Chính phủ cần chủ trương tấn công trực diện đối với mọi dạng tham nhũng, trong đó chú trọng
thực hiện cải cách sâu rộng hơn là các biện pháp chống tham nhũng từng phần; (v) Nhà nước cần
chủ động khắc phục tình trạng thiếu nhân viên có năng lực bằng cách thu hút các nhân viên có
trình độ từ bên ngoài, đặc biệt là những người có kinh nghiệm trong khu vực tư nhân; (vi) Nhà
nước thực hiện tự do hoá nền kinh tế, đơn giản hoá các quy định của pháp luật có liên quan và
giảm tải thủ tục hành chính.

Từ kinh nghiệm quốc tế, nhiều nhóm giải pháp sau được nghiên cứu và đánh giá là hiệu quả, cụ
thể:

(1) Nhóm các giải pháp liên quan đến việc giảm tải các thủ tục, gánh nặng về hành chính

(i) Tái cấu trúc quy trình (Process re-engineering)


(ii) Thực hiện chính sách “một cửa” (“One-stop-shop”)
(iii) Chia sẻ và tiêu chuẩn hóa dữ liệu
(iv) Xây dựng chính phủ điện tử
(v) Kiểm soát lường trước (Ex-ante controls)
(vi) Đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan (Stakeholders engagement)

(2) Nhóm các giải pháp hướng đến đội ngũ cán bộ, công chức

Thứ nhất, tăng lương cho cán bộ công chức.


Thứ hai, xây dựng bộ quy tắc ứng xử đối với công chức có thẩm quyền trong việc cung cấp dịch
vụ công.

(3) Nhóm các giải pháp sử dụng công nghệ thông tin để phòng, chống TNV

(i) Chính phủ điện tử


(ii) Ứng dụng phòng, chống tham nhũng trên điện thoại thông minh
(iii) Thanh toán điện tử
(iv) Công cụ thống kê trực tuyến về các tội phạm tham nhũng

Kết luận:

TNV tuy diễn ra ở quy mô nhỏ nhưng vẫn gây hậu quả tương tự như các các dạng tham nhũng
khác, đó là kìm hãm tăng trưởng kinh tế, làm nản lòng các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;
làm giảm và thất thoát thu nhập quốc gia; làm giảm hiệu lực của pháp luật; nuôi dưỡng sự đặc
quyền và làm xói mòn sự liêm chính trong xã hội; và dẫn đến những vi phạm về quyền con
người[28]. Do tần suất có thể xảy hàng ngày, TNV có thể làm cho những hậu quả ngày càng trở
nên trầm trọng gây mất niềm tin của người dân đối với chính quyền cũng như hệ thống pháp luật
quốc gia. Do vậy, mọi hình thức tham nhũng dù là nhỏ nhất cần phải được loại bỏ và đó là trách
nhiệm của cả Nhà nước và xã hội.

You might also like