You are on page 1of 2

-Đặc quyền, đặc lợi: là quyền lợi đặc biệt chỉ dành riêng cho một người hay

một
nhóm, một tầng lớp nào đó được hưởng mà những người bình thường khác
không thể có được
=>Đặc quyền, đặc lợi là không bình đẳng, là một biểu hiện của lợi ích nhóm,
mà nhóm lợi ích này chỉ là những người có chức, có quyền.
=>Do cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập hoặc do người có chức, có quyền
tìm cách lách qua các quy định, hoặc lợi dụng các quy định để tạo ra các quyền
và lợi ích cho mình mà về hình thức không tỏ ra có gì là khuyết điểm, sai phạm,
xấu xa.

-Tham ô là hành vi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
=>Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê
tiện nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư.
Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại đến công việc cải thiện đời
sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân
-Lãng phí là: việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và
tài nguyên không hiệu quả.
=>Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lãng phí tuy khác với tham ô ở chỗ người gây
ra lãng phí không trực tiếp trộm cắp của công làm của riêng. Nhưng kết quả thì
làm tổn hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước, cho nhân dân.
=>Lãng phí là một căn bệnh mà Hồ Chí Minh lên án gay gắt. Chính bản thân
Người luôn làm gương, tích cực thực hành chống lãng phí trong cuộc sống và
công việc hằng ngày. Người quý trọng từng đồng xu, bát gạo do dân đóng góp
cho hoạtđộng của bộ máy nhà nước
?Để tìm rõ nguồn gốc và bản chất của tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đặt câu hỏi: “Vì đâu mà có lãng phí và tham ô?” Và Người chỉ ra, tham ô và
lãng phí đều do bệnh quan liêu mà ra:
-Quan liêu là:cán bộ phụ trách xa rời thực tế, không đi sâu đi sát công việc, việc
gì cũng không nắm vững, chỉ đạo một cách đại khái, chung chung.
=>Cho nên, muốn triệt để chống tham ô, lãng phí thì phải kiên quyết chống
nguồn gốc của nó là bệnh quan liêu”
“Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”. Những căn bệnh trên gây mất đoàn kết,gây
rối cho công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh kịch liệt lên án
Tư túng:kéo bè, kéo cánh, bà con, bạn hữu mình không tài năng gì cũng chức
này, chức nọ.
Chia rẽ: bênh vực lớp này, chống lại lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp
nhân dân hòa thuận với nhau, không chia già trẻ, giầu nghèo để giữ nền độc lập,
chống kẻ thù chung.
Kiêu ngạo: tưởng mình ở cơ quan của Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh
nhân dân, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên.

You might also like