You are on page 1of 2

CHƯƠNG 4

I. Bất bình đẳng xã hội


1. Khái niệm
- Bất bình đẳng XH là những khác biệt về địa vị xã hội, sự không bằng nhau về các
cơ hội và lợi ích giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội khác nhau
- Bình đẳng không đồng nghĩa với công bằng
- Hai quan niệm:
+ Bất bình đẳng là một hiện tượng không thể tránh khỏi
+ Bất bình đẳng là do cấu trúc xã hội gây ra chứ không phải do tài năng, trí tuệ của
cá nhân

2. Cơ sở tạo nên sự bất bình đẳng


- Cơ hội trong cuộc sống:
+ Bất bình đẳng có cơ sở khách quan
- Địa vị xã hội:
+ Bất bình đẳng có cơ sở chủ quan
- Ảnh hưởng chính trị được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc
địa vị cao. Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và
những cơ hội trong cuộc sống.
3. Phân tầng xã hội
- Là những phương thức mà xã hội sắp xếp các thành viên
- Tồn tại qua nhiều thế hệ và mang tính phổ biến qua nhiều xã hội khác nhau

4. Di động xã hội
- Di động theo chiều dọc (lên voi xuống chó) là sự chuyển động từ vị trí xã hội này
sang vị trí xã hội khác có giá trị cao hoặc thấp hơn
- Di động theo chiều ngang là sự vận động tới một vị trí xã hội khác có giá trị ngang
bằng về mặt xã hội (sinh viên chuyển trường)
- Di động cơ cấu do sự thay đổi trong cấu trúc kinh tế-xã hội hay do sự tiến bộ của
nền sản xuất, kỹ thuật. Nằm ngoài ý muốn cá nhân
- Di động thực tế là do chính cá nhân mong muốn
- Di động liên thế hệ: xét trong 3 đời
- Di động nội thế hệ là sự thay đổi địa vị trong đời của một cá nhân

You might also like