You are on page 1of 2

Ở nước ta hiện nay, tham nhũng là một thảm họa quốc gia, được coi là

căn bệnh nguy hiểm, là mối đe dọa cho toàn xã hội. Tham nhũng làm
hao mòn nền kinh tế đất nước, làm giảm lòng tin của người dân vào chế
độ, là thách thức rất lớn đối với hệ thống pháp luật và thực thi pháp
luật ở nước ta, vì vậy chúng ta phải đấu tranh chống lại nó. đấu tranh
ngăn chặn loại tội phạm này. Để cuộc đấu tranh chống tham nhũng đạt
hiệu quả cần nhận diện đúng những dấu hiệu điển hình của hành vi
tham nhũng để có biện pháp ngăn chặn và đưa ra các chế tài xử lý phù
hợp. Tham nhũng xảy ra ở mọi quốc gia không phân biệt chế độ chính
trị, trình độ phát triển và trên mọi lĩnh vực và là biểu hiện của sự tha
hóa trong việc sử dụng quyền lực nhà nước nhằm vun vén lợi ích cho
bản . Nhà tư tưởng Montsquieue đã khẳng định: “mọi người có quyền
lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực đó”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong tác phẩm: “chống bệnh quan liêu tham ô, lãng phí” đã chỉ ra:
“Tham ô, lãng phí và quan liêu dù cố ý hay không cũng là bọn đồng
minh của thực dân phong kiến” , “ Những kẻ tham ô, lãng phí và quan
liêu thì phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính
phủ và nhân dân” , “Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, làm tổn hại kinh
tế của Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hại
hơn.” Để phòng và chống tham nhũng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp
mang tính đồng bộ, song pháp luật vẫn giữ vai trò chủ đạo, tạo khuôn
khổ pháp lý nhằm phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng và
có các chế tài thích hợp đối với người có hành vi tham nhũng. Vì thế để
phòng ngừa và phát hiện các hành vi tham nhũng phải tiếp tục hoàn
thiện các văn bản, các qui định trực tiếp liên quan đến tội phạm tham
nhũng. Thông qua các dấu hiệu đặc trưng của hành vi tham nhũng để
làm căn cứ xác định một cách cụ thể, rõ ràng về loại tội phạm này trong
các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng.
Theo em , sinh viên hiện nay cần phải tuyên truyền các giải pháp của
các bên liên quan để người dân có thể nắm rõ . Hiện nay thì , Công tác
phòng chống tham nhũng còn nhiều hạn chế. Báo cáo công tác PCTN
năm 2015 do Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trình bày,
nêu rõ: Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN tuy đã có những
chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định. Việc
hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những bất
cập trong quản lý KT-XH, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh
bình đẳng, minh bạch để phòng ngừa tham nhũng vẫn chưa đủ mạnh
để ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham
nhũng. Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết các luật đã ban
hành cũng chưa được khắc phục triệt để phần nào làm hạn chế hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước và dễ tạo những sơ hở, bất cập, làm nảy
sinh nhũng nhiễu, tiêu cực. Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác
PCTN còn có những hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN
chưa đạt hiệu quả cao, chưa tạo được sự tác động làm thay đổi căn bản
nhận thức, quan điểm của người dân, doanh nghiệp và cán bộ,công
chức, viên chức về tham nhũng. Nạn sách nhiễu, “tham nhũng vặt” còn
nhiều, gây bức xúc trong xã hội. Việc thực hiện các giải pháp phòng
ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu
quả thấp. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu
đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng
ngừa còn hạn chế. Việc phối hợp cung cấp thông tin ngay trong các đơn
vị thực hiện nhiệm vụ trong công tác PCTN chưa rõ ràng, chặt chẽ .
Chính vì thế , chúng ta cần chung tay đẩy lùi thứ bệnh “ quốc họa “ này ,
tránh để chúng lây lan , làm hỏng cả một quốc gia

You might also like