You are on page 1of 2

- Trong đời sống xã hội, không ít khi chúng ta gặp các hiện tượng tâm lý xã hội

như tâm trạng căng thẳng lo âu, thậm chí hoảng loạn hay ngược lại, sự hưng phấn,
quá khích của các nhóm người. Sở dĩ ở nhóm người cùng xuất hiện một dạng xúc
cảm nhất định là do sự lây lan của các cảm xúc từ một số cá nhân này sang những
cá nhân khác.

- Lây lan được hiểu là sự lan truyền xúc cảm từ cá nhân này sang cá nhân khác
trong nhóm xã hội một cách mạnh mẽ ở cấp độ tâm sinh lý ngoài những tác động ở
cấp độ ý thức nhóm.

- Sự lây lan đã từ lâu được nghiên cứu như là một phương thức đặc biệt của sự tác
động, bằng một cách nào đó tạo ra sự hòa nhập đông đảo của đám đông, đặc biệt
trong mối liên hệ với sự xuất hiện các hiện tượng như xuất thần tôn giáo, loạn thần
đại chúng...

- Hiện tượng lây lan đã được biết ngay trong những giai đoạn sơ khai của lịch sử
loài người và có nhiều kiểu biểu hiện như các trạng thái bột phát xúc cảm mang
tính đại chúng xuất hiện trong khi nhảy các điệu nhảy nghi lễ, sự hăng say thể thao,
các tình huống hoảng loạn.

- Nhiều nhà nghiên cứu phân tích sự có mặt của một phản ứng lây lan đặc biệt xuất
hiện trong các nhóm khán giả mở và có số lượng lớn, khi mà trạng thái xúc cảm
được tăng cường bằng con đường phản ánh lặp lại nhiều lần theo mô hình của phản
ứng chuỗi thông thường.

- Hiệu ứng có thể xảy ra trước hết trong tập hợp không được tổ chức, thường
xuyên hơn cả là trong đám đông, thể hiện như một dạng củng cố nhằm xua đuổi
một trạng thái xúc cảm khác nào đó.

- Các đặc điểm của sự lây lan như là sự chấp nhận một cách vô thức những hình
mẫu nhất định của hành vi. Nếu con người trong tình huống hoảng loạn này có thể
đưa ra hình mẫu nhất định của hành vi, có khả năng khôi phục lại trạng thái xúc
cần bình thường của đám đông, sẽ có khả năng chấm dứt hoảng loạn.

- Vấn đề quan trọng trong nghiên cứu sự lây lan là vấn đề vai trò của mức độ thống
nhất trong đánh giá và tâm thế mà quần chúng (những người bị lây lan tâm lý) có
được. Mặc dù vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ trong khoa học, nhưng
trong thực tiễn người ta đã tìm ra các hình thức sử dụng các đặc trưng này trong
tình huống lây lan. Như trong các điều kiện lây lan đại chúng bởi kích thích, bao
gồm cả sự lây lan trước đó sự đồng nhất các đánh giá ví như đối với một nghệ sĩ
nổi tiếng là sự cổ vũ, chúng có thể đóng vai các xung lực, tiếp sau đó tình huống sẽ
phát triển theo các quy luật của sự lây lan. Sự hiểu biết về cơ chế này được sử
dụng trong việc tuyên truyền, trong đó đã đưa ra một lý thuyết đặc biệt nâng cao
tính hiệu quả của tác động đến thính giả mở bằng con đường mang họ tới trạng thái
hưng phấn mở tới trạng thái xuất thần, không hiếm khi cả các thủ lĩnh chính trị
khác cũng dùng tới thủ thuật này.

- Mức độ lây lan mà các thính giả khác nhau có thể bị rơi vào phụ thuộc vào mức
độ phát triển chung của các nhân cách tạo ra nhóm thính giả và cụ thể hơn - vào
mức độ phát triển tự ý thức của họ.

- Cơ chế lây lan được coi là có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết số
đông cá nhân ở phương diện xúc cảm. Nhờ có chế này, trong đời sống xã hội có
hiện tượng “cộng cảm”, là điều kiện thuận lợi cho sự gắn bó giữa các cá nhân trong
nhóm và cộng đồng.

- Các xúc cảm tiêu cực và tích cực đều có thể được lây lan. Do vậy, có thể chủ
động tạo ra sự lây lan các xúc cảm tích cực và ngăn chặn sự lây lan các xúc cảm
tiêu cực trong nhóm, cộng đồng

You might also like