You are on page 1of 2

Khái niệm phân tầng xã hội

 Con người trong xã hội mang nhiều đặc điểm khác nhau về giới tính, tuổi
tác, chủng tộc, tôn giáo, tài sản, uy tín xã hội, quyền hành vv... Chúng ta
gọi đây là bất bình đẳng xã hội, khái niệm ở đây chưa chưa mang một sự
phê phán giá trị tốt hay xấu
 Từ những bất bình đẳng chỉ trở thành phân tầng xã hội (Social
stratification) khi các cá nhân được sắp xếp theo vị trí cao thấp theo
những thuộc tính của mình như thu nhập, của cải, quyền hành,… Và theo
Gidden cho rằng những nhà xã hội học sử dụng khái niệm phân tầng xã
hội để mô tả bất bình đẳng giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội.
 Phân tầng xã hội là sự phân chia xã hội thành các tầng lớp khác nhau về
địa vị kinh tế, địa vị chính trị, học vấn, kiểu dáng nhà ở, nơi cư trú,
phương cách sinh hoạt, cách ứng xử, sở thích nghệ thuật
P. A. Solokhin nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, coi phân tầng xã hội là sự
phân hóa của tổng thể các cá nhân thành những giai cấp trong thang bậc của
đẳng cấp. Phân tầng xã hội thể hiện rõ nhất trong sự tồn tại của tầng lớp cao
nhất và tầng lớp thấp nhất.
Tony Bilton cho rằng, phân tầng xã hội là một cơ cấu bất bình đẳng ổn định
giữa các nhóm xã hội và được duy trì bền vững qua các thế hệ. Đồng thời ông
cũng chỉ ra những điều kiện dẫn đến sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa
các thành viên hay nhóm xã hội, đó là những cơ hội trong cuộc sống, là địa vị
xã hội và sự ảnh hưởng chính trị.
John J. Macionis trong cuốn Xã hội học, coi phân tầng xã hội là đặc điểm xã
hội, không phải đơn thuần là đặc điểm của cá nhân. Phân tầng xã hội là hệ thống
rộng khắp xã hội phân bổ không đều tài nguyên xã hội trong các nhóm người.
Cũng theo John J. Macionis, phân tầng xã hội mang tính phổ biến, gắn bó chặt
chẽ với gia đình và đặc biệt luôn có sự ủng hộ của niềm tin.

Khái niệm sự di động xã hội


 Những xã hội đóng kín (Closed Societies): Ranh rới giữa các tầng lớp
được xác định rõ rệt và thành viên thuộc tầng lớp này không thể chuyển
qua một tầng xã hội khác dễ dàng
 Những xã hội mở rộng (Open Societies):Là những xã hội trong đó con
người có thể dễ dàng vượt qua ranh giới giữa những tầng lớp.
 Di động xã hội (Social mobility): Là việc di chuyển từ tầng lớp xã hội
này qua tầng lớp xã hội khác được gọi là di động xã hội
 Sự di động này có thể gọi là sự di động đi lên (Upwardly mobile)
 Trường hợp ngược lại được gọi là di động đi xuống (Downwardly
mobile)
=> Di động xã hội là sự di chuyển, dịch chuyển vị trí xã hội của cá nhân từ vị
trí này đến vị trí xã hội khác. Là tính linh hoạt của các cá nhân và nhóm xã hội
trong kết cấu của các tầng xã hội.
Di động xã hội là khái niệm chỉ sự di chuyển của giai cấp này, nhóm xã hội này,
tầng lớp này lên một giai cấp hay tầng lớp khác, thậm chí là rơi xuống tầng lớp
dưới, giai cấp hay địa vị thấp hơn.
Nội hàm của di động xã hội: Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm người
từ vị thế xã hội này sang vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người,
một tập thể, từ một địa vị, tầng lớp xã hội hay một giai cấp sang một địa vị, tầng
lớp, giai cấp khác.

You might also like