You are on page 1of 26

Giảng viên: ThS.NCS.

Phùng Phương Thảo


NỘI DUNG

Tình bạn cùng giới

Tình bạn khác giới

Tình yêu
1. Sự tương đồng trong tình bạn cùng giới ở nam và nữ
Những điều đàn ông và phụ nữ mong muốn khi thiết lập quan hệ bạn
bè là giống nhau.
• Nam và nữ đều mong muốn bạn bè phải là người đáng tin cậy, là
người có thể tương trợ và chia sẻ niềm vui cùng nhau (Fehr, 2000).
• Cả nam và nữ đều dành nhiều thời gian trò chuyện hàng ngày cùng
với bạn bè (Wright, 2006).
• Nam và nữ đều cho rằng tình cảm trong mối quan hệ bạn bè là
quan trọng nhất.
• Ngoài ra, sự bình đẳng với nhau cũng là yếu tố quan trọng trong
tình bạn. Bình đẳng về vị trí tạo nên sự hài lòng trong mối quan hệ
(Veniegas & Peplau, 1997).
2. Đặc trưng tình bạn cùng giới của nam và nữ

• Có những khác biệt trong bản chất tình bạn của nam và nữ:
– Nam giới xem bạn bè như là phương tiện: bạn bè là người để cùng
hoạt động (bạn đồng hành).
– Nữ giới xem bạn bè như là mối quan hệ cảm xúc: là người cùng
nhau tạo nên gắn kết, xây dựng quan hệ thân tình.
– Nữ giới nhấn mạnh đến việc tự bộc bạch tâm tư cùng nhau, trong
khi nam giới nhấn mạnh đến việc tham gia hoạt động cùng nhau.
2. Đặc trưng tình bạn cùng giới của nam và nữ
• Tình bạn giữa nữ giới có sự thân mật hơn giữa nam giới. Sự ít thân
mật trong tình bạn không đến từ nguyên nhân đàn ông không có khả
năng gắn bó, mà do đàn ông không thích cư xử quá thân mật với
người cùng giới.
2. Đặc trưng tình bạn cùng giới của nam và nữ
• Đối với phụ nữ, sự tự bộc bạch là yếu tố tạo nên quan hệ thân thiết
trong tình bạn.
• Đối với nam, sự tự bộc bạch, đặc biệt là sự chia sẻ các hoạt động
cùng nhau là hai yếu tố tạo nên sự thân thiết trong quan hệ bạn bè.
• Trong quan hệ bạn bè, nam giới ít thổ lộ về bản thân hơn phụ nữ
(do họ không thích). Tuy nhiên, nam giới sẽ có động cơ tự bộc bạch
khi thiết lập mối quan hệ với người phụ nữ mà họ quan tâm.
2. Đặc trưng tình bạn cùng giới của nam và nữ
• Tình bạn của nữ giới thường dễ tan vỡ hơn nam giới. Nữ giới
thường đối mặt với những mâu thuẫn trong tình bạn hơn (Thomas &
Daubman, 2001)
• Nguyên nhân:
– Nữ giới dễ bị tổn thương trong mối quan hệ bạn bè hơn nam giới
(Benenson & Christakos, 2003; Johnson, 2004).
– Phụ nữ có những mong đợi cao hơn trong tình bạn so với nam
giới.
2. Đặc trưng tình bạn cùng giới của nam và nữ
– Nữ giới gặp nhiều trở ngại hơn nam giới trong việc giải quyết mâu
thuẫn (Benenson & Christakos, 2003). Phụ nữ lo ngại việc gây tổn
thương mối quan hệ. Vì vậy, họ có xu hướng biểu lộ cảm xúc tiêu
cực của mình một cách khá tinh tế, kín đáo.

– Nữ giới thường điều chỉnh hoặc thỏa hiệp khi có mâu thuẫn;
trong khi nam giới sẵn sàng đòi quyền lợi, đối mặt với tình huống
và sử dụng lời nói gây hấn để giải quyết (Rose & Asher, 1999).
Đặc trưng của tình bạn khác giới
• Tình bạn khác giới khá phổ biến nhưng không phổ biến như tình
bạn cùng giới.

• Tình bạn khác giới cũng giống như tình bạn cùng giới: Có tính thân
thiết, chân thành và cùng chia sẻ hoạt động với nhau.

• Việc tìm kiếm bạn khác giới dựa trên yếu tố tương đồng về nhân
khẩu học (độ tuổi, giáo dục, tình trạng hôn nhân) và tính cách, hành
vi, niềm tin về mối quan hệ.
Đặc trưng của tình bạn khác giới
• Tuy nhiên, tình bạn khác giới ít thân thiết hơn tình bạn cùng giới,
nhất là về phía phụ nữ. Phụ nữ thường gần gũi với bạn cùng giới
hơn. Dù vậy, đối với đàn ông, điều này thể hiện không rõ ràng.

• Cả nam và nữ đều nhận thấy mối quan hệ với nữ giới mang lại cho
họ nhiều sự trợ giúp hơn với nam giới (Poulin & Pedersen, 2007).
Đặc trưng của tình bạn khác giới

• Cách cư xử trong mối quan hệ bạn khác giới:


– Cả trẻ trai và trẻ gái đều mong muốn bạn khác giới cư xử như người
cùng giới (Dijkstra, Linderberg & Veenstra, 2007): Con trai mong muốn bạn
khác giới cư xử xốc xáo hơn là hiền hòa. Con gái lại mong muốn con
trai cư xử ôn hòa hơn gây hấn.

– Càng lớn, nam và nữ càng điều chỉnh phong cách ứng xử của mình
trước bạn khác giới. Nam giới giảm tập trung vào tiêu chí hoạt động
chung; trong khi đó, nữ giới gia tăng vào việc tham gia hoạt động cùng
nam giới (Fuhrman & Matamoros, 2009).
Đặc trưng của tình bạn khác giới
• Chức năng của tình bạn khác giới:
– Ở trẻ nhỏ, việc chơi cùng bạn khác giới giúp trẻ gia tăng cơ hội
học hỏi những phong cách chơi khác nhau và giảm khoảng cách
hành vi phân định giới (Fabes, Martin & Hanish, 2009; McDougall &
Hymel, 2007).

– Giúp trẻ dễ dàng tương tác với bạn khác giới ở tuổi dậy thì.
Đặc trưng của tình bạn khác giới
• Những khó khăn trong tình bạn khác giới (O’Meara, 1989):
– Những thách thức trong mối quan hệ cảm xúc: Mối quan hệ này có
thể tiến triển sang tình yêu nam – nữ hay không?
– Thách thức về tình dục: Có sự hấp dẫn tình dục trong mối quan hệ bạn
khác giới?
– Thách thức về sự bình đẳng giữa hai giới
– Cái nhìn phán xét của người khác: Liệu họ đang yêu nhau?
– Thách thức về cơ hội: Khó khăn trong việc phát triển mối quan hệ (do
định khuôn)
1. Định nghĩa tình yêu

• TY là dạng tình cảm cấp cao rất mạnh mẽ, bền vững; chỉ có ở con
người; được đặc trưng bằng sự hấp dẫn giới tính, tình dục và nhằm
hướng đến một đối tượng nhất định để hình thành sự gắn kết về
tâm hồn, thể xác lẫn cuộc đời với nhiều cung bậc cảm xúc, biểu
hiện phức tạp khác nhau.
1. Định nghĩa tình yêu

→TY là dạng tình cảm cấp cao phức tạp, tương đối bền vững, chỉ
hướng đến một đối tượng duy nhất và vô cùng mãnh liệt của cá
nhân. Nó có tính tất yếu và cần thiết cho đời sống lẫn quá trình
phát triển của con người.
→TY được hình thành dựa trên nền tảng XH lẫn sinh học trong quá
trình con người tham gia vào đời sống XH và hình thành nhân cách.
→Đặc trưng cơ bản của TY là sự hấp dẫn giới tính, tình dục giữa hai
người yêu nhau.
2. Cơ chế sinh học trong tình yêu
1. Nhóm hormone gây nên cảm giác nhớ nhung, gắn bó: Adrenaline
gây cảm xúc mạnh mẽ nhất, khiến người đang yêu căng thẳng, thậm
chí thẫn thờ. Dopamine là một dạng hormone hạnh phúc, liên quan
mật thiết đếp trạng thái sung sướng, khao khát nhưng dopamine
tăng cao sẽ khiến người ta bị ám ảnh, “nghiện yêu”, mù quáng …
2. Nhóm hormone thúc đẩy sự gắn kết lâu dài: Serotonin giúp tạo ra
các cảm giác yên tâm, hài lòng. Oxytocin là một loại hormone “hạnh
phúc” được não bộ tiết ra với hàm lượng lớn khi cả 2 giới đang ở giai
đoạn đạt được cực khoái TD khiến những người yêu nhau cảm thấy
ấm áp, đắm say khi nghĩ đến nhau. Endorphin mang lại cảm xúc sung
sướng, đê mê khiến con người có nhớ nhung, hạnh phúc và thỏa
mãn.
2. Cơ chế sinh học trong tình yêu

• Bên cạnh đó, năm giác quan của con người bao gồm thị giác, xúc
giác, vị giác, thính giác và khứu giác là phương tiện giúp cá nhân
tiếp nhận thông tin về người yêu; góp phần vào quá trình hình
thành và phát triển TY cá nhân.
→ Như vậy, TY có cơ chế sinh học vô cùng phức tạp và diễn ra chủ
yếu trong não bộ của con người dưới tác động của 5 giác quan thu
thập thông tin. Những cơ chế sinh học này ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ đến cảm xúc, hành vi của con người trong TY.
3. Bản chất của mối quan hệ yêu đương
• Mối quan hệ yêu đương được đặc trưng bởi 3 yếu tố:
– Sự thân mật: Là mối quan hệ khăng khít, gần gũi, thân thiết giữa
hai người yêu nhau. Sự thân mật hình thành nên cảm xúc thoải
mái khi ở gần nhau.
– Tình yêu: Biểu hiện: Muốn dành nhiều thời gian bên nhau, cảm
thấy e thẹn, biểu lộ sự trìu mến, yêu thương, quan tâm, đặt
người mình yêu lên trên hết.
– Tình dục
3. Bản chất của mối quan hệ yêu đương
• Mối quan hệ yêu đương được đặc trưng bởi 3 yếu tố:
– Tình dục: Biểu hiện của sự hấp dẫn TD trong TY rất đa dạng. Đó
có thể là những rung cảm nhẹ nhàng cho đến những rung cảm
mãnh liệt.
✓ Tình dục là hiện tượng sinh lý mang tính xã hội, gắn với đạo
đức, pháp luật, ảnh hưởng mạnh đến giá trị xã hội, phẩm chất
nhân cách con người.
3. Bản chất của mối quan hệ yêu đương
✓Tình dục ở con người thường gắn bó mật thiết với tình yêu và đời
sống hôn nhân. Tình dục chỉ thực sự đem lại hạnh phúc khi sự thỏa
mãn gắn với thái độ trân trọng, quan tâm, tình yêu và trách nhiệm
với hành vi yêu đương.
✓Tình dục thường hình thành và phát triển cùng với sự phát triển
của tình yêu.
✓Đời sống TD hòa hợp, viên mãn là yếu tố tăng cường, góp phần
làm cho TY ngày càng sâu đậm, tha thiết. Trong TY chân chính, TD
không chỉ đơn thuần mang tính chất bản năng, “sinh học” mà trở
nên thăng hoa cao hơn rất nhiều. TY làm cho TD được bay cao và
ngược lại, TD làm cho TY phát triển thêm sâu sắc.
3. Bản chất của mối quan hệ yêu đương

→Mức độ của TD phải phù hợp với mức độ tương ứng của tình yêu.
→Biểu hiện của TD phải phù hợp với quan điểm, cá tính của người
yêu
→Hành vi TD phải phù hợp với đạo đức và đạo lý XH.
→Hành vi TD phải được giữ gìn, kiềm chế cho phù hợp với hoàn
cảnh xung quanh.
→TD an toàn.

You might also like