You are on page 1of 2

Nói về mặt trái của việc tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, thi tuyển công chức, có lẽ ai cũng

nhớ đến câu tục ngữ mới: "Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ, thứ tư trí
tuệ". Nhưng để xem xét, đánh giá và xử lý thì tới nay còn có rất nhiều nút thắt mà nếu
không công tâm, khách quan, không phát huy dân chủ thực sự thì sẽ không bao giờ khắc
phục được. Có người đã rất ngậm ngùi khi nói rằng, bây giờ người ta không chỉ "chạy"
mà còn "đấu thầu". .. ghế!
Hậu quả của việc chạy chức vụ, cán bộ là không lường hết được. Nó cho thấy quan hệ và
đồng tiền có sức mạnh ra sao, có ma lực như thế nào khi cuốn những người tham nhũng,
tư lợi vào vòng xoáy; khi nó tạo ra một lớp cán bộ thiếu tài, kém đức, tuỳ tiện, biến chất,
xa rời nhân dân, xem thường kỷ cương pháp luật, lợi dụng và lạm dụng chức quyền làm
các hành động gây phương hại đến danh dự, uy tín của Đảng.
Và khi hành vi tham nhũng này thành công họ sẽ tiếp tục "kéo bè kéo cánh" bảo vệ con
cháu, "hậu duệ" của những người đã có công bổ nhiệm họ. Như thế, loại cán bộ "hậu duệ,
quan hệ, tiền tệ", và cứ thế loại cán bồ này lại tiếp tục nở rộ.
Thực tế này cho thấy, chúng ta không có biện pháp nào thật sự hữu hiệu và khả thi. Ngay
trong quy định của pháp luật cũng còn những kẽ hở mà người có chức, có quyền có thể
"lách luật" rất dễ dàng. Ví như trong Luật Cán bộ công chức, viên chức; Luật phòng
chống tham nhũng chỉ quy định về trường hợp bổ nhiệm chức danh lãnh đạo trong cơ
quan khi người có thẩm quyền có mối quan hệ ruột thịt với người được bổ nhiệm. Vì thế,
nạn chạy chức quyền, cài cắm con cháu, sắp xếp cho con em, người thân giữ vị trí lãnh
đạo vẫn chưa thể có "thuốc đặc trị".
Từ những thực trạng đó các hành vi thamh nhũng này đem lại nững tác hại không nhỏ.
Trước hết về mặt chính trị, Tham nhũng chính là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất
nước , nó làm xói mòn lòng tin của Đảng và Nhà Nước ,đối với sự nghiệp xây dựng đất
nước ,tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp theo, về kinh tế, tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về
tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân. Về mặt xã hôi,Tham nhũng xâm
phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước.
Với những thực trạng và tác hại như thế chúng ta cần có những giai pháp để hạn chế tác
hại của hành vi tham nhũng như sau:
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có đức, có tài; phát triển toàn diện
2. Đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
3. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong mọi hoạt động không chỉ của Nhà
nước mà còn ở các cơ quan, tổ chưc, đơn vị.
4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả tính pháp chế trong thực thi pháp luật
5. Tăng tường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Hà Nội Mới, Dẹp nạn bổ nhiệm cán bộ “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ...”
https://hanoimoi.com.vn/ban-in/Chinh-tri/840510/dep-nan-bo-nhiem-can-bo-nhat-hau-
due-nhi-tien-te-ba-quan-he
2. Tham nhũng và phòng chống tham nhũng
https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/12530-tham-nhung-va-nhung-giai-phap-
phong-chong-tham-nhung-bai-3.html

You might also like