You are on page 1of 20

Giảng viên: ThS.NCS.

Phùng Phương Thảo


Đối tượng, nhiệm vụ của TLH
giới tính

Lịch sử nghiên cứu

Các khái niệm cơ bản


TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH LÀ GÌ?

TLHGT là một chuyên ngành của TLH, nghiên cứu


những hiện tượng tâm lý liên quan đến giới tính
1. Đối tượng nghiên cứu

• Các hiện tượng tâm lý của đời sống giới tính

• Sự khác biệt giữa nam và nữ

• Mối liên hệ giữa nam và nữ dưới ảnh hưởng của đời sống giới
tính.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu

• Mô tả và giải thích các hiện tượng của đời sống giới tính

• Phát hiện các qui luật, đặc điểm của các hiện tượng giới tính.
Ý nghĩa của TLHGT
Nhận biết, giải thích thái độ và hành vi,
tâm lí của người khác giới

Cung cấp hệ thống Điều chỉnh thái độ và hành vi của chính


tri thức về các hiện bản thân trong cuộc sống và trong các
tượng tâm lý liên MQH giới tính
quan đến giới tính Tác động đến thái độ và hành vi của
người khác trong cuộc sống và trong các
MQH giới tính
Tìm ra cách tiếp cận và trò chuyện với
đối tác
Tham gia công tác giáo dục, hướng
nghiệp, tư vấn…
3. Lịch sử nghiên cứu TLH Giới tính
Chia làm 4 giai đoạn: (Theo Richard Ashmore – 1990)

1. GĐ1 (1894 – 1936): Tập trung nghiên cứu sự khác biệt giữa nam và
nữ, được đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm “Man and
woman” (Ellis, 1894) → mở ra hướng nghiên cứu khoa học về sự
tương đồng và khác biệt giữa nam và nữ.
– Khác biệt nam – nữ về trí thông minh và não bộ
– Khối lượng não bộ/Vùng não bộ nào ảnh hưởng đến trí thông minh
3. Lịch sử nghiên cứu TLH Giới tính
2. GĐ2 (1936-1954): Sự khác biệt về tính nam – tính nữ như là đặc
điểm chung của nhân cách.
• Tìm hiểu cấu trúc của tính nam, tính nữ và sự khác biệt giữa nam và
nữ về một số đặc điểm của nhân cách.

• Tiêu biểu: Terman & Miles (1936), Hathaway & McKinley (1940)
3. Lịch sử nghiên cứu TLH Giới tính
3. GĐ3 (1954 - 1982): nghiên cứu về Phân loại giới (sex typing) và
hiện tượng trung tính (androgyny).
• Được đánh dấu bằng sự ra đời của tác phẩm The Development of
Sex Differences (Eleanor Maccoby, 1966)
– Phân loại giới: Trung tính (androgyny), xác định giới (sex-typed), hoán
chuyển giới (cross-sex-typed).
– Cách trẻ trai và trẻ gái phát triển những sở thích phù hợp với giới
tính, phát triển các đặc điểm nhân cách, hành vi.
3. Lịch sử nghiên cứu TLH Giới tính
4. GĐ4 (1982 đến nay): Giới được xem như là một phân loại xã hội
• Các nghiên cứu về giới phát triển mạnh mẽ.
• 2 xu hướng:
– Xem xét giới như là một cấu trúc đa diện, đa chiều (không chỉ bao gồm
tính nam và tính nữ): Bao gồm đặc điểm sinh lý, hành vi vai, đặc điểm
nhân cách.
– Nhấn mạnh yếu tố xã hội trong sự hình thành giới: Giới không phải là
yếu tố nằm bên trong bản thân mỗi người mà nằm trong mối liên hệ
tương tác với người khác.
4. Các khái niệm cơ bản
4.1. Giới tính (sex):
• Theo Luật Bình đẳng giới, giới tính là thuật ngữ dùng để “chỉ các đặc
điểm sinh học của nam và nữ”.
• Theo TLH Giới tính: Giới tính đề cập đến phân loại sinh học của nam
và nữ dựa trên cơ sở gen, NST và hormone (Vicki S. Helgeson).

➔ Giới tính là thuật ngữ dùng để chỉ sự phân biệt giữa các giới về mặt
sinh học
GIỚI TÍNH NAM GIỚI TÍNH NỮ
• Mang NST XY • Mang NST XX
• Có các đặc điểm sinh • Có các đặc điểm sinh
học của giới tính nam học của giới tính nữ
(cơ quan sinh dục (cơ quan sinh dục nữ,
nam, các nội tiết tố các nội tiết tố nữ, tử
nam, có tinh trùng,…) cung, buồng trứng,
kinh nguyệt, mang
thai, tiết sữa,….)

NGƯỜI LIÊN GIỚI TÍNH:


Là những người mang các đặc điểm giới tính không điển hình của nam
hay nữ, hoặc có đặc điểm của cả hai giới tính.
4. Các khái niệm cơ bản
4.2. Giới (gender):
• Theo Luật Bình đẳng giới: Giới là thuật ngữ dùng để “chỉ đặc điểm,
vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
• Theo TLH Giới tính: Giới đề cập đến phân loại xã hội của nam và nữ.
Sự phân loại này dựa trên cơ sở đặc điểm tâm lý và vai trò xã hội của
mỗi giới tính được qui định bởi xã hội (Vicki S. Helgeson).
➔ Giới là thuật ngữ dùng để chỉ sự khác biệt giữa các giới tính về đặc
điểm tâm lý, vai trò và trách nhiệm do xã hội qui định.
Phân biệt giới và giới tính
Giới tính Giới
• Là đặc trưng sinh học; bẩm • Là đặc trưng văn hóa, xã hội;
sinh, sinh ra đã có. do giáo dục, học hỏi mà có.
• Đồng nhất, giống nhau trong • Đa dạng, khác nhau ở các
cùng một giới, phổ biến trên quốc gia, vùng, miền và giữa
toàn thế giới. các nền văn hóa.
• Khó thay đổi theo không gian • Thay đổi theo quá trình phát
và thời gian (giữa các thế triển dưới tác động của các
hệ). yếu tố văn hóa, xã hội
2 khái niệm liên quan đến khái niệm giới:

Bản dạng
giới Thể hiện giới
4. Các khái niệm cơ bản
4.3. Bản dạng giới (gender identity)
• Là cảm nhận của bản thân về việc mình là nam hay nữ.
• Hiện nay có một số phân loại giới chính:
- Phụ nữ: là những người sinh ra với giới tính nữ và tự nhìn nhận
mình là phụ nữ.
- Nam giới: là những người sinh ra với giới tính nam và tự nhìn nhận
mình là nam.
* HỢP GIỚI (Cisgender)
- Người chuyển giới (transgender): Là người có bản dạng giới và giới
tính sinh học không tương thích với nhau.
4. Các khái niệm cơ bản
4.4. Thể hiện giới (Gender expression)
• Là cách một cá nhân thể hiện bản dạng giới ra bên ngoài thông qua
những hành vi, dáng vẻ, tính cách, ngoại hình, sở thích “nữ tính”,
“nam tính” hay “trung tính”.
• Thể hiện giới có thể không tương thích với bản dạng giới.
4. Các khái niệm cơ bản
Như vậy, cần lưu ý:
➔Giới tính là dấu hiệu đầu tiên và lâu dài giúp ta nhận diện được
nam hay nữ.
➔Giới tính không quyết định các đặc điểm về giới
➔Giới có được là do giáo dục, học hỏi. Sự khác biệt về giới chính là
nguyên nhân của bất bình đẳng giới.
5. NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA GIỚI
Các đặc điểm và ý thức về giới của mỗi người chỉ được hình thành
qua sự giao tiếp với những người khác, qua sự ảnh hưởng của giáo
dục và các điều kiện XH:
• Những kỳ vọng của xã hội đối với nam và nữ là khác nhau → ảnh
hưởng đến sự nhận thức về giới, cũng như sự hình thành và phát
triển các đặc điểm của nam và nữ.
• XH qui định, đánh giá con người theo những phẩm chất, đặc điểm
riêng, phù hợp với giới tính. Cách cư xử và mối quan hệ giữa hai
giới phải tuân theo những chuẩn mực nhất định của XH → ảnh
hưởng đến hành vi, cách thể hiện giới của nam và nữ.
5. NGUỒN GỐC XÃ HỘI CỦA GIỚI

• Môi trường xã hội, sự giáo dục của gia đình còn cung cấp phần
thưởng hoặc mô hình để cá nhân cư xử phù hợp với chuẩn mực về
vai giới → hình thành vai trò giới khác nhau của nam và nữ.
• Sự phân công LĐ giữa nam và nữ trong XH cũng ảnh hưởng đến sự
hình thành các đặc điểm về giới ở hai giới.

You might also like