You are on page 1of 5

Chương 1: Khái quát chung về giới và phát triển

1.1. Một số khái niệm cơ bản trong nghiên cứu giới và phát triển
1.1.1. Khái niệm giới tính và giới
 Giới tính
- Khái niệm: giới tính chính là sự khác biệt giữa nam/nữ xét về mặt sinh học.
- Vai trò của giới tính:
1) Giới tính tạo nên cảm xúc đặc biệt khi có sự giao lưu trực tiếp của người
khác giới làm cho con người trở nên ý tứ, tế nhị, duyên dáng hơn. Hoặc trân
trọng hơn trong quan hệ nam nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp xã hội.
2) Giới tính cũng chi phối những hành vi, cử chỉ, tác phong, nếp sống của con
người. Tác phong nếp sống của nam thì khác so với nữ về dáng đi, ăn nói, cử
chỉ…
3) Giới tính làm cho quan hệ giao tiếp giữa hai người khác giới, quan hệ giao
tiếp giữa hai người cùng giới, do những đặc điểm giới tính, do những quy
ước xã hội của nam và nữ.
- Đặc trưng cơ bản:
1) Tính bẩm sinh: khác nhau ngay từ trong bào thai
2) Tính đồng nhất: có cấu tạo về mặt y-sinh học giống nhau
3) Tính không thay đổi: chức năng sinh sản không thể thay đổi hay dịch
chuyển cho nhau.
 Giới
- Khái niệm: giới là quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ
đó được xây dựng nên trong xã hội.
 Giới chỉ đặc điểm, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mqh xã hội.
- Giới có tính kiến tạo xã hội hoặc văn hoá
- Quan hệ giới là sự tác động qua lại giữa nam và nữ theo những mẫu hình xã
hội nhất định và quan hệ này đc nhận định khác nhau ở mỗi xã hội.
- Đặc trưng cơ bản:
1) Tính giáo dục: do dạy và học mà có
2) Tính đa dạng: thể hiện đặc trưng của những mqh xã hội giữa nam/nữ
3) Tính luôn biến đổi: luôn biến đổi cùng vs sự biến đổi các yếu tố kinh tế
chính trị, văn hoá.
4) Tính có thể thay đổi được: các quan điểm về chuẩn mực xh có thể thay
đổi được.
 Việc nghiên cứu giúp chúng ta nhận biết được sự khác nhau về mặt sinh
học và xã hội giữa nam/nữ.
 Giới không mang ý nghĩa là giới tính cũng không mang ý nghĩa là phụ nữ
Giới Giới tính
Đặc trưng của xã hội Đặc trưng sinh học
Do dạy và học mà có Bẩm sinh ra đã có sẵn
Đa dạng Đồng nhất
Biến đổi theo hoàn cảnh xã hội Không biến đổi
Thay đổi theo không gian và thời Không thể thay đổi được
gian
1.1.2. Định kiến giới và phân biệt đối xử theo giới
 Định kiến giới được hiểu là những hành động chống lại phụ nữ/nam giới dựa
trên cơ sở nhận thức rằng giới tính này không có quyền bình đẳng với giưới
tính kia và khong có được quyền lợi như nhau.
- Thứ nhất: là hành vi bộc lộ ra bên ngoài, có tính chất chống đối.
- Thứ hai: là kết quả của sự nhận thức sai lầm.

Theo điều 5 luật BĐG: Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá
chênh lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ.

Hậu quả của định kiến giới


- Định kiến giới thường giới hạn hành vi cá nhân của nam và nữ ở những gì
mà xã hội mong đợi hay cho phép như những khuôn mẫu.
- Việc đánh giá sai lệch về khả năng của nam và nữ làm mất đi cơ hội phát
triển của họ, đặc biệt là đối với nữ.
- Thế mạnh của nam và nữ không được phát huy do sự tồn tại của định kiến
giới.
- Những ai đi ngược lại những khuôn phép thường không nhận được sự
đồng tình của xã hội.
 Định kiến giới là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bất bình đẳng giới và tác
động đến quyền và chất lượng cuộc sống của cả phụ nữ và nam giới trong
xã hội.
 Phân biệt đối xử theo giới
1) Phân biệt đối xử trực tiếp có chú ý: hành động hoặc sự bỏ qua có mục
đích phân biệt đối xử.
2) Phân biệt đối xử gián tiếp không có chú ý: hành động hoặc sự bỏ qua có
ảnh hướng phân biệt đối xử.
5. Vai trò giới
- Vai trò giới thể hiện trong những công việc và hoạt động cụ thể mà nữ giới hoặc
nam giới thức tế đang làm.
Là những hành vi ứng xử mà một xã hội, cộng đồng hoặc một nhóm xã hội nhất
định mong đợi ở phụ nữ và nam giới.
Thay đổi theo thời gian tương ứng với thay đổi của những hoàn cảnh kinh tế, tự
nhiên hoặc chính trị của cộng đồng.
Thay đổi tương ứng với sự thay đổi về quan niệm trong việc chấp nhận hoặc không
chấp nhận các hành vi ứng xử và vai trò nào đó.
Ảnh hưởng đến mqh quyền lực giữa phụ nữ và nam giới ở mọi cấp độ => bất bình
đẳng giới.

CÁC VAI TRÒ GIỚI (tiếp)


Phân tích sự phân công lao động trên cơ sở giưới cho thấy phụ nữ nắm giữ đến
hình thành ba loại hình vai trò
1. Vai trò sản xuất (đề cập đến sản xuất cho thị trường và sản xuấ cho gia
đình/sự sinh tồn được phụ nữ thưucj hiện tạo ra một thụ nhập);
2. Vai trò sinh sản (đề cập đến các hoạt động thuộc”mềm kinh tế chăm sóc”,
chủ yếu dành nhiều thời gian cho chăm sóc các thành viên của hộ gia đình,
để kiếm nhiên liệu và lấy nước, chuẩn bị thực phẩm, cahưm sóc trẻ em và
chăm sóc người cao tuổi mà hầu hết không được trả công)
3. Vai trò quản lý cộng đồng (đề cập đến các hoạt động được phụ nữ thực hiện
để đảm bảo sự cung ứng các nguồn nhân lực ở cấp cộng đồng, như một sự
mở rộng vai trò sinh sản).
8. BÌNH ĐẲNG GIỚI
 BĐG là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
- Nguyên tắc của BĐG thể hiện qua 3 khía cạnh: 1 - 2 – 3
 BĐG chính là sự công nhận và tôn trọng những điểm tương đồng và khác
biệt giữa nam và nữ trong việc thực hiện vai trò giới.
- Có 4 khía cạnh nam, nữ phải được hưởng bình đẳng thực chất:
1) Bình đẳng về quyền
2) Bình đẳng vị thế
3) Bình đẳng về cơ hội
4) Bình đẳng về hưởng lợi
 Quan điểm về bình đẳng giới: có 4 qđ
1) Quan điểm bình đẳng giới hình thức: được hiểu là đối xử như nhau đối với
những lớp người giống nhau và đối xử khác nhau với những lớp người khác
nhau.
2) Quan điểm bình đẳng giới thực chất: Đề cập đến việc đối xử bình đẳng trong
luật pháp, hướng đến các biện pháp đặc biệt để khắc phục những bất lợi mà
nhóm yếu thế phải gánh chịu nhằm tăng cường năng lực cho họ, mở rộng cơ
hội lựa chọn cho sự phát triển, mở rộng quyền tự do của họ.
9. NHẢY CẢM GIỚI
 Nhạy cảm giới: Là khả năng nhận thức và xác định những khác biệt giới, các
vấn đề giới và bất BĐG và thể hiện chúng trong các chính sách và chiến
lược.
 Là nhận thức đầy đủ và đúng đắn về sự khác biệt trong các nhu cầu, vai trò
và trách nhiệm của nam giới và phụ nữ.
 Thừa nhận những khác biệt này có thể dẫn đến sự khác biệt giữa phụ nữ và
nam giới trong:
- Tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực
- Nức độ tham gia, thụ hưởng các nguồn lưc và thành quả phát triển.
Một cá nhân hay tổ chức có nhạy cảm giới sẽ:
 Nhận thức và hiểu được nam giới và phụ nữ có các nhu cầu, vai trò, trách
nhiệm khác nhau, xuất phát từ các mối quan hệ xã hội bất bình đẳng của họ
 Thấy sự khác nhau này sẽ dẫn đến những khác biệt giữa nam giới và phụ nữ
trong việc tham gia và thụ hưởng trong quá trình phát triển/.
Khoảng cách giới:
Một số dạng chỉ số đo khoảng cách giới:
- Chỉ số khoảng cách giới (Gender Gap Index – GGI)
- Chỉ số phát triển giới (GDI)
- Chỉ số bất bình đẳng giới (GII – Gender Inequality Index)
III. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
1. Nghiên cứu phụ nữ và phát triển (WID) WID có tác động tích cực trong thời
kỳ đầu của cuộc đấu tranh cho sự bình đẳng nam nữ của toàn nhân loại thể
hiện ở các cuộc tranh loại và nghiên cứu về vấn đề giới được tăng cường.
WID đã tạo đã cho trước hết các bộ mấy thể chế trong các cơ quan phát triển
và sau đó là các chính phủ có nhiệm vụ đưa phụ nữ hòa nhập và phát triển.
……
GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
 Tập trung nghiên cứu và nhằm vào mối quan hệ xã hội giữa hai giới nam và
nữ, bảo vệ quyền bình đẳng cho cả 2 giới, chú ý đến các quan hệ về mặt xã
hội và tác động qua lại về mặt xã hội giữa hai giới nam và nữ và nhấn mạnh
tới mô hình phát triển vì lợi ích của cả hai giới, vì mục tiêu công bằng và
bền vững của sự phát triển.
 Giới và phát triển khác với phụ nữ trong phát triển là không lấy phụ nữ là
trọng tâm của sự phát triển, không đưa ra các giải pháp hỗ trợ chỉ riêng cho
phụ nữ.
 Giới và phát triển quan tâm lợi ích chung của cả nam giới và phụ nữ, đặt cả
phụ nữ và nam giới làm trọng tâm trong tất cả quá trình phát triển.

You might also like