You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


************************

TIỂU LUẬN
Môn: Tâm lý học xã hội

Sinh viên: Đỗ Thanh Bình


Mã số sinh viên: 2073104030038
Ngành: Tâm lý học giáo dục
Lớp tín chỉ: TL334.1_LT

Hà Nội – 2021
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
Câu 1: Anh (chị) hãy chứng minh kế thừa tâm lý không phải là sự tiếp nhận thụ
động mà là quá trình tích cực sáng tạo của con người.

Để tồn tại và phát triển, con người cần phải tiếp thu những yếu tố sẵn có và từ đó
thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện tại. Sẽ không có sự tiến bộ nếu không có
sự kế thừa. Xã hội loài người cũng vậy, phải đạt được tiến bộ khoa học, kỹ thuật, văn hóa
và xã hội hàng nghìn năm thì chúng ta mới có được thành tựu như ngày nay. Sau này khi
những thành công của xã hội hiện tại được tiếp thu và điều chỉnh cho phù hợp với các giai
đoạn xã hội trong tương lai. Quy luật này cũng được áp dụng cho các hiện tượng tâm lý,
hiện tượng phản ánh đời sống xã hội. Các hiện tượng tâm lý xã hội không phát triển theo
cách thức sinh học hay di truyền mà thông qua “sự kế thừa xã hội”. Quy luật kế thừa được
áp dụng rộng rãi đối với các hiện tượng tâm lý liên quan đến các nhóm xã hội lớn như dân
tộc, tầng lớp xã hội, cộng đồng xã hội. Các giá trị vật chất và giá trị tinh thần được truyền
từ đời này sang đời khác thông qua sự kế thừa.
Nhờ có quy luật kế thừa mà mỗi cá nhân không cần phải trải qua tất cả các giai
đoạn phát triển của loài người trong cuộc đời của mình mà chỉ cần kế thừa những gì đã có
để tiến hóa trong hiện tại. Một nhóm xã hội không nhất thiết phải trải qua tất cả các giai
đoạn mà nền văn minh trước đó đã trải qua, thay vào đó nó có thể được xây dựng trên nền
tảng đã tồn tại để phát triển nhanh hơn và mạnh hơn. Không cần phải xây dựng lại từ đầu,
truyền thống của một dân tộc có thể được giữ lại, duy trì và phát triển trong thời kỳ mới.
Các truyền thống khác dần dần xuất hiện thêm trong suốt quá trình phát triển. Ngoài ra, sự
kế thừa còn giúp tăng tốc độ phát triển đồng thời cho phép chọn lọc và loại bỏ các giá trị
không thích hợp. Kết quả là sự tiến bộ của xã hội là ổn định và không bị gián đoạn.
Ở giai đoạn trước khi trưởng thành, trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học kế
thừa những đặc điểm tâm lý từ người lớn một cách vô thức, vô điều kiện do nhận thức của
trẻ chỉ chỉ mới bắt đầu hình thành. Lúc này sự kế thừa có tính chấp nhận. Khi trẻ bắt đầu
bước vào giai đoạn vị thành niên, thanh thiếu niên sẽ có những vốn kinh nghiệm và sự
nhận thức nhất định nhưng vẫn còn hạn chế, chưa thể giải thích cho những nghi ngờ của
mình. Ở giai đoạn học sinh THPT, các cá nhân đã biết tiếp thu những kinh nghiệm ấy một

1
cách có chọn lọc hơn và bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của
riêng mình và mong muốn cải thiện những điều đã biết, phát triển những điều mới mẻ
nhằm thích ứng với cuộc sống xã hội.
Ở giai đoạn tuổi trưởng thành, các cá nhân sau khi được thừa hưởng và tiếp thu
những đặc điểm tâm lý xã hội của những người đi trước sẽ có những sự khẳng định chắc
chắn về những gì bản thân đã đúc kết được. Các cá nhân lúc này không chỉ tiếp thu mà
còn giúp bổ sung, thay đổi những cái mới phù hợp hơn với xã hội hiện đại và loại bỏ
những hình mẫu cổ hủ, lạc hậu. Nhờ đó mà xã hội ngày càng phát triển và đi lên. Có thể
xem đây là đỉnh cao của sự kế thừa tâm lý bởi con người lúc này không còn tiếp nhận
những quan niệm, ý kiến một cách thụ động như thời thơ ấu mà đã trở nên sáng tạo hơn
nhằm thoát ra khỏi những khuôn mẫu đã lỗi thời.
Có thể thấy một ví dụ điển hình là luật pháp Việt Nam đã nghiêm cấm vấn nạn tảo
hôn dưới bất kì hình thức nào. Nạn tảo hôn vốn dĩ là một tập tục lâu đời tồn tại từ trước
đến nay ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong xã hội hiện đại của thế kỷ 21, khi
mà phụ nữ và trẻ em ngày càng được coi trọng và khẳng định được vị thế của mình thì tập
tục ấy đã trở nên cổ hủ, lạc hậu và cần được bài trừ. Hoặc trước đây, theo Luật hôn nhân
và gia đình thì việc những người đồng giới kết hôn với nhau hoàn toàn bị nhà nước Việt
Nam nghiêm cấm. Dần dần, theo dòng thời gian, xã hội và giới trẻ hiện đại đã có sự cởi
mở và chấp nhận một cách tích cực hơn về cộng đồng LGBT. Luật pháp nước ta đến nay
cũng nghiêm cấm các hành động mang tính kỳ thị, cô lập những người trong cộng đồng
này.
Qua đó có thể thấy rằng theo thời gian, con người không chỉ tiếp thu, kế thừa tâm
lý xã hội một cách vô thức mà còn có nhu cầu cải thiện, sáng tạo mang tính tích cực nhằm
đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của những xu thế hiện đại ngày nay.

2
Câu 2: Anh (chị) hãy phân tích cơ chế lây lan trong tâm lý xã hội? Cho ví dụ

Trong đời sống xã hội, con người thường xuyên phải đương đầu với những hiện
tượng tâm lý xã hội như căng thẳng, lo âu, hoảng loạn hoặc sự quá khích, hưng phấn của
cá nhân và tập thể. Sự lây lan cảm xúc từ người này sang người khác là nguyên nhân tạo
nên một loại xúc cảm nhất định cùng ở nhóm người. Sự lây lan được định nghĩa là sự lan
truyền cảm xúc tâm sinh lý mạnh mẽ từ cá nhân này sang cá nhân khác trong một nhóm
xã hội ngoài những ảnh hưởng ở cấp độ nhận thức tập thể.
Sự lây lan từ lâu đã được nghiên cứu như một cơ chế tác động đặc biệt gây ra sự
hòa hảo đám đông rất lớn, đặc biệt là liên quan đến sự xuất hiện của các hiện tượng như
sự xuất thần tôn giáo, loạn thần đại chúng... Sự lây lan đã được nhìn thấu từ buổi bình
minh của lịch sử loài người và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả sự
bộc phát cảm xúc hàng loạt trong các buổi khiêu vũ nghi lễ, sự hăng hái vì đam mê thể
thao và các tình huống hoảng loạn. Sự lây nhiễm có thể được mô tả là khả năng tiếp nhận
một cách vô thức đối với một trạng thái, cảm xúc tâm lý theo nghĩa chung nhất. Điều này
được thể hiện thông qua việc truyền tải một trạng thái cảm xúc hoặc tâm lý chứ không
phải là sự phát hiện nhận thức về các sự kiện cụ thể hoặc các mẫu hành vi. Khi trạng thái
cảm xúc như vậy xảy ra trong một đám đông, cơ chế tăng cường các tương tác cảm xúc
của những người giao tiếp sẽ bắt đầu hoạt động. Cá nhân trong đám đông không phải chịu
bất kỳ áp lực nào từ những yếu tố, tổ chức chủ định mà thay vào đó tuân thủ một cách vô
thức, vô điều kiện hình mẫu của cách ứng xử nào đó bằng cách tuân phục. Sự lây nhiễm
đã được nghiên cứu như một cơ chế lây truyền khác biệt trong một thời gian khá dài.
Nhiều nghiên cứu đã xem xét, phân tích sự hiện diện của một phản ứng lây truyền
xuất hiện ở nhóm khán giả với số lượng lớn, đó là nơi mà trạng thái cảm xúc được thúc
đẩy bởi một con đường phản ánh lặp lại. Đây là mô hình của một phản ứng dây chuyền
điển hình. Hiệu ứng này biểu hiện như một loại củng cố nhằm mục đích xua tan một số
trạng thái cảm xúc nào đấy, phổ biến nhất là trong các nhóm và đám đông không có tổ
chức.

3
Trạng thái hoảng sợ là tình huống mà trong đó khả năng lây lan tăng cao trong quá
trình tiếp xúc qua lại. Hoảng sợ là một trạng thái cảm xúc xác định xuất hiện trong một
đám đông, do thiếu những nhận thức, thông tin về điều gì đó đáng sợ, khó hiểu hoặc
mang tính mới lạ. Sự xuất hiện của một số tin tức nào đó có khả năng gây ra chấn động
tâm lý nhất định là nguyên nhân trực tiếp của sự hoảng loạn. Do cơ chế phản chiếu lặp đi
lặp lại, sự hoảng sợ ngày càng tăng lên khi tham gia vào hoạt động. Ngay cả trong nền
văn minh hiện đại, sự lây lan của nỗi sợ hãi đôi khi cũng khó mà hiểu được.
Sự chấp nhận một cách vô thức các kiểu hành vi cụ thể là một trong những đặc
điểm của cơ chế lây lan. Có thể hình dung được việc chấm dứt sự hoảng loạn nếu cá nhân
trong tình huống hoảng loạn này có thể phát triển một khuôn mẫu ứng xử nhất định và
khôi phục trạng thái cảm xúc bình thường của đám đông.
Sự lây lan được cho là có vai trò quan trọng trong việc hình thành và liên kết các
khối cảm xúc. Bởi nhờ quá trình này mà trong đời sống xã hội xuất hiện một hiện tượng
được gọi là “đồng cảm”, là môi trường thích hợp để gắn kết các cá nhân trong nhóm và
cộng đồng. Nhiều học giả đã đưa ra lời giải thích cho quá trình này. Theo Mikhailovsky,
sự lây lan đã lan truyền theo nguyên tắc cộng hưởng, tương ứng với quy mô của đám
đông và cường độ của cảm xúc được truyền đạt. Theo G.Allport, sự lây lan lại xảy ra theo
một "phản ứng vòng tròn". Cá nhân này kích thích cá nhân khác bằng những biểu hiện
cảm xúc của mình, khiến họ trở nên phấn khích hơn khi chứng kiến biểu hiện cảm xúc
của người khác. Cảm xúc, cả tiêu cực và tích cực đều có thể lây lan. Từ đó, việc thúc đẩy
sự phát triển của cảm xúc tích cực trong các nhóm xã hội và cộng đồng là khả thi, đồng
thời cũng ngăn chặn được sự lây lan của cảm xúc tiêu cực.
Một ví dụ điển hình của cơ chế lây lan cảm xúc là việc xem các trận thể thao, cụ
thể là bóng đá. Các cá nhân trực tiếp đến sân vận động nhằm cổ vũ tinh thần cho các cầu
thủ trong trận. Khi mới bắt đầu, khán giả thường sẽ mang những cảm xúc vui tươi, phấn
khích bằng cách hô to, reo hò hoặc đánh trống cổ vũ nhiệt tình khiến cho khán đài và cả
sân vận động trở nên ồn ào, náo nhiệt. Khi đội mình ghi bàn sẽ thể hiện thái độ tung hô,
vui sướng. Ngược lại khi đội đối thủ ghi bàn, một số người hâm mộ trở nên chán nản,
buồn bã thậm chí có người tỏ thái độ quá khích tiêu cực như tức giận, chửi rủa hoặc bắt

4
đầu đập phá. Tất cả những trạng thái cảm xúc và hành động như vậy đều được các cá
nhân trong sân vận động tiếp nhận một cách vô thức nhờ có cơ chế lây lan.

You might also like