You are on page 1of 31

Giảng viên: ThS.NCS.

Phùng Phương Thảo


Theo E. Sullezot, 1978: Có 7 dấu hiệu khác biệt
rõ ràng giữa nam và nữ
1. Hormone giới tính
2. Sự hình thành tế bào sinh sản
3. Cơ quan sinh sản và chức năng của nó
4. Hình thái cơ thể
5. Sự già lão của cơ thể
6. Bệnh lý cơ thể
7. Tuổi thọ
Sự khác biệt giữa nam và nữ

NHẬN THỨC PHONG CÁCH


TƯƠNG TÁC
NGÔN NGỮ TÌNH DỤC

TÍNH CÁCH SỨC KHỎE


PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO
1. Về khả năng nhận thức
• Không có bằng chứng khoa học về việc giới nào thông minh hơn
(Halpern, 2004).

• Đàn ông có khuynh hướng trội hơn nữ giới trong lĩnh vực toán học
và kỹ năng về tính toán. Tuy nhiên, ở nam có sự biến thiên nhiều
hơn nữ trong khả năng này (phân bố điểm ở mức cao hoặc khá thấp
trong khả năng toán học) (Halpern et al., 2007)
1. Về khả năng nhận thức
• Nam cũng trội hơn nữ về kỹ năng không gian (đọc bản đồ, hình dung
trong đầu việc xoay các vật thể trong không gian ba chiều…).
• Trong khi đó, phụ nữ có khả năng ghi nhớ chi tiết tốt hơn.
• Nguyên nhân:
– Sinh học: Ảnh hưởng của testosterone trong giai đoạn bào thai →
ảnh hưởng đến sự phát triển các tế bào não liên quan đến việc
thực hiện một số nhiệm vụ không gian (Cohen-Bendahan et al.,
2005)
– Yếu tố TL-XH: Những mong đợi khác nhau của cha mẹ đối với trẻ
trai và trẻ gái về khả năng toán học và khoa học.
1. Về khả năng nhận thức
• Tuy nhiên, cần lưu ý:
– Sự khác biệt giữa nam và nữ trong khả năng nhận thức là rất
nhỏ, khác biệt xảy ra lớn hơn chính là trong số nam hoặc trong số
những người nữ với nhau (Hyde, 2007) → tránh định khuôn làm
hạn chế khả năng và sở thích của hai giới.
– Những khác biệt giới trên là khác biệt thể hiện trong nhóm
(nhóm nam, nhóm nữ), chúng không thể hiện khả năng đặc
trưng của một cá nhân cụ thể. Vẫn có những phụ nữ giỏi
toán/khoa học và nhiều nam nổi bật trong viết lách và ngôn ngữ.
1. Về khả năng nhận thức
• Tuy nhiên, cần lưu ý:
– Sự khác biệt giới trong toán học là thiển cận: Trong những năm
gần đây, các chứng cứ cho thấy khả năng này ở nam và nữ khá
ngang bằng nhau (Halpern et al., 2007; Ripley, 2005)
2. Về ngôn ngữ

Nam hay nữ nói nhiều hơn?

16.000
từ/ngày
2. Về ngôn ngữ

➔ Không có bằng chứng khoa học về việc phụ


nữ nói nhiều hơn đàn ông.
2. Về ngôn ngữ
• Không có bằng chứng KH về việc phụ nữ nói nhiều hơn đàn ông.
Tuy nhiên, nữ giới thường sắc bén hơn về khả năng ngôn ngữ, đặc
biệt là khả năng viết (Halpern et al., 2007).
• Đàn ông thường gặp những vấn đề trong việc đọc hơn nữ giới (khả
năng đọc có thể dưới mức trung bình → khó đọc).
• Nhìn chung, nữ giới biết nói sớm hơn nam, phát triển vốn từ vựng
nhiều hơn, tích cực sử dụng ngôn ngữ hơn và ngôn ngữ có sự mạch
lạc hơn nam giới (Schachter, 1978).
• Ở tuổi thiếu niên, có sự nổi trội hơn không đáng kể của nữ so với
nam về mặt phát âm, nữ phát âm rõ ràng hơn một chút.
2. Về ngôn ngữ
→Những khác biệt này là do trẻ nữ có sự chín muồi về cơ thể sớm
hơn trẻ nam.
→Ngoài ra, sự khác biệt này còn do ảnh hưởng của khuôn mẫu xã
hội. Lewis (1972), trong nhiên cứu của mình đã chỉ ra rằng, các bà
mẹ hay nói chuyện với con gái của mình hơn con trai → ảnh hưởng
đến kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
3. Về tính cách và phong cách lãnh đạo
• Có những khuynh hướng khác biệt trong các nét tính cách giữa nam
và nữ, thể hiện rõ nét khi bước vào tuổi thanh niên do những khuôn
mẫu về vai giới phát triển toàn diện.
• Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ trai có khuynh hướng gây hấn hơn
trẻ gái, trong khi đó, trẻ gái có những biểu hiện lo lắng hơn trẻ trai.
Ở tuổi thanh niên, các đặc điểm này được nhấn mạnh thêm:
– Hành vi gây hấn của nam cao gấp 3 lần nữ;
– Các biểu hiện rối nhiễu lo âu và trầm cảm của nữ cao gấp 2 lần
nam (Achenbach, 1991; Angold, 1991).
3. Về tính cách và phong cách lãnh đạo
• Nam thể hiện lòng tự trọng và tính quyết đoán cao hơn. Trong khi
đó, nữ có khuynh hướng hướng ngoại, nồng ấm, cởi mở, biểu lộ cảm
xúc nhiều hơn và có khả năng thấu cảm tốt hơn nam (Costa, Terracciano
& McCrae, 2002; Feingold, 1994; Ripley, 2005).

• Nữ gắn bó với việc chăm sóc con cái và quan tâm đến người chồng
và gia đình hơn nam giới, ngay cả khi họ có việc làm ngoài XH.
3. Về tính cách và phong cách lãnh đạo

Đàn ông có khả năng lãnh đạo


tốt hơn phụ nữ?
3. Về tính cách và phong cách lãnh đạo
• Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, giữa đàn ông và phụ nữ có
sự ngang bằng nhau trong năng lực quản lý và khả năng lãnh đạo
(Eagly, Karau & Makhijani, 1995)
• Tuy nhiên, có sự khác nhau trong phong cách lãnh đạo giữa nam và
nữ:
– Nữ lãnh đạo có khuynh hướng dân chủ hơn – họ tìm kiếm những
quan điểm hỗ trợ khi đưa ra quyết định.
– Nam lãnh đạo có khuynh hướng độc đoán hơn – họ lãnh đạo
theo phong cách ra lệnh hơn là tìm kiếm sự nhất trí (Eagly &
Johnson, 1990)
4.1. Phong cách tương tác của trẻ nhỏ
• Cách thức tương tác của trẻ trai và trẻ gái có những điểm đặc trưng:
– Trẻ trai thích chơi theo nhóm, trẻ gái thích chơi cùng một hoặc
hai người bạn.
– Trong trò chơi, trẻ trai thích sự mạnh bạo, cạnh tranh và thể hiện
tính thống trị; trẻ gái thích nhẹ nhàng, trò chuyện cùng nhau và
thích những hoạt động như vẽ tranh, tô màu…
– Trẻ trai thích náo nhiệt, vận động và chơi ngoài trời hoặc nơi
không gian rộng lớn; trẻ gái thích chơi trong nhà hoặc trong sân.
4.1. Phong cách tương tác của trẻ nhỏ
– Trẻ gái thích chơi đóng vai tái tạo mối quan hệ trong gia đình hoặc
trường học (làm cô giáo – học sinh, cha mẹ - con cái); trẻ trai thích
đóng vai những nhân vật anh hùng (cảnh sát, siêu nhân…).
– Trẻ trai và trẻ gái đều thích chơi với bạn cùng giới hơn bạn khác
giới:
+ Trẻ 1-2 tuổi chưa có sự ưu tiên giao tiếp với bạn cùng giới hay khác
giới. Đến 3 tuổi, trẻ bộc lộ sở thích chơi với bạn cùng giới khá rõ nét
(Maccoby, 1998).
+ Hứng thú tương tác với bạn cùng giới đạt đỉnh điểm khi trẻ 8-11
tuổi, đặc biệt là ở trẻ trai (Maccoby, 1998).
→ Việc thích chơi với bạn cùng giới chính là yếu tố xã hội dẫn đến phong
cách giao tiếp giữa trẻ trai và trẻ gái khác biệt nhau (Maccoby, 1998).
Tại sao trẻ con thích chơi với
bạn cùng giới?
2.4.1. Phong cách tương tác của trẻ nhỏ
❖ Theo Maccoby, 1998; Mehta & Strough, 2009: Có 3 lý do giải thích:
• Trẻ trai và trẻ gái có phong cách chơi và giao tiếp khác nhau.

• Trẻ gái nhận thấy có những khó khăn trong việc ảnh hưởng đến trẻ
trai.

• Sự không khuyến khích của người lớn trong việc chơi với trẻ khác
giới.
2.4.1. Phong cách tương tác của trẻ nhỏ
• Phong cách trò chuyện của trẻ trai và trẻ gái cũng khác nhau:
– Các cuộc nói chuyện của trẻ gái nhằm mục đích thúc đẩy sự kết
nối; trong khi ở trẻ trai lại nhằm mục đích thiết lập tính thống trị
của bản thân.

– Trẻ gái thường biểu lộ sự đồng thuận với bạn bè, hoán đổi vai
người nói – người nghe cho nhau, thừa nhận cảm xúc của người
đối thoại và biết chỉ dẫn những em bé nhỏ hơn trong trò chơi.
2.4.1. Phong cách tương tác của trẻ nhỏ
• Phong cách trò chuyện của trẻ trai và trẻ gái cũng khác nhau:
– Trong khi đó, trẻ trai thích cắt ngang cuộc đối thoại, dọa nạt và
không tuân phục bạn chơi, có xu hướng lấn lướt.

– Trẻ gái đưa ra những đề nghị lịch sự; trẻ trai thích ra lệnh.
2.4.2. Phong cách tương tác ở người trưởng thành
• Hành vi của phụ nữ là hành vi mang tính XH tích cực: hỗ trợ, hợp tác,
khuyến khích;

• Hành vi của nam giới mang tính điều khiển, thể hiện sự thống trị của
bản thân, tập trung vào nhiệm vụ.

• Phụ nữ phản ứng với những vấn đề của người khác bằng cách thể
hiện sự thấu cảm; trong khi đó, đàn ông lại đưa ra lời khuyên (Theo
Deborah Tannen, 1990).
2.4.2. Phong cách tương tác ở người trưởng thành
• Tuy nhiên, cách thể hiện hành vi của hai giới còn phụ thuộc vào:
– Bản chất của hoạt động: Nam và nữ thể hiện phong cách hành vi
mệnh lệnh khi tham gia vào các hoạt động thế mạnh của mỗi giới.
– Giới tính của người tương tác cùng; thời gian cuộc tương tác và
mức độ quen biết giữa những người tương tác cùng nhau: Sự khác
biệt trong hành vi thường diễn ra khi nam và nữ tham gia vào
những nhóm bạn cùng giới và có khuynh hướng thể hiện rõ nét
hơn khi họ tham gia vào những nhóm người lạ hoặc các cuộc
tương tác ngắn.
2.4.2. Phong cách tương tác ở người trưởng thành

➔ Mỗi phong cách hành vi phù hợp với những kiểu hoạt
động khác nhau
5. Về vấn đề tình dục
• Nam có thái độ dễ dãi hơn nữ trong vấn đề tình dục, tham gia vào
hoạt động tình dục hàng ngày nhiều hơn nữ.
• Nam đồng thời cũng có nhiều bạn tình hơn và hay thủ dâm hơn nữ
giới.
• Hoạt động tình dục của phụ nữ chịu ảnh hưởng bởi thái độ của
người đàn ông. Đam mê của phụ nữ phụ thuộc vào bối cảnh nhiều
hơn, chủ quan hơn, chủ yếu dựa vào những cảm xúc của họ. Đàn
ông trái lại, không cần nhiều tưởng tượng, tình dục của họ đơn giản
và trực tiếp hơn.
• Thời gian để đạt được cực khoái của nữ lâu hơn đàn ông (10-11
phút so với 4 phút ở nam)
6. Về vấn đề sức khỏe
6. Về vấn đề sức khỏe
• Phụ nữ có tỉ lệ bệnh tật cao hơn nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ sống
thọ hơn nam giới (Matthews & Hamilton, 2005; Stillion, 1995).
• Tuổi thọ của nam và nữ ngày nay có xu hướng ít khác biệt hơn. Hiện
phụ nữ sống thọ hơn nam giới 5 năm.
• Có nhiều nguyên nhân tử vong ở cả nam và nữ. Trong đó, tỉ lệ tử
vong ở nam cao hơn nữ ở tất cả các nguyên nhân.
• Những khác biệt trong bệnh tật giữa nam và nữ bắt đầu xuất hiện
khi bước vào tuổi dậy thì.
• Nam có khả năng hơn trong việc mắc các bệnh mãn tính chết người;
trong khi đó, phụ nữ thường mắc các bệnh mãn tính ít nguy cơ tử
vong.
6. Về vấn đề sức khỏe
Nguyên nhân của những khác biệt về sức khỏe:
• Phụ nữ thường để ý đến các dấu hiệu bệnh tật và sự suy yếu sức
khỏe. Họ nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ. Trong khi nam ít để ý hơn.
• NST X thứ 2 ở nữ bảo vệ phụ nữ khỏi những chứng bệnh về di
truyền.
• Estrogen giữ vai trò lớn trong việc chống lại bệnh tật và đáp ứng với
những tổn thương do bệnh tật ở nữ giới.
• Hệ miễn dịch của phụ nữ có khả năng đáp ứng với sự nhiễm bệnh,
nhưng lại dễ bị tổn thương bởi những loại bệnh tự miễn dịch.

You might also like